SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 1966-1990
lượt xem 18
download
Đại học Cần Thơ đã tồn tại tại đồng bằng sông Cửu Long 45 năm qua, đã góp phần thiết thực và sự nghiệp “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho cả vùng và cho đất nước cần được ghi lịch sử đúng tầm một Trung tâm văn hóa và khoa học – đại học đầu tiên của vùng. Dù ra đời muộn, hệ thống tổ chức đào tạo ngày càng hoàn chỉnh. Qua lịch sử Trường Đại học Cần Thơ (1966-1990) thấy được quyết tâm phải có một đại học xứng tầm của vùng. Các hoạt động của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 1966-1990
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 1966-1990 Nguyễn Hoàng Vinh và Lê Thị Minh Thu1 ABSTRACT Can Tho University, which has been present in the Mekong Delta for 45 years, has made practical contributions to the mission of “upgrading the public’s educational level, training the labour sources and promoting talented people” for the region in particular and for the whole country in general. It is therefore essential for Can Tho University to be recorded in the history as a center of culture, science and as the first university of the whole region. Although established rather late, its educational system has been gradually improved and perfected through its history from 1966 to 1990. All of its activities have proven for the mission of bringing advances in technology and sciences into real life. The university has always combined training and educating with production activities and with local community. Regardless of the political regimes it is under, the goals of upgrading the public’s educational level, technology transference and community services have always been its major goals. International cooperation for developing and learning has also been one of its major objective. Starting with only some disciplines, the university has now grown into a multi-disciplinary university with various fields of training. Keywords: upgrading public’s education level, training labour sources, promoting talented people, serving the community, international cooperation, technology transference, multi-disciplinary university Title: The establishment and development of Can Tho University from 1966 to 1990 TÓM TẮT Đại học Cần Thơ đã tồn tại tại đồng bằng sông Cửu Long 45 năm qua, đã góp phần thiết thực và sự nghiệp “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho cả vùng và cho đất nước cần được ghi lịch sử đúng tầm một Trung tâm văn hóa và khoa học – đại học đầu tiên của vùng. Dù ra đời muộn, hệ thống tổ chức đào tạo ngày càng hoàn chỉnh. Qua lịch sử Trường Đại học Cần Thơ (1966-1990) thấy được quyết tâm phải có một đại học xứng tầm của vùng. Các hoạt động của nhà trường đã thể hiện được việc đưa tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào đời sống, nhà trường kết hợp với lao động sản xuất và địa phương. Dù ở chế độ chính trị nào, mục đích nâng cao dân trí chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng là mục đích chung. Hợp tác quốc tế để học hỏi và phát triển. Từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường Đại học Cần Thơ ngày càng thể hiện rõ là một trường đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ đồng bằng sông Cửu Long ngày càng hữu hiệu hơn. Từ khóa: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phục vụ cộng đồng, hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, trường đa ngànha học Xã hội & Nhân văn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Cần Thơ đã tồn tại ở Đồng bằng Sông Cửu Long 45 năm, góp phần không nhỏ trong sự nghiệp “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho vùng và cho cả nước chưa được ghi lại lịch sử một cách đúng tầm. 1 Khoa KH XH & NV, Trường Đại học Cần Thơ 108
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ Qua đề tài “Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ (1966-1990) sẽ giúp cho cán bộ giảng dạy, CB-CNV, sinh viên của trường và xã hội thấy được những thành tích xây dựng nhà trường trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng- những thành tích về sự đổi mới cơ cấu tổ chức trường sở, về tổ chức giảng dạy, học tập, lao động sản xuất, hợp tác với tinh thần trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn, dám nghĩ, dám làm bằng sức sáng tạo của mình, góp phần để Trường Đại học Cần Thơ xứng đáng là Trung tâm văn hóa và khoa học của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài này là cơ sở để các thế hệ sau có thể bổ sung, viết tiếp các giai đoạn tiếp theo của lịch sử Trường Đại học Cần Thơ. 2 ĐẠI HỌC CẦN THƠ TỪ 1966 ĐẾN 1990 2.1 Viện đại học Cần Thơ (1966-1975) Trong một thời gian dài sau khi Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, miền Tây Nam Bộ Việt Nam chưa có trường đại học, trong khi đây là khu vực đông dân, học sinh tốt nghiệp trung học ngày càng nhiều, nếu có nhu cầu học lên bậc đại học phải đi Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, vì thế nhu cầu giáo dục đại học của miền Tây ngày càng cấp thiết. Trong khi đó, giới chức lãnh đạo cấp cao về giáo dục của chính phủ Sài Gòn- Ông Trần Ngọc Ninh- Tổng uỷ viên văn hóa- xã hội Kiêm Ủy viên giáo dục Việt Nam Cộng Hòa dự tính đến năm 1969 mới có thể thiết lập thêm một Viện đại học nữa vì một viện đại học gồm đầy đủ các khoa là rất tốn kém, khó khăn về trường ốc, trang bị, nhất là giáo sư …Trước yêu cầu bức xúc về việc có ngay một Viện đại học cho miền Tây, những người đề xướng cuộc vận động – trước tiên là Bác sĩ Lê Văn Thuấn – Hội trưởng hội phụ huynh học sinh hai trường Trung học Đoàn Thị Điểm và Phan Thanh Giản (Cần Thơ) Kiêm Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh miền Tây không nản lòng, đã cùng những trí thức yêu nước của Cần Thơ, miền Tây nhất trí tiến hành cuộc vận động bền bỉ, kiên trì và sáng tạo. Ngày 17.2.1966, Ban vận động lâm thời được hình thành do Bác sĩ Lê Văn Thuấn đã trực tiếp đến gặp Trung tướng Đặng Văn Quang- Tư lệnh vùng IV chiến thuật trình bày nguyện vọng bức thiết của nhân dân, bác sĩ đã nắm thời cơ: chính phủ Sài Gòn đang liên tục khủng hoảng bởi những cuộc đảo chính và phản đảo chính, đang phân hóa, đang tìm cách “mị dân” – hy vọng dân “ủng hộ” phe này, phe kia, muốn có uy tín, muốn tạo hậu thuẫn trong dân; vì thế Tư lệnh vùng IV chiến thuật tranh thủ nắm ngay cơ hội, đồng ý đứng ra tổ chức một cuộc họp sơ bộ, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền thành lập một viện đại học ở miền Tây, đồng thời gợi ý nên tiếp xúc với Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ- Chủ tịch uỷ ban Hành pháp trung ương. Ngày 6.3.1966, Ban vận động chính thức được thành lập. Nhiều tờ báo đã lên tiếng đồng ủng hộ, như: báo “Thời sự” ngày 6.3.1966, báo “Tiền tuyến” ngày 8.3.1966… “…Một phần do thái độ tích cực, quyết liệt của Ban vận động; một phần, có thể do sự rạn nứt trong chế độ Sài Gòn lúc đó, đặc biệt là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa Thiệu và Kỳ… Kỳ đang muốn tạo uy tín để hất Thiệu, Kỳ thường xuyên xuống miền Tây để cờ bạc đồng thời để tạo thêm phe cánh. Kiến nghị của Ban vận động tới tay Kỳ. Với tư cách là Chủ tịch ủy ban Hành pháp trung ương, Kỳ chỉ nghiên cứu một thời gian ngắn rồi đồng ý giải quyết. Kỳ cũng hiểu như chế độ Sài Gòn thừa hiểu là ở đâu có đại học và trường học là ở đó có phong trào đấu tranh của sinh viên, là dân cao dân trí. Nhưng y vẫn chấp thuận vì y muốn có hậu thuẫn ở vùng đất giàu có và đông dân nhất miền Nam lúc này. Hậu thuẫn 109
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ này rất có lợi cho cuộc tranh cử sắp tới của y…”. Ngày 31.3.166, Nguyễn Cao Kỳ- Chủ tịch ủy ban Hành pháp trung ương ký sắc lệnh số 62-SL/GD thiết lập tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) một viện đại học Quốc gia lấy tên là “VIỆN ĐẠI HỌC CẦN THƠ”. Ngày 16.5.1966, theo đề nghị của ủy ban Hành pháp trung ương, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo Quốc gia (Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu) ký sắc lệnh số 197-CT/LĐQG/SL bổ nhiệm ông Phạm Hoàng Hộ giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ – lúc ấy Viện Đại học Cần Thơ có Văn khoa, Khoa học, Luật khoa và Khoa học Xã hội. Theo đề nghị của Uỷ ban nghiên cứu và Hoạch định chương trình tổ chức và phát triển Viện Đại học Cần Thơ, nhận thấy là nhu cầu của Viện Đại học Cần Thơ cần mở thêm Nông nghiệp và Sư phạm, ngày 02.8.1966 Chủ tịch uỷ ban hành pháp trung ương đã ký sắc lệnh số 148-SL/GD về việc sửa đổi điều 4 của sắc lệnh số 62-SL/GD mở thêm Đại học Sư phạm và Cao đẳng Nông nghiệp. Từ 1966 đến 1975, Viện Đại học Cần Thơ lần lượt có 2 Viện trưởng : Ông Phạm Hoàng Hộ làm viện trưởng từ 16.5.1966 đến 9.4.1970, Ông Nguyễn Duy Xuân làm Viện trưởng từ 9.4.1970 đến ngày Cần Thơ được giải phóng. Cơ sở vật chất của Viện Đại học Cần Thơ gồm: Tòa Viện trưởng: Tọa lạc tại số 5 Đại lộ Hoà Bình. Nơi có Văn phòng Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ, Tổng thư ký và các phòng chức năng thuộc viện. Đây là toà nhà 3 tầng được chính quyền Thị xã Cần Thơ cho mượn từ tháng 7/1966. (Sau ngày đất nước được giải phóng, chính quyền đã mượn lại và trở thành Khách sạn Hoà Bình, năm 2011 giao lại cho Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ). Khu I Viện Đại học Cần Thơ (còn gọi là khu Cái Răng). Toạ lạc trên một khu đất có diện tích 5 ha, cách Thị xã Cần Thơ 2km, nằm trên đường Mạc Tử Sanh – (nay là Khu I Đại học Cần Thơ trên đường 30/4- Cần Thơ). Khu này gồm có các giảng đường, phòng thí nghiệm, câu lạc bộ sinh viên, Trường Trung học kiểu mẫu, lưu trú xá nữ sinh viên; một số biệt thự song lập ở mặt tiền đường chính dùng làm nhà làm việc, nhà công vụ của trường Cao đẳng Nông nghiệp, Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa, Đại học Luật khoa và Khoa học Xã hội. Khu II Viện Đại học Cần Thơ (còn gọi là khu Cái khế). Toạ lạc trên một khu đất 87 ha trên đường Nguyễn Viết Thanh (nay là đường 3/2). Là khu nhà học chính của Viện Đại học Cần Thơ, Trung tâm Sinh ngữ. Khu III Viện Đại học Cần Thơ (còn gọi là khu Văn hoá). Toạ lạc trên một khu đất 0.65ha đường Tự Đức (nay là đường Lý Tự Trọng), dùng làm văn phòng Đại học Khoa học, Thư viện, giảng đường và các phòng thí nghiệm. Đại học Cần Thơ có qui định rõ về qui chế học vụ như: điều kiện nhập học; học chế; học phí; học bổng; quân dịch; thể thức miễn chuyên cần (miễn hiện diện), đổi ban, đổi nhiệm ý, đổi sinh ngữ, đổi phân khoa; thi cử và lên lớp. Các cơ sở đào tạo của Viện Đại học Cần Thơ gồm: - Đại học Sư phạm, khai giảng từ năm 1966, đào tạo giáo viên cho các trường trung học trong vùng. - Từ năm học 1966- 1967 đến năm học 1972-1973 chỉ có chương trình huấn luyện “Giáo sư Trung học đệ nhứt cấp” (giáo viên trung học cơ sở), học 2 năm, có 6 ban để sinh viên chọn: Ban Việt Hán, Ban Sử Địa, Ban Toán – Lý, Ban Lý- Hoá- Vạn vật, Ban Anh văn, Ban Pháp văn. 110
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ - Từ năm học 1973-1974 trở đi mở thêm ngành huấn luyện “Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp” (giáo viên trung học phổ thông), học 4 năm, khởi đầu chỉ duy nhất có Ban Lý- Hoá. Đại học Luật khoa và Khoa học xã hội, khai giảng từ năm 1966, đào tạo Cử nhân Luật khoa và Cử nhân Khoa học xã hội (Ban kinh tế học), học 4 năm. Đại học Văn khoa (tương đương Đại học tổng hợp khoa học Xã hội & Nhân văn), khai giảng từ năm 1966, đào tạo 4 ban: Việt Hán, Sử địa, Anh văn, Pháp văn; học 4 năm. Đại học Khoa học (tương đương Đại học tổng hợp về khoa học tự nhiên), khai giảng từ năm 1966, đào tạo 2 ban: Ban Vạn vật học và Ban khoa học chính xác. Cao đẳng Nông nghiệp: trong sắc lệnh 148-SL/GD ký ngày 2.8.1966 có ghi được mở ngay vào đầu năm học 1966-1967, nhưng vì là một trường kỹ thuật cần nhiều phương tiện về cơ sở máy móc, nông trại nên mãi đến 1968 mới tuyển sinh. Cấp bằng Kỹ sư Nông khoa. Đến 12.4.1974 có sắc lệnh số 078-SL/VHGDTN cải biến Cao đẳng Nông nghiệp thuộc viện Đại học Cần Thơ thành Trường Đại học Nông nghiệp . Trung tâm Sinh ngữ: được thành lập theo Nghị định số 282-VHGD/PD/NI ngày 20.2.1968. Tất cả sinh viên của Viện Đại học Cần Thơ bắt buộc phải học một ngoại ngữ tại Trung tâm Sinh ngữ qua 4 cấp (cấp I, II, III, IV) – mỗi cấp giảng dạy 4 tháng. Khi làm hồ sơ nhập học, sinh viên phải đăng ký sinh ngữ muốn học lại Anh văn hay Pháp văn và qua 1 kỳ thi trắc nghiệm để xếp cấp lớp. Ngoài các tổ chức đào tạo trên, ngày 30.3.1972 Tổng trưởng Bộ giáo dục có nghị định số 883-GD/KHPC/PC/NĐ: thành lập cạnh Viện Đại học Cần Thơ “Uỷ ban Nghiên cứu tính cách khả thi dự án thiết lập Phân khoa Y- Dược thuộc Viện Đại học Cần Thơ “nhưng rất tiếc, đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Phân khoa Y- Dược chưa được thiết lập. Có ý kiến cho rằng: ngành Y vừa là cứu người nhưng cũng có thể giết người nếu trình độ chuyên môn yếu (theo ông Nguyễn Văn Vàng – Tổng thư ký Viện Đại học Cần Thơ) – lúc ấy những yếu tố chủ quan và khách quan chưa cho phép. Tổng số sinh viên tham gia học tập trong những năm 1966-1975 tại Viện Đại học Cần Thơ là: + Niên khóa 1966-1967: 955 sinh viên + Niên khóa 1967-1968: 1.404 sinh viên + Niên khóa 1968-1969: 2.013 sinh viên + Niên khóa 1969-1970: 3.024 sinh viên + Niên khóa 1970-1971: 3.395 sinh viên + Niên khóa 1971-1972: 3.720 sinh viên + Niên khóa 1972-1973: 4.520 sinh viên + Niên khóa 1973-1974: 4.060 sinh viên + Niên khóa 1974-1975: 8.360 sinh viên 111
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ Bên cạnh việc học tập, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của thanh niên trước tình hình đất nước, sinh viên các đại học ở miền Nam – trong đó có sinh viên Viện Đại học Cần Thơ đã đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt chống Mỹ và chính quyền tay sai, góp phần quan trọng trong phong trào đấu tranh chung của dân tộc: mở đầu phong trào đấu tranh của sinh viên Viện Đại học Cần Thơ là cuộc đấu tranh thực hiện Qui chế của Tổng hội sinh viên Đại học Cần Thơ giữa tháng 3.1967; đấu tranh chống bầu cử gian lận ngày 3.9.1967 và thái độ phát –xít của chính quyền Sài Gòn; đấu tranh về tự trị đại học; đấu tranh chống quân sự hóa học đường; đấu tranh chống sự dã man của lính Mỹ và sự đàn áp dã man của chính quyền; đấu tranh chống khủng bố, đàn áp sinh viên, chống Lon Nol sát hại Việt Kiều; đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ; đấu tranh trên mặt trận văn hóa– văn nghệ. Dù ra đời có muộn, Viện Đại học Cần Thơ cũng đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh với hoạt động của các phân khoa: Sư phạm, Luật khoa và Khoa học Xã hội, Văn khoa, Khoa học, Nông nghiệp. Chú trọng đến hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu giáo dục và hoạt động nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chú trọng đến các hoạt động cộng đồng. Trong điều kiện chiến tranh, sinh viên – trí thức là những người nhạy bén, đã nhận rõ bản chất chế độ, hoà mình cùng phong trào chung đấu tranh vì lẽ phải, góp phần trong đấu tranh cách mạng, giải phóng đất nước. 2.2 Trường Đại học Cần Thơ (1975-1990) 2.2.1 Giai đoạn từ 30.4.1975 đến 8.10.1977 Ngay từ chiều 30.4.1975, các cán bộ được phân công tiếp quản Viện Đại học Cần Thơ đã lần lượt đến Đại học Cần Thơ. Trong 2 niên khóa liên tiếp 1975-1976, 1976-1977 Đại học Cần Thơ lần lượt có bộ máy lãnh đạo như sau: - Từ 30.4.1975 đến 7.10.1975: Ban tiếp quản, Trưởng Ban là Ông Đặng Văn Bá - Từ 8.10.1975 đến 8.11.1975: Ban điều hành, Trưởng ban là Ông Phạm Sơn Khai – nguyên Uỷ viên Ban tổ chức Khu uỷ khu 9, được khu uỷ chỉ định làm Trưởng ban. - Từ 9.11.1975 đến 8.2.1977: Ban Phụ trách – vẫn do Ông Phạm Sơn Khai làm Trưởng ban. - Từ 9.2.1977 trở đi, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ra quyết định bổ nhiệm Ban giám hiệu, Ông Phạm Sơn Khai là Quyền Hiệu trưởng. Thấy rõ sự cần thiết có một cán bộ có chuyên môn giỏi, nhiều uy tín lãnh đạo trường về mặt chính quyền, sau ngày tiếp quản, Ông Phạm Sơn Khai – Trưởng ban Điều hành – Bí thư Chi bộ Trường đã đề nghị cấp trên cử Tiến sĩ Lương Định Của – anh hùng lao động về Đại học Cần Thơ làm Hiệu trưởng, trong khi công việc đang xúc tiến thì ngày 28.12.1975 nhà giáo, nhà khoa học, anh hùng lao động Lương Định Của đột ngột qua đời. Năm học 1975-1976 Ngày 17.6.1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 222 về công tác giáo dục đại học và chuyên nghiệp ở miền Nam trong thời gian trước mắt. Chỉ thị chỉ rõ: “thầy giáo và học sinh ở các trường đại học và chuyên nghiệp miền Nam là những con người của dân tộc Việt Nam, là nạn nhân của một nền giáo dục nô dịch và 112
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ phản động của Mỹ và tay sai, chúng ta phải có trách nhiệm giáo dục đầy đủ để họ nhanh chóng trở thành những người công dân trí thức yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội…”. Nhận thức được điều này, công tác giáo dục chính trị- tư tưởng trong các trường đại học ở miền Nam đã được đặt lên hàng đầu trong mọi công tác của ngành trong năm học 1975-1976, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trường quyết định giải thể một số đơn vị như: Đại học Văn khoa, Đại học Luật khoa, Đại học Khoa học và Trường Trung học kiểu mẫu…và tổ chức lại thành 4 khoa: Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp, Khoa dự bị đại học, Khoa cơ bản ứng dụng- dưới khoa là Ban (lúc ấy chưa gọi là Bộ môn). Thầy và trò ra sức học tập chính trị, lao động sản xuất. Cơ sở vật chất nghèo nàn, đa số nhà lá- vách đất. Năm học 1976-1977 Trường bắt đầu tuyển sinh khóa mới. Đi đôi với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là công tác chuyên môn. Sau một thời gian mày mò, nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phấn đấu không mệt mỏi, dám làm, dám chịu, tháng 5.1977 Trường Đại học Cần Thơ được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép sắp xếp và tổ chức lại một bước hệ thống đào tạo, cơ cấu ngành học sát với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long và khả năng có được của nhà trường lúc này: tổ chức 7 khoa với các bộ môn trực thuộc khoa. Khoa Nông nghiệp tách thành 3 khoa : Khoa Trồng trọt, Khoa Chăn nuôi-Thuỷ sản- Chế biến, Khoa Cơ khí – Thuỷ nông. Khoa Sư phạm tách thành 2 khoa: Khoa Sư phạm tự nhiên và Khoa Sư phạm Xã hội. Khoa Dự bị đại học. Khoa Cơ bản ứng dụng (đến tháng 11.1981 Khoa này giải thể). Với sự cố gắng hết mình của tập thể giảng viên, CB-CNV và sinh viên, không phân biệt mới-cũ, hết năm học 1976-1977 Trường Đại học Cần Thơ đã vinh dự nhận được bằng khen của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp – ghi bằng chữ viết tay đậm nét: “Đã có nhiều thành tích cải tạo và xây dựng trong 2 năm học 1975-1976 và 1976-1977” 2.2.2 Giai đoạn từ tháng 10.1977 đến tháng 12.1990 Về công tác giáo dục chính trị -tư tưởng Luôn nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, tổ chức cho đảng viên, quần chúng học tập đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian đầu; đối với cán bộ tại chỗ, Trường đã tổ chức nhiều đợt học tập chính trị cơ bản nhằm làm cho anh chị em nắm được một số lý luận cơ bản về lịch sử cách mạng Việt Nam, phân biệt được ta, bạn và thù, cái sai, cái đúng, có cách nhìn sự việc theo quan điểm cách mạng và xác định rõ chỗ đứng của mình trong xã hội mới. Việc tổ chức học chính trị chính khóa của sinh viên các hệ cũng được tiến hành có nề nếp, có thảo luận. Tổ chức học tập về quét sạch văn hóa đồi trụy trong nhà trường. Hệ thống truyền thanh của khu I, và khu II được phát huy. 113
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ Nhà trường chú ý tới giáo dục và tổ chức tốt nếp sống mới trong khu vực tập thể của CB-CNV và sinh viên. Phong trào thi đua đã được quan tâm cải tiến, nhất là các được phát động thi đua của Đảng, chính quyền, công đoàn và đoàn thanh niên khơi dậy khí thế thi đua sôi nổi. Đã triển khai các đợt phê bình và tự phê bình từ trong Đảng ủy ra ngoài quần chúng. Tổ chức tốt các ngày lễ lớn; làm tốt công tác tuyển nghĩa vụ quân sự. Tổ chức cho sinh viên Khmer đón Tết CholChnamThmay. Giữ vững không khí sinh hoạt dân chủ, lắng nghe ý kiến của quần chúng, giải quyết các đơn thư tố cáo, khiếu nại; giải quyết cơ bản những việc tồn đọng kéo dài. Công tác đào tạo, NCKH phục vụ sản xuất, hợp tác quốc tế Công tác đào tạo Do điều kiện khách quan và chủ quan – trong đó khách quan là chủ yếu, ngày khai giảng năm học đầu tiên ở Đại học Cần Thơ trễ hơn các trường đại học ở các nơi, vào tháng 3.1976, trường đã khai giảng năm học. Có 2.150 sinh viên dự lễ khai giảng của: ngành nông nghiệp, sư phạm hệ 4 năm, sư phạm hệ 2 năm và dự bị đại học (trong đó số sinh viên cũ tiếp tục học là 1.452 sinh viên, sinh viên mới là 698 sinh viên. Đến năm học 1976-1977 đã tuyển được 1.205 sinh viên mới cho 7 khoa. Việc sắp xếp, mở rộng thêm các Khoa cho phù hợp yêu cầu đào tạo được thực hiện mạnh mẽ vào những năm 1978,1979 (13 khoa). Năm 1978 Khoa Sư phạm tự nhiên tách thành khoa Toán – Lý, Khoa Hóa – Sinh; khối ngành Nông nghiệp ngoài 3 khoa cũ đã mở 2 Khoa mới là Khoa Thuỷ nông và Cải tạo đất; Khoa chế biến và bảo quản nông sản. Năm 1979 Khoa sư phạm xã hội tách thành 2 khoa: Khoa Văn – Ngoại ngữ và Khoa Sử Địa; Khối Nông nghiệp mở thêm 2 khoa: kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản. Cũng năm này, một bộ phận của Toán – Lý Hóa Sinh nhập lại thành Khoa cơ bản và dự bị. Trong năm 1979, với nỗ lực to lớn của Ban giám hiệu và Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ, tháng 7.1979 Khoa Y – Nha – Dược được thành lập để đào tạo bác sĩ cơ sở cho vùng đồng bằng sông Cửu Long – đây là một tín hiệu đáng mừng trong chăm lo sức khoẻ cộng đồng. Từ năm học 1984-1985 trường mở thêm hệ đào tạo bác sĩ chuyên tu. Trường đã thực hiện thành công hệ đào tạo tại chức ở một số tỉnh với 2 hình thức khác nhau: tại chức thực thụ và tại chức mở rộng, qua đó có điều kiện mở rộng qui mô, đáp ứng nhu cầu cán bộ của địa phương, vừa phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của trường. Từ năm học 1981-1982 trở đi, trường thực hiện chế độ khen thưởng đối với sinh viên xuất sắc có nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện tư cách đạo đức bằng học bổng ưu tiên chọn một trong hai nơi công tác khi tốt nghiệp. 114
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ Nhằm từng bước phát triển hệ đào tạo trên Đại học, bộ phận đào tạo và bồi dưỡng Sau đại học của Phòng Khoa học đã gấp rút chuẩn bị khai giảng khóa I Nghiên cứu sinh của trường Đại học Cần Thơ theo quyết định 1655.QLKH. Trong tinh thần phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua phấn đấu trở thành sinh viên tiên tiến, tập thể xã hội chủ nghĩa; năm học 1977-1978 có 2 tập thể học sinh Xã hội chủ nghĩa, năm học 1978-1979 có 8 tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, năm học 1979-1980 có 6 tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa…Trong đó, nổi lên điển hình của tập thể Trồng trọt 3C và Hóa A K2. Trường từng bước đưa công tác quản lý sinh viên vào máy tính, năm học 1984- 1985 lần đầu tiên trường dùng máy tính để báo cáo đề nghị công nhận tốt nghiệp cho K7, làm danh sách trích ngang khóa 11, kể từ khóa 11 đã đảm nhận toàn bộ công tác quản lý sinh viên kể cả việc phân loại sinh viên và kết quả học tập, được Bộ Đại học và trung học biểu dương. Từ năm học 1988-1989 – năm bản lề trong việc thực hiện ba chương trình hành động, trường đã thực hiện lộ trình thực hiện qui trình đào tạo 2 giai đoạn. Công tác NCKH, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng ở ĐBSCL Thấm nhuần 3 cuộc cách mạng trong xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt. Chính vì vậy, mặc dù đội ngũ cán bộ ở trường có trình độ khoa học, học vị còn ít, không đồng bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém, nhưng kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thực tế của địa phương, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ủy và Ban giám hiệu, ngay thời kỳ đầu sau giải phóng, trường đã thành công trong NCKH và ứng dụng phục vụ sản xuất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình là: trong những năm 1977, 1978 trên nhiều vùng rộng lớn rầy nâu đã cắn phá tan nát những đám ruộng lớn, nhất là những nơi có trồng giống lúa 73-2 đã từng được mùa nhiều năm, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Đảng ủy và Ban giám hiệu đã bàn bạc với tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân một số tỉnh, cụ thể là tỉnh Hậu Giang lúc đó, kịp thời lãnh đạo và chỉ đạo cán bộ sinh viên của Trường trên tinh thần dám làm dám chịu trách nhiệm trước lịch sử, trường ngừng giảng dạy và học tập ra quân chống rầy. Đồng thời tập trung trí tuệ, công sức từng bước đưa vào sản xuất những giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao và kháng rầy như nhân giống lúa IR36 bằng phương pháp cấy một tép/bụi, hoặc NN3A, NN6A, NN7A, NN2B và đề nghị Bộ Nông nghiệp khu vực hoá 4 giống lúa khác. Trường đã khẳng định bước đi của công tác NCKH là đúng đắn và kết quả đáng tự hào, đã giúp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đẩy lùi rầy nâu, đưa những giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất đạt kết quả tốt. Các giống đậu nành, giống đay và các cây khác; men thức ăn gia súc; men bánh nổi, phân vi sinh, các loại nấm mèo, nấm rơm, giữ và chọn những giống heo tốt cho chăn nuôi. Qua đó đã rút ra nhiều bài học về lý luận liên hệ với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống. Một điển hình khác về vai trò của Trường Đại học Cần Thơ đối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là: ngày 31.01.1984, GS.TS Nguyễn Ngọc Trân- Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước đã họp với Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ và Ban chủ nhiệm các để mục đề tài chương trình 60.02 bàn về việc 115
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ triển khai chương trình “Điều tra cơ bản tổng hợp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn II. Sau đó GS.TS Võ Tòng Xuân – Phó chủ nhiệm chương trình 60-02 cùng với Thư ký chương trình là Ông Nguyễn Văn Be đến các tỉnh phối hợp triển khai. Đây là một chương trình có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho các tỉnh và Hội đồng Bộ trưởng lập kế hoạch 5 năm 1986-1990, đồng thời cũng tạo ra những tư liệu khoa học bổ sung cho giáo trình, là điều kiện tốt để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn. Ngành Sư phạm cũng đã có những nghiên cứu thiết thực đẩy mạnh nội dung hoạt động trong công tác kết nghĩa với các trường cấp II, III qua đó giao lưu, rút kinh nghiệm và tạo điều kiện chủ động đưa cán bộ làm công tác giảng dạy, sinh viên đi kiến tập- thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Nhiều đề tài NCKH gắn kết với địa phương, các đề tài cấp Bộ, cấp trường ngày càng nhiều và có chất lượng. Từ năm học 1988-1989, hưởng ứng thực hiện 3 chương trình hành động của Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp về đẩy mạnh NCKH và lao động sản xuất, Phòng Khoa học đã đổi mới công tác quản lý các đề tài NCKH bằng cách khoán từng đợt kinh phí cho các đề tài đã ký, căn cứ vào hợp đồng để kiểm tra tình hình thực hiện đề tài và trên cơ sở đó lập danh sách cán bộ tham gia NCKH để xét chức danh và tính giờ chuẩn giảng dạy. Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế được chú ý, giữ vững và phát triển. Trường đã hợp tác với những tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các trường đại học nước ngoài như: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippin; FAO; UNDP; Đại học Paris – Sud; Đại học Lyon; Viện Nghiên cứu Nông nghiệp của quốc gia Pháp (INRA); Đại học Wageningen (Hà Lan); Đại học Amsterdam (Hà Lan); Đại học Loivain (Bỉ); Đại học CuBan (Liên Xô); Đại học Kugushu (Nhật); Viện Olestyn (Ba Lan); Viện Kỹ thuật Châu Á (AIT); Uỷ ban người Mỹ hợp tác khoa học với Việt Nam (Mỹ); các Hội người Việt Nam tại Pháp, Mỹ, Bỉ, Canada…, Tổ chức bánh mì thế giới; Tổ chức đất lành; Uỷ ban khoa học kỹ thuật Hà Lan hợp tác với Việt Nam (Nuffic); làm việc theo thỏa ước với VH.10, VH24; nghiên cứu về Artenmia, chương trình cố định đạm và các tổ chức khác ở CHLB Đức, Anh, Liên Xô, Thái Lan, Nhật, Úc, Campuchia, Lào…Thông qua các hợp tác quốc tế, trường đã nhận viện trợ dưới những hình thức: đào tạo, NCKH, lao động sản xuất, trang thiết bị… Sáu tháng đầu năm 1988, Hiệu trưởng Phạm Sơn Khai đã đi Mỹ tham quan, thăm dò khả năng hợp tác với các trường đại học Mỹ. Đại học Cần Thơ là một trong ít trường đầu tiên trong cả nước đã nhìn thấy và thúc đẩy có hiệu quả các chương trình Hợp tác quốc tế với các nước, Viện, Trường Đại học…tiên tiến trên thế giới. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo đời sống Từ những cơ sở vật chất và phòng học, nơi làm việc, phòng thí nghiệm của Viện Đại học cũ được tiếp quản, cơ sở vật chất rất khó khăn. Bằng sự cố gắng của Đảng ủy, Ban giám hiệu và cả tập thể, còn có sự đồng thuận của các địa phương. Để kịp thời ổn định, đi vào hoạt động, không những xây dựng lớp học, nhà ở bằng tre lá, trường cũng đã cố gắng xây dựng được một số công trình nhà ở cho cán bộ sinh viên, một số trạm thí nghiệm dưới hình thức kiên cố; xây dựng – củng cố một số 116
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ công trình điện nước, đường sá. Với sự thông cảm và hiểu khó khăn của trường, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã cất nhà cho sinh viên của tỉnh trong khuôn viên trường Đại học Cần Thơ để các em yên tâm học tập. Trường cũng đã tự làm đường nội bộ ở khu II, thi công nhà học 2 tầng (B1), nhà học 3 tầng (C1) tiếp tục hoàn thiện phần còn lại của đại giảng đường, nhà xưởng đúc, phòng thí nghiệm bột giấy, nhà ở sinh viên, trạm biến thế 320km… Bằng con đường hợp tác quốc tế, đã tạo điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng những trung tâm nghiên cứu trọng điểm như: đất phèn, đạm sinh học, điện toán, tuyến trùng, Biogas… Một thuận lợi cơ bản là năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng chuẩn y luận chứng kinh tế- kỹ thuật xây dựng cải tạo trường Đại học Cần Thơ, từ đó cơ sở vật chất của trường khang trang hơn. Để chăm lo đời sống cho sinh viên, năm 1985 trường đã thiết kế - thi công nhà bếp cơ khí hiện đại – đó là hệ thống lò nấu cơ khí hiện đại được lắp đặt hoàn chỉnh. Hệ thống lò có thể nấu 1 lần 150 kg gạo với thức ăn kèm theo, có thể phục vụ trên 2.000 người ăn trong 2-3 giờ đồng hồ. Ngay từ những năm đầu sau giải phóng, trường đã mạnh dạn tổ chức hoạt động sản xuất trong nhà trường, đẩy mạnh phong trào tự túc trong các hộ gia đình. Trường có Ban đời sống, bếp ăn tập thể. Các đơn vị có sản xuất như xưởng đúc, xưởng phục hồi bơm cao áp, xưởng sản xuất magi, xưởng cồn, trại heo, xưởng Vidana của Trung tâm đạm,…Trường cũng có những cơ sở sản xuất như Nông trại Ô Môn, Nông trại Hòa An, xưởng gạch ngói Phú Hữu… Sau này, một số đơn vị đã sản xuất Copperzine, Thyromin, khoan giếng ngầm, sản xuất hầm khí Biogas… Từ khi có Quyết định 142,144 của Hội đồng Bộ trưởng, thông qua các hội nghị lao động sản xuất, đã mở ra bước đi đúng đắn, tạo ra một thời kỳ làm ăn có nề nếp, bài bản, phong trào lao động sản xuất của trường phát triển, một số đơn vị có thành tích, là mũi nhọn trong sự đóng góp cho trường như: cơ khí, Trung tâm đạm, chế biến… Nhờ đi đúng hướng, năm 1989 trường đã trợ cấp cho CB-CNV trong toàn trường tương ứng 23 kg gạo / người lấy từ phúc lợi của lao động sản xuất và hợp đồng đào tạo, chưa kể đến quỹ hỗ trợ thêm của từng khoa. Công tác tổ chức – cán bộ Sau 2 năm kể từ khi tiếp thu Đại học Cần Thơ, trường đã từng bước ổn định về tổ chức, cán bộ. Từ 10.1977 trở về sau, hàng năm trường đều có tuyển dụng cán bộ giảng dạy, cán bộ kỹ thuật và phục vụ, hợp đồng công nhân lao động cho các đơn vị. Từ năm 1979, trường đã chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ giảng dạy để có học vị cao hơn, đảm bảo tốt cho việc giảng dạy và lãnh đạo đơn vị, đầu tiên là gởi đi học ở miền Bắc, Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là đến đi học ở nước ngoài. Để công tác quản lý tốt, Hiệu trưởng đã giao cho các Phó Hiệu trưởng phụ trách các mảng công việc và đơn vị. Xây dựng qui hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đề bạt cán bộ. 117
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ Một vấn đề lớn có liên quan đến công tác tổ chức của trường trong năm 1986 là: được sự góp ý của một số đồng chí lãnh đạo trung ương và địa phương, để thực hiện Quyết định 110/HĐBT, ngày 20.10.1986 Trường Đại học Cần Thơ đã có từ trình Hội đồng Bộ trưởng về việc xây dựng Viện Đại học Cần Thơ từ cơ sở Trường Đại học Cần Thơ, có thuyết minh lý do và luận chứng, nhưng do mạng lưới trường đại học hiện hành ở nước ta chưa có hình thức Viện đại học và một số yếu tố khách quan khác nên Hội đồng Bộ trưởng đã không thông qua vấn đề này. Tháng 4.1989, nhằm thực hiện chương trình 3 của Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp về đổi mới công tác tổ chức và quản lý, Trường đã tiến hành bầu Hiệu trưởng, Ông Trần Phước Đường được tín nhiệm bầu làm Hiệu trưởng thay Ông Phạm Sơn Khai về hưu. Bộ cũng đã bổ nhiệm 3 Phó Hiệu trưởng. Ngày 24.4.1989, Ban giám hiệu cũ và mới đã bàn giao công việc. Các khoa, Bộ môn cũng lần lượt tiến hành bầu lãnh đạo đơn vị. Kể từ sau ngày giải phóng, bên cạnh tổ chức bộ máy chính quyền; việc hình thành và phát triển tổ chức Đảng, các đoàn thể cũng hình thành và phát triển, tạo thành một cơ chế đồng bộ trong hệ thống chính trị hòa quyện vào nhau lãnh đạo đơn vị ngày càng tốt hơn. Qua chặng đường 24 năm (1966-1990), từ Viện Đại học Cần Thơ trước giải phóng đến Đại học Cần Thơ sau ngày giải phóng có thể thấy nổi bật lên 3 đặc điểm lớn: 1/ Do nhu cầu giáo dục của nhân dân miền Tây mà Viện Đại học Cần Thơ được thành lập. Khi có trường, trường vì nhu cầu của sinh nhân dân mà phục vụ. Điều này chúng ta thấy rất rõ, từ quá trình vận động thành lập đến khi hình thành Viện, với những tổ chức của Viện và sự phát triển sau này của Trường Đại học Cần Thơ, thể hiện rõ nhất là sự phát triển của các Khoa đào tạo ngày càng phong phú. Qua đó cho thấy Viện Đại học Cần Thơ – Trường Đại học Cần Thơ xuất hiện, phát triển ở Đồng bằng Sông Cửu Long là một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu giáo dục của vùng. 2/ Xuất phát điểm phục vụ của 2 chế độ chính trị khác nhau, vì mục đích chung nâng cao dân trí, phục vụ cộng đồng, Đại học Cần Thơ trở thành 1 trường Đại học có tầm vóc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trước và sau giải phóng có 2 chế độ chính trị khác nhau nhưng có mục đích chung nâng cao dân trí, phục vụ cộng đồng; cho nên dù là trước hay sau giải phóng, Viện hay Trường đều là trung tâm văn hóa – xã hội, khoa học- kỹ thuật, là tiền đề cho sự phát triển của Đại học Cần Thơ sau này, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 3/ Là nơi tập trung sự đoàn kết của cán bộ- công nhân viên, sinh viên; là tiền đề căn bản cho sự phát triển của Đại học Cần Thơ. Khi là Viện Đại học Cần Thơ, cán bộ - công nhân viên từ các nơi đến, sinh viên phấn khởi học tập, tiếp thu sự tiến bộ của giáo dục công nghệ trong và ngoài nước. Sau khi miền Nam giải phóng, cán bộ từ Bắc- Trung – Nam không phân biệt nguồn đào tạo cùng hợp lực, sinh viên hăng hái học tập, sự tiếp thu giáo dục công nghệ ngày càng phát triển qua việc gởi cán bộ - sinh viên tham gia học tập ở nước 118
- Tạp chí Khoa học 2012:22b 108-119 Trường Đại học Cần Thơ ngoài, nước ngoài đến trao đổi thông tin, viện trợ. Tinh thần đoàn kết vì lợi ích chung là tiền đề căn bản để Đại học Cần Thơ ngày càng phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo tổng kết nhiệm kỳ I, II, III, IV, V của Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ. Bản lưu Văn phòng Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ. Lịch sử Trường Đại học Cần Thơ (1966-1996), 1996, của Vũ Lân. Bản thảo. Tài liệu lưu trữ của Phòng Hành chánh Tổng hợp Trường Đại học Cần Thơ , 263 trang. Một số báo cáo tình hình công tác của Trường, Công đoàn Trường, Đoàn Thanh niên Trường (giai đoạn 1975-1990). Bản lưu ở Phòng Kế hoạch tổng hợp và Văn phòng Đảng ủy Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Thị Phương, 2010: Lịch sử hình thành và phát triển Viện Đại học Cần Thơ (1966- 1975). Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 234 trang. 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ ÁN VỀ 'VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BĐS Ở VIỆT NAM'
49 p | 844 | 408
-
Luận văn tốt nghiệp: khái quát về sự hình thành và phát triển của quảng cáo trên mạng, cách tiến hành quảng cáo trên Internet và một cái nhìn khái quát về tình hình ứng dụng Internet vào hoạt động quảng cáo ở Việt Nam
135 p | 408 | 73
-
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN HỘI AN
4 p | 508 | 71
-
Tiểu luận: Lịch sử hình thành và định hướng phát triển ô tô
14 p | 775 | 55
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 p | 242 | 53
-
Tiểu luận: Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán thế giới - BIG4
44 p | 348 | 46
-
Luận văn tốt nghiệp: Tìm hiểu sự hình thành và phát triển khái niệm xã hội hóa trong xã hội học ở Việt Nam
141 p | 213 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 149 | 36
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 p | 294 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 194 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)
197 p | 138 | 24
-
Tiểu luận môn Văn hóa tổ chức: Phân tích các yếu tố cấu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hóa tổ chức tại Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động
27 p | 246 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng tại Nam kỳ (1875 – 1945)
235 p | 133 | 19
-
Báo cáo "Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy phạm về miễn hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam"
4 p | 111 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam (1970-2010)
28 p | 96 | 7
-
Báo cáo "Nhu cầu thành đạt- sự hình thành và phát triển "
3 p | 76 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Sự hình thành và phát triển các hệ thống canh tác của cộng đồng người Mường vùng hồ thủy điện Hòa Bình sau di dân
91 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
101 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn