intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 81/2016

Chia sẻ: Đoàn Văn Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí giới thiệu tới người đọc một số bài viết như: Kinh tế và văn hóa vật chất truyền thống của người Việt trên vùng đất An Khê (Gia Lai), lễ hội dân gian người Việt ở ven biển tỉnh Ninh Thuận, vài nét về địa danh và địa giới hành chính Quảng Nam, nhận diện một số vấn đề làng xã ven biển Đà Nẵng đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 81/2016

Mục lục<br /> <br /> Phát triển<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Số 81/2016<br /> ISSN 1859 - 3437<br /> <br /> Tổng biên tập<br /> TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br /> <br /> Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br /> VÕ VĂN HOÀNG<br /> <br /> KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br /> 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nguồn lực quan trọng cho phát triển thành<br /> phố Đà Nẵng<br /> Nguyễn Thị Ái Vân<br /> 7. Tình hình nhập cư trong nước và nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng hiện<br /> nay<br /> Đàm Thị Vân Dung<br /> 13. Tình hình việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng<br /> giai đoạn 2005 - 2015<br /> Trần Hữu Hùng - Bùi Thị Thuần<br /> <br /> HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br /> TS. Huỳnh Huy Hòa<br /> TS. Nguyễn Văn Hùng<br /> TS. Võ Duy Khương<br /> <br /> MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br /> 17. Kinh tế và văn hóa vật chất truyền thống của người Việt trên vùng đất An<br /> Khê (Gia Lai)<br /> Nguyễn Thị Kim Vân<br /> <br /> TS. Hồ Kỳ Minh<br /> TS. Trần Đức Anh Sơn<br /> ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br /> <br /> 22. Lễ hội dân gian người Việt ở ven biển tỉnh Ninh Thuận<br /> <br /> ThS. Bùi Văn Tiếng<br /> TS. Nguyễn Phú Thái<br /> ThS. Nguyễn Hữu Thông<br /> <br /> Lâm Nhân<br /> Nghiên cứu - trao đổi<br /> 30. Vài nét về địa danh và địa giới hành chính Quảng Nam<br /> Nguyễn Văn Đăng - Mai Văn Được<br /> <br /> Bìa và trình bày<br /> HOÀI AN<br /> Tòa soạn<br /> Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br /> TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br /> tcktxhdanang@gmail.com<br /> Website: www.dised.danang.gov.vn<br /> <br /> Phát hành và quảng cáo<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> <br /> 36. Hội An - Champa trong mạng lưới thương mại Á châu (thế kỷ X - XIII)<br /> Đỗ Trường Giang<br /> 48. Lễ hội Vía Bà ở Tháp Bà Nha Trang và sự kết hợp những truyền thống văn<br /> hóa Chăm - Việt<br /> Ngô Văn Doanh<br /> 53. Tư tưởng "Bất vong bản" thể hiện cội nguồn đạo lý Á Đông đặc trưng của<br /> công tử Hường Thiết (khảo sát qua văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết)<br /> Võ Vinh Quang<br /> 64. Nhận diện một số vấn đề làng xã ven biển Đà Nẵng đầu thế kỷ XIX qua tư<br /> liệu địa bạ<br /> <br /> Giấy phép xuất bản<br /> Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br /> thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br /> Thông tấn Đà Nẵng<br /> Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br /> 20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br /> <br /> Giá: 20.000 đồng<br /> <br /> Lê Xuân Thông<br /> VĂN BẢN MỚI<br /> TIN TỨC - SỰ KIỆN<br /> Ảnh bìa 1: Sâm Ngọc<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI<br /> NGUỒN LỰC QUAN TRỌNG CHO PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br /> ? Nguyễn Thị Ái Vân<br /> Trong quá trình phát triển kinh tế<br /> hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)<br /> là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu<br /> nguồn vốn đầu tư của bất kỳ một quốc gia<br /> hoặc một địa phương nào. Nhận thức rõ<br /> điều đó, trong thời gian qua thành phố Đà<br /> Nẵng không chỉ phát huy tốt vai trò động<br /> lực chủ yếu của nguồn vốn trong nước mà<br /> còn huy động được những đóng góp quan<br /> trọng của vốn nước ngoài trong phát triển<br /> kinh tế - xã hội. Song, cơ cấu đầu tư vẫn<br /> chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp<br /> hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của thành<br /> phố với tư cách là thành phố trọng điểm<br /> của miền Trung và đầu mối quan trọng của<br /> Hành lang kinh tế Đông - Tây. Chính vì vậy,<br /> trên cơ sở khái quát tình hình thu hút đầu<br /> tư nước ngoài vào Đà Nẵng, bài viết góp<br /> phần phân tích tác động của hoạt động đó<br /> và những khó khăn bất cập cần giải quyết<br /> nhằm thu hút nhiều hơn vốn đầu tư trực<br /> tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã<br /> hội của thành phố.<br /> <br /> 1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài<br /> ở Đà Nẵng và tác động của nó đến tăng trưởng,<br /> phát triển kinh tế trong thời gian qua<br /> 1.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước<br /> ngoài tại Đà Nẵng trong thời gian qua<br /> Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,<br /> Đà Nẵng coi việc thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước<br /> *<br /> <br /> ThS., Trường Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> *<br /> <br /> ngoài là công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự<br /> nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc CNH,<br /> HĐH thành phố. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế có vốn<br /> đầu tư nước ngoài ở Đà Nẵng đã bổ sung nguồn vốn<br /> cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh quá trình chuyển<br /> dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng giảm<br /> tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành<br /> dịch vụ và công nghiệp. Các doanh nghiệp FDI góp<br /> phần đổi mới công nghệ, phát triển thị trường, đổi<br /> mới sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ chế<br /> biến, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu<br /> có giá trị gia tăng cao, tạo ra những sản phẩm có sức<br /> cạnh tranh trong nước và quốc tế.<br /> Trong khoảng thời gian gần 20 năm, vốn FDI vào<br /> thành phố Đà Nẵng trải qua những giai đoạn thăng<br /> trầm, diễn biến của dòng vốn này có thể chia thành<br /> các giai đoạn sau:<br /> Giai đoạn 1997 - 2000: khi Đà Nẵng tách lập và trở<br /> thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, các<br /> nhà đầu tư nước ngoài chưa có đủ thông tin và thời<br /> gian để tìm hiểu về tiềm năng và cơ hội đầu tư tại Đà<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> Nẵng. Do đó, số dự án chưa nhiều, chỉ có 14 dự án<br /> mới đăng ký với tổng vốn đầu tư 65,4 triệu USD, quy<br /> mô vốn còn nhỏ (trung bình đạt 4,7 triệu USD/dự án),<br /> tuy chưa có tác động rõ rệt nhưng đã góp phần tạo<br /> tiền đề cho quá trình đẩy mạnh thu hút FDI phục vụ<br /> phát triển kinh tế - xã hội thành phố cho các năm tiếp<br /> theo.1<br /> Giai đoạn 2001 - 2009: đầu tư nước ngoài ở Đà<br /> Nẵng đã tăng mạnh mẽ cả về số dự án, vốn thực hiện<br /> và vốn đăng ký. Nhất là những năm 2005 - 2009, đầu<br /> tư trực tiếp vào Đà Nẵng khá sôi động. Trong giai<br /> đoạn này, trên địa bàn thành phố có 175 dự án FDI<br /> với vốn đăng ký đạt gần 2,69 tỷ USD, vốn thực hiện<br /> đạt khoảng 1,36 tỷ USD, tăng khoảng 4 lần so với giai<br /> đoạn trước, quy mô một dự án đã tăng lên đáng kể.2<br /> Có thể nói giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn<br /> tăng trưởng theo chiều rộng. Hàng loại các dự án<br /> du lịch quy mô lớn và cao cấp đã được triển khai và<br /> phát triển tại thành phố với các khu giải trí, khu resort<br /> nghỉ dưỡng ven biển, khách sạn và căn hộ, cao ốc văn<br /> phòng… được hình thành và ra đời, góp phần đưa Đà<br /> Nẵng vào bản đồ du lịch thế giới.<br /> Giai đoạn 2010 - đến nay: tình hình thu hút FDI<br /> trên địa bàn thành phố có dấu hiệu chững lại và sụt<br /> giảm. Nguyên nhân chính là do tác động của khủng<br /> hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đã làm suy yếu các<br /> nguồn vốn FDI và lòng tin của các nhà đầu tư nước<br /> ngoài. Mặt khác, thị trường bất động sản trầm lắng,<br /> đóng băng làm cho vốn đầu tư nước ngoài vào Đà<br /> Nẵng cũng giảm mạnh theo. Bên cạnh đó, thành phố<br /> Đà Nẵng chủ trương chỉ thu hút những dự án công<br /> nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dự án<br /> sản xuất “sạch”. Do đó, dù có nhiều nhà đầu tư trong<br /> lĩnh vực da giày, dệt nhuộm,... đến khảo sát và dự<br /> định đầu tư vào thành phố với các dự án quy mô lớn<br /> <br /> lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ nhưng do các dự án<br /> này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nên chính<br /> quyền thành phố Đà Nẵng đã không níu giữ và nhà<br /> đầu tư đã chuyển sang địa phương khác. Trước tình<br /> hình suy giảm đầu tư nước ngoài vào thành phố, Đà<br /> Nẵng đã có những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường<br /> đầu tư cùng với chuyển biến thuận lợi của tình hình<br /> quốc tế, dòng vốn FDI vào Đà Nẵng đang bước sang<br /> giai đoạn phục hồi.3 <br /> Theo nguồn số liệu từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư<br /> Đà Nẵng, lũy kế đến tháng 3.2016, thành phố thu hút<br /> được hơn 390 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn<br /> đăng ký đạt khoảng 3,66 tỷ USD từ 39 quốc gia/vùng<br /> lãnh thổ. Trong đó, lĩnh vực bất động sản - du lịch<br /> có 26 dự án với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,9<br /> tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực công<br /> nghiệp chế biến, chế tạo có 123 dự án với tổng vốn<br /> đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu<br /> tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo với 12 dự án, chiếm<br /> 4,7% tổng vốn đầu tư; trong đó vốn thực hiện đạt 1,97<br /> tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Riêng<br /> trong năm 2015, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 337<br /> triệu USD, tăng gấp đôi so với tổng vốn cấp mới và<br /> tăng thêm năm 2014, trong đó có 1 dự án đầu tư vào<br /> Khu Công nghệ thông tin tập trung với số vốn đầu tư<br /> 32 triệu USD và 2 dự án đầu tư vào Khu Công nghệ<br /> cao với 70 triệu USD.<br /> Có thể thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư<br /> nước ngoài tại Đà Nẵng mặc dù có quy mô vừa và<br /> nhỏ nhưng hiệu quả đạt được rất khả quan, đóng<br /> góp nhiều cho nguồn thu ngân sách của thành phố.<br /> Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp<br /> 11,83% giá trị gia tăng toàn nền kinh tế thành phố,<br /> giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI chiếm 20 25% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ trọng xuất<br /> khẩu chiếm hơn 50% so với giá trị xuất khẩu toàn<br /> thành phố. Doanh nghiệp FDI đã thực sự góp phần<br /> làm thay đổi diện mạo của Đà Nẵng. Đến nay, trên địa<br /> bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 44.000 lao động làm<br /> việc trong các doanh nghiệp FDI. Chính nguồn lực<br /> này kết hợp với sự năng động, linh hoạt trong chính<br /> sách phát triển đã giúp cho Đà Nẵng tạo dựng chỗ<br /> đứng vững chắc trên bản đồ kinh tế đất nước.<br /> 1.2. Đánh giá tác động của FDI đến sự phát triển<br /> kinh tế của thành phố Đà Nẵng<br /> Để phân tích, đánh giá đầy đủ và cụ thể tác động<br /> của doanh nghiệp có vốn FDI đối với sự tăng trưởng<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng<br /> là việc làm rất khó do hạn chế về mặt số liệu. Mặt khác,<br /> bên cạnh các yếu tố có thể lượng hóa được thông<br /> qua các chỉ tiêu như đóng góp của doanh nghiệp<br /> có vốn đầu tư nước ngoài vào GDP, giá trị sản lượng<br /> công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm… còn có những<br /> yếu tố không thể lượng hóa được như: đổi mới công<br /> nghệ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển…<br /> Song, nhìn chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư<br /> nước ngoài đã có những đóng góp tích cực vào phát<br /> triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng, thể hiện qua<br /> các mặt sau:<br /> - Bổ sung nguồn vốn và đóng góp vào tăng trưởng<br /> kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển<br /> lực lượng sản xuất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br /> ngoài tại Đà Nẵng là một trong những kênh quan<br /> trọng đóng góp chung vào nguồn vốn đầu tư phát<br /> triển trên địa bàn. Theo thống kê của Trung tâm Xúc<br /> tiến đầu tư Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2016,<br /> thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 22 dự<br /> án FDI với tổng vốn cấp mới là 9,22 triệu USD, điều<br /> chỉnh tăng vốn cho 7 dự án với tổng vốn tăng thêm<br /> là 5,1 triệu USD, nâng tổng vốn cấp mới và tăng vốn<br /> lên 14,32 triệu USD. Bên cạnh đó, sau nhiều năm thay<br /> đổi phương thức tiếp cận thu hút đại trà sang thu hút<br /> đầu tư có chọn lọc, bước đầu tình hình thu hút đầu tư<br /> vào Đà Nẵng đã có những thay đổi đáng kể. Các dự án<br /> lớn đã chuyển dần từ các lĩnh vực công nghiệp nặng<br /> sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp<br /> chế biến, chế tạo. Những dự án đầu tư được cấp phép<br /> mới tập trung chủ yếu ở lĩnh vực dịch vụ, công nghệ<br /> thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, logistics… Sự dịch<br /> chuyển đó phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế<br /> hiện đại.<br /> - Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thúc đẩy quá<br /> trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới: Kim ngạch<br /> xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước<br /> ngoài tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu của Cục<br /> Thống kê Đà Nẵng, trên lĩnh vực thương mại, 6 tháng<br /> đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước<br /> đạt 663 triệu USD, đạt 44,3% kế hoạch, tăng 10,5% so<br /> với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu<br /> vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50%<br /> tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giá trị kim<br /> ngạch xuất khẩu luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu,<br /> nên khu vực FDI luôn xuất siêu, góp phần cân đối cán<br /> cân thanh toán quốc tế. Mặt khác, hoạt động của khu<br /> vực FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của Đà<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> Nẵng, nâng cao vị thế của thành phố. Đến nay, thành<br /> phố Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị<br /> với 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại thành phố.<br /> Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển<br /> kinh tế - xã hội, sự nghiệp CNH, HĐH của Đà Nẵng.<br /> - Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, năng lực<br /> quản lý, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người<br /> lao động: Nhờ hợp tác đầu tư với nước ngoài, Đà Nẵng<br /> đã tiếp nhận được một số công nghệ, kỹ thuật tiên<br /> tiến trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tạo động lực<br /> phát triển mạnh mẽ trong sản xuất. Đây được xem là<br /> cơ sở cho việc hình thành, phát triển các ngành công<br /> nghiệp hiện đại áp dụng công nghệ cao. Bên cạnh<br /> đó, tham gia quản lý và hợp tác với các doanh nghiệp<br /> FDI, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và ở<br /> các doanh nghiệp thành phố đã tiếp cận, học hỏi, đúc<br /> kết được nhiều kinh nghiệm tốt về quản lý kinh tế,<br /> quản lý doanh nghiệp, phong cách làm việc của các<br /> nhà đầu tư, quản lý ở các nước phát triển. Thông qua<br /> đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được<br /> thu hút vào làm việc nhiều hơn, góp phần giảm tỷ lệ<br /> thất nghiệp của thành phố. Đồng thời còn mang lại<br /> thu nhập cao góp phần thúc đẩy mức sống của người<br /> dân lên cao, giảm tỷ lệ nghèo, một phần nào giúp Đà<br /> Nẵng thực hiện được chủ trương “dân giàu”.<br /> 2. Một số khó khăn, bất cập trong hoạt động<br /> thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng<br /> Những kết quả về tình hình thu hút FDI và tác<br /> động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối<br /> với phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng thời gian qua<br /> là tương đối khả quan. Đạt được thành công bước<br /> đầu trên là sự đồng lòng góp sức của chính quyền<br /> và nhân dân thành phố, trong đó vai trò quan trọng<br /> phải kể đến sự chỉ đạo quyết liệt của UBND thành<br /> phố trong việc thực hiện đề án đơn giản hóa thủ tục<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> hành chính cùng với những nỗ lực lớn của các sở, ban<br /> ngành tại Đà Nẵng trong việc tạo thuận lợi cho môi<br /> trường kinh doanh. Tuy nhiên, so với các tỉnh, thành<br /> phố khác trong cả nước, khu vực kinh tế có vốn đầu<br /> tư nước ngoài ở Đà Nẵng vẫn còn gặp một số khó<br /> khăn bất cập như sau:<br /> - Đà Nẵng là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai bão<br /> lụt, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của<br /> các nhà đầu tư. Sức mua thị trường miền Trung thấp<br /> hơn so với hai đầu đất nước do thu nhập bình quân<br /> của dân cư thấp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch,<br /> quản lý ngành nghề còn yếu, thiếu đồng bộ, Đà Nẵng<br /> hiện đang thiếu hụt nguồn lực đã qua đào tạo đặc<br /> biệt là công nhân kỹ thuật cao, kỹ sư để đáp ứng cho<br /> các dự án lớn mang tầm cỡ quốc tế.<br /> - Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Đà<br /> Nẵng trên thị trường trong nước và quốc tế còn yếu.<br /> Mặc dù, theo Bảng xếp hạng PCI 2015, Đà Nẵng năm<br /> thứ 3 liên tiếp trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm<br /> 68,34, đánh dấu lần thứ 6 thành phố dẫn đầu cả nước<br /> kể từ khi chỉ số PCI được công bố. Tuy nhiên, dường<br /> như những “thành tích” đạt được và những thay đổi<br /> tích cực từ phía chính quyền thành phố hiện vẫn chưa<br /> thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và các doanh nghiệp<br /> tìm đến Đà Nẵng, nhất là đối với dòng vốn đầu tư trực<br /> tiếp nước ngoài.<br /> - Số dự án, số vốn đầu tư đăng ký tăng lên nhưng<br /> việc triển khai dự án còn chậm; số dự án đầu tư có<br /> hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn ít.<br /> Xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư đăng ký để<br /> chiếm giữ vị trí, mặt bằng chậm triển khai hoạt động;<br /> chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn<br /> lớn (vốn thực hiện chỉ đạt dưới 50% so với vốn đăng<br /> ký). Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài<br /> không thực hiện đúng những quy định của pháp luật<br /> <br /> về việc sử dụng lao động là người Việt Nam như: kéo<br /> dài thời gian học nghề, không thực hiện đúng chế<br /> độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động trong<br /> ngày… làm phát sinh những mâu thuẫn ảnh hưởng<br /> xấu đến sản xuất và quan hệ hợp tác.<br /> - Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã gây ô<br /> nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm bảo vệ môi<br /> trường. Nhiều doanh nghiệp FDI đã bị chính quyền<br /> thành phố buộc phải đóng cửa và ngừng hoạt động<br /> vì không có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do<br /> chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu<br /> thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất công nghiệp, duy<br /> trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm<br /> môi trường do sản xuất gây ra là bài toán nan giải đặt<br /> ra cho chính quyền Đà Nẵng. Do đó, thành phố chỉ<br /> thu hút những dự án công nghiệp công nghệ cao,<br /> đặc biệt là dự án sạch; những dự án đầu tư vào thành<br /> phố nhưng không phù hợp với chủ trương xây dựng<br /> thành phố môi trường đều bị từ chối. Đây là nguyên<br /> nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thu hút vốn đầu tư<br /> vào thành phố Đà Nẵng giảm sút.<br /> - Trong thời gian qua, ở thành phố Đà Nẵng đã có<br /> nhiều doanh nghiệp trong nước rất khó khăn khi phải<br /> cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, nhất là những<br /> công ty xuyên quốc gia có ưu thế về vốn, trình độ<br /> công nghệ, quản lý sản xuất. Nhiều trường hợp, hàng<br /> hóa và dịch vụ của công ty xuyên quốc gia lấn át, dẫn<br /> đến doanh nghiệp trong nước mất dần thị trường,<br /> dễ lâm vào tình trạng phá sản, hoặc phải bán lại cho<br /> doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là các lĩnh vực sản<br /> xuất vật liệu xây dựng, chế biến bia, nước giải khát.<br /> Mặt khác, hiện tượng “chảy máu chất xám” nên phổ<br /> biến, khu vực FDI có xu hướng thu hút nhân lực giỏi<br /> từ khu vực doanh nghiệp nhà nước và cơ quan quản<br /> lý nhà nước do thu nhập của người làm việc trong các<br /> doanh nghiệp FDI cao hơn so với các doanh nghiệp<br /> trong nước cùng loại, tạo ra sự phân biệt về thu nhập,<br /> đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội. Nhiều doanh<br /> nghiệp FDI, đặc biệt là doanh nghiệp các ngành dệt<br /> may, giày da thường sử dụng nhiều lao động, mà<br /> nguồn lao động chủ yếu từ vùng nông thôn. Do vậy<br /> một bộ phận dân cư từ nông thôn của thành phố<br /> (thường không lớn), và một lượng lớn lao động từ các<br /> tỉnh lân cận đổ về Đà Nẵng, gây nên sức ép rất lớn về<br /> chỗ ở, học hành, chữa bệnh, an ninh trật tự xã hội.<br /> Đây vừa là vấn đề phát sinh từ CNH, từ phát triển FDI,<br /> vừa là thách thức trong tương lai đối với chính quyền<br /> Đà Nẵng.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2