Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I Phần mở đầu 2<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài 2<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
4 Giới hạn của đề tài 3<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II Phần nội dung 4<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 5<br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 8<br />
<br />
III Phần kết luận, kiến nghị 17<br />
<br />
1 Kết luận 17<br />
<br />
2 Kiến nghị 17<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 1<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng <br />
cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa có đủ tài năng trí tuệ và <br />
những phẩm chất đạo đức, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà <br />
cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là <br />
giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ <br />
chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt <br />
cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là <br />
một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem <br />
nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải <br />
không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục cho những học sinh có đạo đức <br />
chưa cao, còn lơ là trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm <br />
tiến.<br />
Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn <br />
của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về <br />
năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập <br />
thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt <br />
chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “đức” lẫn <br />
“tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, <br />
ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học <br />
sinh.<br />
Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp là <br />
hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng vì rõ ràng giáo viên <br />
chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên <br />
lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt <br />
lớp, những buổi lao động, những tiết sinh hoạt đội,… Những lúc như thế này <br />
thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với <br />
các em nhiều nhất<br />
Đứng trước những đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế xã hội trong giai <br />
đoạn mới, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao thì mục tiêu giáo dục toàn <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 2<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
diện học sinh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu đối với mỗi đơn <br />
vị trường học, mỗi cấp học.<br />
Tiểu học được xác định là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân, là bậc học "nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho <br />
sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các <br />
kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở.”(Luật Giáo dục)<br />
Ở Tiểu học giáo viên chủ nhiệm thường dạy hầu hết các môn học nên có <br />
rất nhiều thời gian trên lớp mình, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức dạy học, giáo <br />
dục và tổ chức, hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động giáo dục của lớp mình chủ <br />
nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở bậc tiểu học có một vị trí hết sức quan <br />
trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì <br />
vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và uy tín, có <br />
khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp. <br />
Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục cho học sinh, đòi hỏi người giáo <br />
viên chủ nhiệm phải là một "Người thầy tổng thể" là người thầy mẫu mực, <br />
tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh noi <br />
theo.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên giảng dạy và làm <br />
công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm <br />
gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy <br />
học và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có <br />
sáng kiến gì góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng <br />
yêu nghề mến trẻ, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh <br />
nghiệm, tích cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo <br />
dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và nghiên <br />
cứu đề tài "Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A trường <br />
TH Trưng Vương "<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
Thấy được tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học, từ <br />
đó tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn <br />
diện học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.<br />
Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.<br />
Tìm hiểu thực trạng việc dạy học – giáo dục và công tác chủ nhiệm ở <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 3<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
lớp 5A thuộc trường TH Trưng Vương.<br />
Đề xuất một số giải pháp, biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm <br />
lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm ở lớp 5A trường tiểu <br />
học Trưng Vương trong các năm học 2015 – 2016, 2016 2017.<br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
Tập trung nghiên cứu một số biện pháp tích cực trong công tác chủ <br />
nhiệm lớp 5A trường Tiểu học Trưng Vương trong các năm học 2015 – 2016, <br />
2016 2017.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp lý luận<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp phân tích .<br />
Phương pháp thống kế .<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh lớp 5 đã có sự thay đổi rất lớn về <br />
đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu <br />
biết, vốn sống của học sinh lớp còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể <br />
phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học, không thể không <br />
cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em.<br />
Nhiệm vụ giáo dục trẻ không chỉ là nhiệm vụ của thầy cô giáo mà còn là <br />
nhiệm vụ của cha mẹ học sinh, nhiệm vụ của người lớn và của toàn xã hội.<br />
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất <br />
trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định <br />
chất lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là <br />
người quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 4<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm ở cấpTiểu học phải là <br />
người toàn diện, là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. <br />
Ở trường, thầy cô giáo chủ nhiệm các em là những người có uy tín với <br />
các em nhất, là người mà các em luôn yêu quý, tin tưởng nhất, phục tùng nhất. <br />
Các em nghe lời thầy cô chủ nhiệm mình là trên hết. Thầy cô giáo chủ nhiệm có <br />
ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động và sự phát triển toàn diện của các em.<br />
Học sinh Tiểu học có thể tiếp nhận mọi điều được giáo dục từ thầy cô, <br />
gia đình và ngoài xã hội. Gia đình là nơi các em sinh ra và lớn lên từ nhỏ, thời <br />
gian các em sinh hoạt cùng gia đình chiếm nhiều hơn thời gian ở trường, mọi <br />
điều ở gia đình có ảnh hưởng, tác động lớn đối với các em. Vì vậy bố mẹ, các <br />
thành viên trong gia đình cần biết quan tâm, cần có phương pháp giáo dục phù <br />
hợp nhằm góp phần giáo dục các em.<br />
Xã hội, địa phương có tác động lớn đối với sự phát triển của giáo dục, có <br />
ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền lợi của học sinh. Xã hội, địa phương có điều <br />
kiện và trách nhiệm làm thay đổi bộ mặt giáo dục tại địa phương đó. <br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
Đối với trường TH Trưng Vương, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, <br />
quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường <br />
luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ <br />
nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm <br />
xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực”.<br />
Các đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, <br />
luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để <br />
việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.<br />
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn <br />
luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh <br />
học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức khá, tương đối <br />
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...<br />
Tập thể lớp 5A với sĩ số là 22 học sinh, trong đó đa số học sinh là con em <br />
gia đình làm nông nghiệp, một số em hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, có em bố <br />
mẹ đi làm xa, ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường xuyên của bố mẹ; còn <br />
một số phụ huynh chưa thật sự để tâm đến việc học và giáo dục con cái, phó <br />
mặc cho nhà trường. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên <br />
chủ nhiệm.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 5<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Trường TH Trưng Vương nằm trên địa điểm giáp ranh thị trấn Buôn Trấp <br />
là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Krông Ana, bên cạnh những <br />
mặt tích cực thì còn rất nhiều tác động tiêu cực đến các em như các quán <br />
internet, nhiều trò chơi lôi cuốn các em… Địa bàn kéo dài cũng là một khó khăn <br />
trong quản lí học sinh, nhất là sau giờ tan trường.<br />
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi,chưa xác định rõ <br />
nhiệm vụ học tập nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm <br />
hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn.<br />
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của công tác chủ <br />
nhiệm, có nguyên nhân là chủ quan như điều kiện kinh tế của gia đình học sinh; <br />
độ tuổi của học sinh; địa bàn sinh sống của học sinh. Cũng có những nguyên <br />
nhân là khách quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của <br />
con cái; tính cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa <br />
bàn sinh sống của học sinh luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em <br />
tất cả là những yếu tố có tác động lớn đến công tác chủ nhiệm của những giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp.<br />
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt <br />
công tác chủ nhiệm thì chính người giáo viên làm công tác chủ nhiệm ấy mới <br />
thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay thất <br />
bại của công tác chủ nhiệm lớp. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là <br />
những người luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi <br />
trong quá trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành <br />
xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong <br />
lớp là 21 em, trong đó nam 13 em, nữ 8 em. Ấn tượng không phai mờ là các em <br />
nhìn tôi rất chăm chú lắng nghe bao điều tôi dặn dò với lớp. Tôi tự hứa với lòng <br />
mình cố gắng thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm lớp để tác động tích cực <br />
đến nhận thức, suy nghĩ và tình cảm của các em để tập thể 5A trở thành một <br />
tập thể lớp Xuất sắc.<br />
Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, <br />
muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết <br />
giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về <br />
từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác <br />
điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu <br />
cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 6<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
GIỚI THIỆU BẢN THÂN<br />
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..<br />
2. Là con thứ……trong gia đình.<br />
3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................<br />
4. Kết quả học tập năm lớp 4: ....................................................................<br />
5. Môn học yêu thích:..................................................................................<br />
6. Môn học còn gặp khó khăn:....................................................................<br />
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................<br />
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................<br />
9. Sở thích:..................................................................................................<br />
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà................thôn................................................<br />
Số điện thoại của gia đình:......................................................................<br />
<br />
<br />
Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh đầu năm. Tôi đã trực <br />
tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhận được <br />
những thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thơi có những kế hoạch cụ thể để <br />
tập trung cho từng học sinh.<br />
* Đối với học sinh khó khăn văn hoá:<br />
Trước hết cần biết các em khó khăn về môn gì? mức độ đọc viết ra sao? <br />
Nguyên nhân nào dẫn đến việc học còn gặp khó khăn. Để giúp các em tiến bộ <br />
trong học tập, tôi luôn suy nghĩ tìm ra những cách dạy, luôn học hỏi đồng <br />
nghiệp đi trước để có những phương pháp dạy học hay nhất để giúp đỡ, chỉ <br />
dẫn cho học sinh gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên kiểm tra và theo <br />
dõi việc học bài và làm bài tập của học sinh.<br />
* Đối với học sinh còn nghịch ngợm trong lớp:<br />
Việc giúp các đối tượng này, chấp hành tốt nội quy của lớp đòi hỏi phải <br />
tốn nhiều thời gian. Đối với những học sinh này, tôi luôn tạo sự gần gũi thân <br />
thiện, luôn phát huy và tuyên dương kịp thời, phát hiện những điều tốt, có tiến <br />
bộ để dần giúp các em có những thái đội đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác <br />
tôi thường xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh của những học sinh này để <br />
cùng theo dõi, nhắc nhở và tạo môi trường giáo dục chặt chẽ hơn giữa nhà <br />
trường và gia đình, bên cạnh việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đội <br />
ngũ công tác đắc lực nhất giúp tôi hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp là ban <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 7<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
cán sự lớp. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng với chất lượng học tập <br />
cũng như nề nếp lớp học.<br />
* Đối với học sinh năng khiếu:<br />
Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các <br />
câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các <br />
em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát hiện những <br />
nhân tài về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham <br />
khảo giải các bào tập khó cho các em, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để <br />
tham gia thi học sinh giỏi các cấp.<br />
Bên cạnh các môn học tôi luôn quan niệm rằng “ Nét chữ, nết người” ở <br />
lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn chữ viết, giữ gìn sách vở của các em nên hàng <br />
tháng có chấm bài, nhận xét, đánh giá xếp loại khen thưởng, những em có bộ vở <br />
sạch chữ đẹp để các em cùng nhau thi đua và có thói quen tự rèn luyện chữ viết, <br />
giữ gìn sách vở của mình đẹp hơn.<br />
Hàng ngày, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em luyện viết từng bài rõ <br />
ràng. những em viết chữ đẹp tôi yêu cầu các em luyện viết nhiều kiểu chữ khác <br />
nhau.<br />
Với những học sinh vẽ đẹp, hàng tuần tôi cho các em tìm hiều chọn các đề <br />
tài, từ đó các em hình dung và vẽ theo ý thích…<br />
* Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn:<br />
Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như <br />
phát động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp <br />
riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện <br />
cho con em học tập.<br />
* Đối với những học sinh mồ côi.<br />
Bản thân tôi luôn gần gũi, chia sẻ cùng các về sự thiếu thốn tình cảm của <br />
gia đình. Luôn động viên, giúp đỡ các em cả về tinh thần lẫn vật chất chính <br />
bằng tình cảm của người mẹ “Thứ hai” của các em để các em được yên tâm <br />
học tập.<br />
Tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ vở, đồ dùng học tập quần áo cũ để <br />
các em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp.<br />
Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây <br />
dựng các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh giỏi kèm học sinh yếu, yêu <br />
cầu học sinh cần tập trung vào việc học tập của mình ở nhà.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 8<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại <br />
khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học <br />
tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm <br />
bớt đi sự căng thẳng.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp <br />
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức lớp <br />
học, hướng dẫn học sinh học tập nội quy học sinh, thực hiện tốt kế hoạch công <br />
tác chủ nhiệm lớp và đạt các chỉ tiêu phấn đầu trong các năm học nhằm giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh. Tìm hiểu nguyện vọng, đề nghị chính đáng của phụ <br />
huynh học sinh. Điều tra điều kiện học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp <br />
kết hợp, hợp tác, tạo điều kiện nhằm tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện học tập, <br />
nguyện vọng, sở thích của học sinh, giáo viên có cơ sở, có điều kiện tốt để có <br />
định hướng, kế hoạch phân loại điều kiện học sinh và có phương pháp dạy học <br />
và giáo dục phù hợp với từng học sinh có hiệu quả.<br />
Tâm lý giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách <br />
luôn ngoan, học giỏi, tập thể lớp luôn học tập tiến bộ…Nhưng trên thực tế, <br />
trong một tập thể lớp chúng ta luôn gặp những học sinh cá biệt, luôn làm đau <br />
đầu các thầy cô phụ trách vì vậy. Khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm <br />
thường phải quan tâm xem lớp mình có bao nhiêu đối tượng học sinh để có biện <br />
pháp phù hợp. Chính vì lẽ đó, người giáo viên chủ nhiệm phải nâng cao khả <br />
năng sư phạm, óc sáng tạo, tăng cường khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của <br />
giáo viên trong quá trình chủ nhiệm. Đồng thời thể hiện sự nhiệt tình, tâm <br />
huyết, không ngại khó khăn, gian khổ và sự gần gũi, thân thiện với các đối <br />
tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả việc chủ nhiệm lớp đối với giáo viên <br />
làm chủ nhiệm và nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào <br />
cũng như việc thay đổi nhận thức, thay đổi nhân cách của các đối tượng học <br />
sinh.<br />
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp<br />
+ Nội dung:<br />
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, bản thân tôi nhận thấy <br />
rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem tập thể lớp là gia đình của mình, học sinh <br />
là em, là con của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm <br />
mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có <br />
thể xây dựng được những biện pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho tất cả <br />
các lớp và áp dụng cho bất cứ năm học nào.<br />
+ Cách thực hiện giải pháp<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 9<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt <br />
công tác chủ nhiệm một lớp:<br />
Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:<br />
Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng <br />
học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, <br />
giáo viên tổng phụ trách Đội…<br />
Ổn định tổ chức lớp sớm để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập. Việc <br />
bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là <br />
học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Thường là <br />
các em nam hay tự ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm <br />
phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, <br />
khẳng định khả năng của lớp trưởng.<br />
Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm <br />
lý rất lớn đến các em. Nên đổi chỗ định kì khoảng 2 tháng một lần để các em <br />
đều được ngồi ở những vị trí phù hợp, đảm bảo phát triển cân đối về mắt.<br />
Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những <br />
em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các <br />
em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để <br />
được bạn giúp đỡ.<br />
Xây dựng được đôi bạn học tập ở trường cũng như ở nhà.<br />
+ Xây dựng Ban cán sự lớp:<br />
Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt <br />
động của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm <br />
vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. Giáo viên chủ nhiệm phải kiểm tra thường <br />
xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp <br />
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ : Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi <br />
chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. <br />
Cuối tuần dến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng <br />
mảng công tác để trình bày trước lớp và cô chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp, giáo <br />
viên chủ nhiệm như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo <br />
cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô “cố vấn”.<br />
Gắn các em vào các phong trào(nhất là giữ vai trò nòng cốt trong hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp) để các em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy cô <br />
và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt.<br />
Về quyền lợi: Giáo viên chủ nhiệm luôn động viên các em cán bộ lớp qua <br />
việc tuyên dương khen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các <br />
em.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 10<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Một điều cần quan tâm là giáo viên chủ nhiệm phải linh động từng nội <br />
dung công tác, phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm bớt thời gian <br />
không đáng có để các em tập trung vào việc học là chính.<br />
+ Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ:<br />
Làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa <br />
của nó. Tức là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt <br />
động của lớp khi không có giáo viên. Điều này giáo viên chủ nhiệm phải tạo <br />
trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ <br />
cán bộ lớp phải được thực hiện thường xuyên.Muốn vậy, ngay từ đầu năm học <br />
giáo viên chủ nhiệm cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ <br />
trưởng và tổ phó tự quản lý thành viên của tổ mình, phân công theo dõi trực chéo <br />
nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp tương ứng với nội dung từng <br />
hoạt động. Ví dụ<br />
Truy bài phút đầu buổi, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ <br />
môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự các môn và lớp <br />
phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng.<br />
Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể <br />
(đọc báo đội, tự ôn bài…) dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng.<br />
Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra <br />
trong tiết sinh hoạt cuối tuần.<br />
Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần thời lượng chỉ có <br />
40 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thi làm sao giải quyết truyền <br />
tải hết. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua <br />
trước. Mỗi bộ phận có sẵn bản tổng hợp báo cáo. Đến tiết sinh hoạt các em tự <br />
thông báo kết quả thi đua, các nội dung được thực hiện trong một tuần (những <br />
việc đã làm được và không làm được với lý do cụ thể), tình hình lớp trong tuần, <br />
số bạn vi phạm học tập (không chuẩn bị bài, không thuộc bài…), vi phạm việc <br />
rèn luyện đạo đức tác phong (không đồng phục, mất đoàn kết, mất trật tự…), vi <br />
phạm về công tác văn thể, lao động, tự quản.<br />
Giáo viên chủ nhiệm theo dõi, ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần <br />
thông qua báo cáo của từng bộ phận. Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc, <br />
tìm lý do sai phạm, đưa ra biện pháp xử lý. giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết <br />
quả thi đua tuyên dương tổ, cá nhân hoàn thành tốt. Triển khai nội dung tuần <br />
tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội dung của lớp trong tuần tiếp <br />
theo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 11<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Trong bất cứ phong trào nào động viên khen thưởng luôn là yếu tố không <br />
thể thiếu. Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà giáo viên chủ nhiệm nên áp <br />
dụng những nội dung biểu điểm thi đua thích hợp.<br />
Bước đầu phải tập cho các em cách tự quản lớp trong buổi đầu giờ, trong <br />
những tiết vắng giáo viên… Có thể buổi đầu chưa quen, kết quả chưa đạt <br />
nhưng gắn nội dung sinh hoạt theo chủ đề nào đó thiết thực: cán sự bộ môn nên <br />
giải bài tập…Sau nhiều lần các em sẽ thực hiện được. Từ đó việc tự quản sẽ <br />
đi vào nề nếp, trở thành thói quen. Trong những buổi đầu duy trì phong trào này <br />
rất cần sự quan tâm, theo dõi, nhắc nhở của giáo viên chủ nhiệm.<br />
Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng mà <br />
có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa các <br />
phần tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể. <br />
Thường thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn khác thôn, xóm hoạc <br />
giữa các nhóm khác nhau về sở thích, sức học… Điều này giáo viên chủ nhiệm <br />
nên nắm bắt để có biện pháp dàn xếp, xử lý.<br />
Ví dụ: Em Huy và em Thuận hay trêu chọc các bạn nữ trong và ngoài lớp, <br />
thường nói chuyện trong giờ học, thường xuyên không học bài và chuẩn bị bài <br />
trước khi đến lớp…Bằng động thái của mình, GVCN gặp riêng nhắc nhở mời <br />
phụ huynh đến trao đổi gửi kết quả học tập về gia đình ở tháng 10 thì đến tháng <br />
11 hai em được khen về tiên bộ trong rèn luyện đạo đức tác phong, đôi lúc có <br />
phát biểu xây dựng bài. giáo viên chủ nhiệm lấy gương của hai em này để tiếp <br />
tục giáo dục một số thành phần khác. Do vậy đến cuối năm các em đều có <br />
những tiến bộ được các giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp thừa nhận. <br />
Không dừng ở đó, vai trò động viên của giáo viên chủ nhiệm góp phần rất to lớn <br />
vào kết quả phong trào thi đua của lớp. Phải khích lệ nêu gương điển hình, so <br />
sánh… đúng lúc, kịp thời thì sẽ có tác dụng tích cực.<br />
+ Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm:<br />
Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết <br />
được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các <br />
em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, <br />
rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, <br />
những thiếu sót của bản thân…<br />
Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những <br />
việc nên làm và những việc không nên làm:<br />
Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều <br />
kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. <br />
Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 12<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường <br />
chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. <br />
Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, bố mẹ <br />
ly thân, cha mẹ là lười lao động… do đó giáo viên và tập thể lớp luôn cần có sự <br />
quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo <br />
tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em.<br />
Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội… rất dễ dàng tạo <br />
điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn <br />
cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình <br />
thực hiện nhiệm vụ được giao các em tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó, <br />
bất hòa, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, <br />
giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. <br />
Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn <br />
tuỳ thuộc vào đặc trưng bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thể khẳng định rằng <br />
mình biết được tất cả các phương pháp giảng dạy của các bộ môn? Một số học <br />
sinh lười học cho rằng thầy cô dạy khó hiểu, yêu cầu cao… nên các em đạt kết <br />
quả học tập bộ môn thấp. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm cách phân tích , để các <br />
em có nhận thức đúng đắn, từ đó xác định đúng trách nhiệm học tập của mình <br />
và tự giác hoàn thành yêu cầu do giáo viên đề ra.<br />
+ Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp:<br />
Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh nhiều vấn đề trong mỗi buổi học là <br />
điều khó có thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười <br />
phút đầu buổi, nếu buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy cũng nên <br />
đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới <br />
hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh… Nếu thực <br />
hiện tốt và thường xuyên khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định để bước <br />
vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau.<br />
Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu <br />
cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với <br />
cán sự lớp. Tuy rằng lớp có lớp trưởng, lớp phó…nhưng giáo viên không hoàn <br />
toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, <br />
động viên.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán sự <br />
lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán sự lớp làm việc, tôn trọng ý kiến <br />
đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán sự lớp làm việc là chính <br />
thay vì làm tất cả. Cán sự lớp là những người gần gũi, sát với lớp nhiều hơn <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 13<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
giáo viên chủ nhiệm nên các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp <br />
nhanh hơn, hiệu quả hơn và giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn.<br />
Có một số học sinh thường không thích giờ sinh hoạt lớp. Sở dĩ có hiện <br />
tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của một số <br />
em vi phạm nội quy của trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo không khí vui <br />
vẻ, thoải mái trong giờ này. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động <br />
trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra <br />
phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng tác thơ văn, câu hỏi giải <br />
quyết tình huống… Có như thế, những em vi phạm nội quy hầu hết đều tự <br />
nhận thấy sai lầm của mình, sẽ tự thấy hối hận, kể cả học sinh cá biệt. Tránh <br />
trường hợp trong các buổi sinh hoạt, tập thể lớp cứ tập trung vào sai sót của <br />
bạn mà phê bình, nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thì ngược lại học sinh sẽ lì <br />
lợm hơn, phá phách hơn, xa rời tập thể có khi cố tình phá lớp.<br />
Đối với học sinh hay nghịch trong lớp, khó bảo, giáo viên cũng như tập <br />
thể quan tâm theo dõi giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình trước tập thể lớp. <br />
Cần phê bình đối tượng này nhưng tránh tình trạng căng thẳng giữa học sinh đó <br />
với giáo viên, với tập thể lớp. Điều đó có thể xảy ra là học sinh cá biệt phản <br />
ứng mạnh khi bị phê bình. Trường hợp này xảy ra, chắc chắn giáo viên sẽ bị <br />
mang tiếng, bị mất uy tín. Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương <br />
yêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của <br />
mình và nhận lỗi là tốt nhất. Bởi vì dẫu các em là học sinh cá biệt thì các em <br />
vẫn sống có tình nghĩa. Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thể <br />
hiện tinh thần tập thể cao trong những buổi lao động, sinh hoạt tập thể. <br />
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học <br />
sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các <br />
em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các <br />
em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.<br />
Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời <br />
sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn <br />
chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học <br />
sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. Khen chê học sinh phải công minh, có <br />
làm được như vậy học sinh mới nể phục chúng ta.<br />
+ Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục <br />
khác:<br />
Phối hợp với gia đình học sinh<br />
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường với <br />
đoàn thể, địa phương, gia đình…Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 14<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, <br />
công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên <br />
gia đình học sinh là yếu tố quan trọng.<br />
Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm <br />
phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh để có kế <br />
hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm trước đối với gia đình những em chưa <br />
ngoan hoặc những trường hợp đặc biệt khác của học sinh…<br />
Đến với học sinh chưa ngoan, lơ là việc học tập, việc giáo viên chủ <br />
nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì có những học sinh gia đình <br />
lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của <br />
con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy, cô. Đến khi được giáo viên chủ <br />
nhiệm báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có <br />
gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như chẳng có <br />
chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. <br />
Nhưng giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, thậm chí phải tác động <br />
nhiều lần để cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết <br />
quả. Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học <br />
sinh phải có mặt các con.<br />
Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, bản thân tôi nhận thấy, muốn có tác <br />
dụng tốt và hữu ích thì chúng ta có thể thực hiện như sau:<br />
Có thể lần đầu đến thăm gia đình mà không bàn chuyện giáo dục học <br />
sinh. Hoặc nếu muốn bàn chuyện giáo dục các em phải thật bình tĩnh, trao đổi <br />
ôn hoà, đừng để phụ huynh có cảm nhận là mình trách khéo.<br />
Theo tôi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết <br />
khá tường tận về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. <br />
Bản thân các em cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sửa chữa những <br />
sai sót của mình. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phải là người huy động được tiềm năng, trí tuệ và <br />
khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt <br />
là vấn đề đạo đức, ý thức học tập cũng như việc phòng chống các tệ nạn xã <br />
hội. Muốn có sự phối hợp này cần nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của <br />
chính phụ huynh học sinh và sự yêu nghề mến trẻ của giáo viên chủ nhiệm.<br />
Phối hợp với BGH nhà trường<br />
Mỗi tháng Ban giám hiệu tổ chức họp Hội đồng sư phạm một lần, đề ra <br />
kế hoạch chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm của cả trường. Kế hoạch của <br />
Ban giám hiệu chính là kim chỉ nam cho mỗi giáo viên chủ nhiệm đồng thời <br />
trong lần họp định kì Ban giám hiệu cũng được nghe phản ánh từ giáo viên chủ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 15<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
nhiệm về thuận lợi, khó khăn trong quả trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất. <br />
Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ <br />
phía Ban giám hiệu.<br />
Phối hợp với các giáo viên bộ môn<br />
Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về <br />
tình hình học tập của lớp cũng như của từng học sinh để nắm bắt được khả <br />
năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi xin phép <br />
giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được thực lực từng môn <br />
học khác của các em như thế nào từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù hợp. Còn <br />
trong các tiết học đề nghị giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi <br />
các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng giáo viên bộ môn tuyên dương <br />
để các em có hứng thú trong học tập<br />
Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh:<br />
Giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên phối hợp với các thầy cô phụ <br />
trách công tác đội, để thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh lớp mình. Ngoài <br />
việc học kiến thức văn hóa, thì việc tham gia các hoạt động đội là một điều <br />
không thể thiếu. Thông qua đó, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất <br />
của người học sinh cần có như là: tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu <br />
tiến…. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn phối hợp với Đội TNTP, hiểu biết về <br />
hoạt động đội của các em, luôn động viên nhắc nhở các em trong các hoạt động <br />
đội. Thường xuyên tham mưu với Liên đội để có những chính sách ưu đãi đối <br />
với những học sinh có thành tích trong các hoạt động phong trào.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho <br />
tất cả các mảng của công tác chủ nhiệm.<br />
Xác định thời gian thực hiện và người thực hiện đối với các hoạt động mà <br />
giáo viên đã định hướng.<br />
Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp <br />
khác như: Đội TNTP; Thư viện; Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình học <br />
sinh…<br />
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được <br />
thực hiện thường xuyên liên tục trong các tiết học, buổi học và trong các hoạt <br />
động của lớp.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiêm cứu, phạm vị <br />
và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thẩm Trường TH Trưng Vương 16<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp 5A<br />
trường tiểu học Trưng Vương.<br />
<br />
Qua những năm đã làm công tác chủ nhiệm và qua thời gian một năm chủ <br />
nhiệm lớp 5A trong năm học 20152016, băng vi ̀ ệc áp dụng kinh nghiệm làm <br />
chủ nhiệm của mình, ban thân đã có đ<br />
̉ ược những thành công đáng khích lệ cả về <br />
phía cá nhân tôi và cả lớp tôi chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tôi cũng như đồng <br />
nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đôi rât l ̉ ́ ơn c<br />
́ ủa nhiều cá nhân học sinh nói <br />
riêng và tập thể lớp 5A nói chung. Cu thê, sau m<br />
̣ ̉ ột năm học, tập thể lớp 5A đạt <br />
được những thành tích và những sự thay đổi như sau:<br />
+ Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 99%.<br />
+ Tỉ lệ duy trì sĩ số đạt : 100%. <br />
+ Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 100%.<br />
+ Điểm thi cuối kì ở các môn học đánh giá bằng điểm số đa số học sinh <br />
có nhiều tiến bộ và cao hơn so với năm học trước (qua theo dõi, nhìn nhận của <br />
giáo viên chủ nhiệm và theo lời nhận xét của nhiều Giáo viên bộ môn).<br />
+ Ý thức chấp hành nội quy tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết nghe <br />
lời hơn (qua theo dõi của giáo viên chủ nhiệm và qua lời nhận xét BGH nhà <br />
trường, của nhiều giáo viên bộ môn).<br />
+ Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối với <br />
các hoạt động phong trào (qua việc tham gia và kết quả cụ thể của các phong <br />
trào).<br />
Thai đô và ý th<br />
́ ̣ ức học tập tốt của học được nâng lên rõ rệt, học sinh cảm <br />
nhận được tầm quan trọng của việc học và rèn luyện ở trường, lớp.<br />
Đa số học sinh đã chủ động, tích cực và hăng say hơn khi tham gia các <br />
hoạt động phong trào ở lớp, trường hay ở cấp trên.<br />
Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của <br />
học sinh được thể hiện trông thấy.<br />
Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp không còn, số học sinh được <br />
coi là cá biệt đã biết tự thay đổi, tự hòa nhập vào hoạt động chung của lớp.<br />
Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan ngoãn và có tinh thần tự <br />
giác, tự lập cao. Không còn để giáo viên phải nhắc nhở