Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm chất <br />
của con người. Đạo đức không phải là roi vọt để hành hạ, làm nhục, làm khổ <br />
người ta<br />
Bài làm:<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà <br />
không có tài thì làm việc gì cũng khó". Đạo đức luôn luôn tồn tại trong con người như một <br />
chân giá trị vững bền mà con người có được. Bằng đạo đức và thông qua đạo đức mà còn <br />
người tự khẳng định chính mình, khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Song, không <br />
phải ai cũng có được những suy nghĩ đúng đắn về nó, bởi vậy mà lời dạy của đức Phật <br />
vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay:" Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm <br />
chất của con người. Đạo đức không phải là roi vọt để hành hạ, làm nhục, làm khổ người <br />
ta."<br />
Đạo đức chính là yếu tố quan trọng trong nhân cách con người. Đạo đức bao gồm những <br />
quy tắc ứng xử trong cộng đồng xã hội được mọi người đồng tình và chấp nhận, qua đó, <br />
mỗi người tự điều chỉnh được hành vi ứng xử của mình một cách phù hợp, không trái với <br />
những chuẩn mực giá trị văn hoá. "Ngọn đèn sáng" là ngọn đèn thắp lên ngọn lửa xua tan <br />
sự tăm tối của màn đêm, là ánh sáng soi rọi con đường phía trước, có ngọn đèn, ta dễ dàng <br />
thấy được những thứ mà trong đêm tối ta không thể nào nhận ra chúng được. Roi vọt là <br />
những khuôn khổ, phép tắc, những sự hành hạ một cách ràng buộc người khác gây đau <br />
khổ. Lời dạy của Đức Phật muốn ca ngợi những vẻ đẹp của đạo đức chân chính sẽ soi <br />
sáng tâm hồn con người và lên án những đạo đức trong khuôn khổ, ép buộc, làm khổ con <br />
người về mọi mặt.<br />
Đạo đức chính là ngọn đèn mà qua đó mọi phẩm chất của con người được bộc lộ rõ. <br />
Thông qua đạo đức, ta thấy được người đó hành động, cư xử ra sao?, tốt xấu thế nào?, có <br />
phù hợp hay không?. Phẩm chất con người được nhìn nhận sáng rõ qua đạo đức. Người <br />
tốt chắc chắn là người có đạo đức. Đạo đức giúp chúng ta tự nhận thức được bản thân <br />
mình, biết sống vì bản thân và sống vì người khác, biết nhìn nhận giá trị của bản thân và <br />
tôn trọng giá trị của người khác. Đạo đức giúp ta điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù <br />
hợp, biết tu dưỡng từng ngày, rời xa những cám dỗ vật chất tầm thường, vươn tới chân <br />
thiện mỹ. Đạo đức soi rọi tình yêu thương, lòng bác ái giúp mỗi người trở nên tốt đẹp <br />
hơn. Đạo đức giúp chúng ta biết san sẻ tình thương, biết xúc động, đồng cảm trước <br />
những nỗi đau, mất mát của người khác, biết sống vì người khác. Đạo đức giúp ta bao <br />
dung, rộng lượng hơn, biết sống cao thượng, thứ tha cho nh ững lỗi l ầm, bi ết r ời xa <br />
những ích kỉ, nhỏ nhen, toan tính thiệt hơn của đời sống. Đạo đức giúp ta đứng vững <br />
trước những sóng gió, biết nỗ lực vươn lên từng ngày cho những khát khao, những ước <br />
mơ, biết sống vì mọi người, vì tập thể vì sự văn minh và phát triển xã hội. Đạo đức giúp <br />
ta thấy yêu thương nhiều hơn, thấy được trách nhiệm của mình với cha mẹ, với gia đình, <br />
xã hội và đất nước. Đạo đức chính là ngọn đèn sáng soi rọi vào từng ngõ ngách của tâm <br />
hồn chúng ta, giúp chúng ta hoàn thiện mỗi ngày, hướng tới những điều tuyệt mỹ và thiên <br />
lương nhất.<br />
Đạo đức là chân giá trị cần được trân trọng và gìn giữ, phát huy. Bởi vậy mà, đạo đức <br />
không phải là phương tiện để hành hạ hay làm nhục người khác, không thể là "roi vọt" <br />
khiến con người đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Nó là cơ sở để con người hướng thiện, <br />
là bản lề để những người sài lầm lạc lối tìm về mà điều chỉnh cho phù hợp với đạo đức <br />
chứ không phải qua đó để chỉ trích, phán xét những lỗi lầm của người khác, chà đạp lên <br />
nhân cách và phẩm giá của họ. Đạo đức không phải là thứ giáo điều cứng nhắc mà nó <br />
phải được vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt phù hợp với từng hoàn cảnh, song nó luôn <br />
hướng về những gì lớn lao và tốt đẹp nhất của con người. Trong cuộc sống, có lẽ ai cũng <br />
đã từng mắc sai lầm, nhưng nếu được vị tha, khoan dung, được mọi người nhìn nhận <br />
bằng sự thông cảm thì chắc chắn họ sẽ trở nên tốt đẹp và hướng thiện hơn. Còn nếu chỉ <br />
mãi nhìn vào những lỗi lầm, những cái xấu, những khuyết điểm của người khác mà chỉ <br />
trích, chê bai, thậm chí cả đánh đập, bóc lột tàn nhẫn thì thật là đáng trách. Dân gian <br />
thường có câu: "Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại". Thực tế, có không ít kẻ vô <br />
đạo đức, thiếu văn hoá. Nhiều bài báo vẫn ngày ngày đưa tin những hành vi đánh đập <br />
người khác, những hành vi hại trẻ em, những tên tội phạm đường phố, ma túy, bài bạc,... <br />
nhan nhản, đâu đây vẫn có những con người sống thiếu suy nghĩ, ích kỉ. Họ sẽ không thể <br />
nào phát triển được nếu như không chịu sửa đổi bản thân, hướng đến tương lai mới. Họ <br />
đáng bị lên án và đáng bị chê trách. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có cái nhìn nhân văn hơn <br />
nếu họ chịu sửa đổi, biết ăn năn hối lỗi. Bởi lẽ, chúng ta, những người hướng đến đạo <br />
đức chân chính với ngọn đèn sáng, hãy dùng tình thương để cảm hóa mọi tội lỗi, giúp con <br />
người gần người hơn, đừng nhân danh đạo đức mà bóp nghẹt quyền làm người, quyền <br />
phát triển của người khác. <br />
Chúng ta, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần học tập trau dồi và rèn <br />
luyện đạo đức trí thức mỗi ngày. Hãy sống và thực hiện thật tốt lời dạy của Đức Phật, <br />
vươn tới đạo đức chân chính để hoàn thiện chính mình, chạm đến những giá trị cao đẹp ở <br />
đời.<br />
<br />