intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

98
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Làm rõ thực trạng tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả cho học sinh với môn giáo dục quốc phòng & an ninh. Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng tạo hứng thú của học sinh với bài ma túy này. Đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc giảng dạy và học tập môn học này tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy

  1. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020, tôi được ban giám hiệu Trường THPT Lưu Hoàng phân công phụ trách giảng dạy môn GDQP&AN khối 10. Trong quá trình giảng dạy cho học sinh ở Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy. Một học sinh hỏi tôi: Cô ơi! Học sinh mà cũng nghiện ma túy à cô?, nghe xong câu hỏi của học sinh, tôi thực sự rất ngỡ ngàng và băn khoăn, tại sao hiện nay dưới sự phát triển vũ bão của công nghệ 4.0 thông tin, truyền thông thì ma túy và những tác hại của nó đối với người sử dụng đã, đang được tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân từng ngày, từng giờ, vậy mà học sinh của tôi lại có một câu hỏi vô tư đến không tưởng như vậy. Đem những băn khoăn đó về nhà, tôi bật máy tính và vào trang tìm kiếm Google -> tôi đánh chữ “Ma túy”, thì ôi…hàng vạn hình ảnh, hàng trăm Video nói về ma túy hiện ra trước mắt, nhiều như thế mà học sinh của tôi có thể nghô nghê hỏi câu hỏi như thế, có lẽ do các em không hiểu, các em không có được trang bị Internet, các em ngại tìm hiểu hay có thể các em cũng đang bị bệnh “vô cảm” không quan tâm tới mọi thứ như giới trẻ ngày nay...Bao câu hỏi vây quanh! Tôi nghĩ, đây là một vấn đề nóng, đáng cảnh báo và đáng để bản thân tôi cần làm gì đó, cần tuyên truyền ra sao để cho học sinh tôi hiểu, biết về tác hại của ma túy. Chính vì suy nghĩ và trăn trở của mình nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy" làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục đích vừa giảng dạy, vừa tuyên truyền tác hại của ma túy tới học sinh, để các em có trách nhiệm phòng tránh cho bản thân, đồng thời muốn được trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một phương pháp dạy học đã được tôi áp dụng bước đầu rất hiệu quả và qua đây cũng hi vọng phương pháp dạy học này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Lưu Hoàng nói riêng và trong toàn ngành Giáo dục của Thành phố Hà Nội nói chung. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: - Làm rõ thực trạng tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả cho học sinh với môn giáo dục quốc phòng & an ninh. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng tạo hứng thú của học sinh với bài ma túy này. - Đề xuất, kiến nghị góp phần làm cho việc giảng dạy và học tập môn học này 1|15
  2. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội tốt hơn. - Một số kinh nghiệm tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập Bài 7: Tác hại của ma túy và phòng chống " Môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục học sinh.Từ đó các em thấy được sự cần thiết của môn GDQP & AN trong Trường THPT cũng như trong đời sống. Sau quá trình học hỏi, tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ thầy cô, bạn bè, học sinh và với những hiểu biết của riêng mình tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết, rõ ràng, để trên cơ sở đó thăm dò " Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học Bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy”. Nhằm tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kết luận và biện pháp đề xuất để nâng cao hứng thú học tập cho các em khi học môn Giáo dục Quốc phòng lớp 10. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài này được thực hiện trong một số giờ dạy của các lớp trong chương trình Giáo dục Quốc phòng ở khối lớp 10 2. Đối tượng nghiên cứu: - Trong đề tài này tôi nghiên cứu một số kinh nghiệm để giúp học sinh lớp 10 tạo hứng thú nâng cao hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập Bài 7: tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh - Nghiên cứu chủ yếu là học sinh lớp 10a1, 10a2,10a7,10a8 trong quá trình học tập môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 trường THPT. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. - Nghiên cứu đọc tài liệu, sách, báo, Google, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, rút ra những vấn đề có tính chất định hướng làm cơ sở giải quyết vấn đề, nhiệm vụ, nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra - Tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh trong lĩnh vực lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết. Phương pháp quan sát sư phạm. 3. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn như GDCD và các gv bộ môn khác và học sinh trong trường). 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá). V. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1, Thời gian nghiên cứu: 2|15
  3. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội - Để nghiên cứu đề tài này tôi bắt đầu nghiên cứu trong năm học 2019 - 2020 từ 14 /8 / 2019 đến hết tháng 4/ 2020) với đối tượng là học sinh của khối lớp10. 2, Địa điểm nghiên cứu: Tại lớp 10a1, 10a2, 10a7, 10a8 Trường THPT. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Ma túy nếu tách ra từng từ “ma” và “túy” thì có nghĩa là “tê liệt” và “say xưa”. Nói một cách khác bất kỳ chất nào khi dùng nó, người sử dụng có trạng thái hưng phấn và bị lệ thuộc vào chúng hay còn gọi là “nghiện”, cuối cùng bị tê liệt ý chí, hủy hoại cơ thể, đó là ma túy. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân của các mối bất hòa trong gia đình, là nguyên nhân dẫn đến phạm tội và gây mất trật tự an toàn xã hội…chỉ cần có một con nghiện trong gia đình thì gia đình đó xem như phải gánh chịu một thảm họa. Không những thế, người nghiện rất dễ phạm tội ác, có thể làm bất cứ điều gì gây thiệt hại đến An ninh trật tự xã hội miễn sao có tiền để tiêm chích, hút hít thỏa mãn cơn nghiện. Nhưng điều đáng sợ nhất là vấn đề ma túy xuất hiện trong trường học. Số học sinh, sinh viên nghiện ma túy ngày càng tăng. Các con nghiện xâm nhập sân trường, dụ dỗ, mồi chài, lôi kéo, cho thử ... Học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi dễ bị lôi cuốn. Các em không thể biết rằng, sa vào ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình, khi mà cuộc sống, sức khỏe của các em bị hủy hoại tức là tương lai của đất nước bị tàn phá. Vậy, Ma túy là một vấn đề gây bao lo lắng cho bao gia đình bức xúc cho các nhà giáo dục nói riêng và cả nước ta nói chung. II – CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giáo dục quốc phòng & an ninh cho học sinh các trường ngày càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học sinh. Nghề dạy học là nghề cao quý, vinh quang nhưng cũng không kém phần gian lan, vất vả. Thực nghiệm sư phạm là những bước đi đầu tiên trong quá trình vận dụng những tri thức mình học vào thực tiễn để giảng dạy. Sau quá trình học hỏi, tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ thầy cô, bạn bè, học sinh và với những hiểu biết của riêng mình tôi đã vạch ra một số câu hỏi trắc nghiệm chi tiết, rõ ràng, để trên cơ sở đó thăm dò"Một số biện pháp tạo hứng thú nâng cao hiệu quả học bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng,chống ma túy”.Của sinh lớp 10 trường THPT nhằm tìm hiểu nguyên nhân, rút ra kết luận và biện pháp đề xuất để tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập cho các em khi học môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 “ Vì lợi 3|15
  4. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội ích mười năm trồng cây, Sự nghiệp “Trăm năm trồng người” là một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào, ở thời đại nào cũng đều quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu “Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả trong học tập của các em học sinh” luôn được nhiều nhà giáo dục quan tâm và đây không còn là một đề tài mới mẻ nữa. Tuy nhiên, vấn đề “Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả trong học tập môn Giáo dục quốc phòng của học sinh lớp 10 trường THPT” chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1.Thuận lợi. * Về phía giáo viên: Bản thân tôi luôn yêu thích, say mê, tâm huyết với nghề.Trong mỗi bài giảng về ma túy nói riêng và môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh nói chung, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để có được những phương pháp dạy - học đem lại hiệu quả cao cho học sinh. * Về phía học sinh: Học sinh đều đã được trang bị một phần nhất định những, hiểu biết chung về tác hại của ma túy và việc phòng, chống ma túy thông qua sự lồng ghép vào một số môn học, như GDCD các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, các phương tiện truyền thông và thực tế đời sống. 2. Khó khăn. - Hầu hết học sinh đều tập trung vào học các môn khối, thi tuyển đại học xem nhẹ Môn giáo dục Quốc phòng & An ninh và thường mang tư tưởng học, đối phó, học để biết, chưa chịu khó tìm tòi nghiên cứu sâu rộng. Một số học sinh còn thờ ơ trước tác hại của ma túy và việc phòng, chống ma túy từ chính thực tế cuộc sống xung quanh các em. Mặt khác, còn số ít học sinh chưa có điều kiện để tìm hiểu biết nhiều về tác hại của ma túy và phòng chống ma túy. 3. Thực trạng hứng thú hiểu biết ma túy. Thực trạng ma túy của Việt Nam hàng năm có khoảng 16000 người nghiện ma túy và tử vong do sốc ma túy chết .Mỗi năm thành phố Hà Nội khám phá gần 3.200 vụ án ma túy.Tại hội nghị sơ kết, ban thường vụ thành Ưy Hà Nội cho biết,trong mục tiêu đẩy lùi teej nạn ma túy trên địa bàn thủ đô,thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu đấu 2030 giảm ít nhất 20% - 30% số người nghiện ma túy trong danh sách quản lí so với năm 2019. Đạt 20% - 30% số sa, phường, thị trấn và 90% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của Hà Nội và 95% - 98% số Trường phổ thông không có tệ nạn ma túy. Vậy thì sự hiểu biết về ma túy đối với học sinh THPT nói riêng và học sinh Trường THPT Lưu Hoàng và lớp10a8 qua khảo sát kết quả cụ thể ở lớp 10a8 như sau: Của thực trạng trên. Năm học 2018 - 2019, tôi được nhà Trường phân công dạy 4 lớp 10 là10a7, 10a8, 10a1, 10a2. Sau khi 4|15
  5. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội dạy xong Tiết1: Bài 7: “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”, tôi tiến hành kiểm tra 15 phút. Nhìn chung việc tiếp thu bài dạy và vận dụng bài học vào thực tế chưa cao. Số lượng bài đạt mức điểm trung bình, trung bình khá chiếm đa số, điểm giỏi chỉ có 1 học sinh. Khảo sát kết quả cụ thể ở lớp10a8 như sau: Điểm 0-1-2-3 4-5,5 5,0-5,5 6-6,5 7-7,5 8-8,5 9-10 Số HS 0 0.0% 0.3% 08 0.19% 25 0.60% 07 0.17% 01 0.02% 0 0.0% Từ thực trạng trên để dạy học đạt hiệu quả cao tôi đã mạnh dạn tìm tòi nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả học ” bài 7 tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy” trong học đường, từ đó tạo ra sự say mê tìm tòi nghiên cứu và tìm hiểu sự nguy hiểm của ma túy đối với bản thân. 4. Tình trạng hiểu biết về ma túy của học sinh THPT: - Hơn 90% học sinh của Trường THPT Lưu Hoàng, xuất phát từ nông thôn, lại sa trung tâm nên việc trang bị về công nghệ thông tin, truyền thông của khu vực này con hạn chế rất nhiều - Sự hiểu biết về ma túy của học sinh trong Trường còn hạn hẹp, chỉ có trong sách vở, hầu hết các em chưa biết về máy tính, về Internet… - Các chương trình ngoài giờ lên lớp tuy được tổ chức nhưng chưa nhiều và hầu như chưa có nội dung tuyên truyền rộng rãi về ma túy, tác hại của nó cho tất cả học sinh được biết. Với tình trạng trên, trong 2 năm học 2018 -2019 và 2019 -2020 tôi cho học sinh trả lời nhanh phiếu trắc nghiệm câu hỏi sau: Câu hỏi: + Theo các em, ma túy có tác hại như thế nào đối với học sinh? Trả lời: - Không nguy hiểm - Nguy hiểm - Cực kì nguy hiểm Qua thống kê phiếu trả lời trắc nghiệm nhanh của học sinh mà tôi thu được kết quả như sau: 5|15
  6. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội Nội dung Cực kì nguy Nguy hiểm Không nguy Năm học Lớp SS hiểm hiểm 10a1/48 4 26 14 2018-2019 10a7/40 6 24 15 10a2 /47 6 31 11 2019-2020 10a8 /41 8 16 18 Bảng 1: Kết quả quá trình tình hình hiểu biết về ma túy của học sinh. Thông, qua kết quả của bảng 1 ta thấy số lượng học sinh hiểu biết về sư nguy hiểm của ma túy trong 4 lớp này đang còn hạn chế có 24/128 học sinh. Còn số học sinh chưa thấy sự nguy hiểm của ma túy còn khá đông chiếm 59/128 học sinh chiếm tỉ lệ 46, 09%. IV.MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC BÀI 7. 1. Giải pháp 1: Lên kế hoạch cho bài dạy. Để lên được kế hoạch cho bài dạy, tôi căn cứ vào chuẩn kĩ năng, kiến thức nội dung chính của bài học để lựa chon các video, hình ảnh phù hợp nhằm tạo cho học sinh ấn tượng sâu sắc về tiết học, giúp tạo nên hứng thú trong học tập cho học sinh. Khi lựa chọn các video, các hình ảnh tôi chọn các video và hình ảnh “hot”, thời sự nhất có thể học sinh mới được nghe trên tivi, tạo cho học sinh sự hứng thú khi xem lại và phân tích về đoạn phim, hỉnh ảnh đó sẽ làm cho tiết học của tôi sôi động, kiến thức nắm được của họ sinh sẽ cô đọng, nhớ lâu… Ví dụ: - Tôi sử dụng Video“Ma túy là hiểm họa của nhân loại” được phát trong chương trình thời sự của kênh VTC14 – Đài truyền hình kĩ thuật số Việt Nam để giới thiệu cho học sinh cơ bản về tác hại của ma túy. - Tôi sử dụng câu chuyện về những người nghiện có thật ở ngay tại địa phương và xung quanh tôi gặp và các em gặp, gơi ý để học sinh hiểu về gia đình, làng, xóm, những mối quan hệ của người đó với gia đình, xã hội….để học sinh hiểu đánh giá nội dung của tiết học. 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà phương pháp tự học là phương pháp cốt lõi trong các phương pháp học. Khi học sinh biết tự học đồng nghĩa với việc các em đang rèn cho mình ý chí, nghị lực và có niềm đam mê chiếm lĩnh lớn tri thức mênh mông của nhân loại, đưa các em đến với thành công. Trong quan niệm của nhiều học sinh, môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh không cần phải chuẩn bị bài trước khi lên lớp. 6|15
  7. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội Nguyên nhân chính xuất phát phía giáo viên không giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu từng tiết học từ đầu năm học.Việc chuẩn bị bài của học sinh trước khi lên lớp đối với. Môn giáo dục quốc phòng & an ninh cũng rất quan trọng, thiết thực. Nó giúp các em nắm được phần nào kiến thức của bài học mới, chủ động, tích cực, sáng tạo hơn khi học trên lớp và có sự gắn kết giữa môn học với thực tế đời sống. Vì vậy trước mỗi tiết học về môn Giáo dục Quốc phòng & An ninh, giáo viên cần có những hướng dẫn sinh động như đọc bài ở nhà trước và giáo viên cần hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà. Cách soạn có thể theo câu hỏi trong sách giáo khoa kết hợp với mục đích dạy học của người thầy, người cô chất lượng giờ dạy cao hơn rất nhiều 3. Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy. Giáo viên cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề bằng hệ thống câu hỏi từ thấp đến cao như câu hỏi tái hiện, câu hỏi vận dụng, câu hỏi nhận xét và đánh giá kết hợp với hình ảnh ,video… để lôi cuốn học sinh vào bài dạy tạo hứng thú, phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho các em, giáo viên gợi cho học sinh vận dụng những kiến thức đã được biết đến từ đến từ cấp Trung học cơ sở cùng sự liên hệ từ đời sống thực tế để học sinh thấy được tính thực tiễn quan trọng của tiết học đối với mỗi người. Giáo viên tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tăng cường cường kết hợp hình thức học tập cá thể với học tập hợp tác theo tổ (Tổ, nhóm). Hoạt động độc lập giúp học sinh được bộc lộ, khẳng định ý kiến, qua đó người học nâng cao lên một trình độ mới mới. Hoạt động hợp tác( Mỗi tổ 6 đến 8 người) làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vướng mắc, vấn đề gây cấn, cấp thiết. Như vậy, thông qua hoạt động kiểu này sẽ giúp học sinh làm quen dần với sự phân công hợp tác trong hoạt động xã hội 4. Giải pháp 4: Đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy –học. Thiết bị dạy học đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy - học, hướng học sinh vào hoạt động tích cực, chủ động. Trong từng tiết dạy, việc kết hợp linh hoạt giữa phương tiện dạy–học truyền thống (Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh,…) và các phương tiện nghe nhìn như băng hình, các CD, máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng, máy vi tính, các thiết bị hiện đại sẽtạođộng lực khuyến khích tư duy sáng tạo của học sinh học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành. Đặc biệt có được các thiết bị dạy - học hiện đại thích hợp, giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong quá trình dạy làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn. 5. Giải pháp 5: Tạo hứng thú nâng cao hiệu quả học bài 7: Tác hại 7|15
  8. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội của ma túy và trách nhiệm của học sinh phòng, chống ma túy. 5. 1 Sử dụng video, hình ảnh minh họa cho bài dạy. Để tạo được hứng thú, kết quả học tập tốt cho học sinh, ngoài việc tìm tòi các đoạn phim, hình ảnh, lên kế hoạch bài dạy…thì tôi cần phải sử dụng video và hình ảnh hợp lí để có hiệu quả tối ưu nhất, và ti đã thực hiện như sau: - Các video, hình ảnh mới nhất, phù hợp với đối tượng tôi đang hướng tới đó là học sinh. Ví dụ: Tìm những nội dung liên quan đến ma túy, hút, hít sử dụng…cho học sinh xem, suy ngẫm - Hình ảnh trong video phải sống động, đáp ứng yêu cầu nội dung chính của bài học. - Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng để khai thác video và hình ảnh. Ví dụ: Cho học sinh quán sát, kết hợp với khả năng thuyết trình của giáo viên, khả năng thảo luận nhóm đưa ra nội dung chính của bài học. 5.2. Tạo hứng thú thông qua lồng ghép các câu chuyện “có thật” của các “con nghiện”: Tôi thực hiện chủ yếu ở phần mở đầu, giới thiệu nội dung của tiết học và áp dụng và liên hệ trong một số nội dung chính của bài học. Ví dụ: - Phần mở đầu (giới thiệu tiết học) tôi hỏi học sinh: Ở địa phương em có người nghiện ma túy hay không? Em cảm thấy họ là, những người như thế nào? Tôi cho học sinh thảo luận, gọi trả lời và đưa ra ý kiến (Và tổng hợp các ý kiến của học sinh trong lớp) về tác hại của ma túy kết luận ngắn gọn vấn đề chính của tiết học. - Phần nội dung chính của bài: Căn cứ vào nội dung cụ thể các tác hại của ma túy tôi sẻ lồng ghép cho học sinh các câu chuyện tôi biết, hàng xóm của học sinh, người thân của học sinh…như nội dung: Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình. Tôi hỏi học sinh: Kinh tế, tình cảm, hạnh phúc gia đình có bị ảnh hưởng bởi ma túy hay không? học sinh liên hệ…. 5. 3 Tạo hứng thú thông qua các video và hình ảnh về ma túy. Sau khi đã chọn được các Video và hình ảnh phù hợp với nội dung bài học, kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, tôi lồng ghép các video, hình ảnh đã chọn vào nội dung chính của tiết học như sau: Ví dụ: Tôi cho học sinh xem Video - “Ma túy là hiểm họa của nhân loại” 8|15
  9. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội được phát trong chương trình thời sự của kênh VTC14 – Đài truyền hình kĩ thuật số Việt Nam Với video này tôi giúp cho các em nắm cơ bản, tổng quan về các tác hại của ma túy tới: - Sức khỏe người sử dụng. - Tinh thần người sử dụng. - Kinh tế, tình cảm, hạnh phúc của gia đình. - Kinh tế của đất nước. - Trật tự, an toàn xã hội. (Hình ảnh 1: tác hại chung của ma túy đối với cơ thể) Tiếp theo với các nội dung cụ thể, tôi thực hiện như sau: Nội dung 1: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân người sử dụng: Thứ nhất: Gây tổn hại về sức khỏe: Tôi sử dụng các SLIDE hình ảnh cho học sinh quan sát và kết hợp với SGK để đưa ra nội dung của bài học như: Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh trên SLIDE, gọi học sinh nhận xét và đưa ra tác hại của ma túy tới sức khỏe người sử dụng như: tác hại tới hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, da, cơ, thân hình gầy gộc, ghẻ lở….. (Hình ảnh 2: Ma túy phá hoại cơ thể) Thứ hai: Gây tổn hại về tinh thần. Ở phần này tôi cho học sinh xem video Hiểm họa từ ma túy đá - Phóng sự hình 1 - Nguồn; VTV2 . Ở Video này, nói lên tác hại của Metamphetamine (ma túy đá) gây nên hội chứng loạn thần kinh sớm gây nên hiện tượng ảo giác, hoang tưởng, kích động…. Ví dụ: Chàng thanh niên tôi cho các em đang nhìn thấy trên hình ảnh video, đang tưởng mình là “con chim” giẫm đạp để cảm thấy mình đang bay. (Hình ảnh 3: Ma túy gây tổn hại về tinh thần) Thứ ba: Gây tổn hại về kinh tế, tình cảm và hạnh phúc gia đình. Tôi cho học sinh đọc nội dung bài báo pháp luật nói về Anh vợ giết em rể là nghệ sĩ ưu tú Vũ Mạnh Dũng” đối tượng diết người là. Dương Quang Bình (43 tuổi) nghiện ma túy nhiều năm, thời điểm gây án Bình có biểu hiện “Ngáo đá” đốt xe máy, dùng dao uy hiếp gia đình em gái đâm chết em rể trong cơn “Ngaó đá”, Dương Quang Bình (43 tuổi) đã đốt chiếc xe máy của mình trước cửa nhà tại ngõ 609, đường Bạch Đằng,phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sau đó, Bình leo lên mái tôn trèo sang nhà em gái bên cạnh dùng dao uy hiếp 6 người trong gia đình này, trong đó có 3 cháu nhỏ, rồi đâm chết anh Vũ 9|15
  10. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội Mạnh Dũng (42 tuổi) là nghệ sĩ ưu tú, phó đoàn trưởng ca kịch Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. (Hình ảnh 4; Ma túy làm biến đổi tính cách con người) Nội dung 2: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế. Ở nội dung này, tôi cho học sinh xem slide hình ảnh, yêu cầu học sinh quan sát và đưa ra ý kiến của các em về những hành động trong các hình ảnh của slide đó: Ví dụ: Tôi hỏi – Theo em chi phí cho các hoạt động này có tốn kém không? tại sao? (Hình ảnh 5: Tác hại của ma túy đến nền kinh tế) Nội dung 3: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời để học sinh hiểu sâu sắc hơn về tác hại của ma túy, giáo viên cho học sinh xem 2 đoạn video nói về ma túy đá, ma túy tổng hợp cũng như tác hại của chúng. Ở nội dung này tôi sẽ sử dụng toàn bộ các video và hình ảnh của 2 mục trên, kết hợp với phương pháp thuyết trình, phân tích tôi đưa ra kết luận về nội dung. 5.4. Tạo hứng thú thông qua việc củng cố kiến thức bằng tes nhanh. Nội dung này, tôi thiết kế trả lời câu hỏi trắc nghiệm để lấy điểm miệng và 15 phút, nhằm mục đích củng cố kiến thức và vừa để cho các em được biết thêm về một trong những hệ lụy của tệ nạn ma túy đó là HIV/AIDS Câu 1: Heroin, Morphine là chất ma túy loại nào? A.Loại bán tổng hợp B.Loại tổng hợp C. Loại an thần D.Loại gây kích thích Câu 2: Một trong những hậu quả của người nghiện thuốc phiện là gì? A. Người gầy yếu, tiểu tụy, đi đứng không vững. B. Người ốm yếu, nằm tại chỗ, phải cấp cứu liên tục. C. Người phát triển bình thường nhưng không đi, đứng được D. Người gầy nhưng đi đứng, ăn ngủ bình thường. VI. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Trong quá trình tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trên, tôi đã đồng thời áp dụng hai phương pháp dạy học cho 4 lớp có trình độ và kết quả học tập tương đương nhau, có số lượng học sinh bằng nhau đó là: - Nhóm đối chứng (Nhóm I): Tôi soạn giáo án bình thường, có sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, phân tích… Nhóm này gồm có 2 lớp là: 10 | 1 5
  11. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội + Lớp 10a1 có 48 học sinh. + Lớp 10a7 có 40 học sinh. - Nhóm thực nghiệm (Nhóm II): Sử dụng VIDEO và SLIDE hình ảnh đó được chọn lựa phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh… Nhóm này gồm có 2 lớp là: + Lớp 10a2 có 47 học sinh. + Lớp 10a8 có 41 học sinh. Qua bài dạy 4 lớp với 2 phương pháp dạy học khác nhau kết thúc tiết học tôi thực hiện kiểm tra khảo sát nhận thức của học sinh qua cùng 1 câu hỏi tự luận là: Nêu hiểu biết của em về tác hại của ma túy? Thời gian học sinh làm bài là 10 phút và thu được kết quả như sau: 1. Đối với đối chứng (nhóm I): Là nhóm tôi áp dụng các phương pháp dạy học gồm có cả thuyết minh, phân tích, hỏi đáp… sau khi thống kê và Thu được kết quả cụ thể ở bảng 2 sau: Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 2-1 Điểm  5 Lớp(SS) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10a1 (48) 0 0 10 20,8 17 35 13 27 4 08.3 6 8.3 10a7(40) 0 0 8 15 9 2,25 13 3,25 7 17.5 5 1,25 Bảng 2: Kết quả khảo sát của nhóm I Như vậy nhìn vào bảng 2 tôi thấy: - Học sinh có điểm từ 9-10 là không có. - Học sinh có điểm từ 7-8 là 18 học sinh trên 88 học sinh đạt 20, 45% - Học sinh có điểm từ 5-6 là 26 học sinh trên 88 học sinh đạt 30% - Học sinh có điểm từ 1-4 là 39 học sinh trên 88 học sinh đạt 44.1% - Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 11 sinh đạt 125% 2. Đối với nhóm thực nghiệm (nhóm II): Là nhóm áp dụng phương pháp sử dụng VIDEO và SLIDE hình ảnh bằng một số kinh nghiệm tôi đã trình bày ở mục 2 phần: Các giải pháp thực hiện - và Thu được kết quả cụ thể ở bảng 2 sau: Điểm Điểm 9- Điểm 7- Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 2- Điểm  5 10 8 1 Lớp(SS) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10a2 (47) 4 8.5 17 36.2 20 42.6 5 10.6 1 2.1 41 87.3 10a8 (41) 3 7.3 16 39.1 15 36.6 5 12.5 2 2.5 34 85 11 | 1 5
  12. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội Bảng 3: Kết quả khảo sát của nhóm II Như vậy nhìn vào bảng 2 tôi thấy: - Học sinh có điểm từ 9 -10 là 7 học sinh trên 88 học sinh đạt 8.0%. - Học sinh có điểm từ 7 - 8 là 33 học sinh trên 88 học sinh đạt 37.5%. - Học sinh có điểm từ 5 - 6 là 35 học sinh trên 88 học sinh đạt 39.7%. - Học sinh có điểm từ 1- 4 là 13 học sinh trên 88 học sinh đạt 14.8%. - Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 75 học sinh đạt 85.2 %. Cũng qua nhóm thực nghiệm (Nhúm II) tôi hỏi học sinh: Câu hỏi: Theo em, ma túy có tác hại như thế nào đối với học sinh? Trả lời: - Không nguy hiểm - Nguy hiểm - Cực kỳ nguy hiểm Qua thống kê phiếu trả lời của học sinh tôi thu được kết quả như sau: Nôi dung Cực kỳ nguy Nguy hiểm Không nguy Năm học Lớp/ Sĩ số hiểm hiểm 10a2 /47 37 10 0 2019-2020 10a8 /41 31 10 0 Bảng 4: Kết quả thống kê hứng thú học tập của học sinh. Quan sát vào bảng 1 và bảng 4 ta thấy: - Sử dụng các VIDEO và hình ảnh, đó tạo hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh hiểu về tác hại của ma túy. Cụ thể: - Không còn có tình trạng học sinh không biết về ma túy. - Ở bảng 4 thì có 100% học sinh biết về ma túy sau khi học tiết 32 bằng Sử dụng các VIDEO và hình ảnh. 3. Kết quả thu được ở Nhóm I và II Tổng hợp kết quả khảo sát của cả hai nhóm I (đối chúng) và nhúm II (Thực nghiệm) tôi thu được: Điểm Điểm 9- Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1- Điểm  5 10 2 Nhóm(SS) SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nhóm I-(88) 0 0 18 25 26 29.5 26 29,5 11 13.6 4 0,45 NhómI-(88) 7 8 33 37.5 35 39.7 10 11.4 3 3.4 75 85.2 Bảng 5: Kết quả khảo sát của nhóm I và nhóm II Nhìn vào bảng 5 ta thấy: 12 | 1 5
  13. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội - Nhóm II đã có học sinh có điểm 9 -10 đạt 8.0%. - Số lượng học sinh đạt điểm 7- 8 của nhóm II là 33 cao hơn nhóm I là 18. - Số lượng học sinh đạt điểm 1 - 4 của nhóm II là 13 giảm hơn so với nhóm I là 35. - Số lượng học sinh đạt điểm  5 của nhóm II là 75 cao hơn nhóm I là 52. Như vậy theo kết quả này chúng ta có thể khẳng định sử dụng Sử dụng các VIDEO và hình ảnh, ban đầu đã đem lại cho học sinh kết quả học tập tốt hơn. VII. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Được sự giúp đỡ nhiệt tình, hăng hái nhưng không kém phần nghiêm túc khách quan của tập thể học sinh lớp 10Aa1,10 a2,10 a7,10 a8 trường THPT kết quả thực nghiệm sư phạm thu được như sau: Sau khi thực hiện các biện pháp và phương dụng video, và SLIDE hình ảnh bằng một số kinh nghiệm đã trình bày ë các thu được như sau: Bảng so sánh đối chứng đầu và cuối năm học 2019-2020 Bảng điều tra số liệu đầu năm N¨m häc Nội dung Cực kì nguy Nguy hiểm Không nguy Lớp SS hiểm hiểm 10a1/48 4 26 14 2018-2019 10a7/41 6 20 15 10a2 /47 6 31 11 2019-2020 10a8 /41 8 16 18 Bảng cuối năm học 2019-2020: Nội dung Cực kì nguy Nguy hiểm Không nguy N¨m häc Lớp/ Sĩ số hiểm hiểm 10a2 /47 37 10 0 2019-2020 10a8 /41 31 10 0 C. KẾT LUẬN CHUNG - ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN CHUNG: Như vậy: “Ma túy là xấu, nếu không xấu thì nó không bao giờ bị cấm” và tác hại của ma túy và các chất gây nghiện là khôn lường. Nếu xa vào con đường nghiện ngập, chắc chắn sẽ là thảm họa cho cá nhân, gia đình và cho cả xã hội. Xin các bạn trẻ đường lạm dụng chất gây nghiện dù bất cứ lý do gì, hình 13 | 1 5
  14. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội thức nào. Đối với các bật phụ huynh, xin hãy dành thời gian quan tâm, gần gũi, chăm sóc con cái, đặc biệt ở tuổi mới lớn. Tất cả chúng ta cần có biện pháp tích cực giáo dục phòng ngừa cho trẻ không sa vào con đường nghiện ngập ma túy và các chất gây nghiện. So với phương pháp dạy học cho Nhóm I, thì Phương pháp Sö dông các VIDEO và hình ảnh, trong các tiết học bài 7: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuy thì kết quả nhận thức của học sinh đã có những chuyển biến rõ rệt, với số học sinh có điểm  5 cao h¬n. Cụ thể chúng ta thấy ở bảng như sau: Nhóm I có 48 đạt 54.5% Nhóm II có 75 đạt 85.2% Như vậy Sử dụng các VIDEO và hình ảnh có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sư phối hợp hiểu biết và hỗ trợ cho nhau trong quá trình học tập, đây là hình thức học mới mẻ tạo không khí học tập tích cực cho học sinh và phương pháp này đã, đang và sẽ đáp ứng được với yêu cầu đổi mới công tác dạy và học hiện nay. II. ĐỀ XUẤT. - Giáo viên cần nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. - Cần đổi mới phương pháp dạy học như lồng ghép với các môn khác như: Lịch sử, GDCD, Địa lý, Sinh, tránh sự nhàm trán khô cứng của bộ môn. - Giáo viên phải tạo ra một không gian vui nhộn trong các tiết học mới thu hút được các em tham gia các em có hứng thú tự giác tham gia và nâng cao học tập hơn nữa. III. KHUYẾN NGHỊ: 1. Đối với BGH trường THPT Lưu Hoàng * Đối với giáo viên: Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kiến thức, phương pháp dạy học để giảng dạy cho học sinh. * Đối với BGH: Tạo điều kiện tối ưu nhất trong công tác giảng dạy của giáo viên. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả, chất lượng. Đầu tư trang thiết bị dạy học như máy chiếu đa năng, tivi, băng đĩa… 2. Đối với Sở GD & ĐT Hà Nội: Tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất cho Trường học. 14 | 1 5
  15. Gv:Trần Thị Thanh Nga -TrươngTHPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa - Hà Nội Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ học, đa dạng hóa các hình thức học tập.- Mở các chuyên đề vềmôn Giáo dục Quốc phòng & An ninh để giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn. Nên phổ biến SKKN rộng rãi cho tất cả các đồng nghiệp biết để có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới cho tất cả học sinh nói chung và cả nước nói riêng. Trên đây là nhưng nội dung cơ bản trong SKKN của tôi, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, để tôi và các bạn có thể áp dụng, nhân rộng phương pháp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Lưu hoàng, ngày ... tháng..... năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 15 | 1 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2