intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 76/2016

Chia sẻ: Đoàn Văn Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí giới thiệu tới người đọc một số bài viết như: Liên kết vùng duyên hải miền Trung, tác động yếu tố địa lý và lịch sử truyền thống đến sự phát triển con người vùng duyên hải Nam Trung Bộ, giấc mơ Việt Nam, Quốc Sử Quán triều Nguyễn và việc chép sử,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 76/2016

Mục lục<br /> Phát triển<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> <br /> KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br /> 2. Phát huy vai trò đầu tàu của thành phố Đà Nẵng trong thúc đẩy liên kết<br /> Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung<br /> <br /> Số 76/2016<br /> ISSN 1859 - 3437<br /> <br /> Hồ Kỳ Minh và cộng sự<br /> 5. Giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững đến<br /> năm 2020<br /> <br /> Tổng biên tập<br /> TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br /> <br /> Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br /> <br /> Lê Đức Viên<br /> 9. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường cho tăng trưởng xanh thành phố<br /> Đà Nẵng<br /> <br /> VÕ VĂN HOÀNG<br /> <br /> Mai Thị Mộng Thùy<br /> 14. Đà Nẵng với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững<br /> Lê Anh<br /> <br /> HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br /> TS. Huỳnh Huy Hòa<br /> <br /> MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br /> 22. Liên kết vùng duyên hải miền Trung<br /> Lê Thanh Quang<br /> <br /> TS. Nguyễn Văn Hùng<br /> TS. Võ Duy Khương<br /> TS. Hồ Kỳ Minh<br /> TS. Trần Đức Anh Sơn<br /> <br /> 30. Tác động yếu tố địa lý và lịch sử truyền thống đến sự phát triển con người<br /> vùng duyên hải Nam Trung Bộ<br /> Trương Minh Dục<br /> <br /> ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br /> ThS. Bùi Văn Tiếng<br /> TS. Nguyễn Phú Thái<br /> <br /> 36. Sâm Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam: Hiệu quả kinh tế và chiến lược phát triển<br /> Nguyễn Việt Thiên - Trương Văn Hòa<br /> <br /> ThS. Nguyễn Hữu Thông<br /> <br /> Nghiên cứu - trao đổi<br /> 40. Liên kết phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ ở Việt Nam: Thực trạng<br /> <br /> Bìa và trình bày<br /> HOÀI AN<br /> Tòa soạn<br /> Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br /> TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br /> tcktxhdanang@gmail.com<br /> Website: www.dised.danang.gov.vn<br /> <br /> Phát hành và quảng cáo<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> <br /> Giấy phép xuất bản<br /> Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br /> thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br /> Thông tấn Đà Nẵng<br /> Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br /> 20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br /> <br /> Giá: 20.000 đồng<br /> <br /> và kiến nghị một số giải pháp<br /> Dương Đình Giám - Đặng Đình Đức<br /> 49. Giấc mơ Việt Nam<br /> Võ Duy Khương<br /> 52. Mẹ chính là dũng sĩ<br /> Hà Xuyên Khê<br /> 55. Quốc Sử Quán triều Nguyễn và việc chép sử<br /> Võ Hương An<br /> 63. Thích ứng với biển của người Việt: Nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng<br /> thờ thần biển của cư dân ven biển (Khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân<br /> ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam) (Kỳ cuối)<br /> Trần Thị An<br /> VĂN BẢN MỚI<br /> TIN TỨC - SỰ KIỆN<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> PHÁT HUY VAI TRÒ ĐẦU TÀU CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> TRONG THÚC ĐẨY LIÊN KẾT VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG<br /> ? Hồ Kỳ Minh<br /> <br /> *<br /> <br /> và cộng sự**<br /> <br /> 1. Giới thiệu Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ)<br /> miền Trung<br /> Là một trong 04 vùng kinh tế trọng điểm của<br /> cả nước, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được<br /> thành lập theo Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg<br /> ngày 29.11.1997 của Thủ tướng Chính phủ gồm 05<br /> đơn vị hành chính: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng<br /> Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với tổng diện tích<br /> 27.884 km2, chiếm 8,4% tổng diện tích cả nước và 6,3<br /> triệu dân1, chiếm 7,02% dân số cả nước; trải dài với 07<br /> chuỗi đô thị lớn: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn<br /> Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn.<br /> Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được xác<br /> định không chỉ có vai trò quan trọng về an ninh quốc<br /> phòng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của khu<br /> vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn có vị trí quan<br /> trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.<br /> Hơn 18 năm qua, Đảng bộ và chính quyền các địa<br /> phương trong vùng với khát vọng vươn lên, đã có<br /> nhiều nỗ lực tạo nên những bước phát triển khởi sắc<br /> và thay đổi quan trọng trong phát triển kinh tế - xã<br /> hội. Trong giai đoạn 2010 - 2014, tốc độ tăng trưởng<br /> GRDP của toàn vùng là 9,3%/năm so với cả nước là<br /> 7%; thu nhập bình quân đầu người 20,9 triệu đồng/<br /> người/năm; cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo<br /> hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Công nghiệp Xây dựng: 46,8%; Dịch vụ: 41% và Nông - lâm nghiệp<br /> và thủy sản: 12,2%).<br /> 2. Thực trạng liên kết Vùng KTTĐ miền Trung và<br /> vai trò của thành phố Đà Nẵng trong thúc đẩy liên<br /> kết Vùng KTTĐ miền Trung<br /> Để thúc đẩy phát triển Vùng KTTĐ miền Trung,<br /> *<br /> <br /> Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số<br /> 148/2004/QĐ-TTg ngày 13.8.2004 về phương hướng<br /> chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng KTTĐ miền<br /> Trung đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định<br /> số 1874/QĐ-TTg ngày 13.10.2014 về việc phê duyệt<br /> quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng<br /> KTTĐ miền Trung đến năm 2020, định hướng đến<br /> năm 2030. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban<br /> hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg về việc thành<br /> lập tổ chức điều phối phát triển các vùng KTTĐ. Qua<br /> 11 năm thực hiện, đến cuối năm 2015 vùng đã đạt<br /> một số nhiệm vụ có tính đột phá như: xây dựng Khu<br /> kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Chân Mây,<br /> Lăng Cô, Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Hình thành<br /> các trung tâm du lịch tại Đà Nẵng, Huế, Hội An; hoàn<br /> thành các công trình, dự án kết cấu hạ tầng lớn như:<br /> sân bay quốc tế Đà Nẵng giai đoạn 12; hệ thống cáp<br /> quang biển quốc tế cập bờ (tại Đà Nẵng); đường hầm<br /> Hải Vân, mở rộng Quốc lộ 1A…<br /> <br /> TS., UBND thành phố Đà Nẵng.<br /> ThS. Nguyễn Việt Quốc, ThS. Trần Như Quỳnh, ThS. Nguyễn Thế Anh Tuấn: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br /> <br /> **<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> Bên cạnh các kết quả bước đầu đạt được cùng với<br /> vai trò động lực của Vùng kinh tế trọng điểm miền<br /> Trung, thành phố Đà Nẵng cũng đã nhận thức rõ<br /> trách nhiệm, vai trò đầu mối trong hợp tác với các<br /> tỉnh bạn, nhằm hướng đến một không gian liên kết<br /> kinh tế thống nhất trong toàn vùng. Theo đó, thành<br /> phố Đà Nẵng đã sẵn sàng với vai trò là trung tâm hỗ<br /> trợ cho sự phát triển của cả vùng trên cơ sở phát huy<br /> thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, phối<br /> hợp với các địa phương trong xây dựng và triển khai<br /> các chính sách, quy hoạch phát triển, thu hút và phân<br /> bổ đầu tư, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng, các khu, cụm<br /> công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, du<br /> lịch và dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, thu hút<br /> nhân tài, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên<br /> nhiên; xây dựng các công trình, dự án xử lý ô nhiễm<br /> và bảo vệ môi trường… Cùng với đó, thành phố cũng<br /> đã ban hành Kế hoạch hoạt động Tổ điều phối Vùng<br /> kinh tế trọng điểm thành phố Đà Nẵng năm 2016 và<br /> 5 năm 2016 - 2020 tại Quyết định số 8701/QĐ-UBND<br /> ngày 27.11.2015.<br /> Trong thời gian qua, để phát huy vai trò của Đà<br /> Nẵng trong liên kết Vùng KTTĐ miền Trung, thành<br /> phố Đà Nẵng đã chủ động liên kết với các địa phương<br /> trong vùng trên các lĩnh vực, cụ thể:<br /> - Liên kết tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên<br /> Huế tập trung phát triển du lịch với liên kết “Ba địa<br /> <br /> phương - Một điểm đến”, trong đó tập trung phát<br /> triển sản phẩm “Con đường di sản miền Trung”.<br /> - Liên kết tỉnh Quảng Nam kiến nghị Trung ương<br /> và chủ động đầu tư, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ<br /> tầng như: các đường nối Đà Nẵng và Hội An; mở<br /> rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A, 14B; Cảng Tiên Sa. Ngoài<br /> ra, còn liên kết với tỉnh Quảng Nam trong việc kiểm<br /> soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất vùng<br /> giáp ranh; thực hiện quan trắc, đánh giá tác động môi<br /> trường đối với các dự án hoạt động kinh tế - xã hội<br /> dọc sông Thu Bồn, sông Vu Gia, sông Yên, sông Vĩnh<br /> Điện, sông Cổ Cò.<br /> - Cùng với đó, thành phố Đà Nẵng đã chủ động<br /> phát triển dịch vụ giáo dục, y tế đáp ứng nhu cầu của<br /> nhân dân trong Vùng KTTĐ miền Trung.<br /> - Đặc biệt, ngày 15.7.2011 thành phố Đà Nẵng chủ<br /> trì, tổ chức Hội thảo khoa học “Liên kết phát triển 07<br /> tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung” với sự tham<br /> dự của Thành ủy, Tỉnh ủy 07 địa phương vùng duyên<br /> hải miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa;<br /> Hội thảo đã thống nhất được các nội dung liên kết<br /> phát triển, thành lập Nhóm tư vấn liên kết phát triển<br /> vùng và Quỹ Nghiên cứu phát triển vùng.<br /> Tuy nhiên, từ thực tiễn phát triển liên kết vùng<br /> KTTĐ miền Trung và các hoạt động liên kết giữa thành<br /> phố Đà Nẵng và các địa phương trong thời gian qua<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> cho thấy một số hạn chế:<br /> - Thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong việc<br /> thực thi quy hoạch. Mô hình điều phối theo Quyết<br /> định số 20/2004/QĐ-TTg còn một số tồn tại, hạn chế<br /> trong việc triển khai thực hiện do chưa giải quyết kịp<br /> thời một số vấn đề phát sinh trong quy hoạch, liên kết<br /> ngành, vùng và một số hoạt động thường kỳ nhằm<br /> đánh giá hiệu quả hoạt động chung như: giao ban<br /> định kỳ và luân phiên giữa các tỉnh; chưa xây dựng<br /> Chương trình liên kết khai thác, sử dụng hiệu quả<br /> nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên nước giữa tỉnh<br /> Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; việc xây dựng<br /> kết cấu hạ tầng còn dàn trải, gây lãng phí nguồn<br /> lực, nhất là những công trình do trung ương đầu tư<br /> còn “dàn đều” ở các địa phương hay việc xây dựng<br /> các tuyến trục giao thông huyết mạch, cảng biển và<br /> phát triển đô thị; việc phối hợp sử dụng lao động<br /> cho các khu công nghiệp...<br /> - Hệ thống cơ sở dữ liệu vùng chưa được xây dựng;<br /> liên kết mới chỉ dưới hình thức văn bản; hoạt động<br /> liên kết mang tính tự phát, cục bộ địa phương; các cơ<br /> quan trung ương chưa thể hiện vai trò và cầu nối kết<br /> nối các địa phương trong vùng.<br /> 3. Giải pháp phát huy vai trò đầu tàu của thành<br /> phố Đà Nẵng trong thúc đẩy liên kết Vùng kinh tế<br /> trọng điểm miền Trung<br /> Trong thời gian tới, để phát huy vai trò đầu tàu Đà<br /> Nẵng cần tập trung thực hiện các nội dung sau:<br /> - Tiếp tục phát huy vai trò Ban điều phối vùng<br /> duyên hải miền Trung mà Đà Nẵng là một thành viên<br /> sáng lập.<br /> - Đề xuất Trung ương ban hành cơ chế liên kết<br /> Vùng KTTĐ miền Trung để triển khai các hoạt động<br /> của Hội đồng Vùng KTTĐ miền Trung.<br /> <br /> nhiều tour du lịch Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Đà Nẵng Quy Nhơn.<br /> + Liên kết kết cấu hạ tầng đô thị: Xây dựng đồng<br /> bộ và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông liên<br /> tỉnh và quốc tế. Trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến<br /> độ đầu tư xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng<br /> Ngãi; đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan; mở<br /> rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân; đẩy nhanh tiến<br /> độ thi công các dự án: Nâng cấp mở rộng tuyến Quốc<br /> lộ 14B, 14D, 14G và Cảng Liên Chiểu; nâng cấp cửa<br /> khẩu Đắc Ốc (Quảng Nam) thành cửa khẩu quốc tế,<br /> tạo lập Hành lang kinh tế Đông Tây 2.<br /> + Liên kết nguồn nhân lực trong mở rộng quy mô<br /> và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, phát<br /> huy vai trò của Đại học Đà Nẵng là đại học trọng điểm<br /> vùng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,<br /> công nghệ thông tin.<br /> + Liên kết hạ tầng xã hội: Chủ động phát triển dịch<br /> vụ y tế đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong Vùng<br /> KTTĐ miền Trung như: phát triển, mở rộng quy mô<br /> bệnh viện (Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ sản - Nhi<br /> giai đoạn 2, Bệnh viện Đa khoa thành phố Đà Nẵng...).<br /> - Thực hiện vai trò chủ tịch Hội đồng Vùng KTTĐ<br /> miền Trung trong năm 2016 theo Quyết định số 2059/<br /> QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24.11.2015 về<br /> việc thành lập Ban chỉ đạo Hội đồng Vùng KTTĐ giai<br /> đoạn 2015 - 2020:<br /> + Phối hợp với các tỉnh trong vùng xây dựng và<br /> ban hành Kế hoạch tổng thể hoạt động của Hội đồng<br /> Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020.<br /> + Tổ chức Hội thảo liên kết Vùng kinh tế trọng<br /> điểm miền Trung.<br /> + Tổ chức 02 cuộc họp Hội đồng Vùng kinh tế<br /> trọng điểm miền Trung tại thành phố Đà Nẵng.<br /> <br /> - Đề xuất Trung ương sớm phê duyệt Nghị định<br /> quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính,<br /> ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà<br /> Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng trong phát<br /> triển cũng như liên kết phát triển với các địa phương<br /> trong vùng.<br /> <br /> H.K.M & C.S.<br /> <br /> - Tiếp tục triển khai liên kết phát triển giữa Đà<br /> Nẵng và các địa phương trong các lĩnh vực:<br /> + Liên kết du lịch: Tiếp tục phát huy kết quả hoạt<br /> động liên kết 3 địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng<br /> - Quảng Nam trong phát triển du lịch. Kết nối thêm<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> CHÚ THÍCH<br /> 1<br /> <br /> Số liệu thống kê năm 2014, Tổng cục Thống kê.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Công suất 6 triệu lượt khách/năm.<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG<br /> THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020<br /> ? Lê Đức Viên<br /> <br /> *<br /> <br /> Mở đầu<br /> Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang<br /> đứng trước những thách thức to lớn của thời đại như<br /> biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên<br /> nhiên. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng<br /> có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là<br /> nguồn lực tự nhiên và nhân văn. Trong bối cảnh đó,<br /> phát triển du lịch theo hướng bền vững trở thành xu<br /> thế chung và cũng là giải pháp tối ưu cho việc phát<br /> triển ngành du lịch.<br /> Thành phố Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát<br /> triển du lịch như lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng,<br /> nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Những năm<br /> qua, thành phố đã chú ý đầu tư phát triển cơ sở hạ<br /> tầng, đặc biệt là các tuyến đường giao thông cùng<br /> những công trình kiến trúc tạo điều kiện tốt để thu<br /> hút đầu tư và phát triển du lịch. Bên cạnh đó nhiều<br /> loại hình du lịch mới được triển khai đã góp phần<br /> làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố.<br /> Nhờ đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát triển nhanh<br /> chóng, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.<br /> Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch chưa theo<br /> hướng bền vững, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa<br /> phát triển du lịch với giải quyết các vấn đề xã hội và<br /> môi trường. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm khai<br /> thác các tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế - xã<br /> hội thành phố nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ hài<br /> hòa giữa lợi ích hiện tại và tương lai là một đòi hỏi cấp<br /> bách đối với thành phố Đà Nẵng. Trong bối cảnh này,<br /> phát triển du lịch theo hướng bền vững là con đường<br /> lý tưởng nhất cho ngành du lịch thành phố.<br /> 1. Phát triển du lịch bền vững là gì?<br /> Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO - The World<br /> *<br /> <br /> Tourism Organisation) thì “Du lịch bền vững là việc<br /> phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các<br /> nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa<br /> trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo<br /> các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch<br /> trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch<br /> quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các<br /> nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người<br /> trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa<br /> dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ<br /> thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. Như vậy,<br /> phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển<br /> du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình<br /> thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời<br /> gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh<br /> hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển<br /> khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát<br /> triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành<br /> công trong phát triển các ngành khác, sự phát triển<br /> chung của toàn xã hội.<br /> Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và<br /> Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992<br /> <br /> ThS., Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1