intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 84/2017

Chia sẻ: Đoàn Văn Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

147
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí giới thiệu tới người đọc một số bài viết như: Liên kết nội vùng trong việc liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Tây Nguyên; giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; địa danh học - Câu chuyện lịch sử,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 84/2017

Mục lục<br /> <br /> Phát triển<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Số 84/2016<br /> ISSN 1859 - 3437<br /> <br /> KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br /> 2. Đà Nẵng dấu ấn 20 năm<br /> Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> Tổng biên tập<br /> TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br /> <br /> 10. Phát huy vai trò đầu tàu của Đà Nẵng trong liên kết phát triển công nghiệp<br /> vùng kinh tế trọng điểm miền Trung<br /> Dương Đình Giám - Đặng Đình Đức<br /> <br /> Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br /> VÕ VĂN HOÀNG<br /> <br /> 18. Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của thành phố<br /> Đà Nẵng<br /> Nguyễn Phú Thái - Nguyễn Việt Quốc - Hà Mai Linh Phùng<br /> <br /> HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br /> <br /> 23. Xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh đô thị Đà Nẵng giai đoạn<br /> 2016 - 2020<br /> <br /> TS. Huỳnh Huy Hòa<br /> <br /> Bùi Văn Tiếng<br /> <br /> TS. Nguyễn Văn Hùng<br /> TS. Võ Duy Khương<br /> TS. Hồ Kỳ Minh<br /> TS. Trần Đức Anh Sơn<br /> ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br /> ThS. Bùi Văn Tiếng<br /> <br /> MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br /> 28. Liên kết nội vùng trong việc liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực<br /> ở Tây Nguyên<br /> Lê Văn Đính<br /> <br /> TS. Nguyễn Phú Thái<br /> ThS. Nguyễn Hữu Thông<br /> <br /> 35. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở huyện Phú Vang,<br /> tỉnh Thừa Thiên Huế<br /> <br /> Bìa và trình bày<br /> HOÀI AN<br /> <br /> Nguyễn Hữu Lợi<br /> Nghiên cứu - trao đổi<br /> 40. Địa danh học - Câu chuyện lịch sử<br /> <br /> Tòa soạn<br /> Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br /> TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br /> tcktxhdanang@gmail.com<br /> Website: www.dised.danang.gov.vn<br /> <br /> Phát hành và quảng cáo<br /> <br /> Cao Chư<br /> 49. Bàn thêm về văn bản và cách hiểu hai thi phẩm của Tả tướng Nguyễn<br /> Nghiễm (ở miếu Quan Thánh - Hội An)<br /> Võ Vinh Quang<br /> 56. Ý thức chủ quyền biển đảo của cư dân Thừa Thiên Huế qua văn học<br /> dân gian<br /> Trần Nguyễn Khánh Phong<br /> <br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> <br /> Giấy phép xuất bản<br /> Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br /> thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br /> Thông tấn Đà Nẵng<br /> Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br /> 20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br /> <br /> Giá: 20.000 đồng<br /> <br /> VĂN BẢN MỚI<br /> TIN TỨC - SỰ KIỆN<br /> TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ NĂM 2016<br /> Ảnh bìa 1: NSNA. Hà Quốc Tấn<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> ĐÀ NẴNG DẤU ẤN 20 NĂM<br /> <br /> N<br /> <br /> ? Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> gày 1.1.1997 trở thành một ngày<br /> trọng đại khi thành phố Đà Nẵng<br /> được tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà<br /> Nẵng thành một đơn vị hành chính<br /> trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết Kỳ họp thứ<br /> 10 ngày 6.1.1996 của Quốc hội khóa IX. Sự kiện hành<br /> chính này mở đầu một giai đoạn phát triển đặc biệt,<br /> đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: Đà Nẵng từ<br /> một thành phố loại 2 thuộc tỉnh trở thành thành phố<br /> trực thuộc Trung ương (1997) và đã nhanh chóng<br /> vươn mình thành đô thị loại I cấp quốc gia (theo<br /> Quyết định số 145/2003/QĐ/TTg ngày 15.7.2003 của<br /> Thủ tướng Chính phủ). Nghị quyết số 33/NQ-TW của<br /> Bộ Chính trị đã ban hành ngày 16.10.2003 về “Xây<br /> dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, qua đó, xác<br /> định phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng thành phố<br /> Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của<br /> cả nước; là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền<br /> Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương<br /> mại, du lịch và dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu<br /> mối giao thông quan trọng về trung chuyển vận tải<br /> trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính - viễn<br /> thông, tài chính - ngân hàng; một trong những trung<br /> tâm văn hóa - thể thao, giáo dục - đào tạo và khoa<br /> học - công nghệ của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí<br /> chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của<br /> khu vực miền Trung và cả nước”.<br /> 20 năm không phải là một chặng đường dài, đặc<br /> biệt là khi đặt nó trong tiến trình lịch sử phát triển<br /> của mảnh đất này… Thế nhưng đối với thành phố<br /> Đà Nẵng, nó thực sự là 20 năm “lột xác” ngoạn mục<br /> để ghi những dấu ấn hoàn toàn mới, diện mạo mới,<br /> thành tựu mới trên nhiều lĩnh vực để tạo nên một<br /> “thành phố mới”, đưa Đà Nẵng từ một đô thị hạng hai<br /> trở thành một trong năm đô thị lớn nhất của cả nước<br /> và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> vùng miền Trung - Tây Nguyên; làm nên thương hiệu<br /> “Đà Nẵng - Thành phố đáng sống”.<br /> 1. Những dấu ấn về kinh tế<br /> Với chiến lược phát triển một nền kinh tế bền<br /> vững, ngay từ những năm đầu sau chia tách, Đà Nẵng<br /> đã xác định hướng đi cho mình trên nền tảng của các<br /> ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thương mại, đồng thời<br /> tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ<br /> cao, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực chất<br /> lượng cao.<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> Trên cơ sở đó, nhìn lại chặng đường mà Đà Nẵng<br /> đã đi trong suốt 20 năm qua, có thể nói đây là hướng<br /> đi đúng, tạo nên những đột phá đầy ấn tượng cho<br /> thành phố. Các số liệu cho thấy, từ năm 1997 đến nay,<br /> kinh tế Đà Nẵng luôn duy trì được mức tăng trưởng<br /> khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Cùng với<br /> các chính sách hướng đến hoàn thiện môi trường đầu<br /> tư và nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn<br /> hội nhập kinh tế quốc tế, tổng sản phẩm trên địa bàn<br /> (GRDP, giá so sánh 2010) giai đoạn 1997 - 2015 tăng<br /> bình quân 10,47%/năm, với giá trị năm 2015 ước đạt<br /> 49.416 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 1997. Tốc độ<br /> tăng bình quân như vậy là cao hơn so với con số bình<br /> quân cả nước (khoảng 7%/năm). Đối với giai đoạn kể<br /> từ khi chia tách tỉnh năm 1997 đến 2003, GRDP tăng<br /> bình quân 10,92%/năm. Giai đoạn này bị ảnh hưởng<br /> bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới<br /> đã làm suy giảm đầu tư nước ngoài kéo theo sự sụt<br /> giảm của GRDP. Giai đoạn 2004 - 2010, Đà Nẵng trở<br /> thành đô thị loại I năm 2003 đã góp phần kéo theo<br /> sau đó sự tăng trưởng tốt nhất của GRDP thành phố,<br /> bình quân đạt 11,11%/năm. Đặc biệt, năm 2005, tốc<br /> độ tăng trưởng GRDP đạt đến 14,21%, cao nhất trong<br /> cả giai đoạn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp của<br /> hai siêu bão Chan Chu và Xangsane, tốc độ tăng<br /> GRDP năm 2006 thấp, chỉ đạt 8,66%. Giai đoạn 2011<br /> - 2015, Đà Nẵng tiếp tục xây dựng, phát triển thành<br /> phố, thay đổi tích cực diện mạo đô thị. Tuy nhiên, tốc<br /> độ tăng GRDP có phần giảm đi, ước tăng bình quân<br /> 7,77%/năm. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng của GRDP<br /> là thấp nhất, chỉ đạt 6,17%.<br /> <br /> năm. Số liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng<br /> vốn đầu tư bình quân giai đoạn 1997 - 2003 là 26,51%.<br /> Giai đoạn tiếp theo 2004 - 2010, tốc độ tăng trưởng<br /> bình quân của vốn đầu tư là cao nhất, đạt 30,62%.<br /> Giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy tốc độ tăng trưởng<br /> vốn đầu tư thấp, chỉ đạt 7,25%. Tỷ trọng vốn đầu tư<br /> phát triển so với GRDP (giá hiện hành) là khá cao ở<br /> thành phố Đà Nẵng, bình quân giai đoạn 1997 - 2015<br /> là 57,24%. Giai đoạn 1997 - 2003, tỷ trọng này ở mức<br /> thấp, bình quân giai đoạn đạt 36,24%. Giai đoạn 2004<br /> - 2010, mức đầu tư hàng năm đều vượt trên mức 60%<br /> GRDP, bình quân giai đoạn là 67,93%. Giai đoạn 2011<br /> - 2015, tỷ lệ này có giảm đi, bình quân đạt 60,22%.<br /> Tính đến ngày 31.7.2016, Đà Nẵng đã thu hút<br /> được 417 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với<br /> tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,674 tỷ USD, vốn thực<br /> hiện gần 2 tỷ USD. Lũy kế, đến ngày 31.7.2016, thành<br /> phố có 17.589 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng<br /> số vốn đăng ký đạt 73.851 tỷ đồng.; có 252 dự án đầu<br /> tư trong nước, tổng vốn điều lệ đăng ký trên 81 nghìn<br /> tỷ đồng.<br /> Hình 2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư<br /> phát triển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng<br /> <br /> Hình 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP<br /> thành phố Đà Nẵng<br /> Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các<br /> năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015. Viện Nghiên cứu<br /> Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tổng hợp<br /> <br /> Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các<br /> năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015. Viện Nghiên cứu<br /> Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tổng hợp<br /> Vốn đầu tư phát triển của thành phố trong gần<br /> 20 năm qua tăng mạnh, trung bình khoảng 22,76%/<br /> <br /> Trong bức tranh kinh tế đầy khởi sắc của Đà Nẵng,<br /> cơ cấu kinh tế của thành phố luôn chuyển mạnh theo<br /> hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ. Đặc biệt, các<br /> ngành dịch vụ phát triển mạnh về quy mô, đa dạng<br /> về loại hình và giá trị sản xuất luôn đạt tốc độ tăng<br /> trưởng trên 12%/năm, riêng năm 2015 tăng gấp 1,5<br /> lần so với năm 2010. Những năm gần đây, Đà Nẵng có<br /> bước phát triển đột phá về du lịch, từng bước khẳng<br /> định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.<br /> Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng<br /> năm 20,14%, tổng thu du lịch tăng bình quân 30,7%.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> Trong đó năm 2015, tổng lượt khách du lịch tại Đà<br /> Nẵng ước đạt 4,43 triệu lượt, tăng 16,6% so với năm<br /> 2014, gấp 1,86 lần so với năm 2011 (khách quốc tế<br /> tăng bình quân 25,46%, khách nội địa tăng bình quân<br /> 18,56%); tổng thu du lịch ước đạt 11,8 nghìn tỷ đồng,<br /> tăng gấp 2,56 lần so với năm 2011.<br /> Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển<br /> mạnh, các sản phẩm du lịch tăng cả về chất lượng,<br /> số lượng và đa dạng về loại hình. Năm 1997 chỉ có<br /> một thương hiệu quốc tế là Furama Resort Đà Nẵng,<br /> đến nay thành phố đã có hầu hết các thương hiệu lớn<br /> như: Inter Continental, Pullman, Mercure, Novotel,<br /> Hyatt Regency, Fusion Maia, Vinpearl Luxury... Các sản<br /> phẩm du lịch ngày càng đa dạng hóa và có sức hấp<br /> dẫn, trở thành điểm đến thu hút khách như: Cuộc thi<br /> trình diễn pháo hoa quốc tế (DIFC), Khu du lịch Bà Nà<br /> Hills, Công viên Châu Á, các khu vui chơi, giải trí, mua<br /> sắm, các khu nghỉ dưỡng biển... cùng với một số sự<br /> kiện đã trở thành những sản phẩm du lịch có giá trị<br /> nổi bật và thực sự hấp dẫn du khách trong nước và<br /> quốc tế.<br /> Cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu<br /> vốn đầu tư phát triển cũng thể hiện sự chuyển dịch<br /> theo hướng dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm, thủy<br /> sản. Vốn đầu tư cho ngành nông, lâm, thủy sản chiếm<br /> tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm, đến năm 2014<br /> tỷ trọng vốn đầu tư cho nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm<br /> 0,35%. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp - xây dựng<br /> chiếm tỷ trọng đáng kể, năm 1997 tỷ trọng vốn đầu<br /> tư cho công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao<br /> nhất với 57,16%, nhưng trong giai đoạn 1997 - 2003<br /> tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này giảm và đạt mức<br /> thấp nhất 23,23% năm 2003. Tuy nhiên, trong giai<br /> đoạn 2004 đến nay, tỷ trọng vốn đầu tư cho công<br /> nghiệp - xây dựng đã tăng trở lại và đạt mức 50,21%<br /> năm 2014. Trong khi đó, giai đoạn 1997 - 2003, tỷ<br /> trọng vốn đầu tư cho dịch vụ tăng cao từ 41,64% năm<br /> 1997 lên đến 75% năm 2003. Sau đó tỷ trọng này<br /> có xu hướng giảm trong các giai đoạn tiếp theo và<br /> đạt 49,44% vào năm 2014. Đơn cử như, tính đến nay<br /> thành phố có 76 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch<br /> với tổng số vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD, trong đó có<br /> 17 dự án đầu tư nước ngoài và 59 dự án đầu tư trong<br /> nước. Nguồn doanh thu dịch vụ du lịch (khách sạn và<br /> lữ hành) tăng dần qua các năm, năm 1997 chỉ có 129<br /> tỷ đồng, năm 2000 là 214 tỷ đồng, năm 2010 là 1.095<br /> tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 5.212 tỷ đồng, 9 tháng<br /> đầu năm 2016 đạt 4.811 tỷ đồng. Số lượt khách lưu<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> trú khách sạn tăng mạnh qua từng năm, năm 1997<br /> với 159.000 lượt, năm 2010 với 1.358.000 lượt, năm<br /> 2015 là 3.336.000 lượt và trong 10 tháng đầu năm<br /> 2016 gần 4.000.000 lượt.<br /> Với quy mô dân số năm 2015 là 1.124.615 người,<br /> trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm<br /> khoảng trên 66,14%, cho thấy nguồn nhân lực là<br /> một trong những lợi thế phát triển quan trọng của<br /> thành phố Đà Nẵng những năm qua. Bắt nguồn từ<br /> sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã<br /> chuyển dịch mạnh, lao động nông nghiệp chuyển<br /> đáng kể sang các ngành khác đã làm cho lao động<br /> trong nông nghiệp giảm mạnh xuống còn 8% trong<br /> tổng số lao động có việc làm trong năm 2015 so với<br /> mức 33,48% năm 1997, lao động trong nhóm ngành<br /> công nghiệp - xây dựng hầu như không thay đổi (mặc<br /> dù tăng cao trong giai đoạn 1997 - 2003 từ 30,23%<br /> năm 1997 lên 42,35% năm 2003, nhưng sau đó lao<br /> động trong lĩnh vực này giảm xuống còn 32,40% năm<br /> 2015), trong khi đó lao động trong nhóm ngành dịch<br /> vụ tăng mạnh nhất từ 37,75% năm 1997 lên 59,6%<br /> năm 2015. Lực lượng lao động trên địa bàn thành<br /> phố Đà Nẵng tăng liên tục, từ 299.574 người vào năm<br /> 1997 lên 547.007 người vào năm 2015, tăng 1,83 lần.<br /> Tốc độ tăng lao động bình quân của cả thời kỳ 1997<br /> - 2015 rất thấp, chỉ đạt 3,43%/năm. Trong đó, tốc độ<br /> tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1997 - 2003 là<br /> 2,91%/năm, giai đoạn 2004 - 2010 là 3,59%/năm, giai<br /> đoạn 2011 - 2015 là 3,83%/năm.<br /> Hình 3: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng<br /> suất lao động của thành phố Đà Nẵng giai đoạn<br /> 1997 - 2015 (tính theo giá hiện hành)<br /> <br /> Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng các<br /> năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2015. Viện Nghiên cứu<br /> Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng tổng hợp<br /> 2. Những dấu ấn đô thị<br /> Từ một đô thị nhỏ bé với những khiếm khuyết,<br /> không gian đô thị chỉ gói gọn trong phạm vi các<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> quận Hải Châu, Thanh Khê và một phần các quận Sơn<br /> Trà, Ngũ Hành Sơn, tương ứng với diện tích khoảng<br /> 5.600 ha với điều kiện hạ tầng kỹ thuật yếu kém, Đà<br /> Nẵng thực sự đã có một cuộc “lột xác” đầy ngoạn mục<br /> sau 20 năm xây dựng và phát triển để trở thành một<br /> thành phố trẻ trung năng động, có cơ sở hạ tầng hiện<br /> đại bậc nhất miền Trung - Tây Nguyên và là một trong<br /> năm thành phố lớn nhất của cả nước, được ví như<br /> một “Singapore thu nhỏ” bên bờ biển Đông…<br /> Hai mươi năm qua, thành phố đã tập trung nguồn<br /> lực để phát triển không gian đô thị, nhất là hạ tầng đô<br /> thị. Giai đoạn 1997 - 2016 ghi dấu nhiều công trình có<br /> quy mô lớn, làm thay đổi bộ mặt thành phố Đà Nẵng<br /> văn minh hiện đại. Nhiều công trình trọng điểm có<br /> kỹ thuật hiện đại và quy mô lớn đã được đầu tư xây<br /> dựng, đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển<br /> kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, góp phần phát<br /> triển du lịch và cải thiện chất lượng cuộc sống của<br /> người dân như: cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu<br /> Tuyên Sơn, cầu Trần Thị Lý, cầu Rồng, Nhà ga hành<br /> khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, Cảng Đà Nẵng…<br /> Đầu tư phát triển hạ tầng đã kết nối khu vực nội<br /> thành với các địa phương vùng ven để những khoảng<br /> cách về địa lý không còn là lực cản đối với sự phát<br /> triển chung của thành phố. Do tốc độ phát triển đô<br /> thị, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, dẫn đến nhu cầu<br /> sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp gia<br /> tăng, đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi<br /> <br /> nông nghiệp. Bộ mặt đô thị đã được cải thiện: nhiều<br /> khu đô thị mới ra đời, các khu du lịch tập trung cũng<br /> như khu công nghiệp lớn đã và đang hình thành tạo<br /> thế đi lên cho thành phố. Ranh giới đô thị đã lên tới<br /> gần 20.000 ha, gấp hơn ba lần ranh giới cũ, hệ thống<br /> hạ tầng được nâng cấp và phát triển khá đồng bộ.<br /> Các khu dân cư mới được quy hoạch khang trang,<br /> hiện đại, các khu phố cũ được cải tạo nâng cấp, các cơ<br /> sở kinh tế lớn được định hình rõ rệt, các cơ sở kinh tế<br /> gây ô nhiễm môi trường được đưa dần ra khỏi trung<br /> tâm; khả năng cung cấp hạ tầng điện, nước và các<br /> dịch vụ đô thị ở mức đảm bảo. Bộ mặt kiến trúc đô thị<br /> có tổ chức, theo xu hướng hiện đại, tiện dụng. Điều<br /> kiện vệ sinh môi trường được cải thiện rõ rệt.<br /> Một hệ thống giao thông đô thị bền vững liên kết<br /> giữa các khu đô thị mới và cũ của thành phố cũng đã<br /> được hình thành, mật độ giao thông về cơ bản đáp<br /> ứng được yêu cầu, chưa có tình trạng ùn ứ nghiêm<br /> trọng. Hệ thống giao thông ở Đà Nẵng đã có sự bứt<br /> phá đi lên cả về giao thông đối ngoại lẫn giao thông<br /> đối nội; cùng với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới<br /> các tuyến đường giao thông huyết mạch nối với các<br /> vùng lân cận, hạ tầng giao thông đô thị cũng được<br /> xây dựng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch với hệ<br /> thống điều khiển, kiểm soát, giám sát giao thông<br /> thông minh và các công trình đường dây, đường ống<br /> trên nhiều tuyến đường được ngầm hóa. Tính đến<br /> tháng 9.2006 trên địa bàn thành phố có 2.021 tuyến<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1