SKKN: Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế: tại sao nhiều thực vật sống trong môi trường đất ô nhiễm có chứa nhiều chất độc hại, cây vẫn sống và sinh trưởng được…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực
- MỤC LỤC
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Thực hiện Nghị Quyết Trung ương số 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạyhọctheohướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo vận dụng kiến thức, kỹ người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên chỉ có vai trò kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý để học sinh tự chủ chiếm lĩnh và xây dưng tri thức” Nhận thức tầm quan trọng việc đổi phương pháp dạy học và khó khăn trong quá trình học tập của học sinh tôi mạnh dạn xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực, với mong muốn sau học xong chuyên đề các em hệ thống kiến thức cơ bản, trả lời được các câu hỏi về phần nội dung này và vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống thực tiễn như: vệ sinh ăn uống, nấu ăn, tỉa hoa trang trí, làm siro, trồng và chăm sóc cây… II. Tên sáng kiến Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực III. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Ngô Thị Đăng Quang Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân,Xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0975336802 E_mail:ngothidangquang.gvnguyenvietxuan@vinhphuc.edu.vn IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Trong giảng dạy sinh học 10, bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất và bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Trong đời sống thực tiễn: vệ sinh ăn uống, nấu ăn, tỉa hoa trang trí, làm siro, trồng và chăm sóc cây…
- VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 26/11/2018 VII. Mô tả bản chất của sáng kiến: A. Nội dung chuyên đề Tên chuyên đề: Xây dựng chuyên đề dạy học “Vận chuyển các chất qua màng sinh chất” theo các phương pháp dạy học tích cực. Chuyền đề gồm 2 bài Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co naguyên sinh Đối tượng: HS lớp 10 Dự kiến dạy: 2 tiết + Tiết 1. Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất + Tiết 2. Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Mạch kiến thức của chủ đề + Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ++ Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. ++ Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương ++ Nhập bào và xuất bào + Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh + Hệ thống các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm B. Tổ chức dạy học theo chuyên đề I. Mục tiêu chuyên đề 1. Kiến thức Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào. Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu. Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Phân biệt được hiện tượng co và phản co nguyên sinh. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, quan sát, phân tích, tổng hợp phát hiện vấn đề. Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng làm tiêu bản hiển vi.
- 3. Thái độ Yêu thích tìm hiểu tri thức sinh học Thông qua chủ đề HS biết cách thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để có sức khỏe tốt; vận dụng làm các loại siro từ các loại quả có sẵn của gia đình như siro nho, dâu tằm…; bón phân cho cây trồng hợp lý để bảo vệ môi trường. 4. Năng lực Rèn năng lực tư duy phê phán, tư duy logic thông qua việc nhận xét đánh giá kết quả phiếu học tập của nhóm khác, hoàn thiện phiếu học tập phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động và trả lời các câu hỏi trong bài. Năng lực làm việc nhóm: hoàn thiện phiếu học tập phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động và thảo luận trả lời đặc điểm của tế bào hồng cầu trong các loại môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các vấn đề thực tiến liên quan đến bài học. Năng lực đọc viết: nghiên cứu sách giáo khoa, ghi chép nội dung của bài vào vở và phiếu học tập Năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ: trình bày sản phẩm của mỗi nhóm, phản biện và đặt các câu hỏi cho nhóm khác Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: thí nghiệm co và phản co nguyên sinh II. Phương pháp dạy học Dạy học nêu vấn đề Phương pháp trực quan Phương pháp vấn đáp III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên Giáo án, thiết kế bài giảng Hình ảnh về các kiểu vận chuyển các chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, vận chuyển bằng biến dạng MSC. Hình ảnh tế bào động vật và tế bào thực vật đặt trong các môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Máy tính, máy chiếu Bình mơ mới ngâm đường, và bình mơ ngâm đường được khoảng 10 ngày. Kính hiển vi quang học Lưỡi dao lam, phiến kính, lá kính, ống nhỏ giọt, giấy thấm. Nước cất, dung dịch nước muối loãng, đường kính
- Phiếu học tập 1
- Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Hướng vận chuyển chất tan Điều kiện Con đường vận chuyển Đáp án phiếu học tập Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Hướng vận chuyển chất Từ nơi có nồng độ chất Từ nơi có nồng độ chất tan tan cao đến nơi có nồng tan thấp đến nơi có độ chất tan thấp nồng độ chất tan cao Điều kiện Có sự chênh lệch nồng Không cần có sự chênh độ các chất. lệch nồng độ các chất. Con đường vận chuyển Khuếch tán trực tiếp Vận chuyển nhờ qua lớp photpholipit kép. protein xuyên màng Khuếch tán qua kênh (chất mang) protein xuyên màng. 2. Học sinh Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Tìm hiểu về các phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất: Vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, xuất bào và nhập bào Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Cây thài lài tía Các bước tiến hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt được MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI DUNG VẬN DỤNG VẬN DỤNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU THẤP CAO 1. Vận chuyển Nêu được Phân biệt vận Nhận biết thụ động và khái niệm vận chuyển thụ động được con vận chuyển chuyển thụ và vận chuyển đường vận chủ động các động và vận chủ động các chuyển của
- chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. chất qua màng Nêu được các chất qua màng sinh chất một số chất. con đường vận sinh chất. chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Vận dụng 2. Vận chuyển Nêu được để giải các chất qua Nêu được hiện tượng và thích các màng TB trong khái niệm các giải thích hiện tượng các loại môi loại môi được hiện thực tế trường ưu trường ưu tượng khi cho như: ngâm trương, đẳng trương, nhược tế bào động rau sống trương, nhược trương, đẳng vật, thực vật trước khi trương trương. vào các loại ăn, làm siro môi trường quả, tưới cây… Phân biệt được phương thức Nêu được vận chuyển xuất 3. Nhập bào và khái niệm xuất bào và nhập bào xuất bào bào và nhập với vận chuyển bào. thụ động và vận chuyển chủ động. Phân biệt và HS tiến hành Thực hành: Thí Trình bày được giải thích được thí nghiệm co và hiện tượng co và được hiện nghiệm co và phản co nguyên phản co nguyên tượng co và phản co nguyên sinh sinh. phản co sinh. nguyên sinh. V. Biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- * Câu hỏi tự luận Câu 1. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. Cho ví dụ minh họa. Câu 2. Nêu các khái niệm: khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích. Câu 3. Phân biệt 3 loại môi trường: ưu trương, nhược trương, đẳng trương. Nhận xét về sự di chuyển của nước khi đặt tế bào trong ba loại môi trường trên? Câu 4.Tại sao muốn rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau? Câu 5. Tại sao khi bón phân cho cây trồng ta không nên bón tập trung vào một chỗ? Câu 6. Tại sao khi trẻ rau muống nếu không ngâm vào nước thì sợi rau vẫn thẳng nhưng nếu ngâm vào nước thì sợi rau muống trẻ sẽ cong nên? Câu 7. Lợi ích của việc ngâm rau sống vào nước muối? Câu 8. Cơ chế tế bào lấy và loại bỏ một số chất có kích thước lớn không lọt qua được lỗ màng? * Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là A. những chất tan trong lipit. B. chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực. C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn D. những chất tan trong lipit, chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực Câu 2. Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách A. có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ) B. có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ. C. có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý. D. có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ), có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ Câu 3. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển tích cực. C. vận chuyể qua kênh. D. sự thẩm thấu. Câu 4. Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động. C. nhập bào. D. xuất bào.
- Câu 5. Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động. C. xuất nhập bào. D. khuếch tán trực tiếp . Câu 6. Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là A. sự thẩm thấu. B. sự ẩm bào. C. sự thực bào. D. sự khuếch tán. Câu 7. Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan trong lipit được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào A. đặc điểm của chất tan. B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào. C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng. D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào. Câu 8. Tại màng sinh chất, chất tan có kích thước nhỏ, tan trong dầu, được vận chuyển qua màng nhờ A. Lớp phôtpholipit của màng. B. Lớp chất nền ngoại bào của màng. C. Lớp clolesteron của màng. D. Các kênh protein của màng. Câu 9. Tại màng sinh chất, các cation, anion được vận chuyển qua màng nhờ A. Lớp phôtpholipit của màng. B. Lớp chất nền ngoại bào của màng. C. Lớp glicôprôtêin. D. Các kênh prôtêin của màng. Câu 10. Các phương thức vận chuyển vật chất qua màng sinh chất gồm: 1. Vận chuyển chủ động tích cực. 2. Xuất nhập bào. 3. Vận chuyển thụ động. 4. Vận chuyển nước. 5. Vận chuyển chất rắn, chất lỏng. Phương án đúng là A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 4, 5. C. 1, 2, 3. D. 1, 4, 6. Câu 11. Khuếch tán qua màng là trường hợp A. nước đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp, qua màng đến nơi có nồng độ cao. B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp, qua màng đến nơi có nồng độ cao. C. nước đi từ nơi có nồng độ chất tan cao, qua màng đến nơi có nồng độ thấp. D. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao, qua màng đến nơi có nồng độ thấp.
- Câu 12. Thẩm thấu là trường hợp A. nước đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp, qua màng đến nơi có nồng độ cao. B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp, qua màng đến nơi có nồng độ cao. C. nước đi từ nơi có nồng độ chất tan cao, qua màng đến nơi có nồng độ thấp. D. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao, qua màng đến nơi có nồng độ thấp. Câu 13. Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có các đặc điểm nào? 1. Theo cơ chế khuếch tán và thẩm thấu. 2. Cần cung cấp năng lượng. 3. Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ. 4. Chất tan đi từ môi trường ưu trương sang nhược trương còn nước thì ngược lại Phương án đúng là A. 3, 4. B. 1, 3. C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản nhất về vận chuyển vật chất qua màng, giữa hai phương thúc vận chuyển chủ động và vận chuyển thụ động là A. cần hoặc không cần kênh prôtêin. B. có hoặc không có sự chênh lệch nồng độ. C. cần hoặc không cần tiêu tốn năng lượng. D. kích thước chất tan lớn hay bé. Câu 15. Nồng độ glucôzơ trong nước tiểu tại ống tại ống thận thấp hơn nhiều so với máu, nhưng glucôzơ vẫn được thu hồi đưa vào máu. Cách vận chuyển glucôzơ như trên theo phương thức A. vận chuyển thụ động. B. vận chuyển chủ động. C. khuếch tán qua màng. D. Thẩm thấu qua màng. Câu 16. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà. Câu 17. Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà. Câu 18. Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. saccrôzơ ưu trương. B. saccrôzơ nhược trương.
- C. urê ưu trương. D. urê nhược trương. Câu 19. Cho các loại môi trường sau 1. Môi trường có nồng độ chất tan gần bằng nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào. 2. Môi trường có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào. 3. Môi trường có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào. 4. Môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan của môi trường trong tế bào. Môi trường được gọi là đẳng trương, ưu trương, nhược trương được xếp thứ tự lần lượt là A. 4, 2, 3. B. 1, 2, 3. C. 4, 3, 2. D. 2, 3, 4 Câu 20. Cho 4 loại môi trường có nồng độ chất tan sau đây: 1. Dung dịch NaCl 9‰. 2. Dung dịch NaCl 7‰. 3. Dung dịch NaCl 12‰. 4. Nước cất. Biết nồng độ huyết tương chứa tế bào hồng cầu ở người là 9‰. Sử dụng dữ kiện trên, trả lời các câu từ 21 đến 24. Câu 21. Hồng cầu co lại (teo lại) trong môi trường nào? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 22. Hồng cầu vỡ ra trong môi trường nào? A. 3. B. 1. C. 2 và 4. D. 2. Câu 23. Hồng cầu giữ nguyên hình dạng, kích thước trong môi trường nào? A. 3. B. 1. C. 1 và 4. D. 2. Câu 24. Khi truyền dịch cho bệnh nhân bị mất nước, người ta sử dụng dung dịch của môi trường nào? A. 4. B. 1 hoặc 4. C. 1 hoặc 2 hoặc 3. D. 1. Câu 25. Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức A. vận chuyển chủ động. B. ẩm bào. C. thực bào. D. ẩm bào và thực bào. Câu 26. Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. cây héo , chết. C. làm cho cây chậm phát triển. D. làm cho cây không thể phát triển được.
- Câu 27. Ngâm một miếng su hào có kích thước k = 2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ A. k>2x2cm, p>100g. B. k
- Tiết 1. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất A. Khởi động 1. Mục đích Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học vận chuyển các chất qua màng sinh chất, kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu bài học. Làm bộc lộ những nhận thức của HS về vấn đề GV đưa ra, tạo những mối liên tưởng kiến thức có tính logic. Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học: tìm hiểu các loại môi trường ưu trương, nhược đẳng trương… 2. Nội dung Giáo viên cho HS quan sát bình mơ vừa mới ngâm đường và bình mơ ngâm đường được khoảng 10 ngày. Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và giải thích 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Bình mơ vừa mới ngâm đường chưa thấy hiện tượng gì, ăn quả mơ thấy rất chua. Bình mơ ngâm đường được khoảng 10 ngày thấy có nước do nước trong quả mơ đi ra, quả mơ nhăn nheo, nước có vị chua chua ngọt ngọt, quả mơ bớt chua và có thêm vị ngọt 4. Kĩ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chia lớp thành 3 nhóm Giáo viên cho HS quan sát, ăn thử (đại diện nhóm) bình mơ vừa mới ngâm đường HS thảo luận theo nhóm, đại diện và bình mơ ngâm đường được khoảng 10 nhóm trả lời ngày
- Yêu cầu HS nêu hình thái và vị của quả mơ ở hai bình? Nhận xét hoạt động và câu trả lời của các nhóm. Chốt kiến thức để vào bài: + Ban đầu quả mơ căng mọng, ăn có vị chua và không thấy xuất hiện nước trong bình. + Sau một thời gian trong bình thấy có nước nếm thử thấy có vị chua chua ngọt ngọt, quả mơ nhăn nheo ăn thử thấy bớt chua và có vị ngọt. Tại sao lại như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất. B. Hình thành kiến thức mới 1. Mục đích Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào. Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu. Phân biệt được các loại dung dịch : ưu trương, nhược trương, đẳng trương. 2. Nội dung 2.1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất 2.2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương 2.3. Nhập bào và xuất bào 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Nội dung 1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Hướng vận chuyển chất Từ nơi có nồng độ chất Từ nơi có nồng độ chất tan tan cao đến nơi có nồng tan thấp đến nơi có độ chất tan thấp nồng độ chất tan cao Điều kiện Có sự chênh lệch nồng Không cần có sự chênh độ các chất. lệch nồng độ các chất. Con đường vận chuyển Khuếch tán trực tiếp Vận chuyển nhờ qua lớp photpholipit kép. protein xuyên màng Khuếch tán qua kênh (chất mang) protein xuyên màng. Nội dung 2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương Nhóm 1: Đặt tế bào trong môi trường nhược trương, nước sẽ thẩm thấu vào trong tế bào, với tế bào động vật sẽ bị vỡ còn với tế bào động vật không bị vỡ vì có thành tế bào. Nhóm 2: Đặt tế bào trong môi trường đẳng trương, tế bào dữ nguyên hình dạng. Nhóm 3: Đặt tế bào trong môi trường ưu trương, tế bào động vật sẽ teo lại, tế bào thực vật màng tế bào dần tách ra khỏi thành tế bào do tế bào bị mất nước Nội dung 3. Nhập bào và xuất bào Nhập bào là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất, xuất bào là túi tiết kết hợp với màng sinh chất đẩy chất tiết ra ngoài tế bào. 4. Kĩ thuật tổ chức Nội dung 1. Vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Chia lớp thành 3 nhóm Quan sát hình vẽ Chiếu hình 11.1 sgk phóng to Hoạt động nhóm Yêu cầu HS quan sát, và mỗi nhóm hoàn Hoàn thành phiếu học tập thành phiếu học tập Điểm Vận Vận phân biệt chuyển chuyển thụ động chủ động Hướng vận chuyển chất tan Điều kiện Con đường vận chuyển Kết luận Điểm phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động Hướng vận chuyển chất Từ nơi có nồng độ chất Từ nơi có nồng độ chất tan tan cao đến nơi có nồng tan thấp đến nơi có độ chất tan thấp – cơ chế nồng độ chất tan cao khuếch tán đối với chất tan, thẩm thấu đối với nước) Điều kiện Có sự chênh lệch nồng Tuỳ thuộc vào nhu cầu độ các chất. trao đổi chất của tế bào. Không cần năng lượng Cần năng lượng ATP ATP Không cần chất mang Cần chất mang Con đường vận chuyển Khuếch tán trực tiếp Vận chuyển nhờ qua lớp photpholipit kép. protein xuyên màng Khuếch tán qua kênh (chất mang) protein xuyên màng.
- Nội dung 2. Vận chuyển các chất qua màng TB trong các loại môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chiếu hình tế bào động vật và thực vật được đặt trong môi trường ưu trương – đẳng trương – nhược trương. Quan sát hình vẽ Hoạt động nhó m Hình 1 Hình 2 Hình 3 Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích nguyên nhân + Nhóm 1: quan sát và giải thích hình 1 + Nhóm 2: quan sát và giải thích hình 2 + Nhóm 3: quan sát và giải thích hình 3 Kết luận Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào. Môi trường nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp hơn hơn nồng độ chất tan trong tế bào. Nội dung 3. Nhập bào và xuất bào Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Chiếu hình 11.2 sgk phóng to Quan sát hình vẽ Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời Trả lời câu hỏi: Hình thức vận chuyển trong hình dưới đây có gì khác so với vận chuyển thụ động và chủ động qua màng tế bào trong mục 1. Kết luận: Nhập bào là tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất (gồm thực bào đối với chất rắn và ẩm bào đối với chất lỏng), và xuất bào là túi tiết kết hợp với màng sinh chất đẩy chất tiết ra ngoài tế bào. Tiêu tốn năng lượng ATP C. Luyện tập 1. Mục đích Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức trong bài. 2. Nội dung Giải thích tại sao khi ngâm mơ với đường, sau một thời gian trong bình thấy có nước, nếm thử thấy có vị chua chua ngọt ngọt, quả mơ nhăn nheo ăn thử thấy bớt chua và có vị ngọt? 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Trong bình có nước là do môi trường bên ngoài là môi trường ưu trương nên nước đã thẩm thấu từ quả mơ ra ngoài. Nước có vị chua chua ngọt ngọt là do: 1 số axit có quả mơ đã khuếch tan ra ngoài dung dịch do môi trường ngoài chất có tính axit có nồng độ thấp hơn so với bên trong tế bào, vị ngọt là của đường Qủa mơ nhăn nheo là do bị mất nước, ăn thấy vị chua giảm do một số axit có trong tế bào quả mơ đã khuếch tan ra ngoài dung dịch, vị ngọt tăng do đường từ môi trường ngoài đã khuếch tán vào trong tế bào quả mơ do nồng độ của đường ở ngoài dung dịch cao hơn trong tế bào quả mơ. 4. Kĩ thuật tổ chức Giáo viên cho học sinh quan sát lại bình mơ đã ngâm được khoảng 10 ngày và yêu cầu HS Giải thích tại sao khi ngâm mơ với đường, sau một thời gian trong bình thấy có nước, nếm thử thấy có vị chua chua ngọt ngọt, quả mơ nhăn nheo ăn thử thấy bớt chua và có vị ngọt? HS thảo luận theo nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến. GV nhận xét, chốt kiến thức.
- D. Vận dụng, mở rộng 1. Mục đích Khuyến khích học sinh hình thành ý thức vệ sinh ăn uống, vận dụng vào nấu ăn…, bón phân cho cây hợp lý để bảo vệ môi trường. 2. Nội dung Câu 1. tại sao ngâm rau sống bằng nước muối loãng trước khi ăn lại diệt được vi khuẩn? Câu 2. Một bạn học sinh muốn cây hoa của mình nhanh tốt, bạn ấy tưới phân N – P – K cho cây, sau khi tưới bạn ấy thấy cây của mình héo rồi chết. Em hãy giải thích? Câu 3. Nêu cách xào rau muống không bị quắt lại và vẫn xanh mướt? 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Câu 1. Vì tế bào vi khuẩn bị mất nước. Câu 2. Vì cây bị sót. Câu 3. Đun cho mỡ nóng già, sau đó cho rau vào đảo đều để rau thấm mỡ và làm chết các tế bào phía ngoài, để hạn chế sự mất nước của rau sau đó mới nêm gia vị. 4. Kĩ thuật tổ chức Giáo viên đưa câu hỏi vào cuối giờ học. HS làm việc cá nhân ở nhà và trình bày vào vở bài tập. GV kiểm tra vở bài tập và bài làm của HS vào buổi sau.
- Tiết 2. Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh A. Khởi động 1. Mục đích Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học vận chuyển các chất qua màng sinh chất, kích thích sự tò mò muốn tìm hiểu bài học. 2. Nội dung Điều gì xảy ra khi cho tế bào biểu bì của lá thài lài tía vào trong các loại môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương? 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Khi cho tế bào thực vật vào trong môi trường ưu trương tế bào thực vật sẽ bị mất nước. Khi cho tế bào thực vật vào trong môi trường nhược trương nước sẽ thẩm thấu vào bên trong tế bào. Khi cho tế bào thực vật vào trong môi trường đẳng trương không xảy ra hiện tượng gì? 4. Kĩ thuật tổ chức GV ra câu hỏi: Điều gì xảy ra khi cho tế bào biểu bì của lá thài lài tía vào trong các loại môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương? Gọi HS trả lời (Vừa là phần kiểm tra bài cũ). GV dẫn vào bài, vậy khi tế bào thực vật mất nước sẽ xảy ra hiện tượng gì? Chúng ta sẽ được nghiên cứu ở tiết thứ 2 của chuyên đề: Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. B. Hình thành kiến thức mới 1. Mục đích HS làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. Phân biệt được hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng làm tiêu bản. Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm 2. Nội dung Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng 3. Dự kiến sản phẩm của học sinh Tiêu bản tạm thời hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở lá cây thài lài tía. 4. Kĩ thuật tổ chức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nghiên cứu vấn đề chuyển sang học Thể dục tự chọn nhằm nâng cao hiệu quả Giáo dục thể chất cho học sinh trường THTP Thống Nhất B nói riêng và học sinh THPT nói chung
45 p | 264 | 69
-
SKKN: Biện pháp xây dựng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường Tiểu học Cát Linh
33 p | 363 | 49
-
SKKN: Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việc bồi dưỡng HSGQG
18 p | 226 | 38
-
SKKN: Suy nghĩ về dạy dạng bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện”- Tập làm văn kể chuyện lớp 4 tại trường TH số 2 Liên Thủy
7 p | 196 | 21
-
SKKN: Dạy học theo dự án, gắn liền với thực tiễn nhằm tăng cường hứng thú học tập của học sinh
48 p | 164 | 15
-
SKKN: Phương pháp hàm số đại diện để giải phương trình, bất phương trình và hệ phương trình
129 p | 171 | 15
-
SKKN: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I
40 p | 244 | 14
-
SKKN: Xây dựng được kế hoạch sát với tình hình thực tế đơn vị
38 p | 137 | 14
-
SKKN: Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn GDCD
11 p | 138 | 11
-
SKKN: Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần chuyển hóa vật chất và năng lượng
48 p | 94 | 10
-
SKKN: Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để dạy từ vựng thông qua các chuyên đề tự chọn môn tiếng Anh lớp 7
15 p | 76 | 7
-
SKKN: Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội châu – huyện Krông Ana
21 p | 102 | 6
-
SKKN: Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng
23 p | 36 | 5
-
SKKN: Xây dựng chuyên đề dạy học chương Đại cương về hóa học hữu cơ theo các phương pháp dạy học tích cực
47 p | 57 | 5
-
SKKN: Kinh nghiệm dạy chuyên đề Hình học giải tích phẳng – Phát triển năng lực tư duy học sinh
21 p | 60 | 4
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 sau 5 năm
19 p | 47 | 3
-
SKKN: Các nước tư bản chủ yếu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 - 1939)
49 p | 48 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn