Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học năm học 2016-2017
lượt xem 3
download
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học năm học 2016-2017 chuyên đề: sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nhằm giúp cán bộ quản lí, giáo viên có thêm kiến thức, kĩ năng điều hành, tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, vận dụng những bài học rút ra được sau những buổi sinh hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học năm học 2016-2017
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------- TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2016-2017 Tháng 10 năm 2016 0
- SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC A. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do biên soạn tài liệu: Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, thậm chí kiến thức phổ thông liên quan đến cấp học, môn học, chương trình dạy học còn hạn chế, một số ít nhà giáo tinh thần trách nhiệm chưa cao, ngại khó, ngại đổi mới. Đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, lúng túng trong vận dụng, kết hợp các hình thức và phương pháp dạy học, các cách thức tổ chức hoạt động học theo hướng nâng cao năng lực cho học sinh. Vì vậy công tác bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay mà các nhà quản lí giáo dục cần quan tâm thực hiện với nhiều giải pháp phù hợp. Sinh hoạt chuyên môn là một cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi nhà giáo bởi lẽ đây là một việc làm thường xuyên có tính định kì được xây dựng 1
- thành kế hoạch. Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường là một hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn mỗi thầy cô giáo từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc sinh hoạt chuyên môn ở một số trường hiệu quả còn thấp, nội dung sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, chưa thực sự thiết thực đối với giáo viên, nhiều trường thực hiện sinh hoạt chuyên môn còn qua loa, hình thức, chưa mang lại hiệu quả trong phát triển chuyên môn cho giáo viên. Nhằm nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ quản lí trường học, năng lực giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên phổ thông, giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, bắt đầu từ năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường trong đó “Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” là một nội dung cốt lõi. “Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” (hay còn gọi ngắn gọn là sinh hoạt chuyên môn mới) là một hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua dự giờ, phân tích bài học giúp giáo viên nhận ra những vấn đề của tiết học từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong những tiết học sau. Cũng bao gồm 4 bước như sinh hoạt chuyên môn truyền thống nhưng trong “Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” cách thức thực hiện các bước có sự thay đổi, cải tiến để việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn, có tác dụng lớn hơn trong phát triển chuyên môn cho giáo viên. Đối với tỉnh Quảng Bình, sau nhiều năm thực hiện tại các trường hưởng thụ Dự án Plan tại huyện Quảng Ninh, huyện Minh Hóa và hơn hai năm triển khai thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường tiểu học, việc sinh hoạt chuyên môn của một số trường đã đi vào nền nếp, giáo viên đã có những thay đổi tích cực trong cách dạy, quan tâm nhiều hơn đến việc học của học sinh, tổ chức được nhiều hoạt động học tập giúp học sinh phát huy tính tích 2
- cực, chủ động và khả năng tự học của học sinh. Thông qua sinh hoạt chuyên môn mới, những tình huống học tập cụ thể được phân tích, suy ngẫm, nhiều phương án cải tiến được đề xuất, giáo viên rút ra được nhiều bài học để cho bản thân để điều chỉnh dạy học phù hợp hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Một số cán bộ quản lí nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa cũng như quy trình và cách thức thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới này. Trong quá trình thực hiện, nhiều trường chưa thực hiện đúng các khâu bước nên chưa mang lại hiệu quả, thậm chí còn đưa sinh hoạt chuyên môn quay về cách thức sinh hoạt truyền thống. Vì vậy, Sở GD&ĐT biên soạn tài liệu này làm tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 nhằm giúp cán bộ quản lí, giáo viên có thêm kiến thức, kĩ năng điều hành, tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, vận dụng những bài học rút ra được sau những buổi sinh hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Tài liệu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Sở Giáo dục và Đào tạo rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cơ sở, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học. 2. Mục tiêu của tài liệu: Giúp cán bộ quản lí và giáo viên: - Hiểu sâu về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, phân biệt sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. - Có kĩ năng điều hành, tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, - Tích cực vận dụng những bài học rút ra được sau những buổi sinh hoạt chuyên môn vào quá trình dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. 3
- 3. Cấ u trúc nô ̣i dung tài liệu: Ngoài Lời mở đầu, nô ̣i dung chiń h của tài liê ̣u gồ m 3 phầ n: Phầ n I . Những vấn đề cơ bản về sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Phầ n II. Một số vấn đề về dạy học và sinh hoạt chuyên môn hiện nay cần được khắc phục thông qua sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Phần III. Vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên trong triển khai thực hiện sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. 4. Hƣớng dẫn sƣ̉ dụng tài liệu: 4.1. Mỗi cán bộ quản lí, giáo viên cần đọc kĩ toàn bộ nội dung tài liệu, đánh dấu vào những nội dung quan trọng cần ghi nhớ như: - Mục đích sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; - Điểm khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học với sinh hoạt chuyên môn truyền thống; - Cách thức tiến hành và những lưu ý đối với từng bước thực hiện; - Những điều cần khắc phục khi sinh hoạt chuyên môn; - Một số kĩ năng cần thiết cho cán bộ quản lí và giáo viên; - ... 4.2. Trao đổi với đồng nghiệp về những vấn đề còn băn khoăn, những vấn đề chưa hiểu. Tập hợp những nội dung còn gặp khó khăn để phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT giải đáp, hướng dẫn. 4.3. Kết hợp những kiến thức của tài liệu này với những tài liệu, nguồn thông tin khác và kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống của bản thân để tự rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp nói chung và sinh hoạt 4
- chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học nói riêng. Việc này không ai có thể làm thay. Có thể tham khảo một số cách sau: - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp: có thể cả tiết hoặc chỉ một số hoạt động. - Dùng các phương tiện để quay lại tiết học của mình để xem lại (tự dùng máy quay phim có chân để quay hoặc nhờ đồng nghiệp quay). Qua cách làm này, mỗi giáo viên sẽ tự nhận ra, tự khắc phục những hạn chế của bản thân mà người khác không có điều kiện để góp ý. - Xem các băng hình về các tiết học được Sở GD&ĐT cung cấp hoặc các băng đĩa được chia sẻ trên Internet và thực hành phân tích, ghi lại những bài học rút ra được cho bản thân từ những điểm tích cực cũng như những điểm còn hạn chế trong các tiết học đó. 4.4. Mạnh dạn áp dụng những gì bản thân học hỏi được vào bài học trên lớp hàng ngày. Quan sát việc học của học sinh để tiếp tục có những cải tiến giúp cho chất lượng dạy-học ngày được nâng lên. 4.5. Tham gia bồi dưỡng tập trung để được các giảng viên hướng dẫn sâu hơn. 5
- PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 1. Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là gì? Thực chất Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học là quan sát hoạt động, những biểu hiện của học sinh để biết về việc học của các em từ đó có cách điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp. Là nơi mọi giáo viên đều có cơ hội học tập, phát triển chuyên môn. Như vậy “Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” đáp ứng mục đích, yêu cầu cũng như phù với những điều kiện để phát triển chuyên môn giáo viên trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học: Mục đích sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học hướng tới là: + Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên: Thông qua sinh hoạt chuyên môn, từng tình huống học tập cụ thể của học sinh trên lớp được chia sẻ, suy ngẫm, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp tốt nhất giúp cải tiến giờ học. Từ đó mỗi giáo viên đều học được nhiều bài học từ đồng nghiệp, áp dụng hiểu biết mới vào thực tế dạy học của bản thân. + Đảm bảo cơ hội học tập cho từng em học sinh: Mỗi học sinh đến trường đều phải đƣợc học và học đƣợc. Giáo viên phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc điểm riêng của từng em và có điều chỉnh dạy học phù hợp với từng em một. Để thực hiện được điều này thực sự không dễ dàng, cần phải có sự nỗ lực thường xuyên và lâu dài của mỗi một giáo viên. Thông qua Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, giáo viên học hỏi, tích lũy các kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng dạy học theo đối tượng học sinh, đảm bảo cho mỗi học sinh đều có cơ hội học tập. 6
- + Xây dựng cộng đồng học tập để đổi mới nhà trường: Từ chỗ phân tích tiết học tập trung vào việc học của học sinh để mỗi giáo viên tự rút ra bài học cho bản thân mình, giáo viên dạy minh họa không bị chỉ trích, các giáo viên cởi mở, thoải mái trong chia sẻ, buổi sinh hoạt chuyên môn trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Giáo viên trở nên thân thiện hơn góp phần tạo nên động lực để giáo viên học hỏi, phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của mình. 3. Những khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học với sinh hoạt chuyên môn truyền thống: T Những Sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên T đặc truyền thống cứu bài học điểm Mục đích sinh hoạt Mục đích của sinh hoạt chuyên chuyên môn truyền thống môn dựa trên nghiên cứu bài học là 1 Mục là để đánh giá, xếp loại để từng bước xây dựng văn hóa nhà đích giờ dạy, thống nhất cách trường trong đó mọi thành viên đều dạy cho một loại bài cụ tôn trọng, tin tưởng, mở rộng tâm thể hay phương pháp đặc hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp giáo trưng cho một môn học để viên hiểu biết sâu sắc hơn về học mọi giáo viên được áp sinh nâng cao năng lực dạy học cho dụng theo cách đã được giáo viên. thống nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn. Thông thường tổ chuyên Giáo viên dạy minh họa chủ động Chuẩn môn cùng giáo viên dạy xây dựng Kế hoạch bài học, đưa ra 1 bị bài minh họa xây dựng và các ý tưởng dựa trên đặc điểm tình thống nhất phương án dạy hình của lớp mình, có thể tham học khảo ý kiến của đồng nghiệp và tổ chuyên môn. Vị trí dự giờ là ngồi Lựa chọn vị trí dễ quan sát biểu 7
- cuối lớp hiện trên gương mặt để nhận ra việc học của học sinh mà không ảnh hưởng đến các em : phía trước lớp hoặc xung quanh lớp học. Dự Việc quan sát tập trung vào việc giờ, Việc quan sát tập trung học của học sinh : học sinh học như quan vào hoạt động dạy học của thế nào, khi nào các em học thực 2 sát giáo viên : dạy đúng quy sự, khi nào các em không tập trung tiết trình, các bước lên lớp vào việc học, các em gặp phải khó học không, cung cấp đúng, đủ khăn gì, giáo viên giúp các em vượt kiến thức hay không, phân qua khó khăn như thế nào? bố thời gian có phù hợp hay không, nền nếp lớp có tốt Ngoài diễn biến tiết học, người hay không, cử chỉ, điệu bộ dự ghi chép các tình huống học tập của giáo viên như thế nào… cụ thể : thời điểm nào, em nào, học như thế nào, vì sao... Ghi chép theo diễn biến tiết học : giáo viên nói gì, giáo viên làm gì... - Đánh giá rút kinh Chia sẻ, phân tích dựa trên các nghiệm tình huống học tập cụ thể : + Nêu tình huống, phân tích nguyên + Nhận xét giờ học nhân có tình huống học tập đó + Chia sẻ những khó khăn gặp + Tìm ra ưu khuyết phải khi tiến hành bài học điểm của giờ học + Tìm hiểu nguyên nhân tại sao Chia + So sánh đối chiếu bài + Học được gì qua bài học của sẻ, dạy với giáo án đồng nghiệp 3 suy + Chỉ ra cách dạy mới + Từ bài dạy của đồng nghiệp ngẫm + Thống nhất phơng suy ngẫm về bản thân 8
- tiết pháp dạy - Mọi giáo viên đều chia sẻ ý kiến về những tình huống học tập cụ thể giúp mọi giáo viên có sự - Ý kiến của người dự hiểu biết sâu sắc về học sinh hơn thường mang tính áp đặt một chiều giáo nên không - Tạo niềm tin và sự tôn trọng đồng tránh khỏi tâm lí người dạy nghiệp, tăng sự hiểu biết và kinh bị áp lực bị trì triết phê phán nghiệm dạy học để có thể cải tiến dẫn đến không ai muốn dạy giờ học. minh hoạ - Việc thống nhất cách dạy khiến mọi giáo viên dạy theo một qui trình mà dạy theo một qui trình thì không thể phù hợp với tất cả giáo viên và các lớp học. Giáo viên áp dụng Giáo viên áp dụng những bài Áp những ý kiến chỉ đạo của học mà bản thân học được qua sinh dụng chuyên môn nhà trường hoạt chuyên môn một cách chủ 4 trong hoặc quy trình dạy học đã động nhất. Giáo viên mạnh dạn dạy được thống nhất vào quá điều chỉnh cả nội dung, hình thức, học trình dạy học hằng ngày phương pháp dạy học để phù hợp hằng một cách cứng nhắc. Có với từng học sinh, giúp cho mọi ngày thể những quy trình hoặc học sinh “được học” và “học phương pháp đã được được”. thống nhất đó không phù hợp với thực tế lớp mình nhưng không dám thay đổi. 9
- 4. Các giai đoạn triển khai Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học: Thông thường triển khai thực hiện Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: + Mục tiêu của giai đoạn này là hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng tình đồng nghiệp mới + Ở giai đoạn này, sinh hoạt chuyên môn tập trung giải quyết: Học sinh học như thế nào? Tại sao ?. Giai đoạn này có khi kéo dài cả học kì, thậm chí cả năm học, nhà trường tập trung giúp giáo viên biết quan sát tiết học một cách tinh tế để nhận ra các vấn đề liên quan đến việc học của học sinh. Ví dụ: Ở thời điểm nào, em nào (nhóm nào) đã học thực sự, em nào (nhóm nào) chưa học thực sự. Dựa vào những biểu hiện cụ thể từ phía học sinh mà các giáo viên quan sát được, suy ngẫm phân tích nguyên nhân vì sao tình huống học tập đó xảy ra. Cũng trong giai đoạn này, các nhà trường tập trung rèn luyện kĩ năng góp ý, chia sẻ cho giáo viên trên quan điểm phân tích việc học của học sinh để từ đó giáo viên nhận ra vai trò của mình trong tình huống học tập chứ không tập trung chỉ trích giáo viên như trước đây. Điều này giúp xây dựng tình đồng nghiệp mới, cải tiến văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Giai đoạn 2 Mục tiêu của giai đoạn này là phân tích nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học, tìm các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học bằng cách áp dụng các phương pháp, các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ở giai đoạn này sinh hoạt chuyên môn tập trung giải quyết: Học sinh học như thế nào? Tại sao ? Làm thế nào để cải tiến thực tế đó? Có nghĩa là nâng cao hơn nữa kĩ năng quan sát, suy ngẫm cho giáo viên đồng thời giúp 10
- giáo viên đưa ra các giải pháp thích hợp để cải tiến giờ học, giúp cho tất cả giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn có những hiểu biết mới hoặc có thêm kinh nghiệm để áp dụng trong thực tế dạy học tại lớp mình. 5. Các bƣớc triển khai Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học: Sinh hoạt chuyên môn trải qua chu trình 4 bước như sau: Bƣớc 1: Chuẩn bị bài minh họa - Nguyên tắc: Khuyến khích và tôn trọng sự tự chủ, sáng tạo của giáo viên. - Phân công người dạy: Cố gắng dựa trên tự nguyện. Nếu chọn cử phải bảo đảm lần lượt ai cũng được dạy minh họa - Bài dạy minh họa phải: + Đặt ra các mục tiêu mới so với SGV, có ý nghĩa hơn với học sinh: Mục tiêu có ý nghĩa với học sinh là mục tiêu được đặt cho đối tượng học sinh vừa mang tính mới, tính vừa sức, phù hợp đối tượng vừa mang tính thách thức để tăng hứng thú của học sinh. Mục tiêu ở sách giáo viên (thiết kế) mang tính đại trà có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với học sinh của lớp học mà giáo viên đang giảng dạy. Mục tiêu phải cụ thể, đánh giá được và 11
- thông thường bắt đầu bằng các động từ (ví dụ: Nêu được...; Liệt kê được...; Làm được...) + Điều chỉnh nội dung bài dạy cho phù hợp và có ý nghĩa với học sinh: Nội dung dạy học trong sách giáo khoa là dùng chung cho toàn quốc, không thể phù hợp cho tất cả các vùng miền và các đối tượng học sinh trong lớp. Vì vậy giáo viên cần mạnh dạn điều chỉnh (thêm, bớt, thay thế nội dung khác) để phù hợp với đối tượng lớp mình. Khi điều chỉnh cần nghiên cứu nội dung bài học đảm bảo khoa học, đảm bảo tính hệ thống và gần gũi với đời sống của học sinh. + Có ý định sáng tạo về tổ chức hoạt động học tập để nâng cao chất lượng bài học: Nhiều giáo viên chọn giải pháp an toàn là thực hiện các hoạt động dạy học theo sách giáo viên. Tuy nhiên nếu làm như vậy buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ có ít bài học được trao đổi hơn khi giáo viên mạnh dạn đưa ra những cách làm mới. - Có thể tổ bộ môn cùng chọn bài và cùng trao đổi phương án lên lớp: Với sinh hoạt chuyên môn truyền thống, tổ chuyên môn có thể sẽ áp đặt bài dạy cũng như bài dạy cho giáo viên minh họa. Điều đó sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của giáo viên. Do đó trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, giáo viên dạy minh họa chủ động chọn bài và chuẩn bị các phương án dạy học theo ý mình, có thể tham khảo ý kiến của đồng nghiệp hoặc không. - Soạn bài: Có thể tự soạn bài hoặc cùng GV khác. - Tuyệt đối không dạy trƣớc bài học đó cho học sinh. Bƣớc 2: Tiến hành dạy và dự giờ: * Vị trí khi dự giờ: - Bố trí lớp dạy minh họa có chỗ ngồi hoặc đứng quan sát đủ rộng 12
- - Điều chỉnh số lượng người vừa mức không quá đông để GV quan sát được và HS không bị ảnh hưởng - Vị trí người dự giờ: bảo đảm có thông tin chính xác về việc học của học sinh Bảng Vị trí quan sát của Vị trí quan sát của GV GV Học sinh Học sinh Vị trí quan sát của giáo viên Vị trí quan sát của GV Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh Học sinh (Vị trí này việc quan sát bị hạn chế) * Quan sát khi dự giờ: - Quan sát khi dự giờ cần tập trung vào việc học của học sinh. Nói như vậy không phải là chúng ta không quan sát giáo viên mà chúng ta vừa quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ, giảng giải của giáo viên vừa tập trung quan sát việc học của học sinh. Điều này không dễ. Vì vậy giáo viên cần có sự học hỏi, rèn luyện nhiều thông qua sinh hoạt chuyên môn và thường xuyên dự giờ đồng nghiệp. - Cách thức quan sát khi dự giờ: • Kết hợp nhìn bao quát lớp và chọn tìm học sinh điển hình nhất để tập trung chú ý, thu thập thông tin • Lắng nghe câu trả lời, các ý kiến của HS 13
- • Tìm hiểu, xem kết quả bài làm của học sinh Xảy ra ở số đông hay số ít học sinh ? Nguyên nhân? - Quan sát HS: + Thái độ, hành vi: yêu thích, hứng thú hay mệt mỏi, uể oải.. + Lời nói, cử chỉ và điệu bộ: Đó là lời nói cử chỉ điệu bộ học sinh khi giao tiếp, thảo luận với bạn, khi trả lời thầy cô giáo, khi trình bày bài trước lớp...Qua quan sát lời nói, cử chỉ và điệu bộ, của học sinh, giáo viên sẽ nhận ra học sinh nắm bài như thế nào, có tự tin không hoặc gặp khó khăn gì trong học tập. + Sự quan tâm đối với bài học: Nếu quan tâm đến bài học, học sinh sẽ học tập tốt hơn, hiệu quả hơn. Sự quan tâm đến bài biểu hiện ở chỗ học sinh có sự chú ý, tập trung cao, tham gia hoạt động học tự giác, tích cực. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của học sinh đối với bài học: Nội dung bài học (nội dung quá dễ, quá khó, đã học rồi hoặc xa rời cuộc sống của các em làm cho các em ít quan tâm), đồ dùng học tập, cách thức tổ chức của giáo viên... + Mối quan hệ giữa HS, hoạt động và sản phẩm của HS: Học sinh tương tác với nhau, tương tác với đồ dùng, kết quả học tập như thế nào... - Chú ý đến thay đổi của HS: + Trước hành vi của GV: VD: Học sinh học tích cực hơn khi được giáo viên hỗ trợ hay vẫn khó khăn. Khi nghe cô hỏi, học sinh nhanh chóng phát biểu hay không có phản xạ gì... + Trước hành vi, kết quả của bạn: Tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn, chủ động nhờ bạn giúp, cách thức giúp đỡ, hỗ trợ nhau có phù hợp không (nhiều 14
- giáo viên không quán xuyến hết sẽ dẫn đến một số em sửa cho bạn đúng thành sai, gnhi ngờ kết quả của bạn mà không dám trao đổi với cô giáo...) + Khi thay đổi hoạt động học tập: Vui vẻ, hứng thú, đáp ứng được hay bị gò ép, lúng túng, khó thực hiện... Với những quan sát như vậy, người dự giờ sẽ có những suy ngẫm sâu sắc về bài học, tìm ra nguyên nhân và cách làm để cải tiến giờ học, làm cho các tình huống học tập của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn đối với các em. Từ đó trong chia sẻ về tiết dạy sẽ đưa ra những ý kiến góp ý có chất lượng hơn cho đồng nghiệp. * Ghi chép khi dự giờ: Giáo viên lựa chọn cách ghi chép phù hợp và dễ hiểu nhất với bản thân. Sau đây là mẫu ghi chép được cho là ưu điểm: PHIẾU DỰ GIỜ SƠ ĐỒ LỚP HỌC Họ và tên người dạy:…………………………………………………… Ngày dạy:…………………………….Môn:…………………Lớp: … …… Tên bài dạy:…………………………………………… Thời Diễn biến Em nào (nhóm Suy ngẫm Giải pháp gian nào) như thế nào? Ý kiến chia sẻ cho người dạy: :……………………………………………………………………………….………........................................................................... ………………………………………………………………….…….………………………………………………………………… Một số bài học cho bản thân:……………………………………………..…................................................ ……………………………………………………………………………………………..…………………………………………… ………….................................................................................................................................................................................................... 15
- GỢI Ý CÁCH GHI PHIẾU DỰ GIỜ Phiếu dự giờ dùng cho giáo viên ghi chép khi dự giờ đồng nghiệp nhằm lưu lại thực tế dạy học trện lớp. Từ đó giúp cho bản thân giáo viên có những suy ngẫm, chia sẻ, rút kinh nghiệm trong những buổi sinh hoạt chuyên môn và trong thực tiễn dạy học. Đây là công cụ góp phần đổi mới sinh hoạt chuyên môn hiệu quả nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Dựa trên gợi ý sau đây, mỗi giáo viên lựa chọn cách ghi sao cho phù hợp, ngắn gọn và dễ hiểu nhất đối với bản thân mình. 1. Sơ đồ học sinh: Dùng kí hiệu, hình vẽ, chữ số…để ghi lại sơ đồ lớp học, đánh số vị trí từng học sinh (từng nhóm). Điều này giúp giáo viên dự giờ có thể nhớ và nêu được cụ thể em nào, nhóm nào, học như thế nào khi chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2. Thời gian: Ghi thời gian bắt đầu tiết học, ghi thời điểm xảy ra các tình huống học tập mà giáo viên quan sát được (khoảng phút thứ mấy của tiết học), cũng có thể ghi thời gian diễn ra mỗi hoạt động học trong tiết học đó (khoảng mấy phút). 3. Diễn biến: Ghi lại diễn biến tiết học bao gồm: hoạt động học của học sinh, hoạt động của giáo viên, các câu hỏi, câu trả lời hoặc nội dung bài học theo trình tự thời gian. 4. Ghi chép tình huống quan sát được từ thực tế việc học của học sinh (cả tình huống tích cực và tình huống chưa tích cực). Quan sát thái độ, hành vi, lời nói, sự quan tâm đến bài học và kết quả bài làm của các em. Suy nghĩ xem học sinh đang suy nghĩ gì, cảm thấy gì, gặp khó khăn gì. Chú ý sự thay đổi của học sinh khi nhận được sự hỗ trợ, tác động của giáo viên của bạn bè và khi thay đổi hoạt động học tập. Chú ý xem tình huống đó xảy ra với cả lớp hay nhóm học sinh hay từng em học sinh. 5. Suy ngẫm: Ghi lại những suy nghĩ của bản thân về tình huống học tập đó. Phán đoán lí do tại sao thực tế đó lại xảy ra. 16
- 6. Giáp pháp: Ghi những giải pháp để phát triển những tình huống học tập tốt và khắc phục những tình huống chưa thành công trong tiết học theo suy nghĩ của bản thân. giải pháp càng cụ thể và sát với thực tế việc học của học sinh càng tốt. 7. Ý kiến chia sẻ cho người dạy: Dựa trên thực tế việc học của học sinh đã diễn ra trong tiết học, giáo viên đưa ra những ý kiến sẽ góp ý chia sẻ cho đồng nghiệp về một số hoặc tất cả các vấn đề sau: - Về kết cấu và tiến trình bài học - Về việc học của học sinh (thành công, khó khăn) - Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên - Tính cô đọng và ý nghĩa thiết thực của nội dung bài học - Hiệu quả đạt được so với mục tiêu bài học - Việc phân bố, sử dụng thời gian cho các hoạt động học. - Việc sử dụng đồ dùng dạy học… 8. Một số bài học cho bản thân: Ghi lại những bài học kinh nghiệm, những hiểu biết mới có thể áp dụng vào quá trình dạy học của bản thân sau khi dự giờ và trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp. Bƣớc 3. Suy ngẫm, chia sẻ về tiết dạy. Trình tự thực hiện buổi chia sẻ: 1) Người dạy minh hoạ mục tiêu và ý định thực hiện bài học: Trước hết chủ trì cần cảm ơn người dạy minh họa đã thể hiện tiết học để đồng nghiệp có cơ hội chia sẻ, học tập. Đây là việc làm cần thiết để giảm áp lực cho người dạy minh họa và cũng tạo không khí thoải mái, cởi mở trước khi vào buổi chia sẻ. Tiếp theo, chủ trì mời người dạy giải thích các mục tiêu mà người dạy muốn thực hiện thông qua bài học này, để người dạy giải thích lý do tại sao lại dạy theo cách đó, những ý định chủ đề và nhận thức các vấn đề về bài học, v.v. Sau đó, để người dạy minh hoạ tự nói về cảm nghĩ của mình sau giờ dạy minh hoạ: Về những điểm đã tiến hành thành công, những điểm còn 17
- cảm thấy khó khăn, băn khoăn, cảm nghĩ về điểm nổi bật của bài học: chỉ ra một vài tình huống học tập của học sinh và nêu cảm nghĩ của mình. Người dạy minh hoạ cũng có thể gợi nhớ lại các tình huống trong giờ học và những phản ứng của học sinh khiến cho giáo viên đó phải ngạc nhiên. Hoặc cảm thấy khó có thể đáp ứng được yêu cầu của học sinh. 2) Chủ trì điều hành phần đóng góp ý kiến của người dự: Tùy vào mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn (là sinh hoạt theo chuyên đề hay sinh hoạt định kì), chủ trì có thể gợi ý trước vấn đề trọng tâm cần trao đổi hoặc để giáo viên tham dự trao đổi tất cả những nội dung xung quanh tiết học. Sau đó người chủ trì điều hành các giáo viên dựa trên thực tế việc học của học sinh đã diễn ra trong tiết học để đưa ra những ý kiến sẽ góp ý chia sẻ cho đồng nghiệp về một số hoặc tất cả các vấn đề sau: + Kết cấu và tiến trình bài học; + Việc học của học sinh (thành công, khó khăn); + Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên; + Ý nghĩa thiết thực của nội dung bài học; + Tính phù hợp, vừa sức của các nhiệm vụ học tập; + Hiệu quả đạt được so với mục tiêu bài học; + Việc phân bố, sử dụng thời gian cho các hoạt động học; + Sử dụng đồ dùng dạy học… Một số lƣu ý: 1)Các vấn đề người chủ trì cần quan tâm: + Trực tiếp giúp đỡ hoặc phân công GV giúp đỡ người dạy minh họa + Nhắc nhở GV cách ngồi dự và cách quan sát. + Sử dụng máy quay, ghi lại hình ảnh để giáo viên có thể quan sát lại khi phân tích tình huống học tập. + Đảm bảo để giáo viên suy ngẫm về bài dạy 18
- + Đảm bảo việc lắng nghe của mọi người trong thảo luận + Không để xảy ra tình trạng GV dạy minh họa trở thành mục tiêu bị phê bình, chỉ trích + Gọi tất cả GV để ai cũng phải có ý kiến + Không nhất thiết phải tổng kết lại cuối mỗi buổi thảo luận 2) Yêu cầu đối với người tham gia: + Ý kiến cần thể hiện sự đánh giá cao về tiết dạy của đồng nghiệp. Các bài dạy minh hoạ không chỉ tạo cơ hội cho người dạy nâng cao năng lực mà còn tạo cơ hội cho những người dự học tập giáo viên dạy. Ta có thể học tập được ở từ người dạy phản ứng thế nào đối với hành vi của học sinh. Đồng thời chúng ta sẽ học tập được thái độ, ý định và nhận thức của người dạy minh hoạ đối với các vấn đề của học sinh. Như một phép lịch sự, tất cả mọi người cùng góp ý kiến về những điều mình học được từ người dạy minh hoạ. Nếu ta không phát biểu ý kiến gì thì điều đó có nghĩa là ta chẳng học được gì từ người dạy và như thế thì quá khiếm nhã. + Suy ngẫm về những gì diễn ra trong giờ lên lớp. Ta cần phải tái tạo lại các tình huống các em học sinh được học và các tình huống học sinh không được học trong tiết dạy. Ta không nên thảo luận giáo viên lên lớp như thế nào, mà nên nhặt ra những chi tiết xảy ra đến với học sinh. Ta cần xuất phát từ mối quan tâm của ta đối với học sinh, ví dụ: “Chúng ta muốn biết nhiều hơn về học sinh!” Những gì diễn ra đối với các học sinh ở gần ta chính là những thay đổi về sự hiểu biết và cảm xúc của học sinh như ngạc nhiên, vui, buồn, chán ngán, vv chúng ta hãy trao đổi xem tại sao những biến đổi này cảm xúc này lại diễn ra như vậy. + Trao đổi với người dạy về những ý định và mục tiêu của người đó chứ không đưa ra những cách dạy khác. Buổi sinh hoạt chuyên môn không phải để ta trao đổi các quan điểm của những người dự như giáo viên dạy minh hoạ cần phải dạy như thế nào, hoặc phải dạy những gì. Chúng ta cần trao đổi theo các ý định và mục tiêu do người dạy đề ra. Cuộc trao đổi cần xuất phát từ sự quan tâm chú ý của ta đối với giáo viên dạy minh hoạ, chẳng hạn như: “Tôi muốn biết rõ hơn ý 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THPT - Nội dung bồi dưỡng 2: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THPT theo hướng tích cực
43 p | 45 | 7
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non; giáo viên phổ thông; giáo viên GDTX, GD-DN năm học 2016-2017: Đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển GD&ĐT
51 p | 52 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Vật lí THPT
41 p | 28 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở - Nội dung bồi dưỡng 2: Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn Toán ở trường trung học cơ sở
70 p | 32 | 6
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông - Nội dung bồi dưỡng 2: Dạy học phân hóa môn Toán trung học phổ thông
56 p | 34 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Hóa học THPT năm học 2016-2017 - Chuyên đề 2: Một số kĩ thuật, phương pháp dạy và học tích cực
58 p | 42 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cấp Tiểu học năm học 2017-2018 - Nội dung: Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập hình huống
52 p | 41 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên môn Tiếng Anh cấp THCS - Nội dung bồi dưỡng: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
43 p | 48 | 5
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí cấp THPT (Năm học 2013-2014)
51 p | 40 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp
45 p | 28 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THPT: Những kiến thức cơ bản về sinh lý máu - hệ tuần hoàn (phần 1) phục vụ giảng dạy sinh học THPT
50 p | 48 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp
46 p | 39 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THPT năm học 2013-2014
43 p | 22 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo
42 p | 34 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí cấp THCS: Hướng dẫn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình môn Địa lí
43 p | 33 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên môn Lịch sử cấp THCS năm học 2016-2017
44 p | 30 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên - Chuyên đề: Kỹ thuật dạy học tích cực
34 p | 36 | 3
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 môn Công nghệ
39 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn