Mục lục<br />
<br />
Phát triển<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Số 80/2016<br />
ISSN 1859 - 3437<br />
<br />
Tổng biên tập<br />
<br />
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG<br />
2. Vai trò của địa phương trong việc hướng tới chính quyền kiến tạo, trách<br />
nhiệm và giải trình - Điển hình tại thành phố Đà Nẵng<br />
Nguyễn Phú Thái<br />
<br />
TRẦN ĐỨC ANH SƠN<br />
<br />
Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn<br />
VÕ VĂN HOÀNG<br />
<br />
6. Quyết định đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Đà<br />
Nẵng: Một số phân tích từ kết quả điều tra PCI - FDI năm 2015<br />
Bùi Ngọc Như Nguyệt - Hồ Vũ Thùy Trang - Lê Anh Đức<br />
11. Phát triển khởi nghiệp từ mô hình vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn<br />
thành phố Đà Nẵng<br />
<br />
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br />
TS. Huỳnh Huy Hòa<br />
TS. Nguyễn Văn Hùng<br />
TS. Võ Duy Khương<br />
TS. Hồ Kỳ Minh<br />
TS. Trần Đức Anh Sơn<br />
<br />
Hà Mai Linh Phùng<br />
MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN<br />
17. Vấn đề quan, hôn, tang, tế của các gia đình, dòng họ ở Thừa Thiên Huế<br />
hiện nay<br />
Trần Nguyễn Khánh Phong<br />
<br />
ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến<br />
ThS. Bùi Văn Tiếng<br />
TS. Nguyễn Phú Thái<br />
<br />
25. Văn hóa tín ngưỡng của người Việt ở huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi<br />
Nguyễn Duy Đoài<br />
<br />
ThS. Nguyễn Hữu Thông<br />
<br />
Nghiên cứu - trao đổi<br />
34. "Khát vọng Việt Nam 2035" và những cơ hội của khu vực kinh tế tư nhân<br />
<br />
Bìa và trình bày<br />
HOÀI AN<br />
<br />
Bùi Thanh Dung<br />
39. Khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tính mùa vụ trong du lịch<br />
Trần Như Quỳnh - Ông Nguyên Chương<br />
<br />
Tòa soạn<br />
Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội<br />
Đà Nẵng<br />
Tầng 28, Trung tâm Hành chính<br />
TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com;<br />
tcktxhdanang@gmail.com<br />
Website: www.dised.danang.gov.vn<br />
<br />
Phát hành và quảng cáo<br />
ĐT: 0511 3 840 019<br />
<br />
Giấy phép xuất bản<br />
Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền<br />
thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In<br />
Thông tấn Đà Nẵng<br />
Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước<br />
20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số.<br />
<br />
Giá: 20.000 đồng<br />
<br />
47. Di sản địa danh biển đảo Việt Nam: Nhận diện quá trình thành tạo và giá<br />
trị của chúng từ một số thuyết lý địa danh hiện đại<br />
Cao Chư<br />
57. Khai sinh chữ Quốc ngữ (Từ 1620 - 1659)<br />
Đinh Trọng Tuyên - Đinh Bá Truyền<br />
VĂN BẢN MỚI<br />
TIN TỨC - SỰ KIỆN<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
Vai trò của địa phương trong việc hướng tới chính quyền kiến tạo,<br />
trách nhiệm và giải trình - Điển hình tại thành phố Đà Nẵng<br />
? Nguyễn Phú Thái*<br />
<br />
T<br />
<br />
hời gian gần đây, khái niệm “nhà nước kiến<br />
tạo”, “chính phủ kiến tạo”, “chính quyền<br />
kiến tạo” thường xuyên được đề cập<br />
trong những văn bản của các cấp chính<br />
quyền và được bàn luận sôi nổi trên các phương tiện<br />
thông tin đại chúng. Vậy nhà nước kiến tạo là gì? Nhà<br />
nước kiến tạo có những đặc điểm nào? Vì sao cần xây<br />
dựng nhà nước kiến tạo trong điều kiện tiếp tục đẩy<br />
mạnh công cuộc đổi mới và tích cực, chủ động hội<br />
nhập quốc tế hiện nay?<br />
Theo một số công trình nghiên cứu, khái niệm<br />
“nhà nước kiến tạo phát triển” được đưa ra lần đầu<br />
tiên vào năm 1982 bởi giáo sư người Mỹ, Chalmers<br />
Ashby Johnson, theo đó: “Nhà nước kiến tạo phát triển<br />
là một mô hình quản lý trong đó nhà nước đề ra các<br />
chính sách mang tính định hướng phát triển, tạo môi<br />
trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát<br />
huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội<br />
nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát hiện các mất<br />
cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”.<br />
Nhà nước kiến tạo có nhiều đặc điểm, trong đó<br />
có một số đặc trưng cơ bản như: (1) Bên cạnh việc<br />
thực thi các chính sách đã có sẵn, nhà nước tập trung<br />
ưu tiên cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, kế<br />
hoạch; (2) Chuyển việc cung ứng dịch vụ hành chính<br />
công từ cơ chế “xin - cho” sang chế độ phục vụ; (3)<br />
Định hướng, tạo điều kiện để các chủ thể ngoài công<br />
lập tham gia cung cấp và nâng cao chất lượng dịch<br />
vụ công; (4) Nâng cao trách nhiệm giải trình; (5) Tạo<br />
điều kiện thuận lợi để mọi chủ thể phát huy tối đa<br />
năng lực; (6) Hỗ trợ thị trường phát triển năng động,<br />
sáng tạo.<br />
Nhà nước kiến tạo được xây dựng đòi hỏi sự cố<br />
*<br />
<br />
TS., Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br />
<br />
2<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
gắng, nỗ lực không chỉ của riêng trung ương mà còn<br />
của tất cả các địa phương, trong đó, mỗi chính quyền<br />
địa phương phải là một chính quyền kiến tạo.<br />
1. Một số thành công, hạn chế của thành phố<br />
Đà Nẵng trong việc hướng tới chính quyền kiến<br />
tạo, trách nhiệm và giải trình<br />
Trong thời gian qua, cùng với nhiều địa phương<br />
trong cả nước, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố<br />
gắng, nỗ lực trong việc nâng cao vai trò kiến tạo và<br />
phục vụ của các cấp chính quyền. Thành phố đã thực<br />
hiện nhiều cách thức, giải pháp nhằm xây dựng chính<br />
quyền kiến tạo, trách nhiệm, giải trình và đạt được<br />
một số thành công nhất định:<br />
- Một là, công tác xây dựng, ban hành và thực thi<br />
chính sách, quy hoạch, kế hoạch… của thành phố<br />
được đổi mới theo hướng ngày càng tăng cường sự<br />
tham gia của các chủ thể khác trong xã hội (người<br />
dân, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học…). Đặc<br />
biệt, một số ý tưởng, góp ý của người dân và doanh<br />
nghiệp được thành phố nghiên cứu và triển khai thực<br />
hiện trong thực tế (ý tưởng tổ chức Lễ hội pháo hoa;<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
ý tưởng hình thành con đường hoa sim tại Khu Bảo<br />
tồn thiên nhiên Sơn Trà; ý tưởng đặt nắp cống hình cá<br />
tại một số tuyến đường để chặn rác, ngăn mùi hôi và<br />
đảm bảo mỹ quan đô thị…).<br />
- Hai là, công tác cung ứng dịch vụ hành chính công<br />
đã chuyển mạnh từ cơ chế “xin - cho” sang chế độ<br />
phục vụ người dân và doanh nghiệp.<br />
+ Mô hình một cửa hiện đại được triển khai tại<br />
Trung tâm Hành chính thành phố, toàn bộ 7/7 UBND<br />
quận, huyện (không tính UBND huyện Hoàng Sa) và<br />
52/56 UBND phường/xã, góp phần tiết kiệm được<br />
nhiều thời gian, công sức và kinh phí cho người dân và<br />
doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ hành chính công.<br />
+ Thành phố đã triển khai 253 dịch vụ công trực<br />
tuyến cấp độ 3 và cấp độ 4; triển khai dịch vụ chuyển<br />
phát nhanh kết quả giải quyết thủ tục hành chính<br />
theo địa chỉ yêu cầu cho công dân, tổ chức; thực hiện<br />
cơ chế liên kết trong giải quyết thủ tục hành chính<br />
về cấp giấy phép đăng ký kinh doanh có điều kiện<br />
giữa các sở, ngành nhằm nâng cao chất lượng phục<br />
vụ người dân và doanh nghiệp.<br />
+ Công tác khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của<br />
<br />
công dân, tổ chức đối với chất lượng cung ứng dịch<br />
vụ hành chính công được thực hiện thường xuyên,<br />
bằng nhiều hình thức (các cơ quan tự thực hiện khảo<br />
sát; khảo sát độc lập; khảo sát trực tuyến). Kết quả<br />
khảo sát tạo thêm cơ sở thực tiễn để chính quyền<br />
thành phố thực hiện những giải pháp nhằm phục vụ<br />
người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.<br />
- Ba là, công tác định hướng, tạo điều kiện để các<br />
chủ thể ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ công<br />
được quan tâm thực hiện và mang lại hiệu quả.<br />
Kể từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc<br />
Trung ương năm 1997, thành phố đã quan tâm thực<br />
hiện công tác xã hội hóa dịch vụ công. Bằng nhiều<br />
chính sách ưu đãi, chính quyền thành phố đã đạt<br />
được một số thành công nhất định trong việc giảm<br />
áp lực chi tiêu của ngân sách thành phố nhưng vẫn<br />
đảm bảo nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công.<br />
Hiện nay, trên địa bàn thành phố hiện có 07 bệnh<br />
viện ngoài công lập, 10 văn phòng công chứng tư<br />
nhân, hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo ngoài<br />
công lập được đầu tư, xây dựng đồng bộ từ mầm<br />
non đến đại học và sau đại học. Bên cạnh đó, các dịch<br />
vụ công khác như xử lý rác thải, văn hóa, thể thao…<br />
ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của<br />
khu vực tư nhân.<br />
- Bốn là, trách nhiệm giải trình của chính quyền<br />
thành phố đối với người dân và doanh nghiệp ngày<br />
càng được chú trọng thực hiện.<br />
+ Lãnh đạo thành phố đã công khai số điện thoại<br />
và địa chỉ email để tiếp nhận những ý kiến, phản ánh<br />
của tổ chức, công dân và giao cho các cơ quan, đơn vị<br />
liên quan giải trình, giải quyết và thông báo kết quả<br />
thực hiện cho tổ chức, công dân.<br />
+ Thành phố thường xuyên tổ chức các Hội nghị<br />
đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp. Tại các diễn<br />
đàn này, lãnh đạo thành phố và các cơ quan, đơn vị<br />
liên quan lắng nghe những phản hồi, kiến nghị của<br />
doanh nghiệp; đồng thời thực hiện trách nhiệm giải<br />
trình, tháo gỡ những thắc mắc, khó khăn của cộng<br />
đồng doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh<br />
doanh trên địa bàn thành phố.<br />
+ Thành phố đã đa dạng hóa các kênh tiếp nhận<br />
những phản ánh, góp ý của tổ chức và công dân bằng<br />
các hình thức mới như qua ứng dụng “Góp ý” tại địa<br />
chỉ gopy.danang.gov.vn; qua số điện thoại đường dây<br />
nóng 0511.3881888 hoặc 0511.1022;…<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
3<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
Đây là những hình thức, công cụ quan trọng để<br />
nâng cao khả năng tương tác giữa chính quyền với<br />
người dân và doanh nghiệp. Qua việc đối thoại, tiếp<br />
nhận những phản ánh và góp ý của công dân, tổ chức,<br />
chính quyền thành phố sẽ có thêm cơ sở thực tiễn để<br />
đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục nâng<br />
cao vai trò kiến tạo và phục vụ trong thời gian tới.<br />
- Năm là, công tác hỗ trợ doanh nghiệp được thành<br />
phố đặc biệt chú trọng.<br />
Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách<br />
thiết thực, cụ thể nhằm tạo ra môi trường tốt nhất<br />
cho doanh nghiệp phát triển. Các chính sách hỗ trợ<br />
doanh nghiệp được thành phố thực hiện một cách<br />
đồng bộ, gồm: Cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất,<br />
kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính; hỗ trợ<br />
mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ về tài chính,<br />
tín dụng; hỗ trợ đổi mới thiết bị công nghệ; hỗ trợ<br />
thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường, xúc tiến du<br />
lịch, trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; thành lập Vườn<br />
ươm doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng…<br />
Nhìn chung, những nỗ lực, cố gắng của chính<br />
quyền thành phố trong việc xây dựng chính quyền<br />
kiến tạo, trách nhiệm, giải trình bước đầu đã được<br />
người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Do đó, thời<br />
gian qua Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương<br />
dẫn đầu và có kết quả tốt về các chỉ số: Chỉ số Hiệu<br />
quả Quản trị và Hành chính công - PAPI (5 năm liên<br />
tiếp thuộc top các địa phương dẫn đầu), Chỉ số Cải<br />
cách hành chính - PAR Index (xếp thứ nhất 4 năm liên<br />
tiếp từ năm 2012 - 2015), Chỉ số Năng lực cạnh tranh<br />
cấp tỉnh - PCI (xếp thứ nhất 6/11 năm), Chỉ số Sẵn<br />
sàng ứng dụng công nghệ thông tin - ICT Index (xếp<br />
thứ nhất 7/10 năm).<br />
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành công đạt được,<br />
công tác xây dựng chính quyền kiến tạo, trách nhiệm<br />
và giải trình của thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều<br />
tồn tại, hạn chế:<br />
- Công tác phối hợp giữa các sở, ngành trong một<br />
số lĩnh vực quản lý nhà nước còn gặp khó khăn, vướng<br />
mắc (như quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô<br />
thị giữa ngành xây dựng và giao thông vận tải; quản<br />
lý an toàn vệ sinh thực phẩm giữa ngành y tế, nông<br />
nghiệp phát triển nông thôn và công thương…).<br />
- Việc cung ứng một số dịch vụ hành chính công<br />
vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây ra nhiều khó khăn cho<br />
người dân và doanh nghiệp (lĩnh vực đất đai, tái định<br />
<br />
4<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
cư…); kỹ năng hành chính, thái độ phục vụ người<br />
dân, doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công<br />
chức, viên chức chưa tốt, chưa mang lại sự hài lòng<br />
cho công dân, tổ chức trong quá trình sử dụng dịch<br />
vụ hành chính công (theo kết quả khảo sát mức độ<br />
hài lòng của tổ chức, công dân đối với dịch vụ hành<br />
chính công do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã<br />
hội Đà Nẵng thực hiện qua các năm).<br />
- Công tác xã hội hóa dịch vụ công mặc dù đã<br />
được thành phố quan tâm, tạo điều kiện và có nhiều<br />
thành tích đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được<br />
yêu cầu đặt ra, ngân sách thành phố vẫn là nguồn<br />
đầu tư chính trong việc cung cấp các dịch vụ công<br />
cho xã hội.<br />
- Công tác tiếp thu, giải trình của chính quyền<br />
thành phố đối với những phản ánh, kiến nghị của<br />
người dân và doanh nghiệp tuy đã có những chuyển<br />
biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa<br />
nhận được sự đánh giá cao của công dân (thể hiện ở<br />
trục nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”<br />
trong Chỉ số PAPI của thành phố Đà Nẵng năm 2015<br />
có điểm số thấp nhất trong giai đoạn 2012 - 2015);<br />
<br />
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng<br />
<br />
- Thứ tư, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ<br />
hành chính công cho người dân và doanh nghiệp,<br />
chuyển từ cơ chế “xin - cho” sang chế độ phục vụ; lấy<br />
sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước<br />
đo chính nhằm đo lường khả năng kiến tạo và phục<br />
vụ của chính quyền các cấp.<br />
- Thứ năm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ<br />
thể ngoài công lập tham gia cung cấp và nâng cao<br />
chất lượng dịch vụ công cho xã hội; góp phần giảm<br />
áp lực đầu tư lên ngân sách địa phương và nâng cao<br />
chất lượng dịch vụ.<br />
một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự nghiêm túc trong<br />
việc tiếp nhận, xử lý và trả lời góp ý, kiến nghị của<br />
công dân, tổ chức.<br />
2. Đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò<br />
kiến tạo của chính quyền địa phương trong thời<br />
gian tới<br />
Có thể nói, việc xây dựng chính quyền kiến tạo,<br />
trách nhiệm và giải trình đòi hỏi phải được thực hiện<br />
một cách đồng bộ từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.<br />
Từ thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng cho thấy, đối với<br />
chính quyền địa phương, việc nâng cao vai trò kiến<br />
tạo và phục vụ có thể được thực hiện bằng một số<br />
công việc cụ thể như:<br />
- Thứ nhất, tăng cường ứng dụng, sử dụng các<br />
công cụ theo dõi, đánh giá hiệu quả điều hành và<br />
quản trị (Chỉ số PAPI, Chỉ số PCI, Chỉ số PAR Index, Chỉ<br />
số ICT Index…) vào thực tiễn địa phương. Trên cơ sở<br />
số liệu của các báo cáo chỉ số hằng năm, chính quyền<br />
các địa phương nên nghiên cứu, xây dựng một báo<br />
cáo của từng chỉ số cho địa phương mình để có thêm<br />
cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất, thực hiện các<br />
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và vai<br />
trò kiến tạo, phục vụ của các cấp chính quyền trong<br />
thời gian tới.<br />
- Thứ hai, tăng cường sự tham gia của người dân<br />
và doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, ban hành<br />
và thực thi chính sách (đa dạng hóa các kênh tiếp<br />
nhận những góp ý, kiến nghị của người dân và doanh<br />
nghiệp; trả tiền để mua các ý tưởng thiết thực, khả<br />
thi…).<br />
- Thứ ba, xây dựng bộ máy chính quyền gọn nhẹ,<br />
hoạt động linh hoạt; đẩy mạnh thực hiện cơ chế liên<br />
kết giữa các cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết thủ<br />
tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.<br />
<br />
- Thứ sáu, tăng cường đối thoại, nâng cao trách<br />
nhiệm giải trình của chính quyền các cấp đối với<br />
người dân và doanh nghiệp.<br />
- Thứ bảy, xây dựng các cơ chế, chính sách để hỗ<br />
trợ doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực, sự sáng<br />
tạo trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.<br />
Trong giai đoạn đất nước ta đang tiếp tục đẩy<br />
mạnh công cuộc đổi mới và tích cực, chủ động hội<br />
nhập quốc tế hiện nay, công tác xây dựng nhà nước<br />
kiến tạo nói chung, chính quyền kiến tạo nói riêng<br />
trở thành yêu cầu cấp thiết. Trong thời gian tới, với<br />
sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính<br />
phủ, sự vào cuộc quyết tâm, nỗ lực của các Bộ, ngành<br />
Trung ương và chính quyền các địa phương, công tác<br />
xây dựng chính quyền kiến tạo sẽ phát huy những<br />
thành công đã đạt được, khắc phục những tồn tại,<br />
hạn chế và sẽ có đóng góp ngày càng quan trọng vào<br />
sự phát triển chung của đất nước cũng như các địa<br />
phương.<br />
N.P.T.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2015. Báo cáo<br />
Sơ kết công tác cải cách hành chính nhà nước 05 năm đầu<br />
giai đoạn 2011 - 2015 và kế hoạch cải cách hành chính nhà<br />
nước giai đoạn 2016 - 2020.<br />
2. Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng.<br />
2015. Báo cáo Sơ kết công tác khảo sát, đánh giá mức độ hài<br />
lòng của tổ chức, công dân đối với một số dịch vụ hành chính<br />
công trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2015.<br />
3.http://bnews.vn/xay-dung-nha-nuoc-kien-tao-nhanuoc-khong-lam-thay-dan/20409.html<br />
<br />
Phaùt trieån<br />
<br />
Kinh teá - Xaõ hoäi<br />
Ñaø Naüng<br />
<br />
5<br />
<br />