intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Xây dựng thói quen đọc sách tại Trung tâm GDTX tỉnh

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

131
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Xây dựng thói quen đọc sách tại Trung tâm GDTX tỉnh” góp một phần nhỏ bé nhằm khơi dậy và hình thành thói quen đọc sách cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của Trung tâm GDTX tỉnh nói riêng và cộng đồng nói chung. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Xây dựng thói quen đọc sách tại Trung tâm GDTX tỉnh

  1. BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH” Người thực hiện: NGUYỄN THỊ HOÀI Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: .........................................................  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013.
  2. BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀI 2. Ngày tháng năm sinh: 04 – 5 - 1973 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 1/1D KP2, Trương Định, P. Tân Mai, TP. Biên Hòa, Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613 828813(CQ); ĐTDĐ: 0983 876 755 6. Fax:………… /…………; E-mail: hoaigdtx@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên Anh ngữ kiêm phụ trách thư viện 8. Đơn vị công tác: Phòng Quản lý đào tạo, Trung tâm GDTX tỉnh. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1994 - Chuyên ngành đào tạo: Đại học Sư phạm Anh ngữ + Nga ngữ III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy tiếng Anh - Số năm có kinh nghiệm: 18 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:  Một số cải tiến phương pháp trong giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng học viên vừa học, vừa làm.
  3. BM03-TMSKKN Tên sáng kiến kinh nghiệm : “XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã thực sự bước vào kỷ nguyên thông tin, kỷ nguyên của Internet và World Wide Web với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Sức phát triển của công nghệ thông tin ngày nay đã tác động đến mọi bình diện xã hội với sự chuyển biến từ vi mô đến vĩ mô về mọi nhu cầu trong cuộc sống, và nó đã mở ra cho chúng ta một kỷ nguyên mới với tầm vóc không ngừng biến đổi trên khắp toàn cầu. Có thể nói, không thể có giai đoạn lịch sử nào trước đây có thể so sánh được với nền văn hóa-văn minh hiện đại hiện nay của chúng ta. Hàng ngày, hàng giờ giới truyền thông từ các phương tiện chuyển tải và thu nhận thông tin như đài phát thanh, báo chí, truyền hình…đã cho chúng ta một lượng thông tin nhiều vô hạn. Nhưng nổi cộm hơn cả, nóng bỏng hơn cả, xa rộng hơn cả và cực kỳ nhanh, nhạy hơn cả chính là báo điện tử, và biết bao nội dung được truy cập từ mạng Internet để khai thác, tìm hiểu và nghiên cứu các mảng thông tin trong kho tàng não bộ khổng lồ của địa cầu. Sự phát triển bền lâu này, đòi hỏi con người phải có sự hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện đời sống, hay nói cách khác là phải có văn hóa và độ hiểu biết để chuyên cần nghiên cứu mọi vấn đề thuộc tri thức sống cần thiết. Đó chính là văn hóa đọc. Mà việc đọc thì đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ, được quyền lựa chọn. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc truyền thống vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp dẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc trong thời đại thông tin? Cái gì cũng có thể thành thói quen. Và để thành thói quen thì cần phải xây dựng, phải có sự động viên, khích lệ của xã hội. Muốn mời gọi bạn đọc trở lại thì phải có sách hay, phải có những hoạt động khuyến khích văn hóa đọc.
  4. Với cương vị là một giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện của Trung tâm và cũng là một độc giả trung thành của thư viện Trung tâm, tôi chọn đề tài : “ Xây dựng thói quen đọc sách tại Trung tâm GDTX Tỉnh” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm khơi dậy và hình thành thói quen đọc sách cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của Trung tâm GDTX Tỉnh nói riêng và cộng đồng nói chung. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: Văn hóa đọc sách là một trong những con đường hình thành nhân cách mỗi người, tuy nhiên, thói quen đọc sách ở Việt Nam đang bị sự phát triển của các loại hình văn hóa giải trí, nghe nhìn, cùng áp lực từ cuộc sống hiện đại lấn át. Tại Hội thảo văn hóa đọc và ngày đọc sách Việt Nam diễn ra tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, chiều 8/10, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức, nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia trong hoạt động xuất bản, in, phát hành và thư viện đã bàn về thực trạng văn hóa đọc hiện nay, vai trò phát triển văn hóa đọc trong sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam và các giải pháp để duy trì văn hóa đọc trong thời kỳ mới. Ngại đọc và ít đọc Theo kết quả điều tra xã hội học do một số nhà nghiên cứu của Viện Văn học tiến hành năm 2010 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với đối tượng là thanh niên có độ tuổi từ 15-30, cứ 100 thanh niên có gần 30 người thường xuyên đọc (sách văn học); 56 người thỉnh thoảng đọc; 10 người hiếm khi đọc và 10 người không bao giờ đọc. Như vậy, có thể thấy ở khu vực khác như địa bàn nông thôn và miền núi thì tỷ lệ người thỉnh thoảng đọc, hiếm khi đọc và không bao giờ đọc sẽ ở mức cao hơn. Thông kê tại Thư viện Quốc gia, có khoảng 30.000 bạn đọc thường xuyên, số bạn đọc ở các thư viện cấp tỉnh, huyện có khoảng 1.000 – 2.000 người, ở thư viện hoặc phòng đọc cấp xã là 100 -200 người nghĩa là số người đọc thường xuyên ở các thư viện chỉ chiếm vào khoảng 8 - 10 % dân số… Theo bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VH-TT-DL, một thực trạng đáng nói nữa là xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có biểu hiện lệch lạc khi thanh, thiếu niên có xu hướng đọc những truyện tranh với những nỗi dung đơn giản vô bổ, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý luận, đặc biệt các sách dày, nhiều tập. Thời gian rảnh rỗi phần lớn dành cho văn hóa nghe nhìn.
  5. PGS, TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương cho rằng, với lợi thế nhanh hơn, trực tiếp hơn, tiện lợi hơn, đa dạng hơn, thoải mái hơn…văn hóa nghe – nhìn lên ngôi đang lấn át văn hóa đọc. Trong xã hội hiện đại, con người chịu quá nhiều áp lực từ công việc, từ môi trường, từ các nhu cầu vật chất và tinh thần khác… do vậy, thời gian nghỉ ngơi họ dành cho việc giải trí, dẫn đến tâm lý lười đọc, ngại đọc. Ngay cả những người có thói quen còn chung thủy với sách văn học thì do nhiều yếu tố tác động thị hiếu của họ cũng đã thay đổi nhiều so với trước đây. Ngày nay, trẻ em chỉ thích đọc truyện tranh với những phụ đề ít chất văn chương, nặng tính hành động; người lớn thích đọc các truyện giải trí đơn thuần, thích các ấn phẩm thông tin. Do vậy, bộ sách văn học lớn, nhiều tập, nhiều trang trở nên kém hấp dẫn và không còn hứng thú đọc. “Tuy nhiên, nếu bảo người Việt không đọc sách, hoặc rất ít người đọc sách thì tôi lại nghi ngờ. Hình như cũng không phải thế. Nếu chẳng còn ai đọc sách nữa thì người ta in sách ra để làm gì? Hãy vào bất kỳ một nhà sách nào cũng thấy rõ. Phải nói là “trên trời, dưới sách”. Không thiếu bất kỳ một chủng loại nào”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định. Theo ông, trong xã hội, có hai đối tượng cần phải được đọc nhiều thì họ lại đang mất dần thói quen đọc. Đó là các quan chức và học sinh, sinh viên. “Tôi quan tâm đến các quan chức, bởi họ là những người điều hành cơ quan, điều hành xã hội. Sự tác động của họ vào xã hội rất lớn, bởi thế cần phải có một tầm nhìn cao rộng. Với những nhà lãnh đạo, đọc sách là vi hành để hiểu được lòng dân”. Còn học sinh, sinh viên là đối tượng lẽ ra cần đọc nhiều nhất thì lại rất thờ ơ với sách. Nhà thơ cho rằng muốn tạo được “văn hóa đọc” phải bắt đầu từ nền giáo dục. “Thường đến 20 tuổi rồi mà không hề biết đến ham thích và không có cái thú đọc sách thì cả đời sẽ khó lòng trở thành người ham đọc và biết đọc sách”, Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói. Thói quen “máu thịt” Theo Nhà thơ Trần Đăng Khoa, ngành giáo dục phải có những chiến lược thiết thực để dạy cho trẻ biết yêu sách từ nhỏ, ham đọc sách từ nhỏ. Nhà trường cần có quy định lớp nào thì phải đọc hết những cuốn sách nào, hướng dẫn cách đọc. “Nên dành thì giờ cho các em đọc sách. Hãy làm cho nhà trường trở thành nơi đầu tiên, cùng với gia đình, tạo cho con người ý niệm về sự cao quý của chữ nghĩa, sách vở, tập thói quen, nhu cầu và niềm say mê đọc”.
  6. * Từ những thực trạng và giải pháp nêu trên, liên hệ với thực tế hoạt động thư viện của Trung tâm GDTX Tỉnh trong thời gian qua, tôi xin nêu một số ý kiến như sau : a.Thuận lợi: - Về phát triển vốn tài liệu: * Tài liệu được cấp phát hàng năm về những lĩnh vực liên quan như chính trị, pháp luật, văn học, giáo dục, nghiệp vụ chuyên môn… * Tài liệu chuyên ngành của từng khóa học theo từng loại hình đào tạo của Trung tâm như các lớp BTVH, các lớp đại học liên kết, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp chuyên đề, … * Tạp chí, sách, báo đa dạng được đặt hàng ngày, hàng tuần như báo địa phương, trung ương, tạp chí về giáo dục, chính trị, sách khỏe, phụ nữ,… * Nhà nước tài trợ sách, truyện tham khảo dành cho học sinh do Công ty phát hành Sách Đồng Nai giao. * “ Tủ sách cộng đồng” do chính cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên của Trung tâm xây dựng và đóng góp. - Về môi trường đọc: Trung tâm đã quy định không gian và thời gian đọc cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, đó là sáng thứ hai hàng tuần sau buổi sinh hoạt chào cờ và mở cửa thư viện thường xuyên để tất cả mọi người đều có thể đọc khi có thể. Đồng thời, Trung tâm luôn khuyến khích, mời gọi và tạo mọi điều kiện để tất cả các học viên ít nhất một lần được tiếp cận việc đọc trong khóa học của mình. b. Khó khăn: - Thư viện hiện vẫn còn là kho chứa sách, thiếu đồ dùng vật chất cơ bản như bàn, ghế, giá sách, phòng đọc, và đặc biệt đầu sách chưa phong phú. Trang thiết bị xây dựng và trang bị không đúng quy cách hoặc cũng không theo quy chuẩn chuyên ngành nên rất nhiều bất cập cho khâu phục vụ bạn đọc, lưu trữ và truyền tải thông tin. - Sự quan tâm của các cấp đối với thư viện trường học chưa đúng mức, cho nên chất lượng đội ngũ có nhiều bất cập, tổ chức hoạt động không đủ sức thuyết phục, hiệu quả thấp. TVTH chưa thực sự thu hút sự tham gia của mọi người. Chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động của cán bộ phụ trách thư viện còn hạn chế. c. Nguyên nhân: - Do nhận thức về vai trò của thư viện trường học chưa đầy đủ, còn phiến diện dẫn tới sự thiếu quan tâm và đầu tư chưa thích đáng. Nguồn tài liệu không phong phú, không đáp ứng được thông tin hai chiều cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên của Trung tâm.
  7. - Do cán bộ phụ trách thư viện chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ một cách máy móc, hoặc giáo viên kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành. - Hoạt động thư viện còn sơ sài, chưa thu hút, hấp dẫn. 2. Một số biện pháp và kinh nghiệm bước đầu xây dựng thói quen đọc sách tại Trung tâm GDTX Tỉnh : Để thư viện không chỉ tồn tại dưới hình thức như một "kho chứa sách" cần thay đổi hình thức hoạt động để thư viện gần gũi và thân thiện hơn. Cụ thể là : + Tạo cơ hội cho mọi đối tượng tiếp cận thông tin, xây dựng thói quen đọc sách và tích cự tham gia các hoạt động thư viện + Đến với người sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả. + Hỗ trợ cho việc dạy và học tích cực + Phát triển mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa thủ thư và giáo viên, cán bộ, nhân viên và học viên của Trung tâm. + Tăng cường sự tham gia của các cấp lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, học viên và thành viên cộng đồng + Cấp thẻ “bạn đọc thân thiết”, “thành viên tích cực” để khuyến khích mọi người cùng đọc và tham gia xây dựng “tủ sách cộng đồng” của Trung tâm. + Tổ chức thảo luận về những đề tài nóng và mới được truyền tải qua việc đọc sách, báo, tạp chí. * Có nhiều hình thức để tổ chức thư viện mở, ví dụ: + Thư viện góc lớp: Đơn giản chỉ là một giá sách, tủ sách nhỏ, thậm chí chỉ là các thùng đựng sách nhằm đảm bảo tất cả các lớp ở các khối đều có góc thư viện của lớp mình. + Thư viện ngoài trời : Không gian đọc sách là dưới những tán cây xanh, thậm chí là ở hành lang lớp học, gầm cầu thang (nếu đủ rộng). + Thư viện gia đình : Khuyến khích tất cả mọi người nhân rộng thói quen đọc sách ngay tại gia đình của mình bằng chính nguồn tư liệu tại Trung tâm thông qua việc mượn hoặc trao đổi sách, báo, tạp chí. Việc tạo ra không gian đọc mở như vậy, với mong muốn mọi người ý thức được rằng khi cầm cuốn sách trên tay với mục đích đọc sách rõ rệt trong đầu (phải có lý do khi đọc từng cuốn), bạn sẽ tập trung trí não và cảm xúc để hấp thu nội dung và cảm nhận giá trị cuốn sách. Việc tập trung cũng giúp trí não được thư giãn. Khi đó, bạn sẽ thả hồn vào từng trang sách, đưa trí tưởng tượng vươn đến những miền đất mà mắt thường không thể nhìn thấy. Chắc chắn, bạn cũng sẽ cảm nhận được nhiều điều kỳ thú, đôi khi hơn cả một chuyến đi du lịch. Khi trí óc đã gặt hái nhiều điều mới mẻ, nó sẽ không còn ở tầm vóc bình thường nữa. Vậy bạn còn chờ gì nữa? Mỗi ngày, chỉ cần dành khoảng 15 phút để đọc sách là có thể hoàn thành 7 trang sách. Điều này có nghĩa, mỗi tháng bạn xem xong một cuốn sách dày khoảng 200 trang mỗi năm 12 cuốn sách. Và sau 10 năm, bạn xem được 120 cuốn sách. Thử
  8. tưởng tượng, nếu tăng gấp đôi thời gian đọc sách lên 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ có trí tuệ của… 240 cuốn sách, sau 10 năm. Vậy từ nay, mong rằng sẽ không còn ai nói: “Tôi muốn đọc sách lắm, nhưng không có thời gian”! III. KẾT QUẢ Sau một thời gian áp dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng các cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên của Trung tâm thích thú hơn với việc đến thư viện Trung tâm. Số lượt độc giả trong thời gian qua tăng lên đáng kể. Một số các bạn học viên đã có thói quen thường xuyên đến thư viện và "mê" đọc sách hơn. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Với quy mô và phạm vi nhỏ gói gọn trong Trung tâm GDTX Tỉnh, đồng thời cũng là một độc giả trung thành của Thư viện Trung tâm, tôi mong muốn rằng văn hóa đọc sẽ được duy trì và phát triển mạnh hơn nhiều trong thời gian tới. Để chuẩn hóa và chuyên nghiệp hóa công tác thư viện trường học, tôi mong rằng : + Các cấp có thẩm quyền mỗi năm đều mở các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành dành cho thư viện trường học. + Hỗ trợ hơn nữa nguồn sách, báo, tài liệu, thông tin cho thư viện. + Cấp máy vi tính nối mạng độc lập cho thư viện để quản lý và tổ chức hoạt động. + Tổ chức hội thảo chuyên đề nhiều hơn để cán bộ - giáo viên phụ trách thư viện các trường có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để công tác thư viện ngày càng phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây tôi đã khái quát thành những bài học kinh nghiệm về công tác này. Song, đây cũng chỉ là những kinh nghiệm bước đầu còn ít ỏi, chắc chắn còn nhiều vấn đề tồn tại. Kính mong quý ban xem xét và có những đóng góp để SKKN của tôi hoàn thiện hơn.
  9. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Langan, John.- Ten steps to building college reading skills: Form A: Course.-2nd. ed. .- Martol: Townsend press, 1994. 2. McWhorter, Kathleen T.- Efficient and Flexible Reading: Fìth Edition.- New York: Logman, 1998. 3. Thư viện Việt Nam số 2/2006. 4. Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện và bản quyền.- H: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2002. 5. Văn hóa trong giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM, 6. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục, 2005, tr.22. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) NGUYỄN THỊ HOÀI
  10. BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trung tâm GDTX Tỉnh Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Biên Hòa, ngày tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: “XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH” Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoài Chức vụ: Giáo viên kiêm công tác thư viện Đơn vị: Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Tỉnh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2