Mục lục<br />
<br />
Phát triển<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Số 83/2016<br />
ISSN 1859 - 3437<br />
<br />
Tổng biên tập<br />
<br />
liên kết phát triển logistics miền trung<br />
2. Liên kết thu hút đầu tư xây dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng<br />
kinh tế trọng điểm miền Trung<br />
Bùi Tất Thắng<br />
<br />
TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br />
<br />
Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br />
VÕ VĂN HOÀNG<br />
<br />
8. Giải pháp phát triển hệ thống các trung tâm logistics ở vùng kinh tế trọng<br />
điểm miền Trung<br />
Phạm Quang Trung - Nguyễn Minh Ngọc<br />
17. Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành logistics cho vùng duyên hải<br />
miền Trung<br />
<br />
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br />
TS. Huỳnh Huy Hòa<br />
TS. Nguyễn Văn Hùng<br />
TS. Võ Duy Khương<br />
<br />
Trần Văn Nam<br />
23. Sự tác động của dịch vụ logistics đến hoạt động của các doanh nghiệp<br />
sản xuất và xuất khẩu - Nghiên cứu tại Đà Nẵng<br />
<br />
TS. Hồ Kỳ Minh<br />
TS. Trần Đức Anh Sơn<br />
ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br />
<br />
Nguyễn Trường Sơn - Trần Như Thiên Mỵ<br />
30. Phát triển dịch vụ logistics trên Hành lang kinh tế Đông Tây<br />
<br />
ThS. Bùi Văn Tiếng<br />
TS. Nguyễn Phú Thái<br />
ThS. Nguyễn Hữu Thông<br />
<br />
Nguyễn Thị Minh Hòa - Trương Tấn Quân<br />
Nghiên cứu - trao đổi<br />
37. Chuyện chiếc ấn truyền quốc của nhà Nguyễn<br />
Võ Hương An<br />
<br />
Bìa và trình bày<br />
HOÀI AN<br />
Tòa soạn<br />
Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br />
TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br />
tcktxhdanang@gmail.com<br />
Website: www.dised.danang.gov.vn<br />
<br />
Phát hành và quảng cáo<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
<br />
42. Tri thức dân gian của ngư dân Đà Nẵng<br />
Đinh Thị Trang<br />
48. Chính sách cứu nạn trên biển của nhà Nguyễn đối với người nước ngoài<br />
dưới thời vua Gia Long (1802 - 1820) và Minh Mạng (1820 - 1841)<br />
Phạm Thị Thơm<br />
57. Những vị thần biển được thờ/tôn sùng tại các đình làng, lăng, miếu ở<br />
Hội An<br />
Trần Văn An<br />
VĂN BẢN MỚI<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
Giấy phép xuất bản<br />
Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br />
thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br />
Thông tấn Đà Nẵng<br />
Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br />
20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br />
<br />
Giá: 20.000 đồng<br />
<br />
Ảnh bìa 1: Ấn Đại Nam thọ thiên vĩnh mạng truyền quốc tỷ<br />
<br />
Liên kết phát triển logistics miền Trung<br />
<br />
LIÊN KẾT THU HÚT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG<br />
HỆ THỐNG VÀ TRUNG TÂM LOGISTICS<br />
TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG<br />
? BÙI TẤT THẮNG<br />
<br />
*<br />
<br />
1. Vai trò của việc hình thành hệ thống và trung<br />
tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền<br />
Trung<br />
1.1. Logistics<br />
Hiện có nhiều định nghĩa về logistics, nhưng về<br />
đại thể, có thể hiểu logistics là quá trình tối ưu hóa về<br />
vị trí và thời điểm, kiểm soát các luồng chuyển dịch<br />
và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu đến điểm<br />
cuối của chuỗi cung ứng thông qua các khâu nối tiếp<br />
nhau của quá trình hoạt động kinh tế.<br />
Logistics có một số đặc điểm cơ bản sau:<br />
- Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên<br />
quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, có hệ<br />
thống qua các bước; nghiên cứu, hoạch định, tổ chức,<br />
quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện.<br />
Do đó logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn<br />
đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.<br />
- Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/<br />
các yếu tố đầu vào cần thiết (vật tư, nhân lực, thông<br />
tin…) để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với<br />
yêu cầu của người tiêu dùng.<br />
- Logistics liên quan đến tối ưu hóa sự điều vận<br />
(lưu chuyển, dự trữ) chủng loại, khối lượng nguồn tài<br />
nguyên theo địa điểm (điểm đi - điểm đến) và thời<br />
gian (lúc nào - bao lâu) trong suốt quá trình hoạt<br />
động từ điểm đầu đến điểm cuối của chuỗi cung ứng.<br />
Chính vì vậy, logistics có vai trò rất to lớn đối với<br />
việc hợp lý hóa các hoạt động kinh tế, nâng cao năng<br />
suất lao động và năng lực cạnh tranh cả ở cấp vĩ mô<br />
lẫn vi mô.<br />
*<br />
<br />
PGS.TS., Viện Chiến lược Phát triển.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
1.2. Hệ thống mạng lưới logistics<br />
Hệ thống mạng lưới logistics là hệ thống luân<br />
chuyển các nguồn tài nguyên, gồm các địa điểm và<br />
các luồng tài nguyên đến, đi và di chuyển. Các luồng<br />
di chuyển liên quan trực tiếp tới các phương thức vận<br />
tải (đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng<br />
không hay đường ống) cũng như sự kết hợp của<br />
nhiều phương thức vận tải với nhau.<br />
Hệ thống mạng lưới logistics có thể có nhiều dạng<br />
khác nhau, từ giản đơn đến phức tạp; nhưng ở dạng<br />
cấu trúc đơn giản nhất có thể chỉ bao gồm một cấu<br />
trúc kết nối các nhà cung cấp với nhà máy sản xuất,<br />
kho bãi và cuối cùng kết nối với khách hàng.<br />
Hình 1: Cấu trúc mạng lưới logistics<br />
dạng đơn giản<br />
Cung cấp<br />
nguyên liệu/<br />
đầu vào<br />
<br />
è<br />
<br />
Nhà máy/<br />
xí nghiệp<br />
<br />
è<br />
<br />
Khách<br />
hàng/thị<br />
trường<br />
<br />
Các hệ thống mạng lưới logistics khác nhau thì<br />
sẽ có các hoạt động không giống nhau, nhưng về<br />
cơ bản các hoạt động chủ yếu trên hệ thống mạng<br />
lưới logistics bao gồm các hoạt động sau: dự báo<br />
cung - cầu các nguồn lực; dịch vụ khách hàng; quản<br />
trị dự trữ, đóng gói, xếp dỡ; quản trị hoạt động vận<br />
tải; làm các thủ tục hành chính liên quan… Điều 233<br />
Luật Thương mại 2005 của Việt Nam xác định: “Dịch vụ<br />
logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân<br />
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm<br />
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải<br />
quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng<br />
<br />
Liên kết phát triển logistics miền Trung<br />
<br />
gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ<br />
khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với<br />
khách hàng để hưởng thù lao.”<br />
1.3. Trung tâm logistics<br />
Theo Hiệp hội Trung tâm Logistics châu Âu<br />
Europlatforms (European Association of Freight<br />
Villages): trung tâm logistics là một khu vực thực hiện<br />
các hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân<br />
phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, được thực<br />
hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Trung tâm logistics<br />
được kết nối với các phương thức vận tải khác nhau<br />
như đường ôtô, đường sắt, đường biển, đường sông,<br />
đường hàng không,… Các chức năng cơ bản của một<br />
trung tâm logistics bao gồm: lưu kho bãi (Storage);<br />
xếp dỡ hàng (Materials handling); gom hàng<br />
(Consolidation); chia nhỏ hàng (Break bulk); phối hợp<br />
phân chia hàng (Cross-docking); tạo ra giá trị logistics<br />
gia tăng - VAL (Value Added Logistics); lưu giữ hàng<br />
tối ưu (Postponement); chuyển tải (Transshipment)<br />
và một số chức năng khác. Trung tâm logistics còn là<br />
nơi thực hiện các thủ tục hải quan, thông quan, kiểm<br />
tra kiểm soát hàng hóa,… cũng như các chức năng<br />
quản lý nhà nước khác theo quy định đối với hoạt<br />
động logistics nội địa và hoạt động logistics quốc<br />
tế; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như<br />
ăn, nghỉ, motel, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài chính - tín<br />
dụng, cho thuê văn phòng…<br />
Trên thực tế, có nhiều loại hình trung tâm logistics,<br />
cụ thể là:<br />
- Theo quy mô, có các loại: trung tâm logistics cấp<br />
toàn cầu, trung tâm logistics cấp khu vực, cấp quốc<br />
gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp.<br />
- Theo vị trí địa lý, có các loại: trung tâm logistics<br />
hàng hải, hàng không, cảng cạn…<br />
- Theo tính chất hoạt động, có: trung tâm logistics<br />
tổng hợp, trung tâm logistics chuyên ngành/chuyên<br />
dụng…<br />
Vì trung tâm logistics có ý nghĩa đặc biệt quan<br />
trọng trong hệ thống logistics nên việc lựa chọn quy<br />
mô, vị trí, loại hình trung tâm logistics có vai trò quyết<br />
định đối với sự phát triển của mạng lưới logistics.<br />
Nhìn chung, ngày nay, nơi được chọn làm trung tâm<br />
logistics phải có cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ<br />
thống kho bãi và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin<br />
hiện đại, đủ khả năng phục vụ lưu lượng lớn hàng<br />
hóa luân chuyển liên tục, các dịch vụ logistics cơ bản<br />
các hoạt động và dịch vụ liên quan khác.<br />
<br />
Để xây dựng trung tâm logistics, người ta có thể<br />
căn cứ theo những tiêu chí cơ bản sau:<br />
- Đối với trung tâm logistics cấp địa phương: chủ<br />
yếu ở mức độ cung cấp các dịch vụ cơ bản như: xếp/<br />
dỡ hàng, gom hàng, phân phối hàng…; là trung tâm<br />
trung chuyển hàng hóa theo các phương thức vận tải<br />
khác nhau.<br />
- Đối với trung tâm logistics cấp quốc gia và khu<br />
vực: ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, còn phục<br />
vụ hỗ trợ hoạt động kinh tế thương mại của cả khu<br />
vực; là trung tâm thực hiện các hoạt động lắp ráp, lưu<br />
kho quy mô lớn, các dịch vụ khách hàng đa dạng….<br />
- Đối với trung tâm logistics cấp quốc tế và toàn<br />
cầu: là trung tâm logistics phát triển hoàn chỉnh,<br />
không chỉ đóng vai trò như cấp quốc gia và khu vực,<br />
mà còn là đầu mối đa chức năng cho thương mại và<br />
vận tải quốc tế; đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong<br />
chuỗi cung ứng thương mại khu vực và toàn cầu. Thế<br />
giới cũng có nhiều mô hình trung tâm logistics cấp<br />
quốc tế và toàn cầu, gắn liền với sự phát triển các<br />
cảng biển, cảng hàng không và các phương tiện vận<br />
tải, thông tin và tổ chức hiện đại như cảng Rotterdam<br />
(Hà Lan), cảng Yokohama (Nhật Bản), Singapore….<br />
Những năm gần đây, lĩnh vực logistics có được đề<br />
cập nhiều hơn so với trước, nhưng địa vị của ngành<br />
kinh tế logistics vẫn còn rất mờ nhạt.<br />
- Về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển logistics:<br />
Có thể nói, ở Việt Nam, vấn đề phát triển logistics cho<br />
đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức như<br />
đáng ra phải thế. Ngoài Luật Thương mại (2005) coi<br />
logistics là một hành vi thương mại, và những quy<br />
định điều kiện kèm theo kinh doanh logistics; các<br />
văn bản pháp lý liên quan đến phát triển logistics vẫn<br />
còn chưa hoàn thiện, chưa rõ ràng, chưa theo thông<br />
lệ quốc tế, và còn nhiều bất cập trong áp dụng thực<br />
tiễn…<br />
- Về các điều kiện phát triển logistics như hạ tầng<br />
giao thông, công nghệ thông tin, nhân lực…, nhìn<br />
chung còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, đối với hạ tầng<br />
giao thông, về cơ bản còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp<br />
ứng yêu cầu phát triển logistics hiện đại. Ví dụ, về hệ<br />
thống cảng biển, cả nước hiện có 49 cảng biển, trong<br />
đó có 17 cảng biển loại I, 23 cảng biển loại II và 9 cảng<br />
biển loại III, với tổng số 166 bến cảng, phần lớn các<br />
bến cảng tập trung ở một số cảng biển lớn: cảng Hải<br />
Phòng: 29 bến, cảng Đà Nẵng: 12 bến, cảng Vũng<br />
Tàu: 19 bến, cảng Cần Thơ: 14 bến. Đối với cảng hàng<br />
không, Việt Nam có 21 sân bay, trong đó có 3 sân bay<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
3<br />
<br />
Liên kết phát triển logistics miền Trung<br />
<br />
quốc tế tương đối lớn ở 3 miền là sân bay Nội Bài, sân<br />
bay Tân Sơn Nhất và sân bay Đà Nẵng, nhưng so với<br />
các nước trong khu vực hệ thống cảng hàng không<br />
Việt Nam còn hạn chế cả về quy mô, cơ sở hạ tầng kỹ<br />
thuật, trang thiết bị, trình độ khoa học công nghệ, tay<br />
nghề đội ngũ kỹ thuật viên, năng lực đội ngũ quản<br />
lý. Các lĩnh vực đường bộ, đường sông, đường sắt…<br />
cũng tương tự như vậy, tuy được cải thiện rất nhiều<br />
so với trước, nhưng vẫn còn thua kém xa nhiều nước<br />
đang cạnh tranh trong khu vực. Về hệ thống cảng cạn<br />
(ICD), vốn là một trong những cơ sở hạ tầng quan<br />
trọng của hệ thống logistics nhưng mới phát triển<br />
gần đây và tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam,<br />
một số ở khu vực phía Bắc chưa có cảng cạn nào ở<br />
khu vực miền Trung.<br />
<br />
Hình 2: Đề xuất vị trí các hệ thống trung tâm<br />
logistics quốc gia<br />
<br />
- Về mức độ phát triển logistics: Trong những năm<br />
gần đây đã có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước<br />
đầu tư kinh doanh ngành logistics, như:<br />
+ Công ty Liên doanh Indo-Trans Keppel Logistics<br />
Vietnam (ITL Keppel) và Công ty Keppel Logistics<br />
thuộc Tập đoàn Viễn thông và Vận tải Keppel đã đưa<br />
vào khai thác Trung tâm Phân phối Hiệp Phước tại<br />
Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 5 năm 2009.<br />
+ Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương<br />
(Protrade) và Tập đoàn YCH của Singapore đã ký kết<br />
thành lập Trung tâm Logistics YCH-Protrade tại xã<br />
Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương vào tháng 10.2009.<br />
+ Công ty DB Schenker Việt Nam thuộc Tập đoàn<br />
logistics hàng đầu thế giới Schenker đã chính thức<br />
khánh thành và đưa vào khai thác Trung tâm Logistics<br />
SGL tại Khu công nghiệp Sóng Thần I (Bình Dương)<br />
vào tháng 3 năm 2010. Đây là dự án liên doanh giữa<br />
Schenker Việt Nam và Gemadept. Dự án có vốn đầu tư<br />
gần 6 triệu USD với quy mô xây dựng hơn 10.000m2<br />
nhằm cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất<br />
nhập khẩu và logistics nội địa cũng như logistics<br />
quốc tế.<br />
+ Công ty Cổ phần Đầu tư Bắc Kỳ đã đầu tư khoảng<br />
14 triệu USD, xây dựng Trung tâm Logistics Tiên Sơn<br />
(Bắc Ninh) trên diện tích khoảng 10 ha (2010). Trung<br />
tâm logistics Tiên Sơn dự kiến xây dựng 30.000 m2<br />
kho và 23.000 m2 CY với khả năng phục vụ khoảng<br />
3.600 TEU. Trung tâm này có vị trí chiến lược gần với<br />
các hệ thống đường bộ và hệ thống đường sắt cũng<br />
như rất gần các khu kinh tế năng động nhất miền Bắc.<br />
Đây là trung tâm logistics - ICD đầu tiên xây dựng và<br />
khai thác tại miền Bắc đồng thời cũng là một trung<br />
tâm logistics tương đối thành công ở Việt Nam.<br />
<br />
4<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
Nguồn: Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học<br />
và công nghệ cấp Bộ: Kinh nghiệm phát triển trung tâm<br />
logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt<br />
Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Sĩ Lâm.<br />
Hà Nội. 3.2012.<br />
<br />
+ Damco là doanh nghiệp đã đầu tư và hoạt<br />
động trong ngành logistics Việt Nam từ hơn 15 năm,<br />
chuyên cung cấp các giải pháp logistics nội địa và<br />
quốc tế. Công ty này đã đầu tư hơn 4 triệu USD để<br />
phát triển trung tâm logistics tại huyện Dĩ An (Bình<br />
Dương) đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2011 với<br />
26.000 m2 kho. Trung tâm lại được lựa chọn xây dựng<br />
tại một vị trí rất thuận lợi, gần với đầu mối giao thông<br />
đường bộ, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ<br />
các cảng trong khu vực đi Bình Dương, Đồng Nai, Bà<br />
Rịa - Vũng Tàu và là cầu nối cho hệ thống phân phối<br />
trên cả nước. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho các hoạt<br />
động logistics ở hai cảng Cát Lái và Cái Mép, cung cấp<br />
các dịch vụ về kho hàng lẻ, kho ngoại quan, kho nội<br />
địa và CFS.<br />
+ Công ty Kerry Logistics - một trong những nhà<br />
cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu châu Á, đã khai<br />
trương giai đoạn đầu một trung tâm logistics tại Đà<br />
Nẵng có quy mô khoảng 9.000 m2.<br />
<br />
Liên kết phát triển logistics miền Trung<br />
<br />
+ Unilever Việt Nam đã chính thức khai trương<br />
Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng nhanh, lớn nhất<br />
và hiện đại nhất Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt<br />
Nam - Singapore (VSIP), huyện Thuận An, Bình Dương<br />
với diện tích 10 ha. UPS Việt Nam cũng đầu tư phát<br />
triển hai trung tâm logistics tại Thành phố Hồ Chí<br />
Minh và Hà Nội trong năm 2011, và đang tiếp tục mở<br />
rộng kinh doanh ra các tỉnh, thành phố khác. (Xem:<br />
Trường Đại học Ngoại thương - Đề tài khoa học và<br />
công nghệ cấp bộ Kinh nghiệm phát triển trung tâm<br />
logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt<br />
Nam. Mã số: B2010-08-68. Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần<br />
Sĩ Lâm. Hà Nội. 3.2012).<br />
<br />
đang được thúc đẩy mạnh mẽ với mục tiêu 1 triệu<br />
doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.<br />
<br />
Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp và trung<br />
tâm logistics Việt Nam chưa nhiều, quy mô nhỏ, chưa<br />
có định hướng chung quốc gia rõ ràng và chưa phát<br />
huy được hiệu quả, tác dụng đối với cả nền kinh tế<br />
cũng như mỗi vùng.<br />
<br />
2.2. Phương hướng liên kết để thu hút đầu tư xây<br />
dựng hệ thống và trung tâm logistics tại vùng kinh<br />
tế trọng điểm miền Trung<br />
<br />
2. Liên kết để thu hút đầu tư xây dựng hệ thống<br />
và trung tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm<br />
miền Trung<br />
2.1. Yêu cầu của việc xây dựng hệ thống và trung<br />
tâm logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung<br />
Đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và vùng<br />
kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng, việc xây<br />
dựng hệ thống và trung tâm logistics đang là một yêu<br />
cầu thực tế do các yếu tố sau.<br />
- Nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại<br />
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, chi phí<br />
logistics của Việt Nam thuộc loại cao, chiếm khoảng<br />
25% GDP; trong khi tại các nước phát triển chỉ chiếm<br />
từ 9 - 15%. Chi phí logistics quá cao sẽ làm hàng hóa<br />
xuất - nhập khẩu của Việt Nam đắt hơn các đối tác<br />
cạnh tranh. Do vậy, nhu cầu trước tiên là phải tìm<br />
cách giảm chi phí logistics xuống mức 10 - 15% như<br />
thông lệ quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, cần phát<br />
triển hệ thống mạng lưới logistics và các trung tâm<br />
logistics hiện đại và phân bố hợp lý.<br />
- Tăng cường thu hút đầu tư<br />
Hệ thống mạng lưới và các trung tâm logistics là<br />
một trong những yếu tố thu hút mạnh mẽ các doanh<br />
nghiệp logistics có ý nghĩa rất quan trọng tạo ra môi<br />
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư<br />
trong và ngoài nước. Chúng cũng là cơ sở để gắn kết<br />
các hoạt động sản xuất kinh doanh, và vì thế, có thể<br />
xem như điều kiện không thể thiếu cho các doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp - một chương trình<br />
<br />
- Phát triển kinh tế vùng và thành phố<br />
Hệ thống mạng lưới và các trung tâm logistics<br />
phát triển là một trong những điều kiện tiên quyết<br />
quần tụ cộng đồng doanh nghiệp, người lao động và<br />
dân cư, cơ sở kinh tế và xã hội của sự phát triển mạnh<br />
mẽ các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn. Vì<br />
vậy, các vùng kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn<br />
hiện có cần nhanh chóng tiếp cận việc thúc đẩy các<br />
hệ thống và các trung tâm logistics theo kịp trình độ<br />
phát triển của khu vực và thế giới.<br />
<br />
a. Phát triển hệ thống logistics và trung tâm logistics<br />
phù hợp với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng<br />
điểm miền Trung<br />
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là 1 trong 4<br />
vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, bao gồm 5 tỉnh/<br />
thành phố: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,<br />
Quảng Ngãi, Bình Định. Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3<br />
tại Việt Nam, có diện tích 27.884 km2, chiếm 8,4% diện<br />
tích cả nước; dân số khoảng 6,5 triệu người, chiếm 7%<br />
dân số cả nước; có chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng,<br />
Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn;<br />
có 4 khu kinh tế (KKT) lớn là KKT Chân Mây - Lăng Cô<br />
(Huế), KKT mở Chu Lai (Quảng Nam), KKT Dung Quất<br />
(Quảng Ngãi) và KKT Nhơn Hội (Bình Định); cùng hệ<br />
thống chuỗi 24 khu công nghiệp.<br />
Đặc trưng của vùng này là các khu kinh tế cảng<br />
biển tổng hợp. Các khu kinh tế gồm có: Khu kinh tế<br />
mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Chân<br />
Mây, và Khu kinh tế Nhơn Hội. So với vùng kinh tế<br />
trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía<br />
Nam, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng<br />
và nhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển<br />
trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng<br />
(chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả<br />
nước) và di sản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7<br />
di sản thế giới tại Việt Nam). Khu vực này cũng có tiềm<br />
năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ<br />
hàng hải. Không gian phát triển kinh tế biển và ven<br />
biển giúp cho vùng này có điều kiện trở thành trục<br />
kinh tế biển hùng mạnh của cả nước với tuyến hành<br />
lang kinh tế thương mại tự do quốc tế dọc theo vùng<br />
duyên hải, dựa trên trục Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt<br />
quốc gia và hệ thống cảng biển.<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
5<br />
<br />