intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp?

Chia sẻ: Hfhgfvhgf Hfhgfvhgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

142
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp? nhằm trình bày về lý thuyết Modigliani và Miller (MM), MM trong thực tiễn. Thị trường vốn không hoàn hảo – Quan điểm truyền thống. Trường hợp có thuế, không đồng nhất về rủi ro và kỳ vọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp?

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA SA U ĐẠI HỌC BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHI ỆP TÓM LƯ ỢC CHƯƠNG 14 CHÍNH SÁCH NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Nhóm SVTH: (1) Hồ Trần Trực (2) Đỗ Trà My (3) Võ Phương Nga (4) Hoàng Thị Hạnh Minh (5) Đoàn Thị Minh Ng a (6) Nguyễn Thị Anh Tâm Lớp Ngân Hàng Đêm 2 K18 G VHD: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HO A TPHCM, tháng 10 năm 2009
  2. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? CHÍNH SÁCH TÁC NỢ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Chủ đề về cơ cấu vốn tối ưu là đề tài của nhiều nghiên cứu. Các nghiên cứ u cho rằng, các doanh nghiệp hoạt động có lãi thường sử dụng ít nợ vay hơn các doanh nghiệp có lãi ít hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao cũng có tỷ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu cao. Tuy nhiên, M odigliani và Miller, từ năm 1958 đưa ra lý thuyết cho rằng cấu tr úc vốn không ảnh hư ởng đến giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứ u này là một phần trong công trình giúp hai ông đạt giải thưởng Nobel Kinh tế. Bài viết này sẽ trình bày lý thuyết MM về chính sách nợ tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp và xem xét m ột vài bàn luận liên quan. Các nội dung chính như sau: 1. Lý thuyết của M odigliani và Miller (MM): a. Các giả định của MM b. Hai định đề của MM c. Các lập luận của MM 2. MM trong thực tiễn: a. Thị trường vốn không hoàn hảo – Quan điểm truy ền thống b. Trường hợp có thuế c. Không đồng nhất về rủi ro và kỳ vọng I. CÁC KH ÁI NIỆM CƠ BẢN: 1. Chính sách nợ Chính sách nợ (chính sách tài trợ): quy ết định các hình thức t ăng vốn để tà i trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghi ệp. Hai h ình thức huy động vốn cơ bản:  Vốn vợ: phát hành trái phiếu (chứ ng khoán nợ), vay ngân hàng;  Vốn cổ phần: phát hành cổ phần (chứ ng khoán vốn) Hầu hết doanh nghiệp đều sử dụng cả hai hình thứ c tài trợ vốn như trên. 2. Giá t rị doanh n ghiệp Giá trị doanh nghiệp được xác định bằng các tài s ản t hực của doanh nghiệp v à đư ợc thể hi ện bên phần T ài sản của bảng cân đối kế toán. V= D + E Trang 2/13
  3. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? (Giá trị doanh nghiệp = Giá trị vốn nợ + Giá trị vốn cổ phần thường) Giá trị doanh nghiệp bị ảnh hư ởng bởi các quyết định: quyết định đầu tư, quyết định t ài trợ và quyết định chi trả cổ tức II. LÝ THUYẾT CỦA MODIG LIAN I VÀ MILLER (MM) 1. Giả định của MM Nghiên cứu của MM dựa trên các giả định:  Thị trư ờng vốn hoàn hảo: o Không có các ch i phí giao dị ch khi mua và bán chứ ng khoán. o Có đủ số người mua và số người bán trong th ị trường, vì v ậy không có một nhà đầu tư riêng lẻ nào c ó một ảnh hư ởng lớn đối với giá cả chứng khoán. o Có sẵ n thông tin liên quan cho c ác nhà đầu tư và không m ất tiền. o Tất cả các nh à đầu tư có t hể vay hay cho vay với c ùng lãi suất.  Tất cả các nh à đầu tư đều hợp lý và có kỳ vọng đồng nhất về l ợi n huận của một doanh nghiệp (nợ không tác động đến lợi nhuận hoạt động của doa nh nghi ệp);  Doanh nghiệp hoạt động dư ới các điều kiện tương tự sẽ có cùng mức độ rủi ro kinh doanh (rủi ro đồng nhất);  Không có thuế. 2. Hai định đề MM 2.1 Định đề I: a) Nội dung Định đề I: “Giá trị thị trường của một doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó trong các thị trư ờng v ốn hoàn hảo không có thuế thu nhập doanh nghiệp” Với các giả định nêu trên, MM cho rằng cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, do vậy, nó không tác động đến giá trị doanh nghiệp; tứ c quyết định tài trợ độc lập với quyết định đầu tư. Các giám đốc tài chính không cần phải đi tìm cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. VU = VL (Giá trị doanh nghiệp không có vay nợ = Giá trị doanh nghiệp không có vay nợ) Trang 3/13
  4. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? b) Chứng minh: Giả đ ịnh có hai doanh nghiệp phát sinh cùng một dòng các l ợi nhuận hoạt động và chỉ khác nhau ở cấu trúc vốn.  Doanh nghiệp U không có đòn bẩy tài chính: EU = VU  Doanh nghiệp L có đòn bẩy tài chính: EL = VL - DL Chúng ta sẽ xem xét nhà đầu tư sẽ t hích đầu tư vào doanh nghiệp nào hơn.  Nếu là một nhà đầu tư không thích rủi ro:  Phương á n 1: m ua 1% cổ ph ần doanh nghiệp không có đòn bẩy tài chính (doanh nghiệp U): Đầu tư Thu nhập 0,01VU 0,01 Lợi nhuận  Phương án 2: mua 1% cả nợ và vốn cổ phần của do anh nghiệp có đòn bẩy tài chính (doanh nghiệp L) Đầu tư Thu nhập Nợ 0,01DL 0,01 Lãi Vốn cổ phần 0,01EL 0,01 (Lợi nhuận – lãi) Tổng cộng 0.01 (DL + EL) = 0.01 VL 0.01 Lợi nhuận Cả 2 phư ơng án trên đều mang lại cho nhà đầu tư cùng m ột mứ c thu nhập: 0,01 Lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì là thị trường vốn hoàn hảo, nên các phư ơng án mang lại thu nhập như nhau t hì có chi phí như nhau: 0,01VU = 0,01 VL ; tức VU = VL .  Nếu là một nhà đầu tư thích rủi ro: Vì là trong thị trường vốn hoàn hảo nên nhà đầu tư cá nhân có thể đi vay vốn với các điều kiện giống như các doanh nghiệp. Do vậy, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp có vay nợ hoặc nhà đầu tư tự vay nợ để đầu tư vào doanh nghiệp không có vay nợ.  Phương án 1: mua 1% cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp có vay nợ: Đầu tư Thu nhập 0,01EL = 0,01 (VL – D L ) 0,01 (Lợi nhuận – lãi)  Phương án 2: vay m ột khoản vay có giá trị bằng 0,01DL và cùng với vốn tự có m ua 1% cổ ph ần của doanh nghiệp không có vay nợ: Trang 4/13
  5. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? Đầu tư Thu nhập Nợ -0.01DL -0.01 Lãi Vốn cổ phần 0.01VU 0.01 (Lợi nhuậni) Tổng cộng 0.01 (VU - DL ) = 0.01 VL 0.01 (Lợi nhuận- lãi) Cả 2 phương án đ ều mang lại cùng mức thu nhập: 0,01(Lợi nhuận – Lãi). Vì vậy, cả 2 phải có cùng chi phí. Số lượng 0.01(VU - DL ) = 0.01(VL - DL ) và VU = VL Kết luận: Giá trị doanh nghiệp không vay nợ bằng giá trị của doanh nghiệp có vay nợ (sử dụng đòn bẩy tài chính). c) Ý nghĩa của Định đề I Trong các giải thích, chứ ng minh của MM nổi lên m ột vấn đề: đòn bẩy tài chính làm gia tăng dòng thu nhập mỗi cổ phần dự kiến nhưng không làm tăng giá cổ phần. Tại sao? Lý do là thay đổi trong dòng thu nhập dự kiến được bù đắp bằng sự thay đổi trong rủi ro (độ lệch chuẩn của tỷ suất thu nhập dự kiến gia tăng). Người nắm giữ cổ phần sẽ cầu m ột tỷ suất sinh lời cao hơn. Để giải thích cho phần này, chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm về tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản. Lợi nhuận hoạt động dự kiến Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản = rA = Giá trị thị trường của tất cả chứng khoán Trong th ị trư ờng vốn hoàn hảo, quyết định vay nợ không t ác động đến lợi nhuận hoạt động hoặc tổng giá trị thị trường của các chứng khoán nên nó cũng không tác động đến tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản rA của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ tài sản bằng với bình quân gia quyền của các tỷ suất sinh lợi dự kiến từ mỗi loại chứ ng khoán  D   E  rA    rD     rE   D E   D E  D => rE  rA   rA  rD  E Khi sử dụng đòn bẩy tài chính D/E tăng nên rE tăng: ngư ời nắm giữ cổ phần thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn. 2.2 Định đề II a) Nội dung Định đề II: Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần thường của một doanh nghiệp có vay nợ tăng tương ứng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần, được đo lường bằng giá trị thị trường. Tỷ lệ gia tăng tùy thuộc vào chênh lệch giữa rA – tỷ suất sinh lợi dự kiến từ một danh Trang 5/13
  6. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? mục gồm tất cả chứng khoán của doanh nghiệp, và rD – tỷ suất sinh lợi dự kiến từ nợ. D rE  rA   rA  rD  E => rE = rA nếu doanh nghiệp không có nợ Hình 2.1: Tỷ suất sinh lợi dự kiến từ vốn cổ phần rE tăng th eo tuy ến tính với tỷ lệ nợ / vốn cổ phần (D/E). Hình này giả định là trái phiếu của doanh nghiệp sẽ không có rủi ro ở mức nợ thấp. Như vậy rD sẽ độc lập với D/E và rE tăng theo tuyến tính khi D/E tăng. Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro không thực hiện nghĩa vụ tăng lên và doanh nghiệp buộc phải chịu lãi suất nợ vay cao hơn. Định đề II dự báo rằng khi điều này xảy ra, tỷ lệ gia tăng trong rE sẽ chậm lại. Doanh nghiệp càng có nhiều nợ, rE càng ít nhạy cảm với các khoản nợ vay thêm. Độ dốc của đường rE hẹp dần khi D /E t ăng? Vì những người nắm giữ nợ có rủi ro gánh chịu m ột phần rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh n ghiệp vay nợ nhiều hơn, rủi ro này chuyển nhiều hơn từ các cổ đông sang các trái chủ. Vay nợ làm tăng tỷ suất sinh lợi dự kiến từ đầu tư của các cổ đông. Nhưng nó cũng làm gia tăng rủi ro của các cổ phiếu của doanh nghiệp. MM cho t hấy rằng rủi ro gia tăng vừa đúng bù trừ cho gia t ăng trong tỷ suất sinh lợi dự kiến, nên những người nắm giữ cổ phiếu không đư ợc lợi mà cũng không bị thiệt. b) Ý nghĩa định đề II: Đánh đổi rủi ro – lợi nhuận: Bất kỳ gia tăng nào trong tỷ suất sinh lợi dự kiến cũng bị bù trừ bằng đúng với một gia tăng trong rủi ro và vì vậy trong tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ đông tăng. Cho dù beta của doanh nghiệp là bao nhiêu, thì sau khi vay nợ, nó sẽ gia tăng. Trang 6/13
  7. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? Bêta của tài sản doanh nghiệp là b ình quân gia quyền của các Bêta của các loại chứng khoán:  D   E  A    rD     rE   D E   D E  D =>  E   A    A  E  E Kết luận: trong trường hợp nợ phi rủi ro, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến một sự đòi hỏi gia tăng trong tỷ suất sinh lợi từ vốn cổ phần để đáp ứng với sự gia tăng rủi ro. 3. Các lập luận của M M Để hỗ trợ cho lý thuyết của m ình, MM dựa trên quy luật bảo tồn giá trị và quy trình mua bán song hành. Nội dung cụ thể như sau: 3.1 Q uy luật bảo tồn giá trị: Nếu ta có hai dòng tiền A và B, hi ện giá của A + B bằng hiện gi á của A cộng với hi ện giá của B. Chúng ta có thể chia m ột dòng t iền thành nhiều phần nhỏ; giá trị của các phần này sẽ luôn luôn bằng tổng số của giá trị từng phần. Ở các thị trường vốn hoàn hảo hiện giá của kết hợp hai tài s ản bằng tổng số của hiện giá của chúng khi tính riêng rẻ. Giá trị của một tài sản đư ợc bảo toàn bất kể tính chất của trái quyền đối với tài sản đó. Giá trị của doanh nghiệp đư ợc xác định bởi tài sản cụ thể ở cột bên trái của bảng cân đối kế toán – chứ không p hải bởi tỷ lệ chứng khoán nợ và chứ ng khoán vốn cổ phần do doanh nghiệp phát hành. 3.2 Lập luận mua bán song hành: Lập luận mu a bán song hành là quá trình mua và bán cùng một lúc các chứ ng khoán cùng loại ở các thị trư ờng khác nhau để hưởng lợi do chênh lệch giá. Hai doanh nghiệp không vay nợ, nếu một trong hai doanh nghiệp vay nợ và lý thuyết MM không vững, giá trị của doanh nghiệp vay nợ tăng dẫn đến giá trị cổ phần tăng. MM cho rằng trong t ình huống này các nhà đầu tư sẽ bán cổ phần giá cao của doanh nghiệp vay nợ để mua cổ phần của doanh nghiệp không vay nợ, đây là quy trình mu a bán song hành, quy trình tiếp diễn đến khi việc bán cổ phần của doanh nghiệp vay nợ kéo giá của nó hạ xuống bằng giá cổ phần của doanh nghiệp không vay nợ. Quy trình m ua bán song hành n ày diễn ra nhanh đến nỗi giá tr ị thị trư ờng của các doanh nghiệp có sử dụng nợ và không sử dụng nợ b ằng nhau, vậy định đề I của MM được bảo toàn. Trang 7/13
  8. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? III. MM TRON G THỰC TIỄN 1. Thị trường vốn không hoàn hảo – Quan điểm truyền thống Các định đề của M M dựa vào các thị trư ờng vốn hoàn hảo. Ở các thị trường tài chính đã phát triển lâu đời, chúng t a có thể cho rằng thị trường vốn ở đó là hiệu quả, như ng không hoàn hảo 100% trong suốt 100% thời gian. Chẳng hạn, trong t hực tiễn luôn có chi phí giao dịch hay nhà đầu tư cá nhân không thể vay nợ với các điều kiện tương tự như các tổ chức, doanh nghiệp. Với lập luận rằng không có thị trư ờng vốn hoàn hảo trong thực tiễn, các nhà kinh tế theo quan điểm truyền thống, xuất phát điểm từ ý tưởng tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đồng nghĩa với tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (với điều kiện là lợi nhuận hoạt động không thay đổi), kết luận rằng cấu trúc vốn có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Xét một doanh nghiệp chuyển đổi cấu trúc vốn từ 100% vốn cổ phần sang sử dụng đòn bẩy tài chính. Giá thị trư ờng của cổ phần thư ờng doanh nghiệp gia tăng. Vì thị trường vốn không hoàn hảo nên nợ vay cá nhân quá tốn kém, rủi ro và bất tiện cho một số nhà đầu tư. Vì vậy, họ sẵn lòng chi trả thêm một khoản phí để mua các cổ phần của doanh nghiệp có nợ vay. Tức là họ s ẽ mua cổ phần của doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy với giá cao hơn. Thị giá chứng khoán tăng, tức giá trị doanh nghiệp tăng. Hơn nữa, sử dụng đòn bẩy tài chính giúp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp bởi vì chi phí sử dụng vốn nợ rẻ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thư ờng:  Thứ nhất, trái quyền (quyền của các trái chủ) được ưu tiên trước quyền của cổ đông nếu trư ờng hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do vậy trái chủ được xem là có mức độ rủi ro thấp hơn các cổ đông, tương ứ ng với sự an toàn này, họ sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi (chính là lãi suất vay nợ) thấp hơn tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của các cổ đông.  Thứ hai, chi phí lãi vay được k hấu trừ trư ớc thuế làm giảm mức thu ế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp xuống, mang đến cho doanh nghiệp lợi ích tấm chắn thuế.  Nợ vay giúp giảm chi phí đại diện: các nhà điều hành thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro không trả đư ợc nợ. Khi đó, ngân hàng sẽ yêu cầu mứ c lãi suất cao hơn khi cho vay; các cổ đông đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn để bù đắp rủi ro. Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ đối diện với các chi phí “khốn khó tài chính” v à chi ph í phá sản. Các t ác động này làm gia tăng chi phí sử dụng vốn rA của doanh nghiệp. Trang 8/13
  9. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? Như vậy, quan điểm truyền thống cho rằng một độ nghiêng đòn bẩy tài chính trung bình có thể làm tăng tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần dự kiến rE mặc dù không đến mức độ như định đề II của MM dự báo. Như ng các doanh nghiệp vô trách nhiệm vay nợ quá nhiều sẽ thấy rằng rE tăng nhanh hơn MM tiên đoán. Kết quả là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền rA lúc đầu giảm, sau đó lại tăng. Điểm cực tiểu là điểm cấu trúc vốn tối ưu. Lư u ý rằng tối t hiểu hóa rA tương đư ơng với tối đa hóa tổng giá trị của doanh nghiệp nếu như các nhà kinh tế truyền thống giả định, lợi nhuận hoạt động không chịu tác động của việc vay nợ. 2. Trường hợp có thuế Trong trư ờng hợp có thuế, các định đề của MM như sau: 2.1 Định đề I Định đề I phát biểu như sau: Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá tr ị công ty có v ay nợ bằng giá tr ị công ty không có vay nợ cộng v ới hiện giá của lá chắn thuế. Về mặt toán học, mệnh đề M&M số I trong trư ờng hợp có thuế đư ợc diễn tả bởi công thứ c: VL = VU + T CD. Giá trị doanh nghiệp không có vay nợ: EBIT (1 − TC ) VU = PV [ EBIT (1 − T C)] = rU Trang 9/13
  10. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? Giá trị doanh nghiệp có vay nợ: VL = PV[EBIT(1-TC)] + PV(T C x rD xD) EBIT(1-T C) TC x rD xD = + rU rD = VU + TCD Giá trị của doanh nghiệp có vay nợ có luôn lớn hơn giá trị doanh nghiệp không vay nợ? Khi nợ vay gia t ăng, doanh nghiệp cũng s ẽ gánh chịu sự gia t ăng của chi phí “khốn khó” tài chính, chi phí phá sản, chi phí giám sát. Sự gia tăng các chi phí này có thể lớn hơn lợi ích của lá chắn thuế, giá trị doanh nghiệp sẽ giảm. 2.2 Định đề II Định đề II phát biểu như sau: lợi nhuận dự k iến trên vốn cổ phần tăng tương ứ ng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần nhưng mối quan hệ này được diễn tả bởi công thứ c D rE  rA   rA  rD 1  TC  E Chứng minh: Giá trị công ty = PV (dòng tiền) = dòng tiền/ chi phí sử dụng vốn Dòng tiền kỳ vọng của tài sản VU rA + T CrD D Dòng tiền kỳ vọng bên nợ và vốn chủ sở hữ u DrD + Er E Theo nguyên tắc kế toán tổng tài sản bằng tổng nợ và vốn, t a có công thức sau: VUrA + T CrD D = DrD + ErE Chia hai vế cho E ta có: VU rA TCrDD DrD rE = + - E E E VU rA (1-TC)DrD = - E E Theo mệnh đề I ta có VL = VU + T CD = D + E => VU = E + (1-T C)D Thay VU vào công thứ c rE ta có được công thức của định đề II trong trường hợp có thuế: Trang 10/ 13
  11. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? D rE  rA   rA  rD 1  TC  E 3. Rủi ro và kỳ vọng có đồng nhất? Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), hoạt động của b ất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của hai loại rủi ro là: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống tạo nên rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như chiến tr anh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị, những thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng của nền kinh tế. Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ t hống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh t ế và những diễn biến trên thị trường chứng khoán. Rủi ro hệ thống có thể được xem là đồng nhất mà m ọi doanh nghiệp đều gánh chịu. Rủi ro phi hệ thống là rủi ro riêng có của doanh nghiệp. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát đư ợc chỉ ảnh hư ởng đến một công ty hoặc m ột ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lư ợng lao động, nguồn cung ứ ng nguyên vật liệu, năng lực và quyết định quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ, tác động của cạnh tranh nư ớc ngoài. Rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. M ột trong những thành tố của rủi ro phi hệ thống là rủi ro tài chính. Cụ thể rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến việc công ty tài trợ vốn cho hoạt động của mình. Người t a thư ờng tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi mà phải đư ợc thanh toán cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổ đông nên nó có t ác động lớn đến thu nhập của họ. Rủi ro t ài chính là rủi ro có thể tránh đư ợc trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đ i vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử d ụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm t ăng mức biến động trong t hu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm tăng rủi ro của họ. Như vậy, cấu trúc vốn tạo nên những rủi ro tài chính, là một phần trong rủi ro phi hệ thống của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vay nợ sẽ khác với doanh nghiệp không vay nợ về m ức độ rủi ro tài chính nói riêng và rủi ro tổng thể nói chung. Nhà đầu tư sẽ đánh giá mứ c độ rủi ro của doanh nghiệp có vay nợ và không vay nợ khác nhau; do vậy, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của họ đối với doanh nghiệp cũng khác nhau, Trang 11/ 13
  12. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? tức là không đồng nhất. T hêm vào đó, khả năng tiếp cận thông tin và khả năng phân tích cũng góp phần đáng kể tạo nên sự khác biệt trong kỳ vọng của các nhà đầu tư. Như chúng ta đã biết, giá trị của cổ phiếu được định giá b ằng hiện giá dòng t iền dự kiến trong tư ơng lai, với suất chiết khấu là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư. DIV1 DIV2 DIVn  Pn P0  DIV0   2  ...  1  r  (1  r ) 1 r n Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính khác so với doanh nghiệp không có vay nợ nên giá thị trư ờng cổ phần, và do đó giá trị của 2 doanh nghiệp không giống nhau. IV. K ẾT LUẬN Dựa trên giả định về thị trường vốn hoàn hảo và một số giả định khác, M odigliani và Miller đã đi đến kết luận rằng quyết định t ài trợ độc lập với quyết định đầu tư. Từ đó, bằng các lập luận dự a trên quy luật bảo tồn giá trị và luận m ua bán song hành, hai ông đã nêu lên hai định đề nổi tiếng: (1) cấu trúc vốn không ảnh hưởng giá trị doanh nghiệp; và (2) tỷ suất sinh lợi dự kiến vốn cổ phần thư ờng của một doanh nghiệp có nợ vay tăng tương ứ ng với tỷ lệ nợ/vốn cổ phần (D/E). Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo quan điểm truyền thống cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động đến giá trị của doanh nghiệp, cụ thể quan điểm truyền thống đã đưa r a nhận định là giá trị doanh nghiệp sẽ tăng khi doanh nghiệp có độ nghiêng đòn bẩy tài chính trung bình. Khi D/E “quá mứ c” thì giá trị doanh nghiệp sẽ giảm khi D/E tăng. Giá trị D/E làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ làm tối đa giá trị doanh nghiệp, với điều kiện lợi nhuận dự kiến không đổi. Còn trong trường hợp có thuế thì giá trị doanh nghiệp có vay nợ bằng giá trị doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. Khi D/E càng tăng t hì các chi phi khốn khó tài chính, chi phí giám sát; chúng có thể bằng hoăc vư ợt qua lợi ích của lá chắn thuế. Nên giá trị của doanh nghiệp giảm. Còn với giả định về rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận đồng nhất, lý thuyết CAPM đã chứng minh rằng rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao gồm rủi ro hệ thống (đồng nhất) và rủi ro phi hệ thống (không đồng nhất). Cấu trúc vốn là một thành phần đóng góp vào rủi ro phi hệ thống. Do vậy, sẽ không có đồng nhất trong rủi ro của các doanh nghiệp, cũng như s ẽ không có đồng nhất trong kỳ vọng của nhà đầu tư. M ặc dù dựa trên những giả định không có trên thự c tế, nhưng so với quan điểm truyền th ống thì lý thuyết MM phù hợp hơn với m ục tiêu của nhà quản trị là tối đa hóa giá trị cổ đông vì lý thuyết MM tiếp cận ở góc độ tối đa h óa giá trị doanh nghiệp, trong khi đó quan điểm truyền thống tiếp cận từ khía cạnh chi phí bình quân gia quyền của doanh nghiệp. Trang 12/ 13
  13. Chính sách nợ tác động như t hế nào đến giá trị doanh n ghi ệp? Lý thuyết của MM về cấu trúc vốn và các bàn luận nêu lên một gợi m ở rất ý nghĩa đối với các giám đốc tài chính: trong thị trường vốn cạnh tranh, ban lãnh đạo vẫn có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp bằng cách tạo ra một loại chứng khoán m ới để đáp ứ ng cho một nhóm các nhà đầu tư “ chư a thõa mãn”. Tuy nhiên, một trong những hạn chế lớn của những lý thuyết nêu trên là: đã không đưa ra các giải pháp định lượng như giá trị và thời gian vay nợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác n hau. Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lư ợng nằm ở vấn đề xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối ư u. Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc vào khối lư ợng phát hành, thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ, chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức, và cấu trúc lãi suất phi rủi ro. Giá trị này còn phụ thuộc vào lự a chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản t hân lự a chọn này lại liên quan t ới số lư ợng và t hời hạn của k hoản nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trang 13/ 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2