Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
TỈ LỆ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỊ NÃO<br />
VÀ BỆNH NHÂN CÓ DI CHỨNG ĐỘT QUỊ NÃO<br />
Huỳnh Thị Ngọc Chi*, Bùi Thị Hằng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chúng tôi khảo sát tỷ lệ viêm phổi bệnh viện, tác nhân gây viêm phổi bệnh viện trên bệnh nhân đột quị não<br />
và bệnh nhân có di chứng đột quị não, từ đó đề ra một số biện pháp dự phòng viêm phổi bệnh viện.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. Dữ liệu được thu thập từ các bệnh nhân đột quị não và các bệnh<br />
nhân có di chứng đột quị não nhập viện khoa Nội Thần kinh bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2011 đến tháng<br />
9/2011.<br />
Kết quả: Có 20 trong 99 bệnh nhân đột quị não hoặc có di chứng đột quị não có viêm phổi bệnh viện (tỉ lệ là<br />
20,2%). Tác nhân gây VPBV là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện; gồm Pseumonas. aeruginosa,<br />
Staphylococcus. aureus, Escherichia. coli, Acinetobacter. baumani, Pseudomonas spp... với tỉ lệ tương đương<br />
nhau (13,3% - 16,7%).<br />
Kết luận: Trên bệnh nhân đột quị não hoặc có di chứng đột quị não, tỉ lệ VPBV khá cao; tác nhân rất đa<br />
dạng; và việc dự phòng cần phối hợp nhiều biện pháp, thường xuyên và đồng bộ giữa các khoa phòng có liên<br />
quan.<br />
Từ khóa: viêm phổi bệnh viện, đột quỵ, bệnh nhân đột quỵ<br />
<br />
SUMMARY<br />
HOSPITAL-ACQUIRED PNEUMONIA IN PATIENTS AFTER ACUTE STROKE AND PATIENTS<br />
WITH SEQUELAE OF STROKE<br />
Huynh Thi Ngoc Chi, Bui Thi Hang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 276 - 279<br />
Background: The aim of this study was to assess the frequency and relevant pathogens of hospital-acquired<br />
pneumonia in patients after acute stroke and patients with sequelae of stroke in our department.<br />
Methods: Data prospectively collected on subjects admitted with acute stroke and subjects with sequelae of<br />
stroke to Department of Neurology, Thong Nhat Hospital from 2011 Jan to 2011 Sep were analyzed.<br />
Results: Of 99 patients, 20 (20. 2%) had had stroke-associated pneumonia and 60% of them died.<br />
Pseudomonas. aeruginosa, Staphylococcus. aureus, Escherichia. coli, and Acinetobacter. baumani were the most<br />
common organisms (13. 3% - 16. 7% each).<br />
Conclusions: Hospital-acquired pneumonia is a common complication in patients after acute stroke and<br />
patients with sequelae of stroke and associated with poor prognosis. Most frequent organisms are Pseudomonas.<br />
aeruginosa, Staphylococcus. aureus, Escherichia. coli, and Acinetobacter. baumani. Prevention is the key to avoid<br />
this serious complication.<br />
Key words: hospital-acquired pneumonia, acute stroke, patients with sequelae of stroke<br />
là một vấn đề được quan tâm của ngành y tế<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
trong nước cũng như trên thế giới. NKBV làm<br />
Hiện nay, nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)<br />
tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện,<br />
trở thành một thách thức mang tính toàn cầu và<br />
* Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ĐD. Bùi Thị Hằng ĐT: 0908190633<br />
<br />
276<br />
<br />
Email: phuongnga2910@yahoo. com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
tăng chi phí điều trị, tạo một số vi khuẩn kháng<br />
thuốc.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Trong NKBV thì viêm phổi bệnh viện<br />
(VPBV) chiếm tỷ lệ kh cao, đứng thứ 2 trong các<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện tại Mỹ và thường gây ra<br />
tỷ lệ tử vong đáng kể.<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
<br />
Trên thực tế, trong những tháng đầu năm<br />
2011 tình hình NTBV tại khoa Thần Kinh có<br />
chiều hướng gia tăng trong đó chú yếu là vim<br />
phổi bệnh viện. Do đó, chúng tôi đã tiến hành<br />
khảo sát tỷ lệ VPBV, tác nhân gy VPBV trên<br />
bệnh nhân đột quị não và di chứng đột quị não<br />
trong khoảng thời gian từ tháng 1/2011 đến<br />
tháng 10/2011 nhằm các mục tiêu sau<br />
- Xác định tỷ lệ VPBV trên bệnh nhân đột<br />
quị não và di chứng đột quị não.<br />
- Xác định tác nhân gây VPBV.<br />
- Đề ra một số biện pháp dự phòng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân đột quị não hoặc bệnh nhân<br />
có di chứng đột quị não nhập viện được điều trị<br />
tại khoa Thần kinh BV Thống Nhất từ 1/1/2011<br />
đến 31/10/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Đột quị não được chẩn đoán xác định bằng<br />
tiêu chuẩn lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
và hình ảnh học (CT và/hoặc MRI sọ não).<br />
Bệnh nhân có tiền sử đột quị được xác định<br />
bằng giấy ra viện.<br />
<br />
Tối thiểu 100.<br />
Chọn mẫu thuận tiện.<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Bằng phần mềm SPSS 11. 5<br />
Trung bình độ lệch chuẩn, tần suất và tỉ lệ<br />
%.<br />
<br />
Các biến số<br />
Một số biến số về dân số học<br />
- Tuổi.<br />
- Giới<br />
<br />
Một số biến số về lâm sàng và cận lâm sàng<br />
Đột quị não: chẩn đoán dựa trên: Tiêu chuẩn<br />
chẩn đoán lâm sàng tai biến mạch máu não của<br />
Tổ chức Y tế Thế giới: “Tai biến mạch máu não<br />
là một hội chứng đặc trưng bởi thiếu sót thần<br />
kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú<br />
hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong<br />
trong 24 giờ (loại trừ do chấn thương sọ não)”.<br />
Viêm phổi bệnh viện được định nghĩa là<br />
viêm phổi hình thành và tiến triển sau 48 giờ<br />
sau nhập viện, đặc trưng bởi nguy cơ cao mắc<br />
các vi khuẩn đa kháng và các vi khuẩn gram âm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi<br />
Lâm sàng: thâm nhiễm mới hoặc tiến triển<br />
trên phim phổi + ≥ 2 trong 3 triệu chứng: sốt ><br />
38oC, bạch cầu tăng hoặc giảm, và tiết đàm.<br />
Cấy đàm phân lập được vi khuẩn (ngưỡng<br />
cấy định lượng là > 106).<br />
Thông khí hỗ trợ: thở Oxy, mở khí quản.<br />
<br />
Không hô hấp hỗ trợ qua nội khí quản hoặc<br />
mở khí quản.<br />
<br />
Catheter mạch máu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân đột quị não hoặc di chứng đột<br />
quị não lúc nhập viện đã được chẩn đoán viêm<br />
phổi.<br />
<br />
Ống thông dạ dày.<br />
<br />
BN được hô hấp hỗ trợ qua nội khí quản<br />
hoặc mở khí quản.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.<br />
Nằm bất động tại giường.<br />
Triệu chứng lâm sàng: sốt, bạch cầu tăng<br />
hoặc giảm, tiết đàm, thay đổi màu sắc đàm, ý<br />
thức, dinh dưỡng, loét tì đè.<br />
<br />
Thu thập dữ liệu<br />
Phương pháp thu thập dữ liệu<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
277<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và àm<br />
các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định giá<br />
trị của các biến số trong nghiên cứu.<br />
<br />
Công cụ thu thập dữ liệu<br />
Bảng thu thập dữ liệu đã được soạn trước<br />
dựa trên hồ sơ bệnh án hiện tại.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 99 bệnh nhân đột quị<br />
não hoặc có di chứng đột quị não. Trong đó có<br />
20 BN VPBV chiếm tỉ lệ 20,2%.<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu<br />
là 76,5 (năm), thấp nhất là<br />
67 tuổi và cao nhất là 86 tuổi.<br />
Nam chiếm tỉ lệ 80% và nữ 20%.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong theo nhóm tuổi<br />
Nhóm tuổi<br />
60 - 70<br />
71 - 80<br />
> 80<br />
<br />
Tỉ lệ mắc<br />
20 %<br />
35 %<br />
45 %<br />
<br />
Tỉ lệ tử vong<br />
0<br />
25 %<br />
35 %<br />
<br />
Nhận xét: Bệnh nhân có tuổi càng lớn thì tỷ<br />
lệ VPBV và tỉ lệ tử vong càng cao.<br />
Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng<br />
Triệu chứng (n = 20)<br />
Sốt<br />
Bạch cầu tăng<br />
Tăng tiết đàm<br />
Đục<br />
<br />
Có (%)<br />
100<br />
93,3<br />
100<br />
33,3<br />
<br />
Vàng<br />
<br />
60<br />
<br />
Màu khác<br />
<br />
6,7<br />
<br />
Không (%)<br />
0<br />
6,7<br />
0<br />
<br />
Nhận xét: triệu chứng sốt và tăng tiết đàm<br />
luôn có (tỉ lệ 100%).<br />
Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ của VPBV<br />
Các yếu tố nguy cơ (n = 20)<br />
Thông khí hỗ trợ<br />
<br />
Có (%)<br />
<br />
Không (%)<br />
<br />
Mở khí quản<br />
Thở oxy qua ống thông mũi<br />
Catheter mạch máu<br />
Tiêm truyền tĩnh mạch<br />
Xông dạ dày<br />
Rối loạn ý thức hoặc trạng thái<br />
thực vật<br />
Suy dinh dưỡng<br />
Nằm bất động tại giường<br />
Loét tì đè<br />
<br />
13,3<br />
86,7<br />
0<br />
100<br />
80<br />
86,7<br />
<br />
86,7<br />
13,3<br />
100<br />
0<br />
20<br />
13,3<br />
<br />
60<br />
86,7<br />
30<br />
<br />
40<br />
13,3<br />
70<br />
<br />
278<br />
<br />
Nhận xét: Đa số BN VPBV được thực hiện<br />
các thủ thuật xâm lấn, bất động tại giường, rối<br />
loạn ý thức hoặc trạng thái thực vật, suy dinh<br />
dưỡng, loét tì đè.<br />
Bảng 4: Tác nhân gây VPBV từ kết quả cấy đàm<br />
Loại vi khuẩn (n = 20)<br />
P. aeruginosa<br />
S. aureus<br />
E. coli<br />
Anterobacter. baumani<br />
Pseudomonas spp<br />
Nhiều loại vi khuẩn<br />
Loại vi khuẩn khác<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
16,7%<br />
16,7%<br />
13,3%<br />
13,3%<br />
13,0%<br />
16,7%<br />
13,3%<br />
<br />
Nhận xét: Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện là tác nhân gây VPBV với tỉ lệ tương<br />
đương nhau, chủ yếu là trực khuẩn Gr(-) và cầu<br />
khuẩn Gr(+).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua kết quả khảo sát tỷ lệ VPBV trên bệnh<br />
nhân đột quị não hoặc có tiền sử đột quị não<br />
khá cao (20,2%) và tỷ lệ tử vong cao 60% (đều ở<br />
BN > 70 tuổi). Tỉ lệ VPBV của chúng tôi tương<br />
đương với tỉ lệ VPBV sau đột quị cấp của các tác<br />
giả Ruediger H. và cộng sự (21%), Hassan A. và<br />
cộng sự (23%)(3,4)<br />
Đa số BN VPBV được thực hiện các thủ<br />
thuật xâm lấn, bất động tại giường, rối loạn ý<br />
thức hoặc trạng thái thực vật, suy dinh dưỡng,<br />
loét tì đè. Đây cũng là các yếu tố nguy cơ gây<br />
VPBV.<br />
Triệu chứng sốt và tăng tiết đàm luôn luôn<br />
có (100%) trong khi bạch cầu tăng (93,3%) không<br />
phải là dấu hiệu nhạy cảm nhất. Thật vậy, dấu<br />
hiệu bạch cầu tăng trong nhiễm khuẩn con tùy<br />
thuộc vào sự chính xác của phòng xét nghiệm<br />
và phản ứng của bệnh nhân đối với tình trạng<br />
nhiễm khuẩn. Do đó trong thực hành lâm sàng<br />
nên dựa vào triệu chứng sốt và tăng tiết đàm<br />
hơn là dựa vào dấu hiệu tăng bạch cầu để chẩn<br />
đoán và chỉ định điều trị kháng sinh.<br />
Tác nhân gây VPBV rất đa dạng về chủng<br />
loại, phần lớn là dòng Staphylococcus,<br />
Acinetobacter. baumani, Pseudomonas. aeruginosa và<br />
Escherichia coli. Tác nhân chính là trực khuẩn<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Gr(-) và cầu khuẩn Gr(+). Các tác nhân này hầu<br />
hết là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Tác nhân gây nhiễm trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi cũng tương đối giống với các tác giả<br />
nước ngoài(3,1).<br />
Từ việc nhận dạng các tác nhân gây VPBV,<br />
chúng tôi nhận định các đường lây truyền có thể<br />
xảy ra như sau:<br />
- Tác nhân dòng Staphylococus, P. aeruginopsa<br />
có thể được lây truyền từ tay của nhân viên y tế<br />
và người chăm sóc, dụng cụ y tế, không khí.<br />
- Escherichia. Coli có thể được lây truyền từ<br />
nước tiểu, phân... trong quá trình chăm sóc bệnh<br />
nhân nằm bất động tại giường.<br />
- Acinetobacter. baumanni có thể được lây<br />
truyền từ một ổ nhiễm khuẩn bệnh viện đi kèm<br />
trên cùng bệnh nhân (loét, tiết niệu... ) hoặc trực<br />
tiếp từ môi trường bệnh viện.<br />
- Ngoài ra, các BN giảm sức đề kháng do suy<br />
dinh dưỡng cũng dễ mắc VPBV do P. aeruginosa.<br />
Từ việc xác định tác nhân và dự đoán nguồn<br />
lây và đường lây, chúng tôi đưa ra các biện<br />
pháp dự phòng cụ thể trong hoàn cảnh của<br />
khoa phòng và bệnh viện như sau<br />
- Rửa tay đúng qui cách là khâu quan trọng<br />
nhất ít tốn kém nhưng đòi hỏi sự tự giác cao của<br />
từng nhân viên y tế, cần được thường xuyên<br />
nhắc nhở, kiểm tra.<br />
- Dùng dụng cụ vô khuẩn: cọ rửa, khử<br />
khuẩn, tiệt khuẩn đúng qui trình.<br />
- Cách ly các BN VPBV nói riêng và nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện nói chung với các BN không có<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
- BN sử dụng dụng cụ riêng và dùng 1 lần<br />
bơm, kim tiêm, ống thông, ống hút đàm.<br />
- Quản lý chất thải trong khoa phòng và BV<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đúng quy cách.<br />
- Vệ sinh khoa phòng hàng ngày và định kỳ<br />
bằng các dung dịch sát khuẩn thích hợp, phun<br />
sương, chiếu tia hồng ngoại.<br />
- Tránh các thủ thuật xâm lấn không cần<br />
thiết, tập vận động sớm tại giường đối với bện<br />
nhân đột quị và di chứng đột quị, phòng ngừa<br />
suy dinh dưỡng và loét tì đè, vệ sinh răng<br />
miệng, phòng ngừa hít sặc.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tỉ lệ VPBV trên bệnh nhân đột quị não hoặc<br />
có tiền sử đột quị não khá cao (20,2%).<br />
Tác nhân gây VPBV rất đa dạng, chủ yếu là<br />
trực khuẩn Gr(-) và cầu khuẩn Gr(+).<br />
Dự phòng VPBV nói riêng cũng như nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện nói chung cần sự phối hợp<br />
nhiều biện pháp khác nhau, cần có sự chỉ đạo<br />
thường xuyên của Lãnh đạo bệnh viện và sự<br />
phối hợp tốt giữa các khoa phòng có liên quan<br />
gồm khoa lâm sàng, khoa chống nhiễm khuẩn,<br />
khoa vi sinh, phòng kế hoạch tổng hợp mới có<br />
thể cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Cameron S., Lynsey B., et al. Risk Factors for Chest Infection in<br />
Acute Stroke A Prospective Cohort Study. Stroke. 2007;38: 22842291.<br />
Guidelines for the Management of Adults with Hospitalacquired, Ventilator-associated, and Healthcare-associated<br />
Pneumonia. American Thoracic Society (ATS) guideline on<br />
nosocomial pneumonia. 2004.<br />
Hassan A, Khealani B. A, et al. Stroke-associated pneumonia:<br />
microbiological data and outcome. Singapore Med J 2006; 47(3):<br />
204-207.<br />
Ruediger H, Carsten P, et al. Nosocomial Pneumonia After<br />
Acute Stroke Implications for Neurological Intensive Care<br />
Medicine. Stroke. 2003;34: 975-981.<br />
Tài liệu Điều dưỡng nội khoa – Đai học Y dược thành phố Hồ<br />
Chí Minh – Khoa Điều dưỡng kỷ thuật y học – Bộ môn Điều<br />
dưỡng.<br />
Tài liệu tập huấn Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2010.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
279<br />
<br />