A.MỞ ĐẦU:<br />
<br />
1/ Lí do chọn đề tài:<br />
*Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng <br />
ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao <br />
động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm <br />
thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này <br />
đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước. <br />
Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định <br />
mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân <br />
cách con người thể hiện qua hai mặt là : “Tài và Đức”.<br />
Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì: Cái đức là gốc, cái <br />
tài là sự biểu hiện của cái đức. Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là <br />
một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan <br />
tâm. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong <br />
cả trường học. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học <br />
sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức. Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn <br />
đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những <br />
thành viên khác trong lớp học.<br />
Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp <br />
học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các <br />
em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp <br />
thời tiến bộ qua từng ngày.<br />
Mặt khác trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào <br />
Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học Cẩm Long luôn đạt được <br />
những thành tích rất xuất sắc. Bên cạnh việc đạt được thứ hạng cao trong các <br />
hội thi do Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Đội huyện và Hội đồng Đội xã tổ <br />
chức thì việc thực hiện nội qui, nề nếp của học sinh từng bước được thay đổi <br />
theo chiều hướng tích cực hơn. Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp <br />
hành tốt hơn các nội qui, qui định của nhà trường cũng như Liên đội.<br />
<br />
<br />
<br />
Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào <br />
do Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh, nhà trường và Liên <br />
đội luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ <br />
<br />
1<br />
những việc làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông <br />
bà, cha mẹ, với thầy cô và người lớn…<br />
Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ chức tổ chức các hoạt động theo chủ <br />
điểm như: Nhớ ơn thầy cô giáo, yêu quí mẹ và cô, giữ gìn văn hoá dân tộc…, <br />
Nhà trường và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá tuyên dương<br />
phê bình. Từng ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng lời ông bà, cha mẹ, <br />
thầy cô<br />
Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu sự quan tâm <br />
của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến <br />
việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹ…<br />
v..v. Nhằm khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu việc giáo dục <br />
đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.<br />
2/Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đội viên khối 4 và khối 5 <br />
Hướng dẫn học sinh có thói quen đi thưa về trình, biết lễ phép với người <br />
lớn, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không nói tục, chửi thề… <br />
3/Phạm vi nghiên cứu:<br />
Vì đây là đề tài khá nhạy cảm, gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, <br />
sử dụng các phương pháp nghiên cứu và được thực hiện lần đầu tiên tại đơn <br />
vị. Nên việc nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh <br />
chưa ngoan” chỉ giới hạn trong phạm vi lớp 5B.<br />
4/Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp khảo sátquan sát.<br />
Phương pháp kiểm trađánh giá.<br />
Phương pháp trò chuyện.<br />
Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.<br />
*Trên đây là một số phương pháp tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong đề tài <br />
này. Vì mỗi phương pháp điều có cái hay trong quá trình áp dụng thực hiện. <br />
Nếu chúng ta áp dụng đúng phương pháp trong từng thời điểm thích hợp thì <br />
hiệu quả đạt được rất tốt trong việc thực hiện đề tài: “Tìm hiểu việc giáo dục <br />
đạo đức cho học sinh chưa ngoan”<br />
<br />
B.NỘI DUNG:<br />
<br />
1/Cơ sở lí luận:<br />
*Một số khái niệm có liên quan đến đề tài:<br />
a/Giáo dục là gì:<br />
<br />
<br />
2<br />
Theo nghĩa rộng, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển <br />
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà <br />
trường, gia đình , xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo.<br />
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển <br />
nhân cách người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm <br />
nhà trường, liên quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo <br />
dục lao động.<br />
b/Đạo đức là gì:<br />
Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui <br />
tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các <br />
hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của <br />
cộng đồng và sự tiến bộ xã hội trong mới quan hệ giữa con người với con <br />
người, giữa cá nhân với xã hội.<br />
c/Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:<br />
Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình <br />
thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ <br />
thường ngày trẻ chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ Chậm tiến”…<br />
*Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan: <br />
Tính mâu thuẩn trong hành vi do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân <br />
cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng tình cảm hầu như không phát triển, <br />
hoặc ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế nhưng kinh nghi ệm x ấu trong <br />
cuộc sống hàng ngày lại phong phú.<br />
Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.<br />
Lập trường sống ít kỹ.<br />
Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế <br />
khác.<br />
Luôn chống đối các tác động giáo dục.<br />
2/Cơ sở thực tiễn:<br />
Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các <br />
em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất. Bước vào <br />
trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy <br />
đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện <br />
của mình.<br />
Trong môi trường, mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa <br />
dạng, nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng. <br />
Song, bên cạnh đó các em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành <br />
người học sinh toàn diện, mà bên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại <br />
những cái xấu, cái chưa hoàn hảo. Hay nói cách khác học sinh khá giỏi về học <br />
lực, tốt về đạo đức rất nhiều nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức <br />
3<br />
chưa tốt vẫn còn. Hầu như các em có đạo đức không tốt là những học sinh có <br />
hành vi đạo đức xuất phát từ những động cơ xấu, không theo một chuẩn mực <br />
đạo đức nào.<br />
Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt chưa ngoan có tầm hiểu biết <br />
hạn chế nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong <br />
phú, có thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường <br />
sống ít kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục. Các em thường lập thành <br />
một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi <br />
hoạt động của lớp, của trường. Nhìn chung những học sinh này thường có <br />
những hành vi không tốt với mọi người như: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, <br />
hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của <br />
lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè…và còn rất nhiều những thói hư tật xấu <br />
khác.<br />
Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do <br />
nhận thức bị sai lệch. Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém <br />
phần quan trọng, nên xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa <br />
ngoan là công việc quan trọng. Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi <br />
người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho <br />
các em trở thành một học sinh ngoan, có tư cách, có đạo đức tốt.<br />
Vì vậy điểm tựa vững chắt nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong <br />
đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm.<br />
3/Nội dung vấn đề:<br />
a/Vấn đề đặt ra: Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan và <br />
tác hại.<br />
*Nguyên nhân:<br />
Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan tâm của gia <br />
đình, nhà trường và xã hội. Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm <br />
không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình, <br />
có phản ứng gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ <br />
cho hành vi sai lệch của mình. Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em <br />
thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Bắt chước những thói hư tật xấu <br />
của bạn bè xấu. Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh <br />
thiếu niên ngày càng tăng.<br />
*Tác hại:<br />
Việc học sinh chưa ngoan sẽ gây nhiều tác hại:<br />
Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội.<br />
Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến <br />
các thành viên còn lại trong gia đình. Nói chung những em này luôn mang đến <br />
cho gia đình nhiều phiền toái.<br />
4<br />
Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của <br />
lớp. Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai <br />
tiếng cho trường, cho lớp.<br />
Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm <br />
những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường <br />
và xã hội.<br />
Đối vời giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, <br />
phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh <br />
hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên.<br />
Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự <br />
tiến thân của các em sau này.<br />
b/Tiến trình thực hiện <br />
*Khái quát về thành tích học tập và các hoạt động hàng ngày của lớp 5B <br />
thông qua việc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên <br />
cứu.<br />
+Đọc tài liệu, tham khảo sách báo. Cụ thể: <br />
Giáo trình tâm lí học Đại cương ( Huế 2001).<br />
Giáo trình giáo dục học tiểu học I ( NXB Đà Nẵng ) và các tài liệu đề <br />
cương bài giảng tâm lí học, giáo dục học của trường Cao đẳng sư phạm Tây <br />
Ninh.<br />
+Phương pháp trao đổitrò chuyện:<br />
Tìm hiểu trực tiếp 3 học sinh được nghiên cứu để nắm bắt được những <br />
thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.<br />
Tiếp xúc gia đình của các em để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những <br />
biểu hiện chưa ngoan ở các em, từ đó có hướng giúp đỡ các em vươn lên.<br />
+Phương pháp quan sát: <br />
Thông qua hoạt động học tập, vui chơi. Người giáo viên nắm rõ hơn <br />
những biểu hiện hành vi đạo đức của các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho <br />
việc nghiên cứu.<br />
*Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc có những biểu hiện chưa <br />
ngoan về đạo đức ở các em, sau khi tìm hiểu:<br />
+Đối với gia đình: <br />
Do mãi lo việc kinh tế không chú trọng đến việc giáo dục con em, bỏ <br />
phế cho nhà trường.<br />
Gia đình thường có những xung đột, ảnh hưởng đến việc phát triển cân <br />
bằng về tâm sinh lí ở các em.<br />
+Đối với nhà trường: <br />
Chú trọng nhiều hơn việc cung cấp những tri thức về chuẩn mực đạo <br />
đức giúp học sinh hiểu rỏ thế nào là hành vi đạo đức tốt, thế nào là chưa tốt.<br />
5<br />
+Đối với xã hội:<br />
Còn tồn tại nhiều điều xấu ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em.<br />
Văn hoá phẩm đồi truỵ, phim bạo lực, trò chơi bạo lực trên các bộ phim <br />
nước ngoài, các trò chơi trên vi tính…ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển <br />
và hình thành nhân cách, hành vi đạo đức xấu ở các em.<br />
c/Biệnpháp khắc phục:<br />
Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng <br />
đối tượng học sinh. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo <br />
nhiều sân chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, <br />
mọi người vì mình”. Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái <br />
thông qua các hoạt động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà <br />
trường và Liên đội phát động. Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá <br />
lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…<br />
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ <br />
nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em. Mỗi giáo viên phải có lòng <br />
vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình. Công bằng trong <br />
thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời <br />
trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên. Ngoài ra <br />
giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó <br />
phân tích lí giải những ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những <br />
gút mắc trong các em.<br />
Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắt cho các em, giúp các <br />
em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng. Gia đình cần nhận thức đúng đắn <br />
về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái. Không nên quá lo <br />
về kinh tế mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc <br />
với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình. Những thành viên <br />
trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo.<br />
Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết <br />
hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, <br />
không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ <br />
trẻ mai sau.<br />
*Tự đánh giá kết quả:<br />
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm ra <br />
biện pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi lớp 5B. Tôi thật sự <br />
hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi <br />
mở hơn với thầy cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề. Các em ngày <br />
càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô… Bên cạnh đó, đề tài này còn <br />
giúp cho người giáo viên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em <br />
chưa ngoan và đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp <br />
6<br />
người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đở, hướng dẫn các em trở <br />
người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏiĐội viên tốtCháu ngoan <br />
Bác Hồ.<br />
<br />
<br />
C. KẾT LUẬN:<br />
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh chưa ngoan ở lớp 5B Trường tiểu học Cẩm Long. Tôi thấy rằng, việc <br />
giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một <br />
quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên <br />
quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo <br />
phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm <br />
hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm <br />
chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể <br />
hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối <br />
với giáo viên.<br />
Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì <br />
người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải <br />
nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp <br />
giáo dục đạo đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai <br />
lệch ở từng đối tượng.<br />
Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ <br />
trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con <br />
người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi Đội viên tốt<br />
cháu ngoan Bác Hồ mà cả xã hội đang mong chờ.<br />
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn dựa vào những nghiên cứu <br />
trong đề tài này để thực hiện đề tài Phương pháp “ Giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh chưa ngoan trong trường tiểu học Cẩm Long”. <br />
<br />
Cẩm Long, ngày 20 tháng 03 năm 2007<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Duy Ngọc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
E. BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI<br />
Tên đề tài: Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoanLớp <br />
5B<br />
Họ và tên tác giả: Phan Duy Ngọc.<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Cẩm Long.<br />
1/ Lí do chọn đề tài:<br />
Thực hiện phong trào 15 việc tốt” 5 việc tốt ở nhà5 việc tốt ở trường5 <br />
việc tốt khi ra đường” do Hội đồng Đội tỉnh phát động.<br />
Giúp các em phấn đấu rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏiĐội viên tốt<br />
Cháu ngoan Bác Hồ.<br />
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:<br />
Đối tượng: 3 học sinh chưa ngoan lớp 5B.<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
+Phương pháp khảo sátquan sát.<br />
+Phương pháp kiểm trađánh giá.<br />
+Phương pháp trò chuyện.<br />
+Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.<br />
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:<br />
Giúp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hoạt động ngoài giờ biết được thực <br />
trạng, nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa ngoan. Qua đó có những <br />
phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh chưa ngoan. <br />
4/ Hiệu quả ứng dụng:<br />
8<br />
Giúp các em học sinh cá biệt, chưa ngoan dần dần hoà nhập với mọi <br />
người xung quanh, tạo không khí học tập và thi đua của từng lớp luôn sôi nổi, <br />
các em học sinh ngày càng đoàn kết hơn<br />
Thực hiện tốt phong trào “ 15 việc tốt” do Hội đồng Đội phát động. <br />
5/ Phạm vi áp dụng:<br />
Làm nền tảng cho việc thực hiện đề tài “ Phương pháp giáo dục đạo đức <br />
cho học sinh chưa ngoan trong những năm tiếp theo của Trường tiểu học Cẩm <br />
Long”.<br />
Tây Ninh, ngày 08 tháng 30 năm 2006<br />
Người thực hiện<br />
<br />
Phan Duy Ngọc<br />
<br />
F.TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1.Tâm lý học Đại Cương. ( Hà Nội 1995 )<br />
<br />
2.Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học Sư phạm. ( Hà Nội 1995 )<br />
<br />
3.Giáo dục học Tiểu Học I. ( NXB Đà Nẵng ).<br />
<br />
4.Tâm lý học Đại Cương. ( Huế2001 )<br />
<br />
5.Đề cương bài giảng Tâm lý họcGiáo dục học ( CĐSP Tây Ninh ).<br />
<br />
6.Đề cương bài giảng Nghiên cứu khoa học ( CĐSP Tây Ninh ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
A.MỞ ĐẦU.<br />
<br />
1/ Lý do chọn đề tài.<br />
2/Đối tượng nghiên cứu.<br />
3/Phạm vi nghiên cứu.<br />
4/Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
B.NỘI DUNG.<br />
<br />
1/Cơ sở lý luận.<br />
2/Cơ sở thực tiển.<br />
3/Nội dung vấn đề.<br />
<br />
C.KẾT LUẬN.<br />
<br />
D.NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HĐKH <br />
<br />
E.BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />