CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT<br />
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG MÔI <br />
TRƯỜNG GIÁO DỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG <br />
GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trương Thị Quyên<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng<br />
Đơn vị: Trường Mầm non Cam Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
LÖ Thñy, th¸ng 5 n¨m 2017<br />
1. Phần mở đầu<br />
1.1 Lý do chọn đề tài sáng kiến, giải pháp.<br />
Môi trường giáo dục bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. <br />
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, <br />
đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng <br />
ngày của trẻ, môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn <br />
như cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, <br />
đạo đức, xã hội. <br />
Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như <br />
chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi <br />
trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong <br />
trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ và <br />
giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư <br />
phạm vừa mang tính chất gia đình. <br />
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần <br />
thiết và quan trọng. Việc này được ví như “người giáo viên thứ hai” trong công <br />
tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động <br />
của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. <br />
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong <br />
lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát <br />
triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết <br />
của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi <br />
mở, thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi <br />
trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm sự, nguyện <br />
vọng mong ước của trẻ với giáo viên, với bạn bè. Nhờ vậy mà giáo viên hiểu <br />
trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả <br />
hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu giáo viên và bạn bè hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Đối với giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là <br />
phương tiện, là điều kiện để họ phát triển các ý tưởng tổ chức những hoạt <br />
động giáo dục phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. <br />
Chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non phụ thuộc vào môi trường <br />
giáo dục. Trẻ được học tập vui chơi trong môi trường học tập an toàn thân thiện <br />
và hiệu quả thì tạo cho trẻ phát triển tốt về thể chất và nhân cách. Đánh giá <br />
đúng chất lượng giáo dục trẻ là cơ sở để cán bộ quản lí các cấp giáo dục có <br />
định hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong việc thực hiện <br />
chương trình giáo dục đổi mới nội dung giáo dục cho trẻ phù hợp với tình hình <br />
thực tế và khả năng phát triển nhận thức của trẻ. Đánh giá chất lượng giáo dục <br />
là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng từ việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức, kỹ <br />
năng đến vận dụng kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, <br />
hình thành cho trẻ kỹ năng sống, phát huy tính độc lập, sáng tạo hình thành và <br />
phát triển nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã dạy “ Làm mẫu giáo là thay mẹ dạy <br />
trẻ”. Muốn làm được như thế thì phải yêu trẻ. Dạy trẻ như trồng cây non, trồng <br />
cây được tốt thì sau này cây lớn lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành <br />
người tốt. Anh chị em giáo viên Mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo <br />
đức để các cháu noi theo” (tạp chí giáo dục ra số 21990). <br />
Để đội ngũ giáo viên thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy và mục tiêu trên của <br />
bậc học, đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng đổi mới công tác chỉ đạo <br />
xây dựng môi trường thuận lợi nâng cao chất lượng dạy và học. Thấy rõ tầm <br />
quan trọng của bậc học mầm non, những năm gần đây Sở giáo dục và đào tạo <br />
luôn chú trọng việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là <br />
một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non. Thực <br />
hiện chủ trương đổi mới quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm., để nâng <br />
cao chất lượng giáo dục của huyện nhà nói chung và trường mầm non nói riêng, <br />
bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để xây dựng môi trường thật an <br />
toàn hiệu quả để chất lượng giáo dục ngày càng phát triển một cách bền vững, <br />
đảm bảo thực chất với trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, <br />
<br />
3<br />
tôi lựa chọn đề tài ” Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non.” <br />
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến giải pháp. <br />
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước có nhiều văn bản hướng dẫn <br />
công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường lớp Mầm <br />
non. Lãnh đạo ngành phối hợp với các trường Đại học, Trung tâm giáo dục <br />
thường xuyên Quảng Bình mở lớp đào tạo, nhiều hình thức nhằm tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho đội ngũ giáo viên học tập để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo <br />
dục trẻ. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi hạn chế về chất lượng đào tạo do đó <br />
khả năng vận dụng kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ vào chăm sóc, nuôi dưỡng <br />
giáo dục trẻ chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường giáo dục chưa đầy đủ, chưa <br />
được xây dựng phù hợp, hấp dẫn thân thiện để kích thích trẻ tham gia các hoạt <br />
động. Nâng cao chất lượng giáo dục là động lực thúc đẩy giáo viên tích cực tự <br />
học tập, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm làm giàu kiến thức cho bản <br />
thân.<br />
Trong những năm qua ở đơn vị chúng tôi có nhiều đề tài đề cập đến công <br />
tác chăm sóc nuôi dường trẻ ở trường mầm non, công tác vệ sinh an toàn thực <br />
phẩm...<br />
Song vấn đề xây dựng môi trường để nâng cao chất lượng giáo dục <br />
không kém phần quan trọng, đây là một trong hai nội dung cần thiết nhằm nâng <br />
cao chất lượng phát triển toàn diện cho trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục <br />
không những trang bị cho trẻ đầy đủ kiến thức khoa học, hình thành, rèn luyện <br />
kỹ năng cần thiết cho việc học của trẻ, mà còn rèn luyện cho trẻ cách diễn đạt <br />
trọn câu. mạch lạc, lưu loát và tính mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử. Đây là <br />
nội dung quan trọng chuẩn bị tâm thế vững vàng bước vào học trường phổ <br />
thông.<br />
Mặt khác, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm xây dựng môi trường <br />
giáo dục lành mạnh, không có học sinh ngồi nhầm lớp; không có cán bộ giáo <br />
viên vi phạm đạo đức nhà giáo, xâm phạm nhân phẩm học sinh; vi phạm quy <br />
<br />
<br />
4<br />
chế chuyên môn, làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Đánh giá, thẩm định chất <br />
lượng, sự phát triển của trẻ, của nhà trường thực chất.<br />
1.3 Phạm vi áp dụng của đề tài: <br />
Đề tài áp dụng trong việc chỉ đạo của đơn vị năm học 20162017 có 9 <br />
nhóm lớp, trong đó có 7 lớp mẫu giáo và 2 nhóm trẻ tổng số 325 cháu và tiếp tục <br />
thực hiện những năm tiếp theo. Sáng kiến áp dụng các đơn vị khác trong Huyện <br />
và trong Tỉnh.<br />
2.Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng của việc chỉ đạo xây dựng môi trường nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non.<br />
2.1.1 Thuận lợi:<br />
Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm của UBND Huyện, của <br />
Phòng GD&ĐT sự chăm lo đầy trách nhiệm của Đảng ủy, HĐND, UBND các <br />
ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh. Khuôn viên nhà trường cơ bản ổn định <br />
phòng học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, xây dựng khu vui chơi phát <br />
triển vận động cho trẻ giá trị 200 triệu đồng. Trường có bề dày thành tích được <br />
kế thừa của những năm học trước, có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, kỷ <br />
cương nền nếp tốt, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách <br />
pháp luật của nhà nước, kỷ luật lao động, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ <br />
đạo của các cấp quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy <br />
học có sự tăng trưởng phù hợp, đáp ứng khá đồng bộ với yêu cầu thực hiện giáo <br />
dục mầm non giai đoạn hiện nay.<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, yêu thương các cháu. Tích <br />
cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư <br />
phạm, tỷ lệ cán bộ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 73,9%. Đây là yếu tố <br />
cơ bản quyết định nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.<br />
Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ khơi dậy <br />
truyền thống hiếu học của nhân dân xã nhà. Hoạt động của hội phụ huynh ngày <br />
càng đi vào chiều sâu, tích cực tham gia giám sát các hoạt động của nhà trường, <br />
hưởng ứng các phong trào thi đua của các cấp giáo dục. Đây là yếu tố thuận lợi <br />
5<br />
cho nhà trường trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ năm học và nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Tình hình kinh tếvăn hóaxã hội của địa phương ngày càng phát triển giúp <br />
cho các cháu gần gũi dễ dàng tiếp thu tinh hoa văn hóa của địa phương, tạo môi <br />
trường giáo dục thân thiện.<br />
2.1.2. Khó khăn<br />
Tuy cơ sở vật chất đã được trang bị cải thiện, song trường có 1 điểm <br />
trường vào mùa lũ lụt thường bị ngập sâu, đồ dùng thiệt hại nhiều, một số <br />
phòng học bị xuống cấp, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong và ngoài lớp <br />
chưa được phong phú, môi trường chưa lôi cuốn trẻ vào hoạt động. <br />
Qua khảo sát điều kiện xây dựng môi trường chúng tôi nhận thấy, khu vui <br />
chơi phát triển thể chất, khu vực chơi trải nghiệm cát, nước, cá, làm quen với <br />
thiên nhiên, khám phá môi trường xã hội chưa có đầy đủ cho trẻ hoạt động. <br />
Trường có đội ngủ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn khá cao 73,9%, nhưng <br />
đào tạo chủ yếu là “ tại chức, từ xa” nên năng lực có phần hạn chế; tính linh <br />
hoạt, sáng tạo, kỷ năng sư phạm. Năng lực giáo viên không đồng đều bởi có <br />
giáo viên mới tuyển, trong 2 năm lại đây có 3 giáo viên năng lực sư phạm xếp <br />
loại tốt đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh bổ nhiệm quản lý, 02 giáo viên theo học đại <br />
học, có 2 giáo viên nghĩ sinh. Đa số bố mẹ trẻ đều làm nghề nông nên ít có điều <br />
kiện để chăm sóc con cái.<br />
2.1.3: Số liệu khảo sát thực tế vào đầu năm học:<br />
TT Khố Những chỉ số phát triển<br />
i lớp LVPTTC LVPTNT LVPTNN LVPTTM<br />
Chỉ số Chỉ Chỉ số Chỉ Chỉ số Chỉ Chỉ số Chỉ <br />
Đ ạt số ko Đ ạt số ko Đạt số ko Đ ạt số ko <br />
đ ạt đ ạt đ ạt đ ạt<br />
1 MG<br />
240/262 22/262 242/262 20/262 241/262 21/262 242/262 20/262<br />
<br />
<br />
Tổng hợp Những chỉ số đạt: 958/1048 đạt 92%<br />
chung Những chỉ số không đạt: 90/1048 đạt 8%<br />
<br />
<br />
6<br />
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm các chỉ số đạt chưa cao đây là điều <br />
băn khoăn trăn trở của toàn đội ngủ. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện <br />
pháp phù hợp với điều kiện, tình hình của trường xây dựng môi trường giáo dục <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.<br />
2.2 Các giải pháp<br />
Từ thực trạng của đội ngũ giáo viên và chất lượng kiến thức kỷ năng <br />
khảo sát trên trẻ nên lựa chọn một số giải pháp tập trung xây dựng môi trường <br />
học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đó là: Làm tốt công tác tuyên <br />
truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn <br />
thể, phụ huynh về sự cần thiết của môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và <br />
hiệu quả đối với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. B ồi dưỡng cho đội ngủ về <br />
lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức lối sống. Đồng <br />
thời bồi dưỡng cho giáo viên xác định được kiến thức, kĩ năng của chương trình <br />
giáo dục đúng độ tuổi, lựa chọn nội dung và hoạt động đảm bảo yêu cầu. Sắp <br />
xếp các góc hoạt động trong nhóm lớp phù hợp tạo sự hấp dẫn thu hút trẻ tham <br />
gia hoạt động tích cực. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học <br />
và tạo được môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả. Song <br />
song với công tác tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng chặt chẽ, <br />
cụ thể từng khối, nhóm lớp, đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện có <br />
hiệu quả, có chất lượng các hội thi, đặc biệt chú trọng kết hợp nhà trường với <br />
gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ.<br />
2.2.3 Biện pháp 1:<br />
2.2.4: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính <br />
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, phụ huynh về sự cần thiết của <br />
môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả đối với hoạt động chăm <br />
sóc, giáo dục trẻ.<br />
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả là một nội <br />
dung rất mới mà Ngành đã phát động từ năm học 2014 đến nay, đòi hỏi chính <br />
quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và phụ huynh phải hiểu được cái <br />
hay, cái lợi của phong trào thì họ mới ủng hộ. Nói cách khác, thực hiện tốt công <br />
7<br />
tác tham mưu trước khi tiến hành các hoạt động để tạo sự đồng thuận là một <br />
biện pháp vô cùng quan trọng.<br />
Hiểu được điều đó, nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền đối với <br />
chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, lãnh đạo các thôn, các <br />
doanh nghiệp trên địa bàn... về vai trò, tác dụng của môi trường xanh, sạch, đẹp, <br />
thân thiện đối với hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Chúng tôi tuyên truyền <br />
kế hoạch thực hiện thông qua các hình thức: Tuyên truyền trong lễ khai giảng, <br />
qua các buổi hội họp, niêm yết các tiêu chí của phong trào trên các bảng thông <br />
tin. Các nội dung tuyên truyền của nhà trường được đặt ở những vị trí thuận lợi <br />
cho phụ huynh tiện tham khảo… Giáo viên còn trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với <br />
các bậc cha mẹ trong giờ đón hoặc trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh... Tất cả <br />
các nội dung họp bàn với cha mẹ trẻ phải được sự thống nhất cao trong toàn thể <br />
hội đồng sư phạm, phải được bàn bạc kỹ lưỡng để phụ huynh thêm tin tưởng <br />
và ủng hộ nhà trường một cách tuyệt đối.<br />
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, chính quyền địa phương, các ban ngành <br />
đoàn thể và phụ huynh đã đồng tình với các chủ trương, việc làm của nhà <br />
trường; đã hỗ trợ, ủng hộ cho nhà trường rất nhiều trong quá trình xây dựng môi <br />
trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả.<br />
2.2.5. Xác định rõ mục đích, các tiêu chí, vạch định kế hoạch cụ thể <br />
xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả.<br />
Trên cơ sở chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, nhà trường lên kế hoạch triển <br />
khai hoạt động này ngay từ đầu mỗi năm học, trong đó tập trung trí tuệ của hội <br />
đồng sư phạm khảo sát tình hình thực tế, cùng nhau xây dựng ý tưởng, xây <br />
dựng, bố trí hợp lý các khu vui chơi, các bồn hoa, cây cảnh, thảm cỏ trong khuôn <br />
viên trường mang tính thẩm mĩ, phù hợp với môi trường giáo dục mầm non với <br />
những đặc trưng riêng.<br />
Trong khuôn viên trường, cây xanh phải được trồng nhiều, tạo bóng mát <br />
cho trẻ hoạt động ngoài trời; phải có nhiều thảm cỏ để trẻ được vui chơi, đùa <br />
nghịch. Các bồn hoa, cây cảnh phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho giáo viên <br />
khi tổ chức các hoạt động ngoài lớp học. Bên cạnh mảng xanh của thảm cỏ, <br />
<br />
8<br />
dựa trên thực tế mặt bằng hiện tại, chúng tôi nghiên cứu, sắp xếp bố trí lại <br />
khuôn viên trường thành các khu vui chơi, hoạt động khác nhau cho trẻ:<br />
Góc chơi cát, nước, sỏi được bố trí gần nhau, vị trí râm mát giúp trẻ có <br />
thể ngồi chơi lâu mà không sợ nắng. Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát, đá, <br />
sỏi, sạn, nước …các cháu hứng thú và tự khám phá ra những điều mới lạ khi <br />
chơi cùng tập thể, Để tạo sự phong phú, đa dạng chúng tôi xây dựng khu vui <br />
chơi với cát, nước, sỏi thành hình các chiếc thuyền mà trong đó mui thuyền <br />
đựng cát, lòng thuyền đựng nước hoặc sỏi rất hấp dẫn, vui mắt. <br />
Để tạo sự phong phú trong tổ chức hoạt động cho trẻ, chúng tôi suy nghĩ, <br />
sắp xếp, tạo ra các khu vui chơi theo ý thích. Đó là khu "Chợ quê" dưới các bóng <br />
cây râm mát. Đó là khu "Vườn cổ tích" trồng nhiều các loại hoa, cây cảnh, bể <br />
cá, các nhân vật trong các câu chuyện cổ tích...để trẻ được khám phá, vui đùa <br />
cùng các nhân vật trong truyện, được phát hiện ra những điều kỳ lạ xung <br />
quanh... <br />
- Khu phát triển thể chất chúng tôi tự đặt tên là "Bé thích vận động" được <br />
xây dựng kiên cố, hoành tráng trong khuôn viên trường. Ngoài các đồ dùng được <br />
cấp phát, giáo viên và phụ huynh đã sáng tạo nên rất nhiều đồ dùng, đồ chơi từ <br />
những vật liệu không còn sử dụng như: xích đu bằng tre nứa, lốp xe, các cổng <br />
chui bằng vỏ lon, các mô hình vui chơi thể chất và phát triển khả năng vận động <br />
ở trẻ...<br />
2.2.6 Bồi dưỡng tư tưởng chính trị phẩm chất nghề nghiệp, xác định <br />
kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục.<br />
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị phẩm chất nghề nghiệp:<br />
Vào đầu năm học, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch phối hợp cùng với <br />
lãnh đạo địa phương tiến hành triển khai cho đội ngũ học tập, tiếp thu các <br />
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt là các nghị <br />
quyết, chuyên đề thực hiện nông thôn mới, mục tiêu Quốc phòng an ninh, thực <br />
hiện nghị quyết hội đồng nhân dân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của huyện <br />
nhà nói chung và xã nhà nói riêng. Trên cơ sở đó biết vận dụng một cách linh <br />
<br />
<br />
9<br />
hoạt, sáng tạo có hiệu quả đường lối chính sách của Đảng vào giáo dục đào tạo <br />
và giáo dục trẻ em. <br />
Tích cực tham gia các lớp lý luận chính trị do ngành tổ chức, phổ biến <br />
nhiệm vụ năm học, triển khai thực hiện tốt luật giáo dục, điều lệ trường Mầm <br />
non, đánh giá trẻ, đánh gia chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Thực hiện <br />
tốt cuộc vận động “Kỷ cương, tình thương trách nhiệm”, xây dựng tập thể giáo <br />
viên vững mạnh, có ý thức học tập, nắm vững chủ trương của Đảng, nhà nước; <br />
có tinh thần làm chủ tập thể, có phẩm chất đạo đức trong sáng, thực hiện tốt <br />
nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt có hiệu quả các cuộc vận động “Hai không”, <br />
cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc <br />
vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, <br />
cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh” để <br />
nâng cao nhận thức cho đội ngũ. Bên cạnh đó chúng tôi triển khai một số chuyên <br />
đề như chuyên đề phát triển vận động, vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục <br />
và hình thức tổ chức “lấy trẻ làm trung tâm”. Sau các đợt triển khai tôi tổ chức <br />
cho giáo viên thảo luận, làm bài tập thực hành theo nhóm, tổ giúp cho giáo viên <br />
hiểu sâu hơn về nội dung mà giáo viên đã được tiếp thu.<br />
Việc tổ chức cho giáo viên được đi tham quan học tập ở các đơn vị điểm <br />
của Tỉnh, Huyện có ý nghĩa rất lớn, tạo cho giáo viên sự phấn khởi được giao <br />
lưu với đồng nghiệp. Vì vậy đầu năm học 2016 2017 trường đã tổ chức cho <br />
giáo viên tham quan trường Mầm non Hoa Hồng, Đồng Phú, Bảo Ninh học tập <br />
chuyên đề và tham quan môi trường để xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động <br />
có hiệu quả. Ngoài ra còn liên hệ với các trường bạn trong vùng cho giáo viên <br />
đến dự giờ, học hỏi trao đổi kinh nghiệm.<br />
Như vậy bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ là một <br />
việc làm cần thiết giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn, trang bị cho giáo viên <br />
những kiến thức, kỹ năng để chủ động tự tin khi tổ chức các hoạt động chăm <br />
sóc giáo dục trẻ.<br />
Xác định kiến thức kỹ năng chương trình giáo dục: <br />
<br />
<br />
10<br />
Việc xác định kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục trẻ là <br />
nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên mầm non. Giáo viên xác định đầy đủ <br />
kiến thức, kỹ năng của bài học thì truyền thụ cho trẻ đầy đủ và chính xác, có hệ <br />
thống.; ngược lại nếu xác định không đầy đủ, chính xác thì làm kìm hãm sự phát <br />
triễn nhận thức của trẻ. Ở các tài liệu gợi ý hướng dẫn thực hiện chương <br />
trình của Bộ Giáo dục mục tiêu yêu cầu kiến thức, kỹ năng trong mỗi chủ đề <br />
chưa thật đầy đủ. Vì vậy khi thực hiện chủ đề giáo viên cần phải bám sát nội <br />
dung chương trình để xác định cho đầy đủ, chính xác mục tiêu, yêu cầu kiến <br />
thức kỹ năng cần đạt của trẻ trong mỗi hoạt động. Để giúp cho giáo viên xác <br />
định kiến thức, kỹ năng trong từng chủ đề, và trong từng bài dạy cho đầy đủ, <br />
chính xác thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo <br />
viên, nhất là tập trung kiểm tra việc xác định kiến thức, kỹ năng của chủ đề và <br />
kết quả mong đợi của trẻ, giúp giáo viên phân biệt được kiến thức, kỹ năng <br />
giáo dục.<br />
Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non các năm gần đây có nhiều <br />
thuận lợi là chương trình “ mở’ trong việc xây dựng và lập kế hoạch giáo dục <br />
sát đúng với độ tuổi và mức độ nhận thức của trẻ. Nên ngoài việc cung cấp <br />
kiến thức kĩ năng theo yêu cầu của nội dung bài học ra tôi cần chú ý bồi dưỡng <br />
cho giáo viên nâng cao dần yêu cầu của hoạt động để nhằm tạo nhiều cơ hội <br />
cho trẻ phát huy tính tích cực, khả năng hoạt động của mình, đây cũng là một <br />
điểm mới trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Ví dụ bài dạy “Bò <br />
chui qua cổng” độ tuổi mẫu giáo nhỡ vận động cơ bản được tăng dần yêu cầu <br />
số lượng cổng chui nhiều hơn (3 đến 5 cổng). Tiến hành phân loại giáo viên để <br />
biết khả năng xác định kiến thức, kỹ năng để có kế hoạch bồi dưỡng, cho xác <br />
định theo tổ, khối sau đó kiểm tra lại để xem mức độ đạt được của bản thân để <br />
có sự điều chỉnh, bổ sung cho thật đầy đủ và chính xác.<br />
Chỉ đạo cho giáo viên trong nhóm lớp đầu tư thời gian tập trung trí tuệ để <br />
xác định kiến thức, kỹ năng cần hình thành để đạt được kết quả mong đợi, khả <br />
năng phân loại mức độ nhận thức các cháu trong nhóm lớp để nâng dần yêu cầu. <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Cho giáo viên học tập giáo án có chất lượng của chị em đồng nghiệp, qua kiểm <br />
tra để chỉ ra những hạn chế thiếu sót cho giáo viên, sửa chữa bổ sung kịp thời.<br />
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sắp xếp các góc hoạt động ở nhóm lớp <br />
phù hợp theo chủ đề, khoa học, thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiệm gây <br />
hứng thú, luôn mang lại ý thức của trẻ luôn mong muốn được đến trường, lớp. <br />
2.2.7 Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí xây dựng môi <br />
trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả. <br />
Để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hiệu quả, ngoài <br />
kinh phí hỗ trợ của các cấp, đòi hỏi nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa <br />
để huy động kinh phí của của các ban ngành đoàn thể, của phụ huynh, các nhà <br />
hảo tâm cùng đóng góp.<br />
Muốn làm tốt công tác xã hội hóa, nhà trường đã rất nỗ lực trong công tác <br />
tuyên truyền. Phương châm là tuyên truyền đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối <br />
tượng. Đối tượng đầu tiên hướng đến là tập thể nhà trường, bởi ‘Người trong <br />
nhà hiểu trước, ủng hộ trước thì người ngoài mới làm theo". Bản thân mỗi cán <br />
bộ, giáo viên, nhân viên phải hiểu: Nếu môi trường giáo dục không đảm bảo thì <br />
hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ không cao, uy tín nhà trường sẽ bị <br />
giảm. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên <br />
sống trong ngôi nhà chung này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu <br />
quả công tác cao hơn, uy tín hơn, nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều <br />
người và sẽ được cả cộng đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ. <br />
Xây dựng kế hoạch, huy động xã hội hóa chỉ là dự thảo kế hoạch, để <br />
thực hiện có hiệu quả thì cần có sự bàn bạc, góp ý và thống nhất của các tổ <br />
chức đoàn thể trong nhà trường. Sau khi xây dựng kế hoạch xong, nhà trường <br />
phải tổ chức họp ban giám hiệu và ban đại diện hội cha mẹ học để thảo luận <br />
các nội dung trong kế hoạch một cách cụ thể như: các vấn đề cần làm, kinh phí, <br />
huy động các nguồn lực, thời gian thực hiện và hoàn thành từng nội dung, trong <br />
quá trình bàn bạc đi đến thống nhất kế hoạch, xin ý kiến của lãnh đạo địa <br />
phương để triển khai thực hiện kế hoạch huy động xã hội hóa giáo dục theo <br />
tinh thần Công văn số 211/GD&ĐT ngày 25/3/2014 của Phòng GD&ĐT.<br />
<br />
12<br />
Đội ngũ giáo viên là trung tâm, là chủ thể của quá trình thực hiện mục tiêu <br />
chăm sóc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, còn môi trường học tập thân thiện trang <br />
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học là phương tiện trực quan để chuyển <br />
tải kiến thức tư duy cho trẻ. Cho nên muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thì <br />
phải đầu tư môi trường học tập và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để đáp ứng <br />
được quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Để làm tốt công tác xây <br />
dựng môi trường học tập cung cấp thiết bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 06 ở <br />
trường mầm non đạt chuẩn quy định, chỉ đạo tổ chuyên môn, hành chính, giáo <br />
viên chủ nhiệm kiểm kê rà soát lại trang thiết bị của lớp, trường, sắp xếp xây <br />
dựng các góc hoạt động trong lớp phù hợp, thuận tiện, khoa học, tập trung sự <br />
chú ý lôi cuốn trẻ vào hoạt động, trên cơ sở đó tôi xây dựng kế hoạch trình lên <br />
UBND xã trước khi duyệt kế hoạch phát triển năm học để mua sắm kịp thời bổ <br />
sung cho năm học mới. Đồng thời thiết kế, xây dựng môi trường học tập, vui <br />
chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động an toàn.<br />
Năm học 2016 2017, nhờ làm tốt công tác tham mưu xây dựng CSVC với <br />
lãnh đạo địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp nên nhà trường đã có một số đồ <br />
dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học dồi dào đó là 40 bộ bàn ghế, 1 bộ đồ chơi <br />
ngoài trời có 7 loại, 8 cái giá góc hoạt động, 40m2 thảm ngủ, 03 máy tính xách <br />
tay.<br />
Ngoài việc xin trích kinh phí để mua sắm mới có đầy đủ đồ dùng các <br />
trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục thì nhà trường phát huy sức <br />
mạnh xã hội hóa tranh thủ sự đóng góp tích cực của phụ huynh trong mua sắm <br />
xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp thân thiện hiệu quả. Tôi xác định <br />
rằng việc xây dựng môi trường học tập của các cháu không phải để trang trí, <br />
ngắm nhìn, hình thức bên ngoài mà là xây dựng một môi trường thực sự gần gũi <br />
với trẻ, trẻ được chơi, thông qua chơi mà học, được khám phá những sự vật <br />
hiện tượng xung quanh thông qua các mô hình các cô tạo dựng như “ khu vườn <br />
bé yêu”, “ chợ quê”, “ khu chơi đất, sỏi, cát, nước”, “khu vui chơi phát triển thể <br />
chất”. Thông qua các mô hình nhắm giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên hơn, trực <br />
quan hình ảnh phong phú dựa trên các câu chuyện, bài thơ. Thông qua các hoạt <br />
<br />
13<br />
động giao lưu, tập làm người lớn được chơi, trải nghiệm, trẻ tái tạo lại cuộc <br />
sống sinh hoạt hằng ngày, đồng thời giao lưu xúc cảm, ở trẻ hình thành “xã hội <br />
trẻ em”. Học mà chơi với những bước đi khéo léo, được nhào lộn ở nhà bóng, <br />
bò chui qua cổng, xuýt bóng vào gôn, ném bóng vào rổ… Được nơm bắt cá, mò <br />
cua, bắt ốc, được trải nghiệm hào hứng.<br />
Ở trường Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là <br />
phương tiện giúp trẻ thể hiện hoạt động đó. Đồng thời qua đồ dùng trực quan <br />
giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động. Để có nhiều đồ dùng đồ chơi nhà <br />
trường tổ chức hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi”. Đồ dùng đồ chơi là phương <br />
tiện chuyển tải nội dung kiến thức thì môi trường xanh, sạch, đẹp thân thiện là <br />
điều kiện có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Môi <br />
trường giáo dục tốt, an toàn hiệu quả thì phụ huynh yên tâm đưa con đến <br />
trường. Mối ngày đến trường thực sự là một ngày vui của các cháu. <br />
2.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trẻ.<br />
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong <br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản <br />
lý vừa là động lực thúc đẩy là một hình thức góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục trẻ. Do vậy công tác kiểm tra phải làm khoa học, nghiêm túc. Thực chất <br />
kiểm tra là tác động mạnh mẽ nhất đối với đội ngũ, nhằm góp phần bồi dưỡng <br />
nâng cao tay nghề, phẩm chất đạo đức cho giáo viên, giúp họ tổ chức các hoạt <br />
động giáo dục cho trẻ có hiệu quả. Mặt khác nếu thực hiện tốt công tác kiểm <br />
tra sẽ có tác dụng tốt đối với ý thức, hành vi hoạt động của giáo viên để nâng <br />
cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện tốt “Dân chủ kỷ <br />
cương tình thương trách nhiệm” trong nhà trường. Nếu tổ chức hoạt động <br />
mà không có kiểm tra đánh giá thì coi như bằng không. Ngược lại, thực hiện tốt <br />
công tác kiểm tra là thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” một <br />
nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.<br />
Kiểm tra nhằm xác định thực chất hiệu quả giáo dục, kiểm tra đúng sẽ <br />
phát hiện được mặt tối ưu, khuyết điểm của trường, giúp cho Hiệu trưởng làm <br />
tốt công tác điều chỉnh, định hướng trong quản lý chỉ đạo. Kiểm tra đánh giá <br />
<br />
14<br />
nhằm đo lường xác định hiệu quả lao động sư phạm, trình độ thực hiện kế <br />
hoạch, thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan, những mặt hạn chế giúp <br />
Hiệu trưởng điều chỉnh các quyết định đảm bảo chu trình quản lý liên tục đạt <br />
hiệu quả cao.<br />
Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra toàn diện, kiểm tra <br />
chuyên đề, kiểm tra đột xuất một số nội dung (kiểm tra việc thực hiện chương <br />
trình, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra <br />
việc đánh giá chất lượng qua từng chủ đề, khảo sát chất lượng 2 lần/năm). <br />
Kiểm tra kỹ năng của trẻ qua việc thực hiện các loại vở khác như vở Toán, Tạo <br />
hình ... Qua kiểm tra đã kịp thời uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong <br />
công tác giáo dục. <br />
Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, <br />
kỹ năng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt.<br />
Trong quá trình giáo dục trẻ thì việc đánh giá trẻ cần thực hiện thường <br />
xuyên có hệ thống của giáo viên. Khi đánh giá kết quả phải đánh giá đúng thực <br />
chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Nếu đánh giá trẻ đúng <br />
thực chất tạo cho trẻ hiểu đúng về mình, nếu đánh giá quá cao thì trẻ thỏa mãn, <br />
tự kiêu, nếu đánh giá thấp thì gây cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân, như vậy sẽ <br />
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục trẻ.<br />
Muốn đánh giá thực chất kết quả của trẻ thì giáo viên phải thực hiện tốt <br />
phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho <br />
trẻ. Để có cơ sở đánh giá đúng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc <br />
quan sát và ghi chép chi tiết đầy đủ sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực phát <br />
triển ở sổ theo dõi trẻ, để thấy những tiến bộ, những hạn chế của từng trẻ, từ <br />
đó để đưa ra những phương pháp biện pháp giáo dục thích hợp, để đạt được kết <br />
quả mong đợi của trẻ. Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên phải cập nhật đầy đủ, kịp <br />
thời những thay đổi đặc biệt của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động, qua <br />
các lần đánh giá, khảo sát, kiểm định chất lượng, từ đó giáo viên đưa ra biện <br />
pháp bồi dưỡng rèn luyện trẻ trong các thời điểm thích hợp. Nếu thực hiện <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
nghiêm túc việc theo dõi đánh giá trẻ thì chất lượng giáo dục trẻ sẽ thực chất, <br />
tránh được tình trạng “ học sinh ngồi nhầm lớp”<br />
2.2.9. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi:<br />
Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiệm vụ của <br />
người cán bộ quản lý trong trường mầm non là quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt <br />
các hoạt động của nhà trường. Xác định rõ mục đích, các tiêu chí vạch định kế <br />
hoạch cụ thể đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi và chỉ <br />
đạo thực hiện các hội thi có hiệu quả, nhằm khêu gợi tính sáng tạo lòng say mê <br />
nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng <br />
nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ <br />
chức tốt hội thi cần có khoa học có sự đầu tư thích đáng và được sự tham gia <br />
bàn bạc, thảo luận đồng tình nhất trí cao của toàn thể đội ngủ giáo viên, phải <br />
làm cho cán bộ giáo viên thấy được tham gia hội thi là nhu cầu, động lực, là yếu <br />
tố cần thiết, trau dồi năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
Để tổ chức hội thi có kết quả cao thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội <br />
thi; kế hoạch là toàn bộ các hoạt động được sắp xếp thực hiện trong một <br />
khoảng thời gian nhất định. Xác định mục đích yêu cầu của hội thi, đối tượng <br />
tham gia.<br />
Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hội thi như chuẩn bị biểu điểm <br />
chấm thi, chuẩn bị kinh phí tổ chức hội thi, thời gian tổ chức, thành lập BGK <br />
hội thi, tổ chức chấm thi...Quy trình hội thi được chuẩn bị chu đáo kỷ lưỡng có <br />
sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và hội phụ <br />
huynh để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có chất lượng, đẩy mạnh phong <br />
trào thi đua trong nhà trường và đặc biệt là sự hưởng ứng của các bậc phụ <br />
huynh và các cháu hồ hởi phấn đấu khi tham gia hội thi đạt kết quả cao ở cấp <br />
trường, cũng như cấp Huyện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động <br />
tích cực ở trẻ.<br />
Trong năm qua chúng tôi đã tổ chức được các hội thi có kết quả gây ấn <br />
tượng trong phụ huynh và địa phương, như hội thi văn nghệ chào mừng ngày <br />
nhà giáo Việt Nam 20/11, hội thi “ Giáo viên dạy giỏi’ đạt giải nhì cấp Huyện, <br />
<br />
16<br />
cấp Tỉnh. Trong năm 20142015 Hội thi “Xây dựng môi trường học tập thân <br />
thiện, hiệu quả” cấp Huyện đạt giải nhì, cấp Tỉnh đạt giải nhì. Năm 20162017 <br />
được xếp loại xuất sắc. Ví dụ như: Khuôn viên nhà trường, cây xanh phải <br />
được trồng nhiều tạo bóng mát cho trẻ hoạt động ngoài trời, có nhiều thảm cỏ <br />
cho trẻ chơi, các bồn hoa cây cảnh được bố trí hợp lý, thân thiện cho giáo viên <br />
tổ chức các trò chơi. Khu chơi “Cá, nước” xây dựng bể rộng, có đủ các loại đồ <br />
chơi như nơm, rổ, rá, cá, ốc, cua để trẻ trải nghiệm. Vườn rau bố trí theo luống <br />
để trẻ tham quan chăm sóc. <br />
2.2.10. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ:<br />
Môi trường để tạo ra sản phẩm giáo dục là “nhà trường gia đình xã <br />
hội”. Cho nên kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn góp phần quan <br />
trọng trong việc tạo sản phẩm giáo dục, kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một <br />
phần rất lớn vào việc kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đây là sự <br />
kết hợp 3 chiều cùng chung mục đích “vì sự nghiệp phát triển của trẻ thơ” Bởi <br />
vậy nhà trường tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học <br />
chăm sóc nuôi dạy các cháu với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh <br />
toàn trường, qua các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết, thông qua hệ <br />
thống truyền thanh của tiểu khu, qua hội phụ nữ …nhằm giúp cho phụ huynh <br />
nắm được một số kiến thức gióa dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen hành vi văn <br />
minh trong giao tiếp, biết yêu thương quí trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn, có <br />
thói quen nền nếp trong học tập, trong các hoạt động. Nhà trường thường xuyên <br />
thông báo kịp thời cho phụ huynh biết tình hình hoạt động của con cái cuối tuần, <br />
chủ đề mời phụ huynh dự các hoạt động mang tính hội thi. Đồng thời lắng nghe <br />
ý kiến góp ý của các bậc cha mẹ để có những chỉ đạo thiết thực trong việc giáo <br />
dục trẻ, từ đó tạo sự nhất trí cao giữa nhà trườnggia đình để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục trẻ.<br />
2.2.11: Kết quả đạt được: <br />
Sau một thời gian thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng <br />
môi trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm <br />
non” đơn vị chúng tôi đã đạt được kết quả như sau: <br />
<br />
17<br />
Đối với nhà trường: <br />
Nhà trường đã xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp an toàn và <br />
hiệu quả cả 2 cụm trường. Cụm trung tâm đạt giải Nhì cấp huyện, cấp tỉnh, <br />
điểm lẽ đạt giải nhất cấp cụm, giải ba cấp huyện. Về chất lượng giáo dục, <br />
được Phòng khảo thí kiểm định của giáo dục được sở giáo dục và đào tạo được <br />
đánh giá kiểm định mức độ 3. Giữ vững trường mầm non đạt chuẩn quốc gia <br />
sau 5 năm.<br />
Đối với giáo viên:<br />
Giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, thể hiện vai trò vai <br />
trò trách nhiệm của cô giáo, yêu thương trẻ. Năng lực sư phạm, phát triển tốt có <br />
nhiều giáo viên tham gia hội thi đạt kết quả cao, hội thi “Tự làm đồ dùng đồ <br />
chơi” có 15 cô tham gia, đạt loại A có 8 cô, loại B có 7 cô. Hội thi “ Giáo viên <br />
dạy giỏi” cấp trường có 20 cô tham gia 14 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp <br />
trường, hội thi cấp huyện có 03 cô tham gia 01 giải nhì và 01 giải ba, 01 giải <br />
khuyến khích.<br />
Cuối năm học kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp có 20 cô 15 cô đạt <br />
loại xuất sắc, 05 cô đạt loại khá. Đánh giá viên chức gồm có 15 viên chức có 02 <br />
viên chức xếp loại HTXSNV và 13 viên chức xếp loại HTTNV. <br />
Đối với trẻ: <br />
So sánh chất lượng cuối năm với đầu năm so với kế hoạch nhiệm vụ năm <br />
học thì chất lượng Mẫu giáo tăng cụ thể theo các lĩnh vực như sau:<br />
TT Khố Những chỉ số phát triển<br />
i lớp LVPTTC LVPTNT LVPTNN LVPTTM<br />
Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ Chỉ số Chỉ số Chỉ số Chỉ số <br />
Đ ạt ko đạt Đ ạt số ko Đ ạt ko đạt Đ ạt ko đạt<br />
đ ạt<br />
<br />
262/262 257/262 5/262 258/262 4/262 257/262 5/262<br />
1 MG<br />
<br />
Tổng hợp Những chỉ số đạt:1034/1048 đạt 98,7%<br />
chung Những chỉ số không đạt: 14/1048 đạt 1,3%<br />
<br />
<br />
18<br />
Huy động sự tham gia các bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể vào <br />
công tác chăm sóc giáo dục trẻ, như đóng góp ủng hộ quỹ “ngày vì học sinh <br />
nghèo”, các hội thi với số tiền 7 triệu đồng. Chính vì vậy chất lượng chăm sóc <br />
giáo dục trẻ của nhà trường ngày được nâng cao.<br />
3. Kết luận<br />
3.1 Ý nghĩa của đề tài<br />
Chất lượng giáo dục là thước đo sự phát triển của nhà trường, là uy tính <br />
của cán bộ giáo viên, nhân viên, là cơ sở để đánh giá năng lực sư phạm hiệu quả <br />
công tác. Trẻ được vui chơi học tập trong môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp <br />
thân thiện và hiệu quả thì được tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm phát triển <br />
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Chuẩn bị tâm thế tốt sẵn sàng cho trẻ <br />
vững vàng bước vào trường tiểu học.<br />
Người cán bộ quản lý phải có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, <br />
mặt khác phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt. Xây <br />
dựng đảm bảo uy tính của mình trước hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh <br />
cũng như lãnh đạo địa phương. Phải năng nổ nhiệt tình, luôn tìm tòi các giải <br />
pháp để chỉ đạo thực hiện các hoạt động của nhà trường có hiệu quả, sáng tạo, <br />
giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền địa <br />
phương, các ban ngành, đoàn thể, phụ huynh về sự cần thiết của môi trường <br />
xanh, sạch, đẹp thân thiện và hiệu quả với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Xây dựng kế hoạch, tham mưu với lãnh đạo địa phương và các tổ chức <br />
doanh nghiệp để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Phải có <br />
kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nghiêm <br />
túc đầy đủ các nội dung, linh động sáng tạo có hiệu quả. Bồi dưỡng giáo viên <br />
xác định kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục theo quy định của độ tuổi <br />
phù hợp với chủ đề, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu giáo <br />
dục. Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng và các hoạt động <br />
khác. Cần có kế hoạch tổ chức thực hiện các hội thi trong nhà trường đạt kết <br />
quả cao nhằm dấy lên phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm <br />
<br />
19<br />
học.Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ, các ban ngành để <br />
cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.<br />
Không ngừng xây dựng môi trường học tập đảm bảo an toàn thân thiện <br />
và hiệu quả ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Với vị trí vai trò vô cùng quan trọng đó thì người cán bộ quản lý ở trường <br />
Mầm non cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên <br />
môn, đi đầu trong mọi hoạt động, học tập nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong quá <br />
trình kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và các hoạt động khác, <br />
nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng môi <br />
trường học tập thân thiện, hiệu quả” đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên <br />
đáp ứng với sự phát triển của xã hội.<br />
3.2 Kiến nghị đề xuất:<br />
Đối với nhà trường cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn kĩ <br />
năng sư phạm cho đội ngũ triển khai thực hiện thường xuyên, tăng cường dự <br />
giờ, xây dựng giờ dạy tốt nhân rộng điển hình. <br />
Đối với giáo viên cần ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn, tay nghề. Có mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường để xây <br />
dựng môi trường giáo dục thân thiện hiệu quả trong công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ.<br />
Đối với phụ huynh cần đầu tư nhiều thời gian trong việc chăm sóc giáo <br />
dục trẻ tại gia đình.<br />
Đối với lãnh đạo ủy ban nhân dân xã có kế hoạch, nghị quyết cụ thể cho <br />
phát triển cơ sở vật chất, trường học đảm bảo chuẩn theo quy định.<br />
Đối với lãnh đạo Phòng giáo dục cần tăng cường tổ chức bồi dưỡng <br />
chuyên môn trong các dịp hè để giáo viên có cơ hội học tập tốt hơn.<br />
Đối với lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện cần quan tâm, đầu tư kinh phí <br />
để mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu chăm sóc <br />
giáo dục trẻ theo hướng hiện đại.<br />
Trên đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bản thân, những gì đạt được <br />
còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong <br />
<br />
20<br />
nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học để bản thân có được <br />
những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chỉ đạo xây dựng môi trường học tập <br />
an toàn hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng tôt hơn. Xin <br />
chân thành cảm ơn./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />