intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 72/2015

Chia sẻ: Đoàn Văn Chung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí giới thiệu tới người đọc một số bài viết như: Đặc trưng cơ cấu bữa ăn của người Tà Ôi, nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ: Nghiên cứu điển hình tại Quảng Nam, hóa giải bốn nỗi oan của nhân vật lịch sử Triệu Đà, dấu ấn văn hóa miền Trung trong tín ngưỡng biển ở Nam Bộ,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 72/2015

Mục lục<br /> <br /> Phát triển<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Số 72/2015<br /> ISSN 1859 - 3437<br /> <br /> Tổng biên tập<br /> TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br /> <br /> Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br /> VÕ VĂN HOÀNG<br /> <br /> KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br /> 2. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực trên các<br /> tuyến đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Kiệt<br /> Huỳnh Huy Hòa - Bùi Thị Thuần - Tưởng Thị Hoàng Nga<br /> 10. Sông Cu Đê - Tiềm năng phát triển du lịch<br /> Đinh Thị Trang<br /> 15. Những thành quả đạt được và vấn đề đặt ra trong quá trình Đà Nẵng xây<br /> dựng thành phố môi trường<br /> <br /> HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br /> PGS.TS. Lê Hữu Ái<br /> PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh<br /> GS.TS. Trần Thọ Đạt<br /> KS. Nguyễn Lương Đình<br /> <br /> Nguyễn Thế Tràm - Trần Thị Bích Hạnh<br /> MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br /> 19. Phát triển du lịch bền vững: Kinh nghiệm từ Thái Lan và giải pháp cho<br /> Bình Định<br /> Đào Quyết Thắng - Trần Thị Thanh Nhàn<br /> <br /> TS. Nguyễn Văn Hùng<br /> TS. Võ Duy Khương<br /> PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm<br /> TS. Nguyễn Thanh Liêm<br /> <br /> 26. Nhu cầu hỗ trợ phát triển sản xuất thủ công mỹ nghệ: Nghiên cứu điển<br /> hình tại Quảng Nam<br /> Nguyễn Văn Hùng - Trần Như Quỳnh<br /> <br /> TS. Hồ Kỳ Minh<br /> TS. Trần Đức Anh Sơn<br /> ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br /> <br /> 33. Đặc trưng cơ cấu bữa ăn của người Tà Ôi<br /> Trần Nguyễn Khánh Phong<br /> <br /> ThS. Bùi Văn Tiếng<br /> TS. Nguyễn Phú Thái<br /> ThS. Nguyễn Hữu Thông<br /> GS.TS. Ngô Đức Thịnh<br /> <br /> Bìa và trình bày<br /> HẢI TRUNG - HOÀI AN<br /> Tòa soạn<br /> Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br /> Đà Nẵng<br /> Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br /> TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br /> tcktxhdanang@gmail.com<br /> Website: www.dised.danang.gov.vn<br /> <br /> Phát hành và quảng cáo<br /> ĐT: 0511 3 840 019<br /> <br /> Giấy phép xuất bản<br /> Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br /> thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br /> Thông tấn Đà Nẵng<br /> Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br /> 20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br /> <br /> Giá: 20.000 đồng<br /> <br /> Nghiên cứu - trao đổi<br /> 45. Hóa giải bốn nỗi oan của nhân vật lịch sử Triệu Đà<br /> Bách Việt Trùng Cửu<br /> 49. Dấu ấn văn hóa miền Trung trong tín ngưỡng biển ở Nam Bộ<br /> Nguyễn Thanh Lợi<br /> 57. Trở lại danh xưng Cần Húc<br /> Nguyễn Hoàng Thân<br /> NHÌN RA THẾ GIỚI<br /> 60. Phát triển du lịch và các dịch vụ môi trường tại thành phố cảng La Libertad,<br /> El Salvador<br /> Ngân Vũ<br /> VĂN BẢN MỚI<br /> TIN TỨC - SỰ KIỆN<br /> TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ NĂM 2015<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ, MUA SẮM, ẨM THỰC<br /> TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG - VÕ NGUYÊN GIÁP - VÕ VĂN KIỆT<br /> ? HUỲNH HUY HÒA - BÙI THỊ THUẦN<br /> *<br /> <br /> **<br /> <br /> - TƯỞNG THỊ HOÀNG NGA***<br /> <br /> N<br /> <br /> hững năm qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã<br /> đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.<br /> Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng<br /> khách du lịch bình quân hàng năm là<br /> 20,14%, tổng thu du lịch tăng bình quân 30,7%. Năm<br /> 2015, tổng lượt khách du lịch ước đạt 4,43 triệu lượt<br /> tăng 16,6% so với năm 2014, gấp 1,86 lần so với năm<br /> 2011, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25,46%,<br /> khách nội địa tăng bình quân 18,56%; tổng thu du<br /> lịch đạt ước 11,8 nghìn tỷ đồng tăng gấp 2,56 lần so<br /> với năm 2011.1<br /> Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, du<br /> lịch Đà Nẵng cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Một<br /> trong những vấn đề được quan tâm gần đây là giải<br /> pháp phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm,<br /> ẩm thực trên địa bàn thành phố. Trong khi dịch vụ lưu<br /> trú và ẩm thực phát triển khá mạnh, các dịch vụ vui<br /> chơi giải trí, mua sắm vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ<br /> trong cơ cấu doanh thu du lịch hàng năm. Việc phân<br /> bổ nguồn lực dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng chưa đồng<br /> đều: các hoạt động vui chơi giải trí mua sắm tập trung<br /> nhiều ở khu vực trung tâm thành phố và dọc sông<br /> Hàn, trong khi hệ thống lưu trú tập trung nhiều vào<br /> khu vực ven biển, dọc các tuyến đường lớn của quận<br /> Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Việc thiếu các khu vui chơi<br /> giải trí, mua sắm, đặc biệt là dọc các bãi biển, nơi tập<br /> trung hầu hết các cơ sở lưu trú làm hạn chế khả năng<br /> đáp ứng nhu cầu tham gia các hoạt động vui chơi giải<br /> trí và mua sắm của du khách. Đây cũng chính là một<br /> trong những nguyên nhân khiến thời gian lưu trú tại<br /> Đà Nẵng của du khách vẫn duy trì ở mức ngắn ngày,<br /> chi tiêu trong hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí ở<br /> *<br /> <br /> TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br /> ThS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br /> <br /> **, ***<br /> <br /> 2<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> Đà Nẵng rất thấp, và mức độ hài lòng về hoạt động<br /> vui chơi giải trí, mua sắm ở Đà Nẵng cũng không cao.<br /> Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,<br /> năm 2015 thời gian lưu trú của khách trong nước là<br /> 2 ngày/khách (chỉ tăng 0,27 ngày/khách so với năm<br /> 2011); khách quốc tế là 2,4 ngày/khách (tăng 0,45<br /> ngày/khách so với năm 2011); Chi tiêu bình quân 1<br /> lượt khách là 2,665 triệu đồng (năm 2011 là 1,86 triệu<br /> đồng).<br /> Dựa trên kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu<br /> Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và Sở Văn hóa,<br /> Thể thao và Du lịch2, bài viết tìm hiểu thực trạng về<br /> các dịch vụ mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí tại các<br /> tuyến đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Võ<br /> Văn Kiệt và đề xuất một số giải pháp định hướng cho<br /> sự phát triển của tuyến đường này trong thời gian tới.<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> 1. Thực trạng phát triển các dịch vụ mua sắm,<br /> ẩm thực và vui chơi giải trí trên các tuyến đường<br /> Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Kiệt<br /> 1.1. Về phát triển các dịch vụ mua sắm, ẩm thực<br /> và vui chơi giải trí<br /> * Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,<br /> hộ kinh doanh: Theo kết quả khảo sát, các dịch vụ<br /> ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí trên các tuyến<br /> đường này khá đa dạng về hình thức kinh doanh như<br /> nhà hàng, quán nhậu và quán ăn, spa, cà phê.... Tuy<br /> nhiên, có sự không đồng đều về số lượng và sự phân<br /> bố giữa dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí.<br /> Dịch vụ ẩm thực chiếm tỷ lệ cao với số lượng quán<br /> nhậu/quán ăn/nhà hàng, tập trung chủ yếu ở đường<br /> Phạm Văn Đồng. Dịch vụ mua sắm và vui chơi giải trí<br /> lại kém đa dạng, cụ thể trên cả 3 tuyến đường nhưng<br /> chỉ có 1 cửa hàng quần áo, 1 spa, 3 siêu thị và cửa<br /> hàng đặc sản... Đường Phạm Văn Đồng có mật độ các<br /> doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ cao hơn rất<br /> nhiều so với hai tuyến đường Hoàng Sa và Võ Văn Kiệt.<br /> Trong những năm gần đây, thành phố đã có<br /> những chủ trương, chính sách về phát triển du lịch<br /> - dịch vụ trên các tuyến phố lớn nhưng tuyến đường<br /> này vẫn chưa có những chuyển biến tích cực. Sau khi<br /> cầu Rồng được khánh thành và chính thức đưa vào sử<br /> dụng năm 2013, tuyến đường này được mở mang và<br /> phát triển. Tuy nhiên, số lượng và tình hình phát triển<br /> của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các tuyến<br /> đường này vẫn chưa theo kịp các tuyến đường khác<br /> trong khu vực. Trên các tuyến đường này, các doanh<br /> nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ tập trung phát triển<br /> trên tuyến đường Phạm Văn Đồng nhưng chủ yếu là<br /> kinh doanh dịch vụ lưu trú. Theo tổng hợp kết quả<br /> khảo sát, có 7,7% số người được khảo sát cho rằng<br /> <br /> số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất ít, 26,9%<br /> ít, 23,1% nhiều và chỉ có 1,3% lựa chọn rất nhiều.<br /> Mặc dù, với số lượng ít ỏi các doanh nghiệp, hộ<br /> kinh doanh, sự cạnh tranh không lớn nhưng tình hình<br /> phát triển, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh<br /> doanh trên tuyến đường này cũng không thuận lợi:<br /> có 43,48% cho rằng tuyến đường này chưa phát triển,<br /> 17,39% kém phát triển, 21,74% cho rằng phát triển<br /> bình thường, 17,39% phát triển và không có lựa chọn<br /> phát triển tốt. Với tỷ lệ như trên, điểm trung bình cho<br /> sự phát triển của tuyến đường này chỉ ở mức 2/5 điểm.<br /> * Sản phẩm kinh doanh: Các dịch vụ cung cấp cho<br /> du khách và người dân địa phương có sự chênh lệch<br /> giữa dịch vụ ẩm thực, dịch vụ mua sắm và dịch vụ vui<br /> chơi giải trí. Theo kết quả khảo sát, các quán nhậu,<br /> nhà hàng và khách sạn cung cấp dịch vụ ẩm thực và<br /> dịch vụ lưu trú tập trung nhiều trên tuyến đường này.<br /> Dịch vụ mua sắm và dịch vụ vui chơi giải trí vẫn rất<br /> hạn chế. Việc phát triển chưa đồng đều giữa các dịch<br /> vụ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến<br /> thực trạng các sản phẩm chưa phát triển đa dạng. Số<br /> lượng nhà hàng/quán nhậu/quán ăn cung cấp dịch<br /> vụ ẩm thực nhiều nhưng các món ăn phục vụ khách<br /> du lịch lại không phong phú. Các nhà hàng tập trung<br /> phục vụ món ăn hải sản biển chế biến theo phong<br /> cách Việt Nam, trong khi đó, không có nhiều nhà<br /> hàng phong cách châu Âu với các món ăn đặc trưng,<br /> phù hợp với khẩu vị của khách du lịch đặc biệt là<br /> khách quốc tế. Ngược lại, các dịch vụ về mua sắm và<br /> vui chơi giải trí lại không phát triển, chỉ có một vài cửa<br /> hàng, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cung cấp dịch vụ<br /> mua sắm và vui chơi giải trí nhưng lại khá nghèo nàn,<br /> chỉ có 1 spa và một số ít cửa hàng bán đồ lưu niệm.<br /> 1.2. Về nhu cầu của khách du lịch và người dân đối<br /> với các dịch vụ mua sắm, ẩm thực và vui chơi giải trí<br /> Khi đi du lịch, khách du lịch tham gia vào các hoạt<br /> động và sử dụng dịch vụ tại điểm đến du lịch. Dịch vụ<br /> ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí là những dịch<br /> vụ không thể thiếu tại mỗi điểm đến du lịch để đáp<br /> ứng những nhu cầu tất yếu của khách du lịch. Chính<br /> các dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí này<br /> tạo nên sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch và giữ chân<br /> du khách lưu lại lâu hơn. Khách du lịch đến các tuyến<br /> này đa dạng về quốc tịch, độ tuổi, khả năng chi tiêu<br /> nên hành vi tiêu dùng cũng như thị hiếu, nhu cầu về<br /> các dịch vụ ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí cũng<br /> khác nhau.<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 3<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> * Mức độ thường xuyên sử dụng các dịch vụ ẩm thực,<br /> mua sắm và vui chơi giải trí của khách du lịch: 69%<br /> khách du lịch nội địa được khảo sát thường xuyên sử<br /> dụng các dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí<br /> trên các tuyến đường này. Sở dĩ khách du lịch nội địa<br /> không sử dụng thường xuyên dịch vụ ẩm thực, mua<br /> sắm và vui chơi giải trí là do dịch vụ không đa dạng<br /> (7,78%) do khách du lịch không có thời gian (11,11%)<br /> và điều kiện kinh tế không cho phép (11,11%). Kết quả<br /> khảo sát cũng cho thấy, lượng khách du lịch quốc tế<br /> sử dụng dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải<br /> trí trên các tuyến đường này vẫn còn thấp. Có 58,8%<br /> khách du lịch quốc tế được khảo sát không sử dụng<br /> dịch vụ ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí trên các<br /> tuyến đường này. Cũng tương tự như khách du lịch<br /> nội địa, khách du lịch quốc tế không sử dụng dịch vụ<br /> ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí với hai lý do chủ<br /> yếu là dịch vụ không đa dạng (35%) và không có thời<br /> gian (35%).<br /> Các dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải trí<br /> trên các tuyến này kém đa dạng, chưa thu hút được<br /> khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Trong<br /> đó, các dịch vụ chưa được bố trí thuận tiện để du<br /> khách có thể sử dụng tiện lợi, trải nghiệm được nhiều<br /> dịch vụ trong khoảng thời gian eo hẹp của mình khi<br /> tham quan tại các tuyến đường này.<br /> * Các loại hình dịch vụ khách du lịch sử dụng: Sự<br /> phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp,<br /> hộ kinh doanh các dịch vụ ẩm thực, mua sắm và vui<br /> chơi giải trí dẫn đến sự không đồng đều trong tỷ lệ sử<br /> dụng dịch vụ của khách du lịch. Tỷ lệ khách du lịch nội<br /> địa và khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ ẩm thực<br /> so với các dịch vụ khác rất cao. 90% khách du lịch nội<br /> địa, 100% khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ ẩm<br /> thực trên các tuyến đường này. Đối với dịch vụ mua<br /> sắm, tỷ lệ khách quốc tế sử dụng dịch vụ (35,71%) cao<br /> hơn so với tỷ lệ khách nội địa (20%). Đối với dịch vụ vui<br /> chơi giải trí, tỷ lệ khách nội địa sử dụng dịch vụ (30%)<br /> cao hơn so với tỷ lệ khách quốc tế (14,29%). Như vậy,<br /> có thể thấy dịch vụ ẩm thực được sử dụng thường<br /> xuyên nhất đối với hai đối tượng khách du lịch quốc<br /> tế và nội địa.<br /> Đặc biệt đối với dịch vụ ẩm thực, yếu tố ảnh hưởng<br /> đến việc lựa chọn nhà hàng, quán ăn của khách nội<br /> địa theo thứ tự ưu tiên như sau: Món ăn (thức uống)<br /> ngon (79,31%); giá cả hợp lý (62,07%); Thực phẩm an<br /> toàn (44,83%); Thái độ phục vụ của nhân viên (41,38%).<br /> Trong khi đó, khách du lịch quốc tế đã lựa chọn theo<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> thứ tự ưu tiên như sau: Thực phẩm an toàn (61,76%);<br /> Món ăn (thức uống) ngon (52,94%); giá cả hợp lý<br /> (44,12%). Như vậy, trong khi khách du lịch nội địa<br /> dành sự ưu tiên cho độ ngon của món ăn (thức uống)<br /> và giá cả hợp lý, thì khách du lịch quốc tế lại ưu tiên<br /> về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này cũng<br /> phản ánh hai nhóm đối tượng trên có những quan<br /> tâm khác nhau trong việc sử dụng dịch vụ ẩm thực.<br /> * Một số sản phẩm khách du lịch cần/mong muốn<br /> nhưng vẫn chưa có: Theo kết quả khảo sát, khách du<br /> lịch nội địa trên các tuyến đường này vẫn còn thiếu<br /> công viên vui chơi, hoạt động về đêm, dịch vụ giới<br /> thiệu về Đà Nẵng cho du khách, các loại hình kinh<br /> doanh mua sắm như máy bán nước tự động và siêu<br /> thị. Khách du lịch quốc tế mong muốn những sản<br /> phẩm phục vụ giải trí thể thao trên biển, không gian<br /> giải trí cùng gia đình, địa điểm thuê xe đạp, xe máy,<br /> cơ sở hạ tầng để các cháu nhỏ vui chơi, siêu thị, nhà<br /> vệ sinh công cộng…<br /> * Hình thức kinh doanh dịch vụ ẩm thực, mua sắm<br /> và vui chơi giải trí khách du lịch cho là phù hợp: Hầu hết<br /> khách du lịch đều cho rằng loại hình kinh doanh nhà<br /> hàng là phù hợp để phát triển trên các tuyến đường<br /> này (với khách du lịch nội địa là 75,86% và khách du<br /> lịch quốc tế là 67,65%). Đồng thời, cả khách du lịch<br /> nội địa và quốc tế đều mong muốn xuất hiện các máy<br /> bán hàng tự động để phục vụ nhu cầu ẩm thực của<br /> mình (với khách du lịch nội địa là 44,83% và khách du<br /> lịch quốc tế là 29,41%).<br /> 2. Giải pháp khuyến khích, phát triển dịch vụ<br /> mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí tại các tuyến<br /> đường Phạm Văn Đồng - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn<br /> Kiệt<br /> Theo định hướng của thành phố về khoanh vùng<br /> để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với<br /> du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch,<br /> <br /> Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br /> <br /> chúng tôi đề xuất, nên chọn các tuyến đường Võ Văn<br /> Kiệt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng làm trọng tâm<br /> để phát triển mạnh các hoạt động vui chơi giải trí,<br /> mua sắm, ẩm thực cho khu vực quận Sơn Trà, Ngũ<br /> Hành Sơn trong tương lai. Trong đó, tập trung tạo ra<br /> không gian du lịch năng động, thoải mái, hiện đại,<br /> thân thiện cho du khách; hình thành những không<br /> gian tổ chức các khu ẩm thực, lễ hội nhỏ, chợ đặc thù<br /> (chợ cuối tuần, chợ đồ cũ…), các chương trình văn<br /> hóa âm nhạc, trò chơi giải trí hoặc có thể hướng đến<br /> việc hình thành các khu phố mua sắm mặt hàng lưu<br /> niệm đặc trưng Đà Nẵng, đồ dùng, dụng cụ thể thao<br /> biển, thể thao hiện đại, một số quán bar, pub. Để thực<br /> hiện được các định hướng phát triển này, chúng tôi<br /> đề xuất một số nhóm giải pháp sau:<br /> 2.1. Nhóm giải pháp về đồng bộ kết cấu hạ tầng,<br /> không gian du lịch<br /> Thứ nhất, tăng cường các hoạt động quảng bá<br /> hình ảnh du lịch thành phố, các sự kiện trên dọc các<br /> tuyến đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt: Đường<br /> Phạm Văn Đồng và đường Võ Văn Kiệt nằm trong hệ<br /> thống tuyến đường lớn, trung tâm của khu vực phía<br /> đông sông Hàn, có kết cấu hạ tầng hiện đại, có vị trí<br /> quan trọng kết nối từ trung tâm thành phố với khu<br /> <br /> vực bờ biển. Đây cũng là tuyến đường có lưu lượng<br /> khách du lịch lớn, nên việc tăng cường hoạt động<br /> quảng bá hình ảnh du lịch thành phố, các sự kiện là<br /> rất phù hợp. Vì vậy, thành phố cần nghiên cứu, khuyến<br /> khích xã hội hóa hoạt động quảng bá này theo hướng<br /> khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia<br /> theo mô hình đã thực hiện ở các tuyến đường như Lê<br /> Duẩn, Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra, trên các ngã tư cần<br /> bổ sung các hình thức quảng cáo trực quan như panô<br /> bản đồ chỉ đường, trong đó có giới thiệu các khu mua<br /> sắm, vui chơi, ẩm thực trong tuyến đường và ưu tiên<br /> quảng bá, giới thiệu cho các đơn vị, doanh nghiệp có<br /> đóng góp cho các hoạt động phát triển chung trong<br /> khu vực.<br /> Thứ hai, hình thành kiốt thông tin/trung tâm tiếp<br /> đón khách du lịch: Theo ý kiến của một số chuyên gia,<br /> cần sớm hình thành một số kiốt thông tin/trung tâm<br /> tiếp đón khách du lịch theo mô hình nhà nước đầu<br /> tư ban đầu (có thể giao Trung tâm Xúc tiến Du lịch<br /> chủ trì), từng bước xã hội hóa chi phí hoạt động với<br /> các đơn vị du lịch tham gia liên kết. Theo đó, trên các<br /> tuyến đường này, có thể xem xét hình thành 02 kiốt<br /> thông tin có chức năng làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn và<br /> tìm hiểu thông tin về thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là<br /> <br /> Phaùt trieån<br /> <br /> Kinh teá - Xaõ hoäi<br /> Ñaø Naüng<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0