1. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Bác Hồ kính yêu đã nói:<br />
“Vì lợi ích mười năm trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm trồng người.”<br />
Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non, có nhiệm vụ dây xựng <br />
những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. <br />
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo <br />
vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi người mà của <br />
toàn xă hội.<br />
Và như chúng ta đã biết! trong mọi thời đại giáo dục chiếm một vị trí <br />
quan trọng trong xã hội. Tùy theo mỗi độ tuổi giáo dục khác nhau, do đặc điểm <br />
của lứa tuổi nên việc giáo dục cấp học mầm non được tiến hành theo phương <br />
châm “ Chơi mà học, học mà chơi”. Vì vậy giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này <br />
góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trong chương trình <br />
giáo dục mầm non, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết <br />
sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh <br />
mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các <br />
hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu, <br />
không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực <br />
cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú <br />
của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát <br />
triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ âm nhạc là <br />
thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn <br />
nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp <br />
xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu <br />
không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm <br />
lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. Từ những âm thanh lời ca, giai điệu của <br />
bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ <br />
thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những mơ ước, những cảm xúc <br />
mạnh mẽ hay dịu dàng. Trẻ mầm non trong giáo dục âm nhạc điều quan trong <br />
không phải là dạy trẻ hát chuẩn xác, rỏ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải <br />
được tham gia các hoạt động như nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa hát, trò <br />
chơi âm nhạc. Được tiếp xúc với âm nhạc, ở một chừng mực nào đó, trẻ sẽ có <br />
cảm nhận, biết nhận xét trao đổi… ý nghĩa lời ca, âm điệu, tiết tấu. Âm nhạc <br />
chân chính có giá trị nghệ thuật cảm hóa trẻ cùng hướng tới cái đẹp trong tâm <br />
hồn vì vậy âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bên cạnh đó, thế giới <br />
âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát <br />
triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Âm <br />
nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, <br />
quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, xúc cảm. Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới <br />
kỳ diệu đầy cảm xúc. Bởi chính ở đây âm nhạc được coi như một phương <br />
tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non thì âm nhạc là một môn nghệ <br />
thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích là nguồn cảm <br />
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Có thể coi âm nhạc là một bộ <br />
phận không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm <br />
nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước..., giúp <br />
biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca <br />
hát, vận động, nghe hát, múa, trẻ chơi trò chơi âm nhạc. Đối với trẻ 45 tuổi là <br />
giai đoạn trẻ cảm nhận âm nhạc tốt nhất, trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn <br />
hình tượng âm nhạc, cùng với những kinh nghiệm được tích lũy từ trước, ở <br />
lứa tuổi này những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở bất <br />
cứ lĩnh vực nào khác, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng <br />
những biểu tượng về âm nhạc, dần dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều <br />
kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, <br />
đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản.<br />
Chính vì những lý do trên mà bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm <br />
hiểu những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho <br />
hoạt động làm quen với giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm lứa tuổi <br />
mẫu giáo 45 tuổi, giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát <br />
và múa đơn giản mà phải tổ chức hát múa dưới nhiều hình thức và luôn đi <br />
cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong <br />
muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc. Nhận <br />
thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
mầm non nói chung và trẻ 4 5 tuổi nói riêng, tôi đã nghiên cứu để tìm ra “ <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 45 tuổi <br />
trong trường mầm non”. <br />
1.2. Phạm vi áp dụng và điểm mới của đề tài<br />
1.2.1. Điểm mới cua đê tai.<br />
̉ ̀ ̀<br />
Trên thực tế có nhiều đồng nghiệp đã viết về đề tài này. Tuy nhiên mỗi <br />
đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nâng cao chất lượng <br />
giáo dục Âm nhạc phù hợp với thực tế của đơn vị. Bên cạnh đó, q ua việc vận <br />
dụng đề tài này vào thực tiễn bản thân tôi cảm thấy rất quan tâm, đam mê, yêu <br />
thích. Đặc biệt đối với trẻ có sự chuyển biến thật sự về mọi mặt đức, trí, thể, <br />
mỹ. Trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong mọi hoạt động.<br />
Điểm mới của đề tài: Nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm <br />
non hiện nay, muốn trẻ được phát triển một cách bền vững cần có một kế <br />
hoạch hoàn thiện để trẻ được làm quen với nội dung giáo dục ở mọi lúc, mọi <br />
nơi và cần được lặp lại nhiều lần. Vì vậy lựa chon một số biện pháp giáo dục <br />
Âm nhạc cho trẻ cần được thực hiện trong xây dựng và sử dụng môi trường <br />
giáo dục; Hoạt động âm nhạc cho trẻ trong tổ chức hoạt động học, hoạt động <br />
vui chơi, trong hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì thế qua <br />
đề tài này tôi muốn đề xuất một số kinh nghi ệm để góp phần trong vi ệc <br />
giáo dục tr ẻ cho tr ẻ t ại tr ường m ầm non n ơi tôi đang công tác.<br />
1.2.2. Phạm vi áp dụng.<br />
Đây là một sáng kiến mới được tôi áp dụng lần đầu tiên tại trường và có <br />
thể sử dụng rộng rãi đối với các trường Mầm non trên địa bàn huyện.<br />
Việc nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng như khi áp dụng <br />
vào thực tế đã giúp trẻ lớp tôi nói riêng và các lớp mẫu giáo trường tôi nói <br />
chung hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc. Trẻ có kỷ năng cảm thụ về <br />
âm nhạc: hát rõ lời rõ chữ, nhấn nhá đúng giai điệu bài hát, biết vận động theo <br />
nhạc một cách bài bản, có nghệ thuật, đa số trẻ tự tin, mạnh dạn và tham gia <br />
có hiệu quả trong các buổi biễu diễn văn nghệ của trường.<br />
Việc phát huy tính sáng tạo của trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở <br />
lĩnh vực nào chúng ta cũng có thể áp dụng được, nhưng bản thân tôi là một <br />
giáo viên mầm non đang dạy lớp 45 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế <br />
mạnh của trẻ trong phạm vi trường mầm non. Điều cụ thể hơn nữa là tôi <br />
hướng vào việc phát huy tính sáng tạo của trẻ vào khả năng cảm thụ âm nhạc.<br />
Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 45 tuổi khi tham gia hoạt <br />
động âm nhạc ở trường mầm non mà tôi đang công tác.<br />
<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1. Thực trạng:<br />
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo duc mầm non là <br />
phát triển tất cả các khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu <br />
về nhân cách con người làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn nữa cho những <br />
giai đoạn tiếp theo trong đó có Âm nhạc. Trường Mầm non mà tôi đang công <br />
tác là một ngôi trường có bề dày về thành tích nhiều năm. Đội ngũ cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ, tích cực học tập <br />
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
2.1.1 Thuận lợi: <br />
Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường <br />
đầu tư cơ sở vật chất mua sắm đầy đủ đồ dùng và dụng cụ như ti vi, máy <br />
chiếu.. <br />
Nhà trường luôn coi trọng đến việc rèn cho trẻ kĩ năng âm nhạc, trang <br />
bị cho mỗi lớp loa máy đầy đủ thuận tiện cho việc hoạt động âm nhạc.<br />
Thường xuyên tạo điều kiện cho tôi đi dự giờ đồng nghiệp, bồi dưỡng <br />
chuyên đề hoạt động giáo dục âm nhạc, được nhà trường quan tâm tận tình, <br />
chỉ đạo sát sao trong việc thực hiện chương trình giáo dục.<br />
Bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 45 tuổi , <br />
đây là độ tuổi trẻ đã nhận thức được thế giới xung quanh, trẻ hiểu biết nhiều, <br />
trẻ đã thể hiện được cảm xúc của mình, đồng thời bản thân tôi cũng có khả <br />
năng âm nhạc, truyền thụ âm nhạc đến trẻ. <br />
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học tự rèn luyện<br />
2.1.2 Khó khăn:<br />
Lớp 45 tuổi do tôi phụ trách có đa số cháu là con em nông nghiệp, ít có <br />
điều kiện để quan tâm và cho con em tiếp xúc với âm nhạc nhiều. Việc phối <br />
hợp chăm sóc, giáo dục trẻ giữa giáo viên và và phụ huynh còn gặp không ít <br />
khó khăn.<br />
Phòng học còn chật hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động <br />
học cho trẻ.<br />
Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng cảm thụ âm nhạc không <br />
đồng đều. Nhiều trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc còn chậm…<br />
Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa <br />
được nhiều, đồ dùng chưa đẹp, chưa phong phú, chưa sáng tạo để lôi cuốn <br />
hấp dẫn trẻ.<br />
2.1.3. Điều tra thực tiển:<br />
Năm học 2018 2019 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy <br />
lớp 45 tuổi. Tôi đã tiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình <br />
hình tâm sinh lý từng trẻ để có kế hoạch giáo dục. <br />
Vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát chất lượng âm nhạc của 27 trẻ <br />
trong lớp. Tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ ở nhiều mức độ khác <br />
nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, hát đúng giai điệu, khả năng biểu diễn của <br />
trẻ rất tốt. Bên cạnh đó có một số cháu lại thờ ơ khi nhạc vang lên, trẻ cảm <br />
thụ âm nhạc còn chậm và chưa thực sự thích thú khi tham gia hoạt động âm <br />
nhạc. Chính vì vậy, đòi hỏi bản thân tôi phải biết lựa chọn, phối hợp các biện <br />
pháp một cách nhuần nhuyển, sáng tạo để phát huy tính tích cực cho trẻ và <br />
cũng là để chất lượng hoạt động âm nhạc của trẻ ngày càng tốt hơn.<br />
Khảo sát đầu năm, tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát đối với trẻ 4 5 <br />
tuổi kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Nội dung Số lượng Tỷlệ<br />
<br />
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 15/27 55,5%<br />
<br />
Kỹ năng cảm nhận âm nhạc 12/27 44,4%<br />
<br />
Trẻ manh dạn, tự tin 17/27 62%<br />
<br />
<br />
Qua kết quả theo dõi đánh giá ở trên tôi nhận thấy giờ hoạt động âm <br />
nhạc cho trẻ của mình chưa mang lại hiệu quả cao. Ý thức từ vai trò của giáo <br />
dục âm nhạc chưa cao cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” <br />
đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non <br />
và hơn nữa là một giáo viên mầm non, tâm huyết với nghề dạy trẻ tôi nhận <br />
thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. <br />
Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ <br />
phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đó luôn trăn trở, tìm <br />
tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất. <br />
Với kết quả như trên, bản thân tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ tìm ra <br />
những biện pháp tối ưu nhất kết hợp với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà <br />
trường để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho <br />
trẻ.<br />
2.2. Các giải pháp.<br />
2.2.1. Biện pháp thứ 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ.<br />
Như chúng ta đã biết! Muốn làm một việc gì đó thành công và đạt kết <br />
quả tốt thì chúng ta cần phải lập cho mình một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Và <br />
muốn giờ hoạt động Âm nhạc đạt kết quả cao, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt <br />
động thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song yếu tố xây dựng kế hoạch <br />
hoạt động âm nhạc cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta chủ động <br />
lên kế hoạch trước một cách cụ thể, rõ ràng thì kết quả giờ hoạt động đó phải <br />
biết dựa vào các yêu cầu sau:<br />
Xây dựng kế hoạch tuần, tháng theo chủ đề, đúng với hình thức thực <br />
tiển của lớp mình. Phải dựa vào nội dung hoạt động âm nhạc theo từng chủ <br />
đề.<br />
Dựa vào khả năng của trẻ trong lớp qua quá trình hoạt động, sự nhanh <br />
nhẹn, linh hoạt, thích thú hay nhàm chán, không chú ý của trẻ để có biện pháp <br />
phù hợp với từng trẻ.<br />
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới động vật” tôi xem ở kế hoạch <br />
hoạt động với chủ đề này với đề tài của bài là gì? Cần chuẩn bị những đồ <br />
dùng, đồ chơi gì? Và có những biện pháp sử dụng như thế nào? Dựa vào kế <br />
hoạch đó bản thân tôi tìm tòi, sưu tầm tranh, ảnh, đồ dùng, đồ chơi, làm và sử <br />
dụng cho phù hợp với chủ đề mình dạy. <br />
Từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trẻ cụ thể, đúng đối tượng của <br />
nhóm lớp, lồng ghép, tích hợp họat động âm nhạc vào các hoạt động khác <br />
trong ngày và mọi lúc mọi nơi. Vì thế mà khi tổ chức hoạt động Âm nhạc đạt <br />
hiệu quả cao.<br />
2.2.2. Biện pháp thứ 2: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:<br />
Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu <br />
thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động <br />
giáo dục một cách hiệu quả ở trường mầm non. Góc âm nhạc là nơi trẻ có <br />
điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn <br />
luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò <br />
chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ . Tôi <br />
luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí cách sắp <br />
xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. Do đặc <br />
điểm tâm lý lứa tuổi mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái <br />
đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ.Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ <br />
chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để tạo môi trường học và thoải mái <br />
cho trẻ.<br />
Mặt khác trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, <br />
trẻ rất hào hứng muốn vào góc âm nhạc để tự mình thể hiện mình, hát vận <br />
động bằng các nhạc cụ, trang phục. Vì vậy muốn trẻ thích thú hào hứng thì <br />
bản thân tôi luôn làm mới góc nghệ thuật bằng nhiều hình thức để kích thích <br />
hứng thú của trẻ.<br />
Bên cạnh đó, tôi luôn sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng <br />
nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển và sưu tầm những hình ảnh <br />
đep, nghộ nghĩnh... có nội dung về hoạt động âm nhạc nội dung bài sắp học <br />
để trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ đề để gây sự thu hút tới trẻ, <br />
hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy và chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi <br />
là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ.<br />
* Ví dụ: <br />
Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh <br />
hoạ thì nên tổ chức ở phòng âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh <br />
sửa các động tác để kích thích trẻ thực hiện các động tác thoải mái, giúp trẻ <br />
hoạt động tích cực hơn.<br />
Để có tiết học sôi nổi và hứng thú ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ <br />
chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng hát và nghe hát…để giúp trẻ cảm <br />
thụ âm nhạc một cách chính xác.<br />
Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm chủ <br />
đề gấy sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện <br />
khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện cũng cố và vận <br />
dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng <br />
taọ làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát và vận động <br />
theo nhạc, biễu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng <br />
tạo.<br />
* Ví dụ: Chủ điểm động vật là các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu múa hát, mũ <br />
âm nhạc cắt hình các con vật….<br />
Ngoài ra, tôi luôn tìm kiếm, thu gom những phế liệu đã qua sử dụng sẵn <br />
có, dễ kiếm để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, và đây là một hoạt động sáng tạo <br />
và độc đáo. Từ những đồ dùng đồ chơi đó trẻ có thể vừa chơi, vừa có có thể <br />
học được.<br />
* Ví dụ: <br />
+ Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có <br />
hình dáng khác nhau...<br />
+ Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc,<br />
+ Tận dụng vãi vụn làm hoa cài tay, mút xốp làm mũ múa...<br />
Tôi xây dựng góc âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm <br />
bảo an toàn đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao <br />
cho gọn gàng, dễ lấy và có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Vì thế trẻ rất <br />
hứng thú khi tham gia hoạt động Âm nhạc.<br />
2.2.3. Biện pháp thứ 3: Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc mọi nơi:<br />
Giáo dục âm nhạc ở mẫu giáo cho ta thấy rằng tiếp thu thẩm mỹ về âm <br />
nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải trải qua một quá <br />
trình: Học chơi và mọi lúc mọi nơi.<br />
Mọi lúc mọi nơi cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc. Vào buổi sáng <br />
giờ đón trẻ mở băng đĩa cho trẻ nghe khi đến trường với một số ca khúc quen <br />
thuộc như "Cháu đi mẫu giáo", "Trường cháu đây là trường mầm non", "Đi <br />
học"....Hay vào những thời điểm dịp lễ tết, tôi mở cho trẻ nghe những bài ca <br />
ngợi về ngày tết quê hương... để tạo cho trẻ niềm vui khi đến trường. Bên <br />
cạnh đó lồng ghép giáo dục trẻ lễ phép khi đến lớp, bài hát “Lời chào buổi <br />
sáng” của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở trẻ chào bố mẹ bằng âm nhạc, ngữ <br />
điệu lời nói của trẻ thêm tình cảm, âu yếm.<br />
Hay giờ tập thể dục buổi sáng tôi mở băng đĩa cho trẻ nghe và tập các <br />
động tác thể dục sáng qua bài hát " Em tập thể dục" qua đây trẻ sẻ thích thú và <br />
tạo cho trẻ thói quen tập thể dục và cũng dần hình thành cho trẻ khả năng cảm <br />
thụ âm nhạc được tốt hơn.<br />
Ngoài những biện pháp đã truyền đạt, tôi còn ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho <br />
bài hát tôi dạy. Tôi tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng <br />
tâm bài hát.<br />
* Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay hát <br />
nhỏ, hát nối đuôi… dựa theo các hình thức khác nhau. <br />
Trong các ngày lễ hội tôi thường cho các cháu biễu diễn tập thể để cháu <br />
nào cũng được múa, được hát, được biễu diễn trước đám đông như: Dịp khai <br />
giảng năm học mới, dịp trung thu… Một phần giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn, <br />
một phần làm cho các cháu thấy được hãnh diện khi mình được biễu diễn văn <br />
nghệ trước khán giả.<br />
Với biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và đa số phụ huynh phấn <br />
khới, tin tưởng vào sự giáo dục của nhà trường.<br />
2.2.4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng các loại nhạc cụ, học cụ thu hút sự <br />
chú ý của trẻ:<br />
Trong trường mầm non có rất nhiều loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ <br />
các môn học và các hoạt động. Đối với môn giáo dục âm nhạc có nhiều đồ <br />
dùng, dụng cụ âm nhạc, những đồ dùng ấy phát ra âm thanh sôi động giúp cho <br />
bài hát hay hơn thu hút được sự hứng thú của trẻ vào tiết học. Để đạt được <br />
kết quả cao tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ tự tạo từ nguyên vật liệu <br />
dễ kiếm, dễ tìm từ những phế thải để làm đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho môn <br />
giáo dục âm nhạc. <br />
Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống <br />
lắc…Tôi còn sử dụng nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng nhôm, thùng <br />
giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén <br />
bằng sành. Có thể để giấy báo hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ lớn, <br />
tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy… theo trí tưởng tượng của <br />
các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Tôi còn sưu tầm <br />
thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc <br />
cổ điển…các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể <br />
sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng <br />
khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như: khăn choàng, vòng <br />
đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy <br />
cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ <br />
dàng lấy và sử dụng.<br />
Ví dụ: <br />
Nắp sữa làm trống lắc, chai ly nhựa bỏ hạt – hột vào, muỗng… và chú ý <br />
trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ.<br />
Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm <br />
nhạc, tôi phải chú ý thay đổi chất liệu, màu sắc những thiết bị tạo âm thanh <br />
khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa.<br />
<br />
Ví dụ: <br />
Để gõ đệm cho một bài hát, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách...trẻ kết <br />
hợp với việc sử dụng thanh gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau <br />
tạo ra một tổ âm thanh hài hòa, rất hay.Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm <br />
nhạc, giáo viên có thể tận dụng để giới thiệu một số đàn dân tộc cho trẻ biết.<br />
Ví dụ về đàn tranh sau khi cô giới thiêụ chọn tiếng đàn tranh trong tiếng <br />
đàn organ, cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dễ cảm nhận và <br />
phân biệt những loại âm thanh khác nhau từ các nhạc cụ.<br />
Bên cạnh đó, để làm trang phục cho trẻ có thể dùng các loại giấy, bảng <br />
kính, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt.<br />
Những dụng cụ này một phần làm phong phú thêm các loại nhạc cụ, <br />
một phần các loại nhạc cụ này rất gần gũi với trẻ, trẻ có thể cảm nhận âm <br />
thanh một cách dễ dàng hơn, làm cho hoạt động âm nhạc trở nên sinh động <br />
hơn.<br />
2.2.5. Biện pháp thứ 5: Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác:<br />
Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy <br />
tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn <br />
khác trở nên sinh động hơn. Và môn học nào cũng có thể tích hợp hoạt động <br />
âm nhạc. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy nghĩ của mình và <br />
thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo <br />
luôn tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin <br />
hơn đồng thời giúp trẻ say sưa thích thú hơn trong các giờ hoạt động khác. <br />
Mặt khác qua nội dung lồng ghép này các môn học khác cũng trở nên phong <br />
phú sinh động hơn. <br />
*Khám phá khoa học:<br />
Trong chương trình học ở lớp Mẫu giáo nhỡ có giờ cho trẻ khám phá <br />
khoa học nhằm trau dồi năng lực hoạt động trí tuệ, nhận biết cuộc sống xã <br />
hội. Với môi trường xã hội, cô giáo tổ chức cho trẻ quan sát, gặp gỡ, trò <br />
chuyện giúp đỡ mọi người gần gũi xung quanh. Cho trẻ làm quen với đồ vật, <br />
hiểu ý nghĩa đồ dùng và đặc điểm của nó.<br />
Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung <br />
phát triển nhận thức thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò <br />
chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có <br />
cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu cầu là <br />
trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác <br />
nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ <br />
nghe bài “Màu hoa” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của Văn <br />
Tấn.<br />
Ví dụ: Trong chủ đề nghề nghiệp như “Chú công nhân” giáo viên yêu <br />
cầu trẻ nắm được công việc, ý nghĩa của công việc đó, y êu quý người lao <br />
động...kết hợp cho trẻ nghe bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của Hoàng Văn <br />
Yến.<br />
Ví dụ: Khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Gần lắm trường sa”, <br />
“Chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ hiểu được <br />
trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được <br />
thanh bình để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”.<br />
* Tạo hình:<br />
Sự tham gia của âm nhạc trong giờ dạy trẻ hoạt động tạo hình đã kích <br />
thích sự sáng tạo, gợi mở, phát triển trí tưởng tượng của trẻ khi vẽ, nặn, cắt, <br />
dán....<br />
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở <br />
máy cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, <br />
thì ở đây ngoài nội dung trên tôi đã tổ chức nhiều tiết ở trên lớp với nội dung <br />
là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng <br />
dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên <br />
kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa” rồi cô cùng trẻ trò <br />
chuyện về các loại hoa trong bài hát.<br />
+ Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì?<br />
+ Ngoài những bông hoa đủ màu sắc đó thì bài hát còn có gì nữa (nhiều <br />
lá, nhiều cây...)….<br />
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong quá <br />
trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.<br />
* Làm quen văn học :<br />
Đối với giờ làm quen văn học, giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu <br />
chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ <br />
những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế <br />
hệ người Việt Nam nối tiếp nhau.<br />
Thông qua việc dạy bài thơ “ Hạt gạo làng ta” cả Trần Đăng Khoa, sau <br />
khi trẻ đọc xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “ Hạt gạo làng ta” do Trần <br />
Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong <br />
bà thơ được nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý. <br />
Ví dụ: Giờ đọc thơ, cho trẻ đọc thơ bài Bó hoa tặng cô của Ngô Quân <br />
Mện, có thể kết hợp bài hát Mừng ngày 8/3 (Nhạc và lời của Tân Huyền), mỗi <br />
tiết nhạc ứng với câu thơ năm chữ nhưng khác với tình cảm trên bài thơ trên. <br />
Bài hát có không khí vui tươi, rộn ràng của thầy trò ngày 8/3.<br />
Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện thêm phần sinh <br />
động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện <br />
đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp <br />
cho hay. Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình <br />
học của trẻ.<br />
* Giờ họat động phát triển thể chất.<br />
Đối với giờ học thể dục tường chừng như khô khan đối với trẻ, nhưng <br />
khi tích hợp, lồng ghép các bài hát vào giờ học thì giờ học trẻ nên sôi động và <br />
háp dẫn, hứng thú đối với trẻ. <br />
Ví dụ: Như khi cho trẻ khởi động đi, chạy các kiểu khác nhau và tập các <br />
bài tập phát triển chung, cô cho trẻ kết hợp nghe các bài hát và thực hiện các <br />
động tác theo bài hát đó, như vậy tiết học trở nên sôi động và hấp dẫn đối với <br />
trẻ. Hay khi tổ chức trò chơi cũng thế, kết hợp bài hát vào sẽ làm cho tiết học <br />
trở nên sinh động và háp dẫn đối với trẻ. <br />
<br />
<br />
*Giờ hoạt động ngoài trời .<br />
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những <br />
bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan <br />
sát cây xanh trong sân trường".<br />
Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Em yêu cây xanh" hoặc "Trồng <br />
cây"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát <br />
mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây. Hình <br />
thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát, <br />
giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, <br />
vui thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó tôi nhận thấy trẻ <br />
rất thích được dạo chơi, trẻ nhanh nhẹn hào hứng tham gia vào các hoạt động, <br />
còn giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học hoặc làm quen với bài hát mới giúp <br />
trẻ vào giờ học âm nhạc được dễ dàng, tự tin hoà mình cùng cô. Nhận thấy <br />
bước đầu trẻ có khả năng phát triển về âm nhạc.<br />
*Giáo dục âm nhạc thông qua các hội thi, ngày hội.<br />
Tôi thường cho các cháu biễu diễn tập thể để cháu nào cũng được múa, <br />
được hát, được biểu diễn trước đám đông như: “Ngày hội đến trường của <br />
bé”, “Bé vui Tết Trung Thu”, " Chương trình vui xuân"… Ở mỗi một ngày hội, <br />
ngày thi trường tôi đã dàn dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc <br />
sắc, sinh động và phong phú. Cùng có sự góp mặt của các trẻ trong trường. <br />
Bên cạnh đó cũng có các bậc phụ huynh tham dự cùng trẻ. Nhận thấy nhiều <br />
phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình. Điều này có tác <br />
dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp mẫu giáo và lòng tin <br />
đối với nhà trường. Và cũng là để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở <br />
trẻ. Trong hội thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt <br />
động có âm nhạc, trẻ thích biểu diễn và say mê với âm nhạc. Đó cũng là một <br />
hình thức tuyên truyền về ngành học rất lớn. Mặt khác sự cảm thụ tích cực <br />
của trẻ về âm nhạc không nên dừng lại ở việc cho trẻ hát lại những bài hát <br />
được người lớn truyền thụ mà tri thức và kỹ năng về âm nhạc sẽ được hình <br />
thành và tồn tại lâu bền ở trẻ. Nếu các cháu được rèn luyện chu đáo và được <br />
tham gia biểu diễn... Tất cả những hình thức biểu diễn, những tác phẩm âm <br />
nhạc như tốp ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo <br />
nhạc đệm, đều gây cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành <br />
công sẽ có giá trị giáo dục sâu sắc hơn. Vì sự giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ <br />
thuật của âm nhạc chỉ được coi là hoàn thiện khi một tác phẩm âm nhạc <br />
truyền thụ cho trẻ và sau này chính những trẻ em đó tham gia tái hiện đầy đủ <br />
tác phẩm âm nhạc đó.<br />
Ngày lễ, ngày hội còn là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường <br />
được giao lưu, hiêủ biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ được năng cao <br />
các kĩ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có <br />
trong ngày hội, lễ ( cách trang trí, trình diễn, nội dung, ý nghĩa...) đồng thời <br />
cũng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được.<br />
<br />
2.2.6. Biện pháp thứ 6: Tổ chức một số trò chơi phục vụ trong giờ <br />
âm nhạc.<br />
Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là <br />
một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến <br />
cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ <br />
nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.<br />
Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận <br />
động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò <br />
quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp <br />
điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm <br />
thụ âm nhạc được tốt hơn.<br />
Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có <br />
những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những <br />
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng <br />
thông qua tai nghe âm nhạc.<br />
Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm <br />
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.<br />
Ví dụ: Trò chơi định hướng và phân biệt âm thanh “ Tai ai tinh” Trò chơi <br />
này sẽ giúp trẻ nghe âm thanh phát ra từ phía nào, trẻ có thể nhận biết được <br />
âm thanh của nhạc cụ nào đó hoặc nhận được một vài loại nhạc cụ khi nghe <br />
bản nhạc.<br />
Như khi cô gõ phách bằng tre và đố trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre...<br />
Ví dụ trò chơi: “Giai điệu thân quen”<br />
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại <br />
giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và <br />
nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.<br />
Cách chơi: Cô đánh đàn cho trẻ nghe giai điệu bài hát mà trẻ đã được <br />
học, 2 đội rung xắc xô giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa <br />
nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả <br />
lời thuộc về đội bạn.<br />
Cho trẻ nghe giai điệu “ Đố bạn biết, đó là nhà của ai.....” thì trẻ phải <br />
nêu được đó là giai điệu bài hát “Đố bạn”.<br />
Ví dụ : Chủ đề nghề nghiệp, cô chọn các hình một số nghề nghiệp phổ <br />
biến mà trẻ biết rồi cho trẻ chọn ô cửa trẻ muốn chọn, rồi cho trẻ về tổ để <br />
bàn bạc suy nghĩ rồi cả tổ cùng hát bài hát có nội dung như hình vẽ ấy, cô giáo <br />
sẽ đánh đàn cho trẻ ở tổ đó để thực hiện bài hát mà trẻ thể hiện. Phần thưởng <br />
dành cho các đội hát đúng với nội dung ô cửa.<br />
Qua việc tổ chức trò chơi trong giờ hoạt động âm nhạc sẻ giúp trẻ hứng <br />
thú và tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.<br />
2.2.7. Biện pháp thứ 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ <br />
huynh.<br />
Phối kết hợp với phụ huynh là những yếu tố quan trọng cần thiết tạo <br />
cho sự thành công của việc dạy trẻ. Như chúng ta đã biết "Gia đình là môi <br />
trường giáo dục đầu tiên của trẻ". Gia đình là nơi có điều kiện để hiểu trẻ <br />
sớm nhất, toàn diện nhất trong đặc điểm của trẻ. Gia đình là môi trường giáo <br />
dục có ảnh hưởng sớm nhất, mạnh mẽ nhất, mang tính quyết định nhất tới sự <br />
hình thành và phát triển nhân cách đầu tiên của trẻ, điều đó được thể hiện <br />
thông qua các hình thức: Giáo dục trực tiếp, giáo dục gián tiếp.<br />
Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn <br />
bên cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên <br />
luôn muốn các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường <br />
xuyên thông báo, trao đổi với phụ huynh về những trẻ có khả năng âm nhạc để <br />
gia đình có hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ <br />
huynh mua băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để <br />
các con được luyện tập ở nhà.<br />
Vào các dịp lễ hội nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ, qua đó trẻ sẽ được <br />
rèn luyện những kỹ năng ca hát, kỹ năng biểu diễn bài hát theo nhạc đệm và <br />
làm quen với các trang phục khi biểu diễn. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà <br />
trường quan tâm đối với trẻ. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, mang đến cho <br />
trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười.<br />
Mặt khác nhằm kích thích thích hứng thú say mê với âm nhạc thì rất <br />
cần phụ huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ <br />
chơi giảng dạy hoặc mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như <br />
lon bia, hộp sữa, chai nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hoá trang…Để cô và trẻ <br />
có thể tự tạo ra những nhạc cụ, đạo cụ hoá trang nhằm tăng thêm sự <br />
hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.<br />
Như vậy việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường sẽ tạo <br />
điều kiện cho trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc.<br />
2.3. Kết quả đạt được :<br />
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp học của mình, <br />
chất lượng về hoạt động âm nhạc của lớp đạt kết quả cao.<br />
* Đối với bản thân: <br />
Tôi đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh <br />
hoạt vào các tiết học âm nhạc.<br />
Bản thân đã mạnh dạn và tự tin hơn khi thực hiện hoạt động âm nhạc.<br />
Tôi đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng, đồ <br />
chơi khi tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc. Đồ dùng, đồ chơi phong phú và <br />
đa dạng thay đổi theo từng chủ đề đã tập trung được sự thu hút, nhiều trẻ <br />
thích tham gia vào hoạt động.<br />
Nhiều tiết dạy hoạt động âm nhạc được nhà trường xếp loại <br />
tốt.<br />
Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường khi dạy đề tài về giáo dục <br />
âm nhạc.<br />
* Đối với trẻ: <br />
Trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, không còn trẻ rụt rè, nhút <br />
nhát, thiếu tự tin.<br />
Trẻ thuộc và hiểu được nội dung của tác phẩm, có cảm xúc, tình cảm , <br />
yêu thích cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp.<br />
Trẻ có kỹ năng nghe nhạc; biết sử dụng đồ chơi, vận động <br />
thành thạo theo yêu cầu của từng hoạt động. <br />
Trẻ được thường xuyên tham gia biểu diễn văn nghệ phục vụ các lễ <br />
hội của nhà trường.<br />
Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Kết quả ngày càng <br />
được nâng cao cụ thể là :<br />
<br />
Nội dung Số lượng trẻ Kết quả<br />
<br />
Trẻ tham gia vào hoạt động 27/27 100%<br />
Thuộc bài hát, vận động theo bài hát 26/27 96,2%<br />
Mạnh dạn, tự tin biểu diễn 25/27 92,5%.<br />
* Đối với phụ huynh: <br />
Phụ huynh tin tưởng vào cô giáo và sự chăm sóc giáo dục ở trường <br />
mầm non ngày càng đạt chất lượng cao. Phụ huynh thể hiện sự chăm lo đến <br />
phương pháp giáo dục và chăm sóc trẻ khi trẻ ở nhà, có ý thức trong việc cho <br />
trẻ tiếp thu các tác phẩm âm nhạc thiếu nhi qua các phương tiện truyền thanh, <br />
sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi và nêu ý kiến hay trong việc làm <br />
đồ dùng đồ chơi.<br />
Thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với giáo viên, từ đó kết hợp <br />
giữa nhà trường với gia đình trẻ ngày càng gắn bó.<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài.<br />
Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ <br />
cho trẻ. Giáo dục âm nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu đất <br />
nước, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là <br />
phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển <br />
trí tưởng tượng củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Quá trình trẻ tiếp <br />
xúc và hoạt động âm nhạc học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm <br />
nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn <br />
diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Trong <br />
quá trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở lớp tôi, việc hình thành cho trẻ những <br />
phương pháp, kỹ năng về Âm nhạc là hết sức cần thiết, để từ đó giúp trẻ trở <br />
nên sinh động, thoải mái, trẻ học hứng thú và tích cực hơn, cụ thể sau khi áp <br />
dụng sáng kiến này giúp trẻ phát triển một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, <br />
kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng thẩm mỹ, kỹ năng nhận thức.<br />
Kỹ năng giao tiếp: Khi tham gia hoạt động âm nhạc trẻ được hoạt động <br />
cùng với bạn, khi biểu diễn trẻ học cách trình bày, giới thiệu.<br />
Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Trẻ biết cách thể hiện cảm xúc theo nội <br />
dung bài hát. khi biểu diển trẻ biết giao lưu tình cảm với khán giả.<br />
Kỹ năng thẩm mỹ: Trẻ biết yêu âm nhạc, biết yêu quý cái đẹp. Biết thể <br />
hiện những sắc thái, động tác minh họa đẹp.<br />
Kỹ năng nhận thức: Tạo điều kiện để trẻ có thêm những hiểu biết xã <br />
hội, những kiến thức văn hóa, hay môi trường xung quanh trẻ.<br />
Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu <br />
giáo 45 tuổi nói riêng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Những tác phẩm <br />
âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu vết rất sâu sắc và khá <br />
lâu dài trong tình cảm và nhận thức của con người. Âm nhạc có một sức mạnh <br />
vô cùng to lớn trong việc thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con <br />
người. Trẻ nghe hiểu âm nhạc, nắm được một số kĩ năng cơ bản, thường <br />
xuyên ca hát, vận động theo nhạc, không những phát triển tính tích cực, sáng <br />
tạo mà có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng khiếu. <br />
3.2. Kiến nghị, đề xuất:<br />
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp bản thân tôi <br />
có một số kiến nghị đề xuất sau:<br />
* Đối với phòng giáo dục:<br />
Tăng cường tổ chức hội thảo nhiều chuyên đề giáo viên học hỏi thêm <br />
về môn học.<br />
* Đối với nhà trường:<br />
Luôn trang bị thêm một số đồ dùng đồ chơi hiện đại như: đàn, trống hỗ <br />
trợ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.<br />
Tăng cường bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi <br />
thêm kinh nghiệm ở các lớp khác, trường bạn để nâng cao chất lượng cho giáo <br />
viên. <br />
* Đối với phụ huynh:<br />
Có sự quan tâm hơn nữa, sưu tầm ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có ở địa <br />
phương nhằm giúp cho giáo viên có điều kiện làm thêm đồ dùng đồ chơi phuc̣ <br />
̣ ̣ ̣ ̣ ́ ơn.<br />
vu hoat đông âm nhac tôt h<br />
Với kinh nghiệm của tôi khi tổ chức “Một số biện pháp nâng cao chất <br />
lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 45 tuổi trong trường mầm non”. không <br />
ngoài mục đích mong muốn trẻ có các kỷ năng về âm nhạc. Tuy nhiên vì điều <br />
kiện thời gian, cũng như tình hình thực tế của trẻ ở địa phương và năng lực <br />
của cá nhân còn hạn chế nên việc thực hiện những kinh nghiệm mà không <br />
tránh khỏi những thiếu sót. <br />
Kính mong các đồng chí và đồng nghiệp tham khảo, trao đổi và góp ý để <br />
giúp tôi hoàn thiện hơn trong chuyên môn.<br />
Trên đây là những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho <br />
trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi trong trường mầm non, kính mong hội đồng thi đua các <br />
cấp xem xét, góp ý để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />