intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức hấp dẫn của văn học viết cho thiếu nhi qua “hiện tượng nhóc Nicolas"

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

133
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóc Nicolas (tiếng Pháp: Le Petit Nicolas) là một loạt truyện thiếu nhi do René Goscinny sáng tác và Jean - Jacques Sempé minh họa từ năm 1959 với nội dung là những truyện kể của cậu bé Nicolas về cuộc sống thường ngày, về bạn bè và gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức hấp dẫn của văn học viết cho thiếu nhi qua “hiện tượng nhóc Nicolas"

  1. Sức hấp dẫn của văn học viết cho thiếu nhi qua “hiện tượng nhóc Nicolas”
  2. Nhóc Nicolas (tiếng Pháp: Le Petit Nicolas) là một loạt truyện thiếu nhi do René Goscinny sáng tác và Jean - Jacques Sempé minh họa từ năm 1959 với nội dung là những truyện kể của cậu bé Nicolas về cuộc sống thường ngày, về bạn bè và gia đình. Các câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng cũng đậm chất nhân văn của Nhóc Nicolas đã giúp bộ truyện trở thành một trong những tác phẩm văn học thiếu nhi của Pháp được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới. Những câu chuyện về Nhóc Nicolas đã được phát hành gồm có các tập truyện sau: Nhóc Nicolas (1960, 19 truyện);Những giờ nghỉ của Nhóc Nicolas (1961, 17 truyện); Những kì nghỉ của Nhóc Nicolas (1962, 18 truyện); Nhóc Nicolas và các bạn (1963, 16 truyện); Những buồn phiền của Joachim (1964, 16 truyện) được đổi tên thành Những buồn phiền của Nhóc Nicolas từ lần xuất bản năm 1993; Nhóc Niclas: Những chuyện chưa kể (gồm 2 tập: Tập 1 xuất bản năm 2004 với 80 truyện; Tập 2 xuất bản năm 2006 với 45 truyện). Năm 2008 Nhóc Nicolas mới đến Việt Nam qua hai tập truyện Nhóc Nicolas: Những chuyện chưa kể do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hoá Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản và phát hành. Đến nay trọn bộ Nhóc Nicolas đã được Nhã Nam xuất bản, đưa đến cho bạn đọc Việt Nam chân dung đầy đủ về Nhóc Nicolas, một hiện tượng của văn học thiếu nhi thế giới. Nhóc Nicolas đã thực sự chinh phục mọi lứa tuổi độc giả Việt Nam. Vượt qua những khác biệt về hoàn cảnh sống, về thời đại, về xã hội… cả trẻ con và người lớn đều tìm thấy mình trong những câu chuyện đó, đúng như lời nhận xét của Anne Goscinny – con gái tác giả đồng thời là người xuất bản cuốn sách: “Sức mạnh của cuốn sách này là có thể cuốn hút cả trẻ con cũng như người lớn. Trẻ con thì thấy giống quá, người lớn thì thấy nhớ quá”. Bộ sách không phải là mỏng, sáu tập cộng lại ngót hai nghìn trang. Nó dày nhưng không “nặng”, mà ngược lại, càng đọc,Nhóc Nicolas càng đưa đến cho độc giả cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái và đặc biệt thú vị. Trở thành một hiện tượng của văn học thiếu nhi
  3. Pháp nói riêng và cả thế giới nói chung suốt hơn nửa thế kỉ qua như thế, thì, có lẽ, không còn phải bàn luận nhiều về sức sống, sức điển hình của nhân vật chú nhóc đặc biệt Nicolas. Ở đây, chúng tôi sẽ giải mã sức hấp dẫn của bộ sách đối với trẻ em, mong góp một đề xuất cho các nhà văn Việt Nam giàu tâm huyết sáng tác phục vụ thiếu nhi. Trẻ con ngày nay có nhiều sự lựa chọn để giải trí, đặc biệt là với sự xuất hiện và bùng nổ của ngành công nghiệp game online, sự du nhập và thống lĩnh thị trường của truyện tranh manga… Thế nhưng, nếu đặt câu hỏi, trẻ em hiện nay có quay lưng lại với các tác phẩm văn học không thì câu trả lời lại là không. Đó là một sự lựa chọn rất tự nhiên, cái gì hay thì các em tìm đọc. Và quả thật nhiều tác phẩm đã chinh phục được các bạn đọc nhỏ tuổi. Điều đáng nói là, bên cạnh truyện tranh thì nhiều truyện chữ cũng rất được các em yêu thích. Những truyện chữ ấy, hầu hết là sách dịch, số trang rất dày nhưng không làm các em ngần ngại. Đã có cả một loạt tác phẩm văn học thiếu nhi nước ngoài được dịch và bán rất chạy ở Việt Nam thời gian qua như Harry Potter của J.K. Rowling, Pháp sư xứ hải địa của Ursula K. Le Guin, Chúa nhẫn của J.R.R. Tolkien, Biên niên sử Narniacủa C.S. Lewis, các tác phẩm của Roald Dahl… Lí giải về vị thế áp đảo của sách dịch so với sáng tác cho thiếu nhi của các cây bút trong nước, có người đã cho rằng trẻ con ưa những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, những truyện kì ảo, huyền bí, mà đó vốn không phải là thế mạnh của văn học Việt Nam nói riêng cũng như của tư duy người Việt nói chung. Đó sẽ là một nhận định đúng nếu như không có sự xuất hiện củaNhóc Nicolas – món quà tuyệt vời mà Goscinny và Sempé đã gửi tặng cho tất cả trẻ con cũng như những ai đã từng là trẻ con. Sáu tập truyện không hề có một chi tiết hoang đường kì ảo hay một cuộc phiêu lưu nào đến những chân trời mới. Tất cả không gian nằm trong tầm mắt trẻ con: căn nhà với những người thân yêu, ngõ phố quen thuộc, ngôi trường và các trò vui chơi, bãi biển của kì nghỉ… Toàn bộ cốt truyện gắn với cuộc sống thường ngày của trẻ con, quen thuộc đến mức, mỗi đứa trẻ buổi sáng ngủ dậy, xỏ chân vào đôi dép là có thể thấy đang được sống với thế giới như trong truyện - thế giới của Nhóc Nicolas – ngay tại nhà mình. Sức hấp dẫn của tác phẩm không nằm ở những cuộc phiêu lưu, những chân trời kì lạ, những lâu đài huyền bí với phép thuật phù thuỷ, mà nằm chính ở cuộc sống đời thường của một chú nhóc, nơi trẻ con được là chính nó.
  4. Nhóc Nicolas – nơi trẻ con được là chính nó Trước hết đó là một thế giới mà trẻ con được sống đúng với bản chất, tính cách trẻ con, được nói lên tình cảm, suy nghĩ thật của mình. Ở Việt Nam trước năm 1975 có rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi (Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Đội thiếu niên tình báo Bát Sát, Em bé đuốc sống, Kim Đồng, Mẹ vắng nhà, Đất rừng phương Nam…) nhưng nội dung thường nặng về giáo huấn, ý đồ nêu gương khiến nhân vật trẻ em luôn được lí tưởng hoá, đánh mất tính hồn nhiên, tâm lí tính cách dễ bị cường điệu. Những tác phẩm như thế thực ra chỉ hấp dẫn một bộ phận trẻ em ưu tú mà khó được số còn lại mặn mà. Sau này, một số tác phẩm của Vũ Thư Hiên, Duy Khán, Nguyễn Quang Sáng… viết về kí ức tuổi thơ, nhân vật chính là trẻ con nhưng lại hướng tới bạn đọc người lớn (rõ nhất là Côi cút giữa cảnh đời và Chó bi đời lưu lạc của Ma Văn Kháng). Lớp người viết sau như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần đã chinh phục các em bằng cách đưa vào nhiều sinh hoạt đời thường, những mơ mộng kiểu trẻ con. Thế nhưng từng đó chưa đủ để các em cảm thấy mình được là chủ thể trong thế giới của mình, chưa nói những mơ mộng lãng mạn ấy đang ngày càng xa lạ với trẻ em hiện nay, đặc biệt là các em ở thành phố. Đặt trong sự đối sánh như vậy ta hiểu vì sao độc giả nhỏ tuổi lại yêu thích cậu nhóc Nicolas và đám bạn của cậu đến thế. Yêu cậu nhóc Nicolas cũng là yêu những người bạn nhỏ xung quanh mình và yêu chính mình. Chưa ở đâu trẻ con hiện diện với tất cả cung bậc tình cảm, cảm xúc của chính nó như trong câu chuyện này: Nicolas bực bội vì làn da đỏ au có được sau chuyến đi biển lại không hề được bạn bè để mắt đến, nỗi sợ khi bị điểm thấp bét lớp môn số học nhưng lại tự an ủi cũng phải có đứa đứng bét thay cho thằng bạn tốt bụng chuyên đội sổ Clotaire nghỉ ốm. Nicolas ao ước có tivi, thèm bánh nhân táo, hơi một tí thì khóc ầm lên nghĩ là mọi người chẳng ai yêu thương mình nhưng lại cảm nhận được tình yêu của bố mẹ liền sau đó. Chỉ vì thèm món bánh nhân táo, Nicolas phải tỏ ra ngoan: chơi bi thắng thằng bạn thân nhưng vẫn móc trả vì sợ nó gào lên mình sẽ bị phạt; phải kiềm chế đến nỗi nó suýt oà khóc và nguyền rủa chỉ tại “món bánh kem đểu cáng”. Khi giận dỗi điều gì thì không chỉ Nicolas mà rất nhiều đứa trẻ trên trái đất này đều nghĩ “sẽ bỏ nhà ra đi, mọi người sẽ tha hồ hối hận, còn mình chỉ trở về sau nhiều năm khi đã có đầy tiền, sẽ làm bố mẹ nể bằng việc mua vé xem phim
  5. cho họ, mua cho cả cô giáo và ông hiệu trưởng”… Cả đám bạn của Nicolas đều dễ thương như thế: Alceste - người bạn thân nhất của Nicolas, ăn luôn mồm ở mọi lúc mọi nơi,“cái thằng Alceste nó có thích tắm đâu. Một lần nó nói với tôi rằng nó sợ tắm bởi vì người ta đã bảo nó rằng chưa quá ba giờ sau bữa ăn nếu ai mà tắm thì sẽ bị chết đuối. Mà Alceste thì chưa bao giờ ngừng hẳn ăn trong vòng ba giờ, dĩ nhiên trừ ban đêm ra; nhưng ban đêm thì thằng Alceste chẳng muốn dậy để đi tắm"; Clotaire - người luôn đội sổ, vụng về nhưng tốt bụng; Eudes - rất khoẻ mạnh và thích đấm vào mũi người khác; Geoffroy - cậu bé sống một cách xa hoa với ông bố giàu có, hay lên mặt vì có những đồ chơi mà các bạn phải thèm; Rufus có bố là cảnh sát, cậu rất tự hào về bố đến mức hơi tí lại đòi bỏ tù một đứa bạn; Agnan - cục cưng của cô giáo luôn bị mọi người trong lớp ghét vì tính hay mách lẻo và mít ướt… Cả một thế giới trẻ con hồn nhiên, vui tươi. Chúng tốt một cách hồn nhiên và có xấu cũng xấu một cách hồn nhiên. Câu chuyện của Nhóc Nicolas gợi chúng ta nhớ đến Nôbita và nhóm bạn lớp 3E trong bộ truyện chú mèo máy Đoremon của Nhật. Những đứa trẻ ấy có rất nhiều điểm tốt nhưng cũng đầy điểm xấu, có điều, đứa trẻ nào cũng đáng yêu. Thế giới trẻ con, dù trong câu chuyện về những chú nhóc ở Pháp hay nhóm bạn ở Nhật, đều có một điểm chung: nhu cầu được là mình, nhu cầu khẳng định “bản lĩnh trẻ con” của mình để “chống lại” sự áp đặt sinh ra từ tình yêu thương của người lớn… Những trò đùa nghịch, những lỗi lầm của trẻ con làm đau đầu người lớn và chúng thường bị mắng, bị phạt, chúng ước có một thế giới không có người lớn để được vui chơi thoả thích nhưng ngay sau đó chúng lại sực nhớ đã đến giờ ăn món bánh kem mẹ làm… Các độc giả nhỏ tuổi nhận ra mình khi soi vào những người bạn trong trang sách. Đó là lí do đầu tiên Nhóc Nicolas trở thành cuốn nhật kí tuổi thơ của mọi trẻ em. René Goscinny đã đặt cả thế giới trong đôi mắt trẻ thơ. Không thể hấp dẫn trẻ con nếu bắt nó nhìn qua lăng kính của người lớn. Đôi mắt trẻ thơ trong trẻo đã phản chiếu thế giới ấy thật sống động, trong đó, mọi giá trị được đánh giá bằng quan điểm của các em – một quan điểm không hề vụ lợi (như người lớn), mà trái lại, hồn nhiên, vô tư, trong sáng. Qua cái nhìn ấy, người lớn không phải lúc nào cũng là “người lớn”, nghĩa là nhiều lúc họ hành xử chẳng khác trẻ con là bao. Mẹ luôn miệng gào lên bức bối với chuyện suốt ngày phải lo cơm nước, hơi tí thì dỗi đòi về nhà mẹ đẻ… Bố thỉnh thoảng lại cáu vì
  6. công việc quá bận rộn, về nhà lại phải giúp Nicolas làm môn số học và tập làm văn, mà cũng tại bố tính kém nên thỉnh thoảng bài số học của Nicolas bị điểm “không”… Thầy giáo giám sát giờ ra chơi, sau một hồi ngắm nghía lũ trẻ nghịch cũng nhảy vào bày trò đến nỗi bị thôi việc. Ông thanh tra làm dây mực ra tay, lại dùng khăn lau tay lau lên mặt. Bác hàng xóm Blédurt luôn tìm cách cãi cọ với bố, từ cuộc chơi bóng chày cho đến vụ ầm ĩ với cây kèn trompét. Cô giáo được bọn trẻ vô cùng yêu quý đành bất lực khi buổi xem xiếc bị gác giữa chừng vì lũ học trò không chịu ngồi im. Còn vụ dự giờ của các ông bố bà mẹ thành một cuộc tính nhẩm bài toán trên bảng, mà rất tiếc không có ai tìm ra đáp số đúng… Điểm nhìn ấy nói lên rằng trẻ con có quyền có một cái nhìn riêng về cuộc sống, chúng được bình đẳng như người lớn và được quyền sai lầm. Qua đôi mắt trẻ con, người lớn cũng đầy rẫy những sự vô lí, hàm hồ, ngẫu hứng, làm việc không tính đến hậu quả, họ như là những đứa trẻ phóng to lên. Thậm chí đôi khi trẻ em có cơ hội được “độ lượng” với người lớn, với cả bố mẹ, ông bà - “Các ông bố bà mẹ ý à, thật chả thể hiểu nổi họ ra làm sao!”. Cũng như Đoremon, tác phẩm này rất giàu tính dân chủ, thấm đẫm cái nhìn hài hước mà khoan hoà về con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2