Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò hết sức quan trọng trong việc <br />
hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. <br />
Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là <br />
người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó <br />
có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp <br />
tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề <br />
nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn. <br />
Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải là người có năng lực, kinh nghiệm và <br />
uy tín, có khả năng tổ chức tốt công tác dạy học và giáo dục học sinh của một lớp. <br />
Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh, đòi hỏi người giáo <br />
viên chủ nhiệm Bậc Tiểu học phải là một "Người thầy tổng thể" là người thầy <br />
mẫu mực, tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, là tấm gương sáng cho học sinh <br />
noi theo.<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và <br />
làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, với sự trăn trở, mong muốn, cần phải làm <br />
gì để thực hiện có hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục? Quá trình dạy học <br />
và giáo dục sẽ mang lại điều gì cho trẻ, đúc rút được kinh nghiệm gì, có sáng kiến <br />
gì góp phần vào cải tiến phương pháp dạy học và giáo dục? Với lòng yêu nghề <br />
mến trẻ, tinh thần hăng say học tập, rèn luyện, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tích <br />
cực tham gia phong trào dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện <br />
học sinh ở trường Tiểu học, tôi quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số <br />
biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả”.<br />
Sáng kiến là những giải pháp đã được vận dụng có hiệu quả trong những năm <br />
qua. Với mong muốn được chia sẻ với đồng nghiệp nhằm thực hiện tốt hơn công <br />
tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên Tiểu học.<br />
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI<br />
Thấy được tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học. Từ đó tìm <br />
hiểu các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục toàn diện <br />
học sinh ở trường Tiểu học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.<br />
II. 1.Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
II. 2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu <br />
Với đề tài này chỉ hướng vào một số biện pháp tích cực trong công tác chủ <br />
nhiệm lớp đạt hiệu quả .<br />
Đề tài này thực hiện trong 2 năm học (2016 – 2017; 2017 – 2018).<br />
Đối tượng chính là học sinh lớp 2C, lớp 2B trường tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
II. 3.Phương pháp nghiên cứu<br />
* Để thực hiện tốt đề tài này, tôi xây dựng nhóm phương pháp nghiên cứu như sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp.<br />
Phương pháp khảo sát, đánh giá.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
Công tác chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng <br />
giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổ thông và giáo viên chủ nhiệm là người <br />
được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có uy tín. <br />
Là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và chịu <br />
trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được quy định tại Quyết định số 16 / QĐ <br />
BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương <br />
trình giáo dục phổ thông.<br />
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò quan trọng trong việc giáo dục (GD) <br />
học sinh, là người đại diện Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạt của <br />
một lớp học trong nhà trường, là người chiếm giữ vị trí trung tâm, trụ cột trong quá <br />
trình GD, rèn luyện học sinh, là linh hồn của lớp học, là cố vấn đáng tin cậy dẫn <br />
dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách.<br />
Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp của một lớp do GVCN lớp quyết <br />
định. Sự phát triển toàn diện, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò quan trọng <br />
của GVCN.<br />
<br />
<br />
2<br />
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong đó đã xây dựng được một lớp <br />
học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học <br />
tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm <br />
nâng cao chất lượng học tập của học sinh (HS) (nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng )<br />
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất <br />
trong tập thể sư phạm, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, là người quyết định <br />
chất lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là <br />
người quản lý giáo dục trực tiếp học sinh một lớp, có vai trò đặc biệt quan trọng <br />
trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn <br />
diện cho học sinh người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học phải là người toàn diện, <br />
là người mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. <br />
Trong những năm gần đây, công tác chủ nhiệm lớp ở các trường tiểu học nói <br />
chung đã được chú trọng. Trường TH Lê Hồng Phong cũng như các trường học <br />
khác trong huyện đã tổ chức, sắp xếp, phân công công tác giáo viên chủ nhiệm đầu <br />
năm học, chú trọng đến những giáo viên nhiệt huyết, giáo viên có năng lực và giàu <br />
kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục học sinh.<br />
2. Lý luận thực tiễn<br />
Ở trường, thầy, cô giáo chủ nhiệm các em là những người có uy tín với các <br />
em nhất, là người mà các em luôn yêu quý, tin tưởng nhất, phục tùng nhất. Các em <br />
nghe lời thầy, cô chủ nhiệm mình là trên hết. Thầy, cô giáo chủ nhiệm có ảnh <br />
hưởng rất lớn đến mọi hoạt động và sự phát triển toàn diện của các em.<br />
Học sinh Tiểu học thật ngây thơ và trong sáng, các em như tờ giấy trắng, thầy, <br />
cô là những người có trách nhiệm viết lên những điều đẹp đẽ nhất, những điều <br />
thật ý nghĩa đối với các em và đối với đất nước. Học sinh Tiểu học như mầm cây <br />
mới nhú, rất cần sự che chở, bảo vệ, chăm sóc, uốn nắn không chỉ của thầy cô <br />
giáo mà còn của gia đình, và của toàn xã hội. <br />
Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ <br />
chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và <br />
bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng, <br />
giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát <br />
triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là “Thần <br />
tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cô giáo nói gì các em cũng <br />
nghe, vâng lời cô giáo là cái duy nhất có ở tất cả các em học sinh. Chính vì thế mà <br />
3<br />
người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời nói, hành động, việc làm chuẩn <br />
mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để các em noi theo. Qua công tác chủ <br />
nhiệm, người giáo viên tiểu học góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển <br />
toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.Thực trạng của vấn đề<br />
Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân tự nhận thấy những năm <br />
gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều, ý thức chấp hành nội quy, nề <br />
nếp của một bộ phận học sinh còn hạn chế, gây ảnh hưởng không tốt đến việc <br />
học tập của các em …trong khi đó nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao.<br />
Trường học nằm trên địa bàn vùng ba, là một địa phương có nhiều phụ huynh <br />
điều kiện kinh tế khó khăn,phải bươn chải với cuộc sống, thời gian đầu tư cho <br />
học tập của các em hạn chế dẫn đến kết quả học tập yếu nên dễ bị chán nản.<br />
Chính vì vậy mà các biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm nhằm đảm <br />
bảo tỷ lệ chuyên cần/ ngày để duy trì sĩ số; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục <br />
toàn diện là vấn đề hết sức quan trọng, trong giai đoạn thực hiện mục tiêu phổ cập <br />
giáo dục hiện nay. <br />
3.1.Thuận lợi khó khăn<br />
a. Thuận lợi <br />
Trường học khang trang, phòng học sáng sủa, sạch sẽ, bàn ghế đúng quy cách; <br />
có thiết bị đồ dùng dạy học.<br />
Ban giám hiệu đã kết hợp tốt với các bộ phận khác trong nhà trường nhằm <br />
<br />
4<br />
chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên trong công tác chủ nhiệm lớp của giáo <br />
viên.<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp là những người nhiệt tình, có tâm huyết với công <br />
tác giáo dục (chuyên môn đã cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng trước khi phân lớp).<br />
Một số giáo viên chuyên, thực sự quan tâm tới việc học của lớp nên đã có sự <br />
động viên, khuyến khích, dìu dắt các em trong học tập.<br />
Sĩ số học sinh không quá đông (24 em/ lớp), thuận lợi cho việc kiểm tra đôn <br />
đốc kịp thời.<br />
Việc chấp hành nội quy, nề nếp, đi học chuyên cần, đúng giờ, tham gia các <br />
phong trào hoạt động Đội đa số các em làm rất tốt.<br />
Đa số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, <br />
đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con <br />
em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình <br />
và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp <br />
phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà <br />
trường.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng gặp một số khó khăn như sau:<br />
b. Khó khăn<br />
Một số ít giáo viên vẫn còn tình trạng công tác chủ nhiệm lớp làm chưa tốt. <br />
Chưa quan tâm nhiều đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của học sinh.<br />
Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với cha mẹ học sinh (CMHS).<br />
Chưa quan tâm đầu tư tiết sinh hoạt hàng tuần.<br />
Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp còn mang tính <br />
chất chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết qua loa,…<br />
Việc đổi mới phương pháp, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế.<br />
Một số gia đình phương pháp và kĩ năng giáo dục trẻ chưa phù hợp.<br />
Một số em mồ côi cha (mẹ); bố mẹ ly hôn phải ở với ông bà, các em này <br />
thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, tự ti…<br />
Một số em thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lo kiếm sống, ảnh <br />
hưởng đến việc học tập. Việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ <br />
đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho <br />
việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn. <br />
Trong khi đó mục tiêu giáo dục không chỉ giáo dục con người có tri thức mà còn <br />
cần đào tạo con người phát triển toàn diện.<br />
5<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
III.1.Mục tiêu của giải pháp<br />
Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng nan giải. Nó đóng vai trò rất <br />
quan trọng, trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh ở lứa tuổi tiểu học, là <br />
nền móng để cho các em lớn lên và trưởng thành, là một người có năng lực và <br />
phẩm chất đạo đức chuẩn mực. Vì vậy mục đích các biện pháp, giải pháp của đề <br />
tài này là muốn nâng cao chất lượng học tập, rèn ý thức tự giác, tự quản, rèn các kĩ <br />
năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho các em học sinh tiểu học <br />
nói chung và các em học sinh của lớp mình đang chủ nhiệm nói riêng. Sao cho cuối <br />
năm đạt kết quả cao trong mọi lĩnh vực.<br />
<br />
<br />
III.2. Nội dung và cách thực hiện<br />
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ nên làm gì? Làm bằng cách nào? Để <br />
giúp các em đến lớp 100% . Bởi vì các em đi học đầy đủ sẽ được lĩnh hội kiến <br />
thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Vì vậy mỗi buổi học, tiết <br />
học tôi luôn gần gũi thân thiện để các em thấy được việc học chữ, học làm người <br />
là nhu cầu tất yếu của mỗi học sinh. Từ đó các em thích đến lớp, tích cực tự giác <br />
học tập phấn đấu con ngoan trò giỏi xứng đáng là chủ nhân tương lai sau này. <br />
Nhận thức được tầm quan trọng và qua quá trình làm công tác chủ nhiệm với <br />
những giải pháp đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tôi đưa ra những giải <br />
pháp cơ bản nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại trường TH Lê Hồng Phong <br />
như sau:<br />
* Giải pháp thứ nhất: Công tác chủ nhiệm là then chốt quyết định. Để thực <br />
hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:<br />
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục <br />
học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải <br />
nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh.<br />
<br />
Thông tin học sinh<br />
1. HọvàTên:……………………………………………………………........<br />
2. Là con thứ……trong gia đình.<br />
3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................<br />
<br />
6<br />
4. Kết quả học tập năm lớp 2: ( hoàn thành tốt, hoàn thành).....................<br />
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................<br />
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................<br />
9. Sở thích:..................................................................................................<br />
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........thôn.......................................xã .............. <br />
<br />
+ Sau buổi nhận lớp, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên cha mẹ, nghề <br />
nghiệp; Hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn <br />
cảnh gia đình khá giả? bao nhiêu em gia đình khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ <br />
nghèo? cận nghèo? Con thứ mấy? Công việc thường ngày ở nhà của học sinh? <br />
Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ <br />
hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển <br />
sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn <br />
có nguy cơ nghỉ học bỏ buổi.<br />
+ Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những <br />
ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu <br />
điểm dù nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng <br />
không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện <br />
hơn.<br />
+ Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của <br />
học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người <br />
thầy đối với học trò . Đó là lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu <br />
của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích <br />
cực và ham học, thích đi học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
+ Chọn ra ban tự quản là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương <br />
mẫu do chính tập thể lớp bầu ra. Phân công cụ thể trách nhiệm rõ ràng, người nào <br />
việc đó. Ngoài ra còn bầu các nhóm trưởng để giải quyết những vấn đề khó trong <br />
các môn học. Thêm vào đó còn chọn một em năng động khéo léo theo dõi các hoạt <br />
động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Khi nắm bắt kịp thời các <br />
thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích <br />
cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn.<br />
+ Trong các kỳ họp phụ huynh, tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của <br />
phụ huynh . Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng <br />
góp, vận động các em trong lớp ủng hộ quần áo, sách cũ …vv. Nhằm tạo được <br />
tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết <br />
tương trợ.<br />
+ Liên lạc (gọi điện, trực tiếp đến nhà) thường xuyên để nắm bắt về thời gian <br />
biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng em. <br />
Để có giải pháp giúp học sinh duy trì tính chuyên cần góp phần nâng cao hiệu quả <br />
giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
*Giải pháp thứ hai: Phối kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS <br />
Đối với Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn <br />
Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:<br />
+ Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định. <br />
+ Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.<br />
8<br />
+ Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục <br />
+ Có con em học khá giỏi. <br />
* Hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký <br />
Nhiệm vụ Ban đại diện CMHS lớp<br />
+ Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học <br />
sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. <br />
+ Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. <br />
+ Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, <br />
theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. <br />
Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu <br />
cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: <br />
+ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.<br />
+ Nhắc nhở con em ôn lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. <br />
+ Giáo dục ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.<br />
+ Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa <br />
học vừa chơi.<br />
+ Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua <br />
sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như <br />
ở nhà.<br />
*Giải pháp 3: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo <br />
dục phù hợp<br />
Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học <br />
sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.<br />
Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ <br />
thể: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt về đạo đức, học sinh yếu, <br />
học sinh có những năng lực đặc biệt.<br />
+ Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia <br />
đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những <br />
tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…<br />
+ Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng <br />
không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần <br />
gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em <br />
<br />
<br />
9<br />
đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều <br />
chỉnh mình.<br />
+ Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là <br />
ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó <br />
có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.<br />
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào những lúc ra chơi hoặc sau giờ tan học. <br />
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo <br />
hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. <br />
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp. <br />
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu <br />
kém tiến bộ. <br />
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ <br />
của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. <br />
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ <br />
trước bạn bè. <br />
* Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp <br />
tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo <br />
dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. <br />
* Giải pháp thứ ba: Tạo môi trường giáo dục tốt<br />
Với trường lớp khang trang như hiện nay, đội ngũ GV nhiệt tình, sự quan tâm <br />
của BGH, sân chơi rộng rãi thoáng mát đó là một thuận lợi rất lớn để xây dựng <br />
một môi trường sư phạm tốt cho học sinh vui chơi, học tập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng. Mỗi tháng tổ chức một hình <br />
thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học <br />
sinh. <br />
* Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt làm cho học sinh ngồi <br />
trong lớp học thấy vui tươi, thích thú không nặng nề, sợ sệt. <br />
VD: Đường lên đỉnh Pan – xi păng, kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác ... <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
+Bằng cách mỗi buổi học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc <br />
tốt ( nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn...) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi hoặc <br />
được dán một bông hoa vào sổ thi đua. <br />
+ Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều hoa thì <br />
người đó sẽ thắng cuộc. Nên dù không chấm điểm nhưng với các phong trào này, <br />
các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất. Bạn nào đạt thành <br />
tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được chụp ảnh lưu vào cuốn sổ Vàng truyền <br />
thống của lớp và đây cũng là một tiêu chuẩn bình xét học sinh Tiêu biểu đạt cháu <br />
ngoan Bác Hồ mà nhà trường đã phát động từ nhiều năm nay.<br />
+ Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá bằng các hình thức phù hợp <br />
như: Lời nói, nhắn tin, viết thư...<br />
+ Tôi thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận <br />
xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức <br />
độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ <br />
năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh.<br />
+ Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm <br />
vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham <br />
gia <br />
nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học <br />
tập <br />
môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành <br />
nhiệm vụ. <br />
+ Đặc biệt các tiết đọc sách thư viện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
* Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết <br />
điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn <br />
chấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể.<br />
* Giải pháp thứ tư: Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết<br />
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình <br />
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có <br />
nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp <br />
đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em chưa hoàn thành kiến thức, kĩ <br />
năng bài học; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập <br />
mà không phải e ngại, xấu hổ (học thầy không tày học bạn). Đây chính là việc rèn <br />
luyện những năng lực và phẩm chất cho các em tự tin hơn, biết tự quản, hợp tác,... <br />
Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề <br />
nếp lớp học, từ đó chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.<br />
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp <br />
đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác <br />
của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:<br />
Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các <br />
em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác <br />
để các em biết cách hợp tác với bạn và thay nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên từ <br />
đó các em sẽ dần mạnh dạn hơn, tự tin trong giao tiếp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
( Hoạt động nhóm)<br />
* Giải pháp thứ thứ năm: Đầu tư các phong trào mũi nhọn do nhà trường tổ <br />
chức<br />
Từ đầu năm học, Tôi dựa vào kế hoạch của chuyên môn và nhà trường, đề ra <br />
chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường <br />
như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, văn nghệ,....<br />
+ Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá <br />
văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…<br />
+ Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học <br />
sinh có năng khiếu nói trên. <br />
+ Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê, hứng thú học tập thông qua những <br />
hội thi,Tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết<br />
HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi <br />
do nhà trường tổ chức. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Lớp 2C) ( Lớp 2B)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
(Thi viết chữ đẹp) (Rung chuông vàng)<br />
+ Hướng cho học sinh tập tham gia các hoạt động và tự mình viết ra những điều <br />
em muốn nói. Các em được tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn, của bản thân <br />
về cuộc sống quanh các em, về trường, lớp, bạn bè và thầy cô. Đó còn là nơi để <br />
các em chia sẻ những những tâm tư, nguyện vọng và cả những ước mơ của mình <br />
về tương lai rồi gắn vào góc "Điều em muốn nói". Căn cứ vào những điều các em <br />
viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay <br />
trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay <br />
sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em <br />
phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Hộp thư: Điều em muốn nói)<br />
+ Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của <br />
tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. <br />
<br />
15<br />
Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào <br />
sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ <br />
yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục <br />
ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Có những em do điều kiện gia đình nên chưa lần <br />
nào được bố mẹ tổ chức sinh nhật, chưa bao giờ được nhận một món quà mang ý <br />
nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Sinh nhật lớp 2C – 2016 2017)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
(Sinh nhật lớp 2B – 2017 2018)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Giải pháp 5: Nêu gương và khen thưởng <br />
Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được <br />
động viên nên tôi hướng dẫn Ban tự quản lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng <br />
HS như sau: <br />
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ <br />
huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học <br />
tập cũng như các phong trào khác như sau: <br />
+ Mỗi tuần tặng 1cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ. <br />
+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt học sinh xuất sắc. <br />
+ Tặng một phần quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra. <br />
Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng <br />
đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ <br />
thông qua bảng điểm, sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận <br />
thưởng. <br />
Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần <br />
mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..) <br />
Đặc biệt chú ý đến HS chậm tiến bộ trong học tập nhưng có tiến bộ dù <br />
nhỏ nhất thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
(HS có tiến bộ ) (HS xuất sắc)<br />
<br />
<br />
*Giải pháp thứ năm: Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách <br />
Ngoài giờ học chính khóa thì cứ chiều thứ 5 tôi cùng lớp lên phòng tin học sử <br />
dụng Internet.<br />
Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn <br />
có thể mở rộng tâm hồn trẻ. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp <br />
giáo dục và nâng cao kiến thức cho chúng. Vì vậy là một GVCN trong xã hội hiện <br />
đại, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào? để các em tiếp xúc và sử dụng với internet <br />
một cách đúng đắn và an toàn? <br />
Máy tính là một công cụ hỗ trợ học tập, là một phương tiện giải trí hữu ích. <br />
Dạy các em sử dụng đúng mục đích: <br />
VD các sân chơi trí tuệ như: Violympic Toán, Hello (chào, hỏi ) đơn giản, vẽ <br />
trên máy tính...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
* Mỗi tuần tôi giành một tiết (40 phút) để cùng các em khám phá. Qua các <br />
hình ảnh, kỹ năng trên Internet giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh <br />
chóng, tư duy sáng tạo...<br />
* Tôi luôn đưa ra các hình thức khen thưởng cho những học sinh đạt điểm <br />
cao ngay trong các vòng tự luyện để thường xuyên cập nhật được kết quả của <br />
việc ứng dụng trên internet. Tôi luôn phối hợp với phụ huynh phải hạn chế đến <br />
mức tối đa việc các em tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực hoặc gây kích thích <br />
thần kinh. Bên cạnh đó,tôi cũng yêu cầu các em nộp Thời gian biểu việc sử dụng <br />
internet ở nhà có chữ kí của phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục có hiệu quả. <br />
III.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp<br />
Việc sử dụng các giải pháp và biện pháp trên được kết hợp vận dụng phù hợp. <br />
Cách xử lý thuyết phục, nói năng dịu dàng, nhỏ nhẹ, cùng với sự nêu gương, làm <br />
mẫu.<br />
Các giải pháp, biện pháp trên không nhất thiết phải theo thứ tự trước, sau mà <br />
sử dụng bất kỳ lúc nào, trường hợp nào cảm thấy phù hợp, cùng một lúc có thể sử <br />
dụng cả hai biện pháp.<br />
* Tóm lại để thực hiện tốt đề tài này thì các biện pháp trên không thể thiếu <br />
hoặc tách rời nhau được, bởi biện pháp trước là tiền đề là điều kiện thì biện pháp <br />
sau là kết quả cho biện pháp trước. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải <br />
biết vận dụng các biện pháp trên một cách khéo léo và khoa học thì hiệu quả mới <br />
đạt được như mong muốn.<br />
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP<br />
<br />
<br />
19<br />
Công tác chủ nhiệm lớp là đề tài không mới và đã có nhiều nghiên cứu, nhiều <br />
giải pháp được đưa ra. Nhưng những giải pháp trong sáng kiến này thiết thực hơn, <br />
gần gũi hơn. Đặc biệt là được áp dụng có hiệu quả tại Trường TH Lê Hồng <br />
Phong, nơi địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế. <br />
Sáng kiến, ngoài những giải pháp về công tác chủ nhiệm nói chung thì những <br />
giải pháp của sáng kiến còn hỗ trợ thêm về công tác PCGD trên địa bàn.<br />
V. HIỆU QUẢ SÁNG KINH NGHIỆM<br />
V.1. HGGKết quả khảo nghiệm<br />
Trong quá trình 2 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp <br />
tích cực trên và thu được những kết quả khả quan cụ thể như sau:<br />
<br />
Năng lực<br />
Phẩ<br />
Năm Lớp TS m <br />
HS chất<br />
Hoàn Hoàn Chưa Hoàn Hoàn Chưa hoàn thành<br />
thành thành hoàn thành thành<br />
thành Tốt<br />
Tốt<br />
Trướ Sau Trướ Sau Trướ Sau Trướ Sau Trướ Sau Trướ Sau<br />
c c c c c c <br />
10 12 11 15 8 2 9 13 12 15 8 1<br />
2016 2C 29 34.5 41.4 37.9 51.7 27.6 6.9 32.1 46.4 41.4 51.7 27.6 3.6<br />
2017 % % % % % % % % % % % %<br />
10 15 14 13 4 0 10 12 14 16 4 0<br />
2017 2B 28 35.7 53.6 50 46.4 14.3 0 35.7 42.3 50 57.1 21.4 0<br />
2018 % % % % % % % % % %<br />
<br />
<br />
<br />
* Nhìn vào bảng thống kê số liệu cho ta thấy được tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt <br />
và hoàn thành sau khi thực hiện đề tài cao hơn trước rất là nhiều. Đặc biệt phẩm <br />
chất và năng lực của năm 2017 – 2018 vượt hẳn so với năm trước. Chứng tỏ rằng <br />
các biện pháp tôi áp dụng đạt hiệu quả cao, nâng chất lượng đại trà không còn học <br />
sinh chưa hoàn thành nữa.<br />
Giúp các em thích đi học, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần 100%, tích cực, tự giác <br />
trong học tập cũng như các phong trào khác, kĩ năng thực hành được các em vận <br />
dụng vào cuộc sống hằng ngày.<br />
Nề nếp tốt: Các em ngoan, hiền, biết vâng lời làm theo và làm đúng với lời chỉ <br />
bảo của cô giáo, trong lớp chú ý nghe cô giáo giảng bài. Là lớp rất đoàn kết, các em <br />
luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, trong lao động. Có tinh thần tự <br />
<br />
20<br />
giác với trách nhiệm cao. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, 5 nhiệm vụ của người <br />
học sinh,…<br />
Nhất là ban tự quản của lớp mẫu mực, học giỏi, viết chữ đẹp rất năng động <br />
có năng lực điều khiển lớp tốt.<br />
Em nào cũng tích cực chia sẻ, thảo luận nhóm trong học tập. Luôn giúp đỡ <br />
bạn, tham gia hoạt động quyên góp bạn nghèo, các hoạt động do nhà trường và các <br />
đoàn thể tổ chức.<br />
Cuối năm duy trì sĩ số đạt 100%. Lớp đạt xuất sắc cấp trường. Các phong trào <br />
đạt giải nhì Liên đội.<br />
100% học sinh hoàn thành chương trình được lên lớp, đạt chỉ tiêu.<br />
V. 2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Công tác chủ nhiệm có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện <br />
cho học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, người giáo <br />
viên không thể thờ ơ trước công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên việc thực hiện công tác <br />
chủ nhiệm như thế nào cho có hiệu quả lại tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của <br />
từng lớp, từng nhà trường và cách tìm tòi nghiên cứu áp dụng của mỗi giáo viên. <br />
Trong những năm gần đây tôi đã và đang thực hiện các biện pháp nêu trên. Các <br />
biện pháp này đã giúp công tác chủ nhiệm của tôi có những chuyển biến tích cực, <br />
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh .Trong thực tế sẽ không <br />
có biện pháp nào là tối ưu nếu sử dụng riêng rẻ vì vậy trong quá trình thực hiện <br />
công tác chủ nhiệm người giáo viên cần phải biết phối hợp, đan xen và tạo ra <br />
những biện pháp tình thế để tạo nên sức mạnh tổng hợp.<br />
Để công tác chủ nhiệm được thực hiện tốt thì người giáo viên chủ nhiệm <br />
cần có lòng nhiệt tình, năng động sáng tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến <br />
học sinh như chính con em mình. Đúng như ông cha ta đã nói: “Trồng cây gì thu <br />
được quả đó.” Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí <br />
của học sinh để có biện pháp giáo dục không phải là khuôn mẫu, mỗi con người <br />
đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình khác nhau cho nên việc am hiểu <br />
các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả là không đơn giản. <br />
Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn. Đây chính là <br />
yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm vì: “Để cung cấp cho <br />
người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức thì người thầy phải cố gắng một biển <br />
cả ánh sáng.”<br />
<br />
21<br />
Và một điều tôi tâm đắc nhất là cần chủ động cho trẻ sử dụng Internet một <br />
cách đúng đắn, sẽ mang nhiều lợi ích cho các em.<br />
Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đoi hoi ng<br />
̀ ̉ ươi giao viên chu nhiêm<br />
̀ ́ ̉ ̣ <br />
không chỉ la m ̀ ột giáo viên day t<br />
̣ ốt môn hoc văn hoá, ph<br />
̣ ải quan tâm đến chất lượng <br />
hai mặt giáo dục là năng lực và phẩm chất của học sinh ma con phai quan tâm đên<br />
̀ ̀ ̉ ́ <br />
sự phat triên <br />
́ ̉ ở hoc sinh vê cac gia tri đao đ<br />
̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ức, thâm my, thê chât,…<br />
̉ ̃ ̉ ́<br />
Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng <br />
học tập đã được áp dụng ở rất nhiều lớp học và đạt được kết quả tốt. <br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp. Người giáo viên phải <br />
vừa như người mẹ dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài <br />
phân minh. Thành công của giáo viên là làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin <br />
tưởng, là xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, gắn bó. Muốn đạt được điều <br />
đó, GVCN phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:<br />
Thầy cô là điểm sáng, là thần tượng của các em. Các em dễ tin, dễ nghe <br />
theo lời dạy bảo của thầy cô.<br />
Nắm chắc được những thuận lợi, khó khăn, hiểu rõ thực tế trường lớp <br />
mình, khéo léo tìm cách bỏ đi mọi rào cản trong mối quan hệ với phụ huynh, đề ra <br />
những biện pháp hữu hiệu, tiếp cận gần với các em nhất, tôi nghĩ rằng bất cứ giáo <br />
viên nào cũng sẽ sớm trở thành những người bạn của trẻ.<br />
Luôn gần gũi, bên cạnh, quan tâm tới hoàn cảnh sống của học sinh (nhất là <br />
học sinh có hoàn cảnh đặc biệt) Bên cạnh đó, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, ban <br />
phụ huynh của trường, của lớp, vận động cha mẹ có những hành động thiết thực <br />
hỗ trợ học tập sẽ giúp cho hoạt động của lớp có hiệu quả hơn.<br />
Cùng với hoạt động học là hoạt động chủ đạo, để giúp học sinh hoàn thiện <br />
nhân cách của mình thì người giáo viên cần phải thu hút học sinh vào các hoạt <br />
động tập thể do trường, lớp tổ chức .<br />
Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu về nghệ thuật (vẽ, hát, múa, làm hoa…) <br />
sẽ tăng thêm sự tự tin vào khả năng của chính bản thân mỗi học sinh.<br />
Phải xây dựng được một đội ngũ ban tự quản lớp làm nòng cốt, là “cánh <br />
tay phải” của mình. Muốn vậy cần phải có một sự chọn lựa dựa trên cơ sở định <br />
hướng của giáo viên và khả năng tín nhiệm của học sinh.<br />
<br />
22<br />
Để giúp cho các em hoạt động có hiệu quả, tích cực, chính xác, người giáo <br />
viên cần thiết kế hệ thống sổ sách theo dõi phù hợp và thường xuyên kiểm tra, <br />
đánh giá để có cách điều chỉnh thích hợp<br />
Qua các biện pháp mà tôi áp dụng ở trên tôi thấy đạt hiệu quả rất cao trong <br />
các năm tôi làm công tác chủ nhiệm. Đây chỉ là vài biện biện pháp nhỏ mà bản thân <br />
được học tập qua các đồng nghiệp , qua việc đúc kết nhiều năm làm công tác <br />
phong trào. Bản thân sẽ tiếp tục học tập, trao đổi cùng đồng ngiệp để hoàn thành <br />
tốt nhiệm vụ cao cả của người giáo viên như Bác Hồ đã từng dạy: “Vì lợi ích <br />
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.<br />
2. Kiến nghị<br />
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi xin có một số đề xuất sau:<br />
* Nhà trường: <br />
Tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo <br />
để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm hơn nữa.<br />
* Gia đình: <br />
Gia đình hòa thuận, hạnh phúc để quan tâm, kiểm tra sát sao hơn nữa tới <br />
việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở nhà nhiều hơn nữa. <br />
* Thôn, buôn: Giảm tối thiểu các tệ nạn xã hội, các hành vi bào hành, nâng <br />
cao đời sống cộng đồng ; Luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho <br />
những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em <br />
được đến trường và tham gia học tập như bao học sinh khác<br />
Trên đây là một số biện pháp chủ nhiệm tích cực nhằm nâng cao chất lượng <br />
giáo dục toàn diện, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần cho học sinh ở trường Tiểu học Lê <br />
Hồng Phong. Tuy nhiên, tùy theo thực tế của từng trường và từng địa phương để <br />
lựa chọn các giải pháp phù hợp và đạt hiệu quả cao.<br />
Rất mong được sự góp ý chân thành và chia sẻ kinh nghiệm của các bạn <br />
đồng nghiệp. <br />
Tôi xin chân thành cám ơn!<br />
Ea Na, ngày 15 tháng 2 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Phan Thị Kim Thân<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
23<br />
NỘI DUNG<br />
MỤC TRANG<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU<br />
I 1<br />
Đặt vấn đề<br />
<br />
II Mục đích của đề tài 1<br />
<br />
1 Đối tượng nghiên cứu 1<br />
<br />
2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
<br />
3 Phương pháp nghiên cứu 2<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
2<br />
1 Cơ sở lí luận <br />
<br />
2 Lí luận thực tiễn 3<br />
<br />
3 Thực trạng của vấn đề 4<br />
<br />
III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5<br />
<br />
Giải pháp – biện pháp 6 16<br />
<br />
IV Tính mới của giải pháp 17<br />
<br />
V Hiệu quả SKKN 17<br />
<br />
1 Kết quả khảo nghiệm 17<br />
<br />
2 Giá trị khoa học 18<br />
<br />
Phần thứ ba <br />
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19<br />
1 Kết luận<br />
<br />
2 Kiến nghị 20<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
24<br />
STT Tên sách Nhà xuất bản<br />
1 Chương trình giáo dục phổ thông Bộ GD & Đào tạo<br />
2 Báo giáo dục thời đại Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam<br />
3 Tài liệu BDTX Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam<br />
<br />
4 Thực hành kĩ năng sống dành cho HS Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam<br />
lớp 2<br />
5 Tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng Bộ GD & ĐT<br />
sống<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC <br />
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ĐẠT HIỆU QUẢ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
Họ và tên: Phan Thị Kim Thân<br />
Chức vụ: Giáo viên <br />
TĐCM: Đại học GD Tiểu học <br />
Đơn vị công tác: Trường TH Lê Hồng Phong<br />
<br />
<br />
Eana, tháng 2 năm 2019<br />