Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
I . PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành <br />
giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để <br />
đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “ Việc đổi mới phương pháp, <br />
nâng cao chất lượng dạy và học ” và phong trào “ Xây dựng trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực ”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu <br />
các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ <br />
trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học mà thư viện trường phổ <br />
thông có vai trò đặc biệt quan trọng .<br />
Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những <br />
ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của mình. Song có một câu châm ngôn <br />
làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế <br />
hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện <br />
nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông tin hơn tức người <br />
đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm <br />
kiếm ở đâu ? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính Thư viện là nơi sẽ <br />
đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một <br />
cách chính xác, nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều <br />
đó.<br />
Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã và <br />
đang tích cực dấy lên xây dựng phong trào“ Trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực ” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục. Thư <br />
viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung trên <br />
song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được nhu <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 1<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
cầu học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí của <br />
học sinh, đặc biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách có sức hấp dẫn đối với <br />
học sinh. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “ Xây dựng môi trường <br />
đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội châu – huyện Krông Ana ” làm <br />
đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp một phần vào việc phát triển <br />
môi trường đọc tại thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu .<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
a) Mục tiêu<br />
Tổ chức môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu <br />
được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, nhằm mục đích nâng cao chất <br />
lượng hoạt động Thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo <br />
viên, nâng cao kiến thức cho học sinh.<br />
Giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn trong giảng dạy; học sinh <br />
có thói quen thích đọc sách, ham mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để <br />
phục vụ việc học tập.<br />
Nguồn tài liệu của thư viện được luân chuyển thường xuyên và liên tục <br />
phát huy tối đa tác dụng của tài liệu. Đồng thời bạn đọc sẽ biết quý trọng sách <br />
báo hơn.<br />
b) Nhiệm vụ<br />
Góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, học tập, vui chơi, đọc sách <br />
báo trong môi trường thân thiện.<br />
Tôi thường xuyên quan sát nhu cầu đọc của học sinh và giáo viên, tham <br />
mưu kịp thời với lãnh đạo đề xuất bổ sung những cuốn sách có nội dung phù <br />
hợp với nhu cầu của bạn đọc, đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức.<br />
Thường xuyên thay đổi cách sắp xếp phòng đọc tạo sự mới mẻ, thân <br />
thiện cho thư viện nhằm thu hút bạn đọc.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 2<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Trưng bày những cuốn sách hay, sách mới lên giá, kệ sách để bạn đọc dễ <br />
thấy; giới thiệu sách bằng hình thức trực quan trong các buổi sinh hoạt tập thể <br />
hoặc chào cờ đầu tuần.<br />
Có các loại danh mục để bạn đọc dễ dàng tìm tài liệu theo nội dung mình <br />
cần.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số phương pháp xây dựng môi trường đọc thân thiện<br />
Tâm lý cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong Trường tiểu học Phan <br />
Bội Châu.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Phong trào đọc sách của giáo viên, nhân viên, học sinh trường tiểu học <br />
Phan Bội Châu năm học 2015 2016<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
Phương pháp phỏng vấn.<br />
Phương pháp quan sát phong trào đọc, đối tượng bạn đọc trong nhà <br />
trường.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1 Cơ sở lý luận <br />
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học <br />
sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có <br />
thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt <br />
công tác hoạt động thư viện của nhà trường .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 3<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Quyết định số 61/1998/QĐBGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ <br />
GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ <br />
thông.<br />
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt <br />
động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường phổ <br />
thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa <br />
khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy <br />
của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng <br />
thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi <br />
phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính <br />
trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư <br />
viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm <br />
việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”.<br />
Quyết định số 01/2003/QĐBD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ <br />
GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.<br />
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu <br />
chuẩn thư viện trường phổ thông.<br />
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 2016 cũng như thực hiện <br />
kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó <br />
ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế <br />
hoạch với mục đích nâng cao công tác phục vụ bạn đọc duy trì tồn tại và phát <br />
triển phong trào đọc lâu dài đúng với nghĩa của nó.<br />
Với tầm quan trọng như vậy, thư viện ngày càng phải có sự đầu tư về cơ <br />
sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các phong trào thư <br />
viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã <br />
chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một thư viện hoàn chỉnh, thống <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 4<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại <br />
thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn. <br />
2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu <br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, các cấp <br />
lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học <br />
sinh toàn trường hưởng ứng và ủng hộ.<br />
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, <br />
tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. <br />
Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp <br />
phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ <br />
cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.<br />
Hàng năm thư viện đều đạt được danh hiệu thư viện tiến tiến theo công <br />
văn số 01/2003/QĐBGD&ĐT ngày 02/01/2003 của bộ trưởng Bộ Giáo dục ban <br />
hành.<br />
Thư viện được bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của <br />
học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn sách, <br />
báo, tài liệu tham khảo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính <br />
kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu tài liệu cập <br />
nhật thông tin mới.<br />
Trong năm học cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về <br />
số lượng và chất lượng.<br />
Cán bộ thư viện chuyên trách, trình độ đào tạo Đại học thư viện, có ý <br />
thức trách nhiệm cao, thân thiện gần gũi với cán bộ giáo viên và học sinh. <br />
* Khó khăn <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 5<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách.<br />
Bạn đọc là học sinh học 2 buổi/ ngày nên thời gian rảnh rỗi để đọc sách <br />
còn ít, người dân sống trên địa bàn điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn hộ <br />
nghèo nhiều nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.<br />
Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó <br />
khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách nếu đọc tập trung các khối .<br />
2.2 Thành công, hạn chế<br />
* Thành công<br />
Số lượng bạn đọc đến mượn sách, đọc sách ngày càng nhiều hơn, lượng <br />
sách luân chuyển trong ngày nhiều hơn.<br />
* Hạn chế<br />
Có nhiều sách, báo, tài liệu bị rách nát trong quá trình sử dụng.<br />
Một số học sinh chưa mạnh dạn khi đến thư viện và không biết mượn <br />
sách gì Giờ ra chơi các em có nhu cầu đọc sách nhiều song phòng đọc chỉ <br />
phục vụ được 1 lớp/ buổi.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, theo quy định <br />
công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư <br />
viện trường phổ thông.<br />
Cán bộ thư viện chuyên trách đã qua đào tạo, năng động nhiệt tình, yêu <br />
nghề và có trách nhiệm với công việc, ham học hỏi.<br />
Việc tổ chức môi trường đọc thân thiện được xây dựng phù hợp với giáo <br />
viên, và học sinh, thu hút được các em đến thư viện ngày càng nhiều, ý thức của <br />
các em cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt nâng cao kiến thức hỗ trợ đắc lực trong <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 6<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
việc giảng dạy và học tập, chất lượng giáo dục được nâng lên năm sau cao hơn <br />
năm trước .<br />
* Mặt yếu<br />
Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp vì tổng số học sinh của trường quá <br />
ít so với các trường trên địa bàn. Một số phụ huynh và học sinh chưa nhận thức <br />
được tầm quan trọng của thư viện. Nên cán bộ thư viện rất khó khăn trong việc <br />
vận động và tuyên truyền .<br />
Số lượng sách đưa ra phục vụ hàng ngày nhiều nên thường bị rách bìa, <br />
giây bẩn. Vì một số em chưa thực sự có ý thức trong việc đọc sách .<br />
Một số em trong tổ công tác Thư viện chưa có kinh nghiệm trong khi quản <br />
lý kệ sách của lớp mình .<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Học sinh chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách.<br />
Các hình thức tổ chức, thu hút bạn đọc đến với thư viện chưa phong phú.<br />
Thời gian học trong lớp nhiều, thời gian ra chơi ngắn.<br />
Mặc dù đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ <br />
sở vật chất, có phòng đọc riêng. Song vì là trường tiểu học các em phải học hai <br />
buổi trên ngày nên không có thời gian rảnh rỗi để đến thư viện đọc sách mà chỉ <br />
được đọc vào giờ ra chơi. Mà mỗi buổi ra chơi thì thư viện chỉ phục vụ được <br />
một lớp. Vì thế bản thân tôi suy nghĩ phải bố trí làm sao để vòng quay của sách <br />
đến tay các em học sinh, trước đây lịch đọc được bố trí theo ngày. Một số em ở <br />
từng lớp vì không đủ chỗ ngồi, giáo viên giờ nghỉ đến thư viện đọc sách cũng <br />
chật chội. Do đó phần nào làm giảm hứng thú đọc truyện, tài liệu của các em, <br />
hạn chế tham khảo thêm về chuyên môn của giáo viên. Từ thực tế của đơn vị, <br />
bản thân suy nghĩ cần phải tiến hành cải tiến “ Tổ chức môi trường đọc thân <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 7<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
thiện ” để các em có thể mượn và ngồi đọc sách, tài liệu bất cứ nơi đâu trong <br />
trường trong giờ ra chơi nhằm phát động phong trào đọc sách trong toàn trường.<br />
Thể hiện sự thân thiện với mọi người xung quanh: Thầy Cô, bạn bè, cha <br />
mẹ anh chị em …Môi trường đọc thân thiện góp phần rèn luyện kỹ năng sống <br />
hàng ngày cho học sinh.<br />
2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề xây dựng môi trường đọc thân thiện.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho <br />
thư viện bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong <br />
nhà trường. Hiện tại có 2 phòng đọc ( 01 của giáo viên có 25 chỗ ngồi ; 01 của <br />
học sinh có 45 chỗ ngồi ) với diện tích mỗi phòng 48 m2. Vốn tài liệu thường <br />
xuyên được bổ sung sách, báo trong thư viện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm <br />
2015 tổng số sách các loại có trong thư viện là 6.218 bản, đáp ứng 100% nhu cầu <br />
cho giáo viên và học sinh.<br />
Học sinh chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. <br />
Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được <br />
tầm quan trọng của việc đọc sách.<br />
Thực tế như chúng ta đã biết vì là trường tiểu học nên các em đều phải <br />
học hai buổi/ngày nên đến giờ ra chơi mỗi buổi học có khoảng gần 200 em học <br />
sinh có nhu cầu đọc, trong khi đó phòng thư viện chỉ đáp ứng có 45 chỗ ngồi cho <br />
1 lượt đọc thì không thể đáp ứng nhu cầu của các em trong cùng một buổi ra <br />
chơi. Do đó các hình thức tổ chức đọc sách báo phải được mở rộng trong khuôn <br />
khổ nhà trường, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.<br />
Môi trường đọc đã có song môi trường đọc thân thiện ít được cải thiện; <br />
Cần xây dựng môi trường đọc thân thiện để học sinh được học tập sự thân <br />
thiện trong văn hóa đọc và có thói quen.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 8<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Sở dĩ có sự bất cập nêu trên vì điều kiện kinh phí nhà trường còn hạn chế, <br />
nhà trường chưa thể xây một phòng đọc rộng hơn để đáp ứng nhu cầu đọc sách <br />
rất lớn của các em . <br />
Bên cạnh vốn tài liệu chưa có sự chọn lọc phù hợp theo tiêu chuẩn của <br />
Bộ vì nguồn sách bổ sung chính, phần nhiều là nguồn sách nhà nước tài trợ <br />
( nguồn sách này có chọn lọc về nội dung nhưng hạn chế về số lượng ).<br />
Thực tế trước đây thư viện chưa được quan tâm. Giáo viên và học sinh <br />
chưa có thói quen đọc và làm theo sách, số lượng sách còn hạn chế, học sinh tiểu <br />
học các em còn nhỏ nên thích chơi, thích chỗ thoáng mát hơn là ngồi gò bó trong <br />
phòng thư viện .<br />
3. Giải pháp, biện pháp <br />
3.1 Mục tiêu của biện pháp <br />
Vào đầu tháng 9 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề xuất kế <br />
hoạch hoạt động “ Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường TH Phan Bội <br />
Châu ” dựa trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, lấy ý kiến chỉ đạo từ <br />
Ban giám hiệu, sự phối kết hợp với các đoàn thể giáo viên và học sinh trong nhà <br />
trường.<br />
Mục tiêu của biện pháp xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường <br />
mang lại cho bạn đọc sự tự tin, thoải mái, gần gũi, thân thiện mỗi khi đến với <br />
thư viện.<br />
Đồng thời khắc phục được không gian đọc sách của bạn đọc không bị hạn <br />
chế, bạn đọc có thể ngồi đọc sách ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi nhà trường <br />
mà bạn cho là phù hợp với mình. (thư viện, ghế đá, trong lớp học …).<br />
Để xây dựng môi trường đọc thân thiện cần xác định tốt các mục tiêu cụ <br />
thể sau:<br />
Có kế hoạch xây dựng môi trường đọc thân thiện ngay từ đầu năm học<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 9<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý.<br />
Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc<br />
Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện.<br />
Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo <br />
của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao của các bộ phận, tôi phối hợp <br />
với các đoàn thể trong nhà trường cùng nhau chung tay góp sức vận động tuyên <br />
truyền đến mọi thành viên trong trường và cùng nhau thực hiện.<br />
Bước 1. Xây dựng môi trường đọc thân thiện.<br />
Để có được môi trường đọc sách lý tưởng và thân thiện đòi hỏi cơ sở vật <br />
chất phải đảm bảo, không gian bên trong của thư viện phải thoáng mát và gần <br />
gũi trang thiết bị phù hợp, nội quy đơn giản, thái độ phục vụ gần gũi và thân <br />
thiện. Trường TH Phan Bội Châu đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I nên <br />
cơ sở vật chất khá khang trang và đầy đủ. Thư viện được bố trí 2 phòng gần <br />
nhau rất thuận tiện và thoáng mát, được nhà trường đặc biệt quan tâm nên thư <br />
viện thường xuyên được bổ sung sách, tài liệu mới đa dạng phong phú cả về số <br />
lượng và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tìm kiếm và tra cứu của bạn đọc. Tôi <br />
thường xuyên quan sát và theo dõi nhu cầu đọc, mượn của từng nhóm người, <br />
từng lớp, từng độ tuổi xem họ cần gì và những tài liệu nào thư viện mình chưa <br />
có thì kịp thời tham mưu với lãnh đạo để được bổ sung đúng đủ, thường xuyên <br />
để phục vụ bạn đọc.<br />
Tạo cho các em sự tự do vui tươi, lạ mắt. Tâm lý của các em không gò bó, <br />
thích hài hước và mới lạ. Các hoạt động của thư viện phải gần gũi, lôi cuốn và <br />
hấp dẫn để các em phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 10<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Cần phải xây dựng thư viện theo hướng mở, đầy tiện nghi, trang bị đầy <br />
đủ các thiết bị tối thiểu để giữ gìn và bảo quản tốt sách, báo, tủ để sách, bàn <br />
ghế cho các em ngồi đọc…Đặc biệt là bàn ghế phải thiết kế cho phù hợp với <br />
lứa tuổi của các em, tạo cho các em môi trường đọc sách gần gũi, thoải mái và <br />
thân thiện. Có môi trường đọc sách: Xanh – Sạch – Đẹp dưới các bóng mát, hàng <br />
ghế đá trong sân trường, bày trí thẩm mĩ dễ dàng thu hút bạn đọc khi đến thư <br />
viện. Môi trường đọc thân thiện các em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi <br />
việc học của mình trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của <br />
chính bản thân trong hoạt động ngoại khóa.<br />
Như thế mỗi ngày các em đến thư viện là một niềm vui, để các em phát <br />
triển những kỹ năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo trong môi trường đọc thân <br />
thiện này. Chúng ta hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì đó lớn lao, nhưng <br />
chắc chắn là: Thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hóa đọc <br />
trong thư viện nhà trường, sẽ góp phần quan trọng trong bồi dưỡng nhân cánh và <br />
tri thức…giúp các em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.<br />
Bước 2. Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý.<br />
Hình thức phục vụ bạn đọc là một trong những hình thức phổ biến thông <br />
tin hay chuyển giao thông tin cho bạn đọc những thông tin mà họ cần hoặc giúp <br />
cho bạn đọc tiếp cận thông tin đó. Vì vậy cần phải:<br />
Đơn giản hóa thủ tục khi bạn đọc đến mượn tài liệu sách báo. <br />
Mượn về nhà<br />
Bạn đọc cần mượn tài liệu nào chỉ cần ghi vào phiếu yêu cầu hoặc xuống <br />
đăng ký với thư viện, thư viện ghi lại tên tài liệu bạn cần rồi tự tìm lấy tài liệu <br />
cho bạn đọc mượn ghi vào sổ mượn và giao cho bạn đọc nhận tài liệu ký nhận <br />
vào sổ mượn của thư viện, nếu trong quá trình mượn bạn đọc làm mất mát hư <br />
hỏng phải bồi thường theo nội quy thư viện đã đề ra.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 11<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Mượn về lớp<br />
Vì đã có lịch đọc trong tuần cho từng lớp lên các lớp vào thư viện đọc theo <br />
quy định của lớp mình, còn các lớp còn lại các em vẫn được đọc nhưng không <br />
phải trong thư viện mà đọc tại lớp hoặc ngồi ở bất cứ nơi nào trong sân trường <br />
có bóng mát mà các em cho là phù hợp với mình. Vì tại các lớp đã được trang bị <br />
kệ để sách (góc thư viện tại lớp), hàng tuần bạn lớp trưởng lên gặp thư viện ký <br />
mượn đổi và mượn sách mới mang về kệ để phục vụ cho lớp. Khi đọc xong các <br />
em xếp lên kệ và tự bảo quản kệ sách của lớp mình.<br />
Tăng cường thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc sao cho phù hợp với thời <br />
gian giải lao. Thư viện phục vụ bạn đọc tất cả các ngày trong tuần, nhất là vào <br />
thời điểm các mùa thi của Giáo viên và học sinh (kể cả thứ bảy, chủ nhật khi <br />
bạn đọc cần mượn tài liệu).<br />
Bước 3. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc<br />
Phát triển vốn tài liệu và nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi <br />
hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Đó chính là cơ sở để tạo ra các sản <br />
phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện hợp tác, trao đổi, chia sẽ nguồn lực <br />
giữa các thư viện và cơ quan thông tin. Việc phát triển nguồn lực thông tin và tổ <br />
chức khai thác một cách hiệu quả nguồn lực đó có ý nghĩa rất lớn trong hoạt <br />
động dạy và học trong nhà trường. Do đó ban giám hiệu trường tiểu học Phan <br />
Bội Châu rất chú trọng đến đầu tư kinh phí, bổ sung nguồn vốn tài liệu cho thư <br />
viện để đáp ứng nhu cầu đọc, tham khảo của bạn đọc.<br />
Cụ thể cán bộ thư viện thường xuyên gần gũi, quan sát nhu cầu đọc của <br />
từng nhóm đối tượng bạn đọc xem họ cần gì và không cần gì để có kế hoạch <br />
tham mưu với lãnh đạo nhà trường bổ sung kịp thời những tài liệu, sách báo họ <br />
cần để gây sự hứng thú cho bạn đọc.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 12<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Ví dụ như học sinh khối lớp 1, 2 các em thích đọc truyện tranh chữ to <br />
nhiều hình ảnh minh hoạ, khối lớp 3,4, 5 các em thích đọc truyện ngắn, cố tích, <br />
đô rê mon … Một số các em học sinh giỏi các môn các em thích đọc các sách <br />
khoa học, tham khảo, nâng cao …Thư viện phải nắm bắt kịp thời để có phương <br />
án bổ sung đúng thời điểm bạn đọc cần. <br />
Bước 4. Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc<br />
Phục vụ đọc tại thư viện : Phòng đọc học simh chỉ có 45 chỗ ngồi nên <br />
mỗi buổi ra chơi thư viện chỉ phục vụ được một lớp. Vì vậy mỗi lớp chỉ được <br />
lên thư viện đọc 1 lần / tuần đọc xong trả lại cho thư viện hết giờ ra chơi. <br />
LỊCH PHỤC VỤ CÁC LỚP ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN<br />
Buổi sáng: từ 7h đến 10h 15 phút<br />
Buổi chiều: Từ 14h đến 16h 20 phút<br />
THỨ BUỔI SÁNG BUỔI CHIỀU<br />
HAI Lớp 5A Lớp 5B<br />
BA Lớp 4A Lớp 4B<br />
TƯ Lớp 3A Lớp 3B<br />
NĂM Lớp 2A Lớp 2B<br />
SÁU Lớp 1A +1B Sắp xếp lại kho sách<br />
(đọc to nghe chung )<br />
THƯ VIỆN LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC<br />
Phục vụ mượn: Tôi đã tham mưu với lãnh đạo trường mua mới trang bị <br />
cho mỗi lớp một kệ sách mi ni làm góc thư viện tại lớp giao cho lớp quản lý vào <br />
những buổi lớp không có lịch được lên thư viện đọc sách thì bạn lớp trưởng đại <br />
diện cho lớp lên thư viện mượn những tài liệu mà các bạn cần làm thủ tục ký <br />
mượn tập thể cho cả lớp khi nào đọc xong bạn lớp trưởng lại lên làm thủ tục <br />
trả và mượn lại cho lớp.<br />
Còn bạn nào muốn mượn về nhà tham khảo thì phải lên thư viện làm thủ <br />
tục ký mượn với cán bộ thư viện và chỉ được mượn tối đa không quá 2 cuốn / <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 13<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
lần. và mỗi lần mượn không quá 7 ngày, nếu đến hạn chưa tham khảo xong <br />
phải đến thư viện làm thủ tục gia hạn mới được mượn tiếp. <br />
Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc, thủ tục mượn đơn giản và <br />
thuận tiện, thân thiện với bạn đọc. ( Học sinh mượn về nhà phải trực tiếp lên <br />
gặp CBTV để làm thủ tục ký mượn vào sổ mượn của thư viện; giáo viên cũng <br />
vậy chỉ cần làm thủ tục ký mượn ở sổ mượn của thư viện rồi nhận tài liệu <br />
mình cần ).<br />
Bước 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện.<br />
Công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong hầu hết các chức năng của thư <br />
viện: Kiểm soát tài liệu mới nhập về thư viện từ các nguồn khác nhau, thống kê, <br />
báo cáo số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm tiện ích cho thư <br />
viện….Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện là <br />
rất cần thiết. Nên thư viện đã ứng dụng và đưa phần mềm thư viện vào quản lý <br />
để học sinh và giáo viên tra cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến các kỳ thi do <br />
cấp trên tổ chức đạt kết quả cao hơn. <br />
Bước 6. Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện<br />
Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, luôn gần gũi, vui vẻ, thân thiện <br />
và hoà đồng với mọi người, là người lựa chọn, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng <br />
theo một trật tự nhất định, là nhịp cầu giúp bạn đọc đến gần với thư viện, tiếp <br />
xúc vốn tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vai trò, tư cách, hoạt động <br />
của cán bộ thư viện trong trường phổ thông nói chung và thư viện trường tiểu <br />
học có những nét đặc thù riêng. Đối với học sinh tiểu học, do sự phát triển tâm <br />
lý diễn ra không đồng đều, ý thức chưa cao nên vận động và phát triển theo quy <br />
luật riêng, do vậy cán bộ thư viện cần phải hiểu được giai đoạn phát triển tâm <br />
lý từng lứa tuổi cụ thể là từng khối lớp, từng nhóm học sinh để có những định <br />
hướng phù hợp.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 14<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Cán bộ thư viện là người tham mưu đắc lực cho Ban giám hiệu, đề xuất <br />
những ý kiến để xây dựng và kiện toàn thư viện, vận động giáo viên, nhân viên <br />
và học sinh tham gia các phong trào của thư viện. Phối hợp tốt với bộ phận <br />
chuyên môn; Tổng phụ trách đội và học sinh trong nhà trường để thành lập tổ <br />
cộng tác viên thư viện nhằm hỗ trợ cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, phục <br />
vụ bạn đọc…<br />
Bên cạnh đó cán bộ thư viện cần phải:<br />
Không ngừng học tập tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin <br />
học, ngoại ngữ.<br />
Phải là nhà tâm lý, là nhà tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên và học sinh tiếp <br />
cận thông tin, tài liệu của thư viện. Cùng học sinh đọc cùng tranh luận về nội <br />
dung truyện để tạo mối quan hệ gần gũi, cỏi mở thân thiện tại phòng đọc cũng <br />
như các góc đọc ngoài trời.<br />
Làm chủ các trang thiết bị hiện đại trong phục vụ, bảo quản tài liệu chu <br />
đáo cẩn thận.<br />
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cán bộ thư viện hoàn <br />
thành tốt hướng đi, nhiệm vụ của mình.<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp, giải pháp <br />
Cơ sở vật chất đầy đủ <br />
Vốn tài liệu đa dạng, phong phú về số lượng và chất lượng ( phù hợp với <br />
thực tế dạy và học trong nhà trường.<br />
Có cán bộ thư viện chuyên trách am hiểu về lĩnh vực chuyên môn.<br />
Luôn làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để mọi thành viên trong nhà <br />
trường tham gia và hưởng ứng các phong trào thư viện.<br />
Tổ chức cho giáo viên và học sinh có thói quen tham gia các hoạt động thư <br />
viện thường xuyên.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 15<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Tạo cho học sinh môi trường thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện.<br />
Bản thân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh <br />
tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hướng dẫn <br />
dặn dò các em khi đọc sách song phải đặt đúng nơi quy định không được mang <br />
sách về nhà. Thường xuyên luân chuyển thay đổi sách, tài liệu trong kệ các lớp <br />
để các em được thay đổi sách không gây nhàm chán. Từ đó các em luôn tự <br />
nguyện đến trường để tham gia các hoạt động thư viện thân thiện hơn. Bản thân <br />
phải theo dõi thường xuyên hoạt động đọc của các em để nắm bắt tình hình đọc <br />
và có hướng thay đổi luôn phiên các loại sách, báo các em cần trên kệ sách của <br />
lớp để các em được cập nhật sách mới có trong thư viện. thay đổi kịp thời đáp <br />
ứng yêu cầu của các em nhằm tạo cho các em gần gũi thân thiện với sách hơn .<br />
Công tác phục vụ bạn đọc luôn được coi là khâu quan trọng nhất trong các <br />
khâu hoạt động của thư viện. Tại vì làm tốt công tác này thì sách, tài liệu quý <br />
hiếm của đất nước mới được mọi người biết đến và tuyên truyền lẫn nhau mở <br />
mang kiến thức phục công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .<br />
Bởi vậy các mối quan hệ đó chúng luôn có quan hệ mật thiết với nhau và <br />
hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một trong các yếu tố đó. Nếu thiếu một trong <br />
các yếu tố đó đó thi không trở thành thư viện.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu <br />
Từ đâu năm đên nay th<br />
̀ ́ ư viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ <br />
giáo viên 100% và học sinh là 90 %: Sô l<br />
́ ượt ban đoc tai chô la g<br />
̣ ̣ ̣ ̃ ̀ ần 90% học sinh <br />
toàn trường. So cung ky năm tr<br />
̀ ̀ ươc tăng trung binh s<br />
́ ̀ ố lượng bạn đọc tăng đáng <br />
kể các em được đọc sách tất cả các ngày trong tuần .<br />
Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 16<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc <br />
nhở như trước.<br />
Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên các <br />
em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với <br />
các năm trước.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN<br />
BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ NĂM HỌC NĂM HỌC<br />
VIỆN ĐỌC SÁCH 2014 2015 2015 2016<br />
Học sinh 80% 90 100%<br />
Giáo viên 90% 100%<br />
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua thực hiên gi<br />
̣ ải pháp “Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại thư viên<br />
̣ <br />
trương<br />
̀ tiểu hoc Phan B<br />
̣ ội Châu”. Đên nay th<br />
́ ư viên nha tr<br />
̣ ̀ ương<br />
̀ đa thu <br />
̃ được <br />
nhưng kêt qua b<br />
̃ ́ ̉ ước đâu đang phân kh<br />
̀ ́ ́ ởi .<br />
Năm học 2015 – 2016 giải pháp “Xây dựng môi trường đọc thân thiện” <br />
của trường đã đi vào hoạt động thường xuyên và có hiệu quả cao học sinh rất <br />
phấn khởi vì các em được đọc sách nhiều hơn và ngồi đọc ở bất cứ chỗ nào các <br />
em muốn trong lớp học, sân trường vào giờ ra chơi .<br />
Bên cạnh đó trường còn có lợi thế nhiều bóng mát cây phủ khắp sân <br />
trường đảm bảo thư viện luôn thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ thu hút học sinh, giáo <br />
viên ngày càng đến tìm đọc sách nhiều hơn. <br />
Toàn trường đoàn kết thân thiện. Học sinh đến trường tham gia các hoạt <br />
động của thư viện với niềm vui thật sự.<br />
Thu hút được các em tới đọc sách với tinh thần tự giác. Tạo cho các em <br />
hứng thú trong hoạt động thư viện. Rèn luyện cho các em kỹ năng đọc và giao <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 17<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
tiếp với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện <br />
phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.<br />
Đảm bảo an toàn giao thông vì trong giờ ra chơi các em quây quần đọc <br />
truyện không chạy ra đường. Ngoài việc hoạt động cho thư viện, thư viện thân <br />
thiện còn là nơi giải trí cho các bậc phụ huynh, các đại biểu khi đến dự các hoạt <br />
động của nhà trường đang trong giờ giải lao. <br />
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận <br />
Những biện pháp mà thư viện trường Tiểu học Phan Bội Châu thực hiện <br />
có lẽ chưa phải là những sáng kiến mới lạ đối với các thư viện khác, đặc biệt là <br />
đối với những thư viện trường học đang thiếu phòng đọc nhưng tôi tin với <br />
những thư viện trường học mới thành lập và còn nhiều khó khăn về kinh phí <br />
như trường Tiểu học Phan Bội Châu thì đây là một biện pháp thật sự hiệu quả <br />
và đơn giản. Bằng cách làm trên, thư viện trường tôi đã xây dựng thói quen đọc <br />
sách của học sinh thúc đẩy phong trào đọc sách hỗ trợ đắc lực cho việc giảng <br />
dạy và học tập trong nhà trường.<br />
Những kết quả đã đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa hoạt động thư <br />
viện dần đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ không ngừng học hỏi những <br />
sáng kiến kinh nghiệm của thư viện bạn, vận dụng những sáng tạo trong công <br />
tác của mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra là: Thư viện là trung tâm văn <br />
hóa giáo dục trong nhà trường là nơi cung cấp được nhiều kiến thức căn bản, bổ <br />
ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học tự <br />
nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và <br />
nhân cách. Điều mà tôi luôn mong muốn đó là “Thư viện thực sự trở thành người <br />
bạn thân thiết của giáo viên và học sinh trong nhà trường ”.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 18<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà <br />
trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ công tác thư viện và sự đóng góp ý kiến quý <br />
giá của các thầy cô giáo giàu kinh nghiệm trong nhà trường đã giúp tôi hoàn <br />
thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với giáo viên <br />
Giáo viên thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhắc nhở học sinh có ý <br />
thức tham gia tốt các hoạt động phong trào của thư viện phát động. Đặc biệt là <br />
thường xuyên nhắc học sinh có ý thức tốt trong việc bảo quản sách báo của thư <br />
viện và tự giác tham gia các hoạt động phong trào của thư viện, tích cực ủng hộ <br />
đầu sách với các nội dung theo hướng thân thiện cho thư viện để thư viện ngày <br />
càng hoàn thiện và phong phú hơn.<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 30 tháng 01 năm 2016<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 19<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 20<br />
Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
TT TÊN SÁCH TÁC GIẢ NHÀ XUẤT NĂM <br />
BẢN XUẤ<br />
T <br />
BẢN<br />
01 Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ <br />
thư viện: dùng cho thư viện phổ Tác giả tập thể Giáo dục 2013<br />
thông. <br />
02 Sổ tay công tác thư viện Từ Văn Sơn 2010<br />
trường học. Giáo dục<br />
03 Một số chuyên đề về nghiệp vụ Đàm Thu Liên, <br />
thư viện trường học. Trần Xuân Khóa Giáo dục 2009<br />
04 Phương pháp và kinh nghiệm <br />
tuyên truyền giới thiệu sách Lê Thị Chinh Giáo dục 2<br />
trong thư viện trường học. 008<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình TH Phan Bội Châu 21<br />