intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Chính sách quản trị nhân sự và hoạch định chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Microsoft

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

463
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài tiểu luận "Chính sách quản trị nhân sự và hoạch định chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Microsoft" gồm có 5 phần: Một số vấn đề về quản trị nhân sự và Marketing, lịch sử hình thành và phát triển của Microsoft, quản trị nhân sự, hoạch định chiến lược, một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Chính sách quản trị nhân sự và hoạch định chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Microsoft

  1. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC    ­­­­­­­­­­­­ TIỂU LUẬN  MÔN: QUẢN TRỊ HỌC  ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀ HOẠCH ĐỊNH  CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN  MICROSOFT GVHD : T.S NGUYỄN THANH HỘI SV THỰC HIỆN   : ĐÀO THỊ MỸ LINH LỚP     : CAO HỌC N3K16 Page 1
  2. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 LỜI MỞ ĐẦU Từ  một công ty sáng lập bởi hai chàng trai trẻ  là Bill Gates và Paul  Allen mới  ở  đầu tuổi 20, sau gần 35 năm Microsoft đã trở  thành công ty lớn   nhất thế giới đạt giá trị 500 tỷ đô la trên thị trường chứng khoán. Thành công   vang dội có một không hai trong lịch sử  này chính là nhờ  sự  lãnh đạo sáng  suốt của ban lãnh đạo Công ty đứng đầu là Bill Gates và hoạt động sáng tạo,  nhiệt  tình của một đội ngũ các nhà lập trình và quản lý cũng còn rất trẻ. Cùng với sự  lớn lên của công ty, hàng ngàn nhân viên Microsoft đã trở  thành triệu phú và trên một chục người đã thành tỷ  phú. Tuy nhiên, sự  thành  công của Microsoft  không chỉ  được   đánh giá bằng tiền bạc mà còn bằng   những phát minh khoa học và công nghệ, những sản phẩm trí tuệ, văn hóa   tinh thần cao cho nhân loại. Ngày nay trên thế  giới hàng triệu người, trong đó có chúng ta, đang  sống, làm việc và làm bạn với những sản phẩm của Microsoft, ngưỡng mộ  Bill Gates và những con người đã sáng tạo ra chúng. Một cách tự nhiên chúng  ta tự hỏi: Đâu là những bí quyết thành công của Microsoft và Bill Gates? Trước sự  thành công không thể  nào phủ  nhận được của Microsoft thì  việc nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thành công trên rất có  ý nghĩa đối với các nhà quản trị, nhất là các nhà quản trị Việt Nam, khi chúng   ta đang chuẩn bị  bước vào quá trình hội nhập toàn cầu hóa với nền kinh tế  thế  giới, đang đứng trước khả  năng cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế  thị  trường năng động và khốc liệt này. Page 2
  3. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Mặc dù có rất nhiều quan điểm cũng như cách nhìn nhận về các nguyên  nhân dẫn đến thành công của Microsoft nhưng do khả năng và thời gian hạn  chế nên trong đề tài này chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số vấn đề chủ yếu  xoay quanh hai nội dung: chính sách quản trị  nhân sự  và hoạch định chiến   lược. Sau đây là một số vấn đề liên quan đến các nội dung trên. Page 3
  4. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 NỘI DUNG CHÍNH PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ  QUẢN TRỊ NHÂN SỰ VÀ MARKETING 1.1. Đánh giá nguồn lực Sự cam kết của đội ngũ nhân viên. Một nhiệm vụ  lớn đối với ban lãnh đạo là làm thế  nào để  mọi nhân   viên hiểu rằng cách tốt nhất đạt được các mục tiêu cá nhân là giúp doanh  nghiệp hòan thành mục tiêu đề ra. Nhiệm vụ này có thể đòi hỏi các nhà quản  trị phải sử dụng nhiều phương cách và công cụ từ các lĩnh vực có tính nguyên  tắc như thay đổi cách quản trị lãnh đạo và động cơ khuyến khích.  Tinh thần thực hiện. Tinh thần hăng hái thực hiện phổ  biến khắp nọi nơi cũng là một điều  quýí giá, vì nó có nghĩa rằng mọi người có chí hướng tiến lên phía trước. Một   điều lí tưởng là mọi cá nhân đều hăng hái phấn đấu vì thành tích cá nhân cũng   như  thành tích của tổ  chức. Thái độ  như  vậy làm nảy nở  tinh thần sẵn sàng  hậu thuẫn và phấn đấu vì các mục tiêu của tổ  chức và chấp nhận, thậm chí   có sáng kiến đề ra những thay đổi thích hợp, người công nhân có y muốn làm  việc tốt hơn chứ không phải làm theo lệnh cấp trên. Điều chỉnh nguồn lực. Điều chỉnh về số lượng và chất lượng nguồn lực. Có thể phải nâng cao   tay nghề, trình độ  chuyên môn cho nguồn nhân lực để  thực hiện hiệu quả  một chiến lược nào đó.  Đảm bảo nguồn lực. Page 4
  5. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Nhiệm vụ hàng đầu của ban lãnh đạo là đảm bảo sao cho có đủ nguồn  lực phục vụ  cho hoàn thành chiến lược. Một sai lầm thường mắc phải là  cung cấp các nguồn lực không tương  ứng với các chiến lược cụ  thể  nhất  định. “Cửa sổ  chiến lược” nghĩa là những cơ  hội nhất định chỉ  tồn tại trong   một khoảng thời gian ngắn. Nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị  sẵn sàng để  đảm bảo các nguồn lực cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nói trên thì cửa   sổ sẽ khép lại, chỉ có những tổ chức hành động mau lẹ mới có khả năng tranh   thủ được cơ hội đó.  1.2. Phân khúc thị trường Phân khúc thị trường có thể được định nghĩa là “sự chia nhỏ thị trường   thành các nhóm khách hàng riêng biệt theo nhu cầu và thói quen mua hàng”.  Phân khúc thị  trường là một biến số  quan trọng trong việc thực hiện chiến  lược vì: Thứ nhất, những chiến lược phát triển thị trường, phát triển sản phẩm,  thâm nhập thị  trường và đa dạng hóa đòi hỏi sự  gia tăng doanh số  bán hàng  thông qua những sản phẩm và thị trường mới.  Thứ  hai,  sự  phân khúc thị  trường cho phép doanh nghiệp có thể  họat  động với những nguồn lực có hạn, ví nó không đòi hỏi phải sản xuất đại trà,   phân phối rộng rãi, và quảng cáo rầm rộ, nên có thể thúc đẩy một công ty nhỏ  cạnh tranh với công ty lớn nhờ tối đa hóa lợi nhuận trên một đơn vị và doanh   số bán hàng trên một phân khúc. Việc đánh giá các phân khúc thị trường tiềm  năng đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược phải xác định đặc điểm và nhu cầu  của người tiêu dùng, phân tích giống nhau và khác biệt về người tiêu thụ, và  phát triển hình ảnh về các nhóm khách hàng. 1.3. Định vị sản phẩm Một sai lầm nghiêm trọng mà các công ty thường mắc phải là họ  cho   rằng họ  biết những khách hàng mong muốn cái gì. Nhiều công ty đã thành   Page 5
  6. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 công nhờ lấp đầy khỏang trống giữa những gì khách hàng có nhu cầu và nhà  sản xuất cho là một sản phẩm tốt. Cái mà khách hàng cho là dịch vụ  tốt là   điều quan trọng nhất chứ không phải cái mà nhà sản xuất tin rằng đó mới là  dịch vụ tốt. Việc xác định các khách hàng mục tiêu và dựa vào đó để tập trung   các nỗ  lực marketing đã thiết lập quyết định: làm như  thế  nào để  thỏa mãn  nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đặc biệt, là mục đích của định  vị sản phẩm.  Một chiến lược định vị  sản phẩm hữu hiệu thỏa mãn 2 tiêu chuẩn: (1)  nó phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ  cạnh tranh, và (2) nó khiến cho   khách hàng mong đợi một lượng dịch vụ hơi ít hơn lượng mà công ty có thể  cung cấp. Các công ty không nên tạo ra sự  mong đợi lớn hơn lượng dịch vụ  công ty có thể hay sẽ  cung cấp. Điều này luôn là một thách thức đối với các   nhà tiếp thị. Các công ty cần thông báo cho khách hàng cái mà họ mong đợi và   sau đó thực hiện tốt hơn lời hứa; hứa ít và sau đó làm nhiều. Page 6
  7. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 PHẦN 2: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH  VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MICROSOFT 2.1. Bước đầu thành lập Microsoft là một tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới, được thành lập   năm 1975 bởi Willam H.Gates, III và Paul Allen, hai người bạn từ  thời niên  thiếu cùng có chung niềm đam mê đối với lập trình máy tính. Ngày 01­01­ 1975, sau khi đọc tờ tạp chí Điện tử phổ thông đăng tin về việc sản xuất máy  tính Altair 8800, Bill Gates ­ đang là sinh viên năm thứ hai của trường Harvard  ­ đã gọi cho nhà sản xuất MIST (Micro Instrumentation and telemetry Systems)   đề xuất viết ngôn ngữ lập trình cho máy này. Gates chẳng có một trình thông dịch cũng như một hệ thống Altair nào.  Ông và Paul đã phải tranh thủ  làm việc 8 tuần trên máy tính của trường để  hoàn thành bản demo của BASIC ­ ngôn ngữ lập trình đầu tiên được viết cho   máy tính cá nhân. Kết quả là bản demo đã chạy tốt và được MIST chấp nhận.   Sau đó, Paul Allen gia nhập MIST, trở  thành giám đốc phần mềm; còn Bill  nhận ra giá trị  to lớn của ngành phát triển phần mềm từ thành công ban đầu  đó, anh hiểu rằng thời cơ của mình đã đến. Bill quyết định bỏ học và ngày 04­04­1975, Microsoft (tên viết tắt của  Microcomputer   software  ­   Phần   mềm   cho   máy   tính   cá   nhân)   ra   đời   tại   Albuquerque, New Mexico. Không ít bạn bè người thân khi đó đã chỉ trích việc   bỏ học của Bill, nhưng cho tới bây giờ, thực tế đã chứng minh được rằng Bill   đã đúng.  Ngày 29­10­1975, cái tên  Microsoft  lần đầu tiên xuất hiện xuất hiện  trong   một   bức   thư   của   Bill   Gates   gửi   cho   Paul   Allen.   Ngày   26­10­1976,  Microsoft  chính thức được đăng ký thương hiệu như  chúng ta đã biết ngày  nay. Page 7
  8. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Những khách hàng đầu tiên của Microsoft phải kể  đến hãng sản xuất  máy   tính   non   trẻ   Apple,   nhà   sản   xuất   máy   tính   PET   Comodore   và   Tandy  Corporation   chuyên   về   loại   máy   tính   Radio   Shack   TRS­80.   Năm   1997,   Microsoft   cho   ra   mắt   sản   phẩm   ngôn   ngữ   lập   trình   thứ   hai   là   Microsoft  Fortran.   Cũng   trong   năm   này,   Bill   Gates   chính   thức   trở   thành   chủ   tịch  Microsoft Corp, còn Paul Allen là phó chủ tịch. 2.2. Những bước phát triển Trong suốt hơn 30 năm qua, tập đoàn Microsoft đã tăng trưởng không   ngừng với một tốc độ  đáng kinh ngạc, luôn nhận được sự  chú ý cũng như  ngưỡng mộ  của công chúng. Rất nhiều thanh niên Mỹ  đã xem Bill như  một  tấm gương sáng noi theo. Lịch sử hình thành và phát triển của Microsoft luôn  gắn với những bước ngoặt mang tính đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm   công nghệ phần mềm thế hệ mới. 2.2.1. MS – DOS Năm 1979, Gates và Allen dời công ty tới Bellevue, Washington. Với 25   nhân công, một vài sản phẩm ngôn ngữ  máy tính mới và doanh thu hàng năm  đạt khoảng 2,5 triệu đô la, Microsoft đã xin được giấy phép sử dụng hệ điều  hành UNIX và phát triển hệ  XENIX ­ hệ  điều hành cho máy tính thu nhỏ.  Năm 1980, IBM chọn Microsoft viết hệ điều hành cho máy tính cá nhân của  họ. Dưới áp lực về thời gian, Microsoft đã chọn mua lại 86­DOS từ một công  ty nhỏ  tên là Settle Computer Products với giá 50000 đô la rồi cải tiến nó  thành MS­DOS (Microsoft Disk Operating System). Là một phần trong hợp đồng với IBM, Microsoft được phép cấp phép  sử  dụng hệ  điều hành này cho các công ty khác. tới năm 1984, Microsoft đã   cấp phép sử dụng MS­DOS cho 200 nhà sản xuất máy tính cá nhân, biến MS   – DOS trở thành hệ  điều hành chuẩn cho máy PC và giúp Microsoft có bước   phát triển vượt  bậc trong thập kỷ  80. Năm 1983, Allen rời   khỏi công ty  Page 8
  9. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 nhưng vẫn có chân trong ban giám đốc tới năm 2000 và tiếp tục là  cổ  đông   chính của Microsoft. 2.2.2. Phần mềm ứng dụng Cùng với sự thành công của MS­DOS, Microsoft bắt đầu phát triển các   phần   mềm   ứng   dụng   cho   máy   tính   cá   nhân.   Năm   1982,   họ   cho   ra   đời   Multiplan, một chương trình bảng tính, năm tiếp theo là chương trình xử  lý  văn bản, Microsoft Word. Năm 1984, Microsoft là một trong số ít các công ty  phần mềm phát triển các ứng dụng cho máy Macintosh – máy tính cá nhân do  Apple Computer sản xuất. Những phần mềm này bao gồm Word, Excel và  Work (Một bộ phần mềm tích hợp) đã đạt được thành công to lớn. 2.2.3. Windows Năm 1985, Microsoft cho ra đời sản phẩm Windows, một hệ điều hành   sử dụng giao diện đồ họa người dùng với những tính năng mở rộng của MS­ DOS trong nỗ  lực cạnh tranh với Apple Computer. Windows khởi đầu được   phát triển cho những máy tính tương thích với IBM (dựa vào kiến trúc x86  của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows đều được tạo ra  cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như  là một hệ  thống  xuyên cấu trúc cho bộ  xử  lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên các  cấu trúc PowerPC và DEC Alpha. Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý của Intel trở nên phổ biến  hơn và ngược lại. Năm 1987, Windows 2.0 ra đời với cách làm việc được cải  tiến và hình thức mới hơn. Năm 1990 là phiên bản Windows 3.0 mạnh hơn,   rồi kế  đó là Windows 3.1 và 3.11. Những phiên bản này được cài sẵn trong  hầu hết các máy tính cá nhân nên đã nhanh chóng trở thành hệ điều hành được   sử dụng phổ biến nhất. Trong năm này, Microsoft đã trở thành hãng sản xuất  phần mềm máy tính đầu tiên đạt kỷ lục 1 tỷ đô la doanh thu hàng năm. Page 9
  10. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Năm 1993, Microsoft tung ra sản phẩm Windows NT, một hệ điều hành  cho môi trường kinh doanh. Một năm sau đó họ  đạt được thừa thuận với bộ  tư  pháp trong việc thay đổi cách các hệ  điều hành được đăng ký và bán cho   các nhà sản xuất máy tính. Năm 1995, Windows 95 đã được ra mắt với một giao diện hoàn toàn  mới với nút và menu Start, cho người dùng truy nhập các chương trình đã cài   đặt và nhiều chức năng khác của hệ  điều hành. Hàng triệu bản copy của   Windows 95 đã được bán hết chỉ trong bốn ngày đầu. Vào tháng 9, chính phủ  Trung Quốc đã chọn Windows làm hệ điều hành được sử dụng ở nước này và   thừa thuận với Microsoft chuẩn hóa phiên bản tiếng Trung của hệ điều hành   này. 2.2.4. Những thành công gần đây Bất chấp những rắc rối trên pháp đình về  tội lạm dụng độc quyền,  Microsoft vẫn tiếp tục có những  thành công bước   đường  kinh doanh của   mình. Tới giữa thập kỷ  90, Microsoft đã bắt đầu mở  rộng sang các lĩnh vực   giải   trí,   truyền   hình   và   truyền   thông...   Năm   1995,   Microsoft   thành   lập  Microsoft Network chuyên cung cấp thông tin, tin tức, giải trí và thư  điện tử  cho người dùng máy tính cá nhân. Năm 1996, Microsoft liên kết với hãng truyền thông NBC cho ra đời  MSNBC. Cũng trong năm này, Microsoft giới thiệu sản phẩm Windows CE  dành   cho   PDA.   Năm   1997,   Microsoft   trả   425   triệu   đô   la   để   mua   WebTV   Networks, nhà cung cấp các thiết bị kết nối TV với Internet giá rẻ. Microsoft  cũng đầu tư  1 tỷ  đô la vào Comcast Corporation, nhà điều hành truyền hình  cáp ở Mỹ như một phần trong nỗ lực mở rộng khả năng kết nối Internet tốc  độ cao. Tháng 6/1998, Microsoft tung ra phiên bản Windows 98 có kết hợp các  tính năng hỗ trợ Internet. Page 10
  11. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Năm 1999, Microsoft trả  5 tỷ cho công ty truyền thông AT&T Corp để  sử  dụng hệ  điều hànhWindows Ce cho các thiết bị cung cấp cho khách hàng  với truyền hình cáp, điện thoại và các dịch vụ Internet tốc độ  cao. Cũng năm   1999 công ty phát hành Windows 2000, phiên bản cuối cùng của Windows NT.   Tháng một  năm  2000, Bill  Gates chuyển giao vai trò điều hành cho Steve  Ballmer. Bản thân Bill Gates vẫn giữ ghế chủ tịch, đồng thời là kiến trúc sư  trưởng chuyên phát triển các sản phẩm và công nghệ mới. Năm 2001 Microsoft phát hành Windows XP, hệ  điều hành cho người  tiêu dùng đầu tiên không dựa trên MS­DOS. Cũng trong năm này Microsoft  giới thiệu Xbox, một thiết bị Video game của công ty. Trong chiến lược công   ty cũng có sự chuyển hướng khi tuyên bố một chiến lược mới mang tên .Net  (Dot Net). Chiến lược này tìm kiếm khả  năng cho phép các thiết bị  đa dạng  như PC, PDA, điện thoại di động kết nối với nhau qua Internet, đồng thời tự  động hóa các chức năng của máy tính. Trong thế  kỷ  21, Microsoft sẽ  phát triển các chương trình kinh doanh   bao gồm các phiên bản mới của Microsoft Network, kết nối không dây cho  Internet. Năm 2003, công ty bắt đầu chú trọng vào “máy tính đáng tin cậy” đòi   hỏi các lập trình viên phải cải thiện khả  năng bảo vệ  của phần mềm trước   sự  tấn công của virus và các phần mềm gián điệp. Gần đây nhất là hệ  điều   hành Windows Vista đã được khá nhiều người chấp nhận với tốc độ  nhanh  gấp hai lần so với Windows XP, cụ thể chỉ trong tháng đầu tiên phát hành đã   bán được 20 triệu bản. Sự thành công của Microsoft còn được thể hiện qua sự  gia tăng liên tục   gấp nhiều lần qua các năm của giá cổ phiếu và các chỉ tiêu tài chính của công  ty như tổng doanh thu và thu nhập ròng. Một số chỉ tiêu tài chính của Microsoft trong ba năm gần đây. Chỉ tiêu 30 ­ 06 ­ 2004 30 ­ 06 ­ 2005 30 ­ 06 ­ 2006 Tổng doanh thu 36,835,000 39,788,000 44,282,000 Page 11
  12. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Thu nhập ròng 8,168,000 12,254,000 12,599,000 Từ những thành công trên, người ta thấy được đằng sau nó là hình bóng  của một phong cách quản trị riêng rất Bill Gates, thể hiện ở nhiều mặt. Sau  đây là một số nghệ thuật quản trị của Microsoft trong lĩnh vực nhân sự và  chiến lược. Page 12
  13. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 PHẦN 3: QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Quản trị  nhân sự  là một lãnh vực phức tạp và khó khăn, nó bao gồm   nhiều vấn đề  như  tâm lý, sinh lý, xã hội, triết học, đạo đức và thậm chí cả  dân tọc học. Nó là một khoa học nghệ thuật ­ nghệ thuật quản trị con người.   Đối với Mricosoft quản trị nhân sự là nhân tố quan trọng đưa đến thành công  của công ty. Chính sách quản trị nhân sự chủ yếu nằm trong chính sách tuyển  dụng, kiến tạo môi trường làm việc và chính sách đãi ngộ. 3.1. Chính sách tuyển dụng Cũng như một đoàn quân khi ra trận, yếu tố thành bại ở đây là nhân tố  con người với trí thông minh và lòng quả cảm của họ. Chính sách tuyển dụng   người tài bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu tại Microsoft. Microsoft cố  gắng thuê được những người thông minh, hay còn có thể  gọi là khôn ngoan cũng được, tùy theo cách hiểu của mỗi người về hai từ này.  Tiêu chuẩn được nói một cách  ước lệ   ở  đây là: những người nằm trong số  5% thông minh nhất hành tinh trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Vậy thông minh nhất được hiểu như  thế  nào? Điều đó tùy thuộc vào  công việc  mà họ sẽ làm, là người quản lý sản phẩm hay lập trình, là luật sư  hay kế  toán... của công ty. Phải hiểu là chọn những người khôn ngoan nhất  cho công việc của họ và từ khóa là khôn ngoan chứ không phải biết nhiều. Người thông minh là người có khả năng khởi động sớm bộ não để suy  nghĩ. Họ có vai trò quan trọng chủ chốt, bởi vì những người này có thể  nắm  bắt được lỗi lầm sớm nhất và sẽ  bắt kịp với cách làm việc hiệu quả  hơn  trong công việc, do vậy tiết kiệm thời gian trong hoạt động của chính mình  cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc của công ty. Tại Microsoft phải thật thông minh mới có thể thành công được. Những   con người thông minh chỉ  luôn mong được làm việc với những người thông  Page 13
  14. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 minh. Các nhân viên tại Microsoft phải là những người thật giỏi bởi rồi họ sẽ  phải làm việc với những người cũng rất thông minh. Một trong những điều   thú vị  là làm việc tại Microsoft cho dù là người thông minh đến mức nào thì  họ vẫn luôn phải cố gắng hàng ngày tương xứng với công việc của mình. Để   tuyển   được   các   nhân   tài   cho   hãng,   bộ   phận   nhân   sự   do   David   Pritchard làm giám đốc đặt nhiệm vụ  áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhất  để  tuyển và đào tạo ra các siêu nhân. Việc lựa chọn người được tiến hành   dưới nhiều hình thức. Hàng chục nhân viên làm việc theo kiểu săn đầu người   chuyên theo dõi các chuyên gia giỏi nhất của các hãng nổi trội trong công việc  mà bản lĩnh và tài năng đã được thừa nhận. Các nhân viên của Microsoft tiếp  xúc công khai hoặc bí mật với họ; lôi kéo, mua chuộc bằng các  ưu thế  vật  chất và tinh thần của Microsoft, vì biết rằng riêng cái tên Microsoft đã có sức   lôi kéo rất lớn đối với đa số  các chuyên gia tin học  ở  Mỹ  cũng như   ở  nước   ngoài. Những nhân tài này còn có thể  tiềm  ẩn trong số  các sinh viên của các  trường đại học, thông qua bảng điểm và khả năng sáng tạo qua các kỳ thi hay  các hội chợ  lớn. Nhưng việc lựa chọn không chỉ  bó hẹp trong ngành chuyên   môn tin học. Là một công ty hàng đầu, năng động, Microsoft còn nhắm cả vào  đội ngũ các chuyên gia tài chính, marketing, tổ chức mạng lưới thương mại....   Điều bắt buộc đó là những người cực kỳ  giỏi vì Pritchard đã từng nói: Khi  tuyển nhầm những người có khả  năng trung bình thì đó là chuẩn bị cho ngày  tàn của Microsoft! Sau khi lọc lựa hàng nghìn hồ  sơ  để  chọn một, nhờ có hệ  thống xử  lý   thông tin tin học đánh giá một cách tổng hợp, các  ứng cử  viên phải qua một  đợt  phỏng vấn. Một  nhóm 4­5 người  của bộ  phận nhân sự  sẽ  tiến hành   phỏng vấn đối với những người dự tuyển. Mỗi người phỏng vấn một giờ và  từng người phỏng vấn lần lượt. Tất nhiên câu hỏi rất khó, có thể  làm nản  lòng những người tự tin nhất. Song các giám khảo không cho câu trả lời đúng  Page 14
  15. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 hay sai là quan trọng. Cái họ quan tâm là năng lực tư duy để xác định cách ứng  xử thông minh và nhanh nhạy của mỗi ứng cử viên trước mỗi tình huống khó   cần giải quyết. Đối với cuộc phỏng vấn kỹ  thuật có những câu hỏi về  lập   trình, câu hỏi nọ  nối tiếp câu hỏi kia, trong lúc đó các  ứng cử  viên này phải   viết ra một chương trình ngắn để  trả  lời. Đối với vị  trí của người quản lý  phần mềm thì thí sinh này được trao cho các tình huống và cách họ  sẽ  giải   quyết các tình huống đó như  thế nào. Nếu những câu trả  lời chung chung thì  ứng cử  viên sẽ  được đẩy vào các tình huống đặc biệt và chứng tỏ   ứng cử  viên không biết rõ chủ  đề. Mỗi người phỏng vấn ngay khi cuộc phỏng vấn  kết thúc đều phải gửi e­mail cho tất cả những người phỏng vấn khác với chỉ  một từ “thuê” hay “không thuê”. Microsoft tuyển dụng nhân viên, đánh giá con người không dựa vào  bằng cấp của họ bằng chứng là họ tuyển cả người còn chưa tốt nghiệp được   trung học cũng như  ngành tin học. Nhưng những người  này lại  được  trả  lương như  những người có bằng cấp. Không có lý do gì trong bất kỳ  một  ngành công nghiệp nào mà lại không thuê một người có phẩm chất đơn thuần   chỉ vì họ không có bằng cấp cả, tất cả vấn đề là những người ấy có thể thực   hiện công việc tốt đến đâu. Được nhận vào Microsoft, có thể ai đó đã tự hào là một nhân tài rồi đấy.   Nhưng chưa phải là đã yên vị, còn phải biết cố gắng liên tục để giữ ghế. Cứ  6 tháng một lần, mọi người phải trải qua các cuộc đánh giá hiệu quả  làm   việc. Những cuộc đánh giá như  vậy sẽ  cho thấy một người có làm tụt hậu  công ty không, nếu có chắc kết quả  sẽ  là gì rồi. Kết quả  đánh giá sẽ   ảnh   hưởng trực tiếp đến việc thăng tiến nghề nghiệp của bạn, mức lương, số cổ  phiếu được phân phối. Để  minh chứng cho việc tuyển dụng này xin giới thiệu về  quy trình  tuyển dụng của Microsoft, được biết đến với tên gọi “vở kịch ba màn”. Màn  Page 15
  16. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 thứ nhất – chỉ đơn thuần là việc phỏng vấn tuyển lựa sơ  bộ qua điện thọai.   Người phỏng vấn gọi điện cho  ứng viên và nói chuyện với anh ta khoảng   chừng 30 phút. Trong cuộc phỏng vấn mở  màn này,  ứng viên thường gặp   phải những câu hỏi truyền thống, còn những bài toán đố  rất ít khi được áp   dụng ở đây. Đôi khi, ứng viên cũng sẽ gặp những câu hỏi kiểu như “Bạn sẽ  kiểm nghiệm lọ  rắc muối tiêu như  thế  nào?”. Những câu trả  lời qua điện  thoại của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng ra quyết định, liệu có nên mời ứng   viên đến trụ  sở  chính của Microsoft  ở  Redmond hoặc  ở  những nơi khác để  tham dự vào các màn tiếp theo của vở kịch hay không. Vở  kịch phỏng vấn thường kéo dài cả  một ngày. Buổi sáng, các nhân  viên tuyển dụng của Microsoft nhận được danh sách ứng viên mà họ cần phải  phỏng vấn, đương nhiên, ứng viên không thể biết được danh sách này. Thông   thường, mỗi một  ứng viên sẽ  phải trải qua 6 cuộc phỏng vấn Trong danh   sách họ  tên của chuyên gia phỏng vấn cuối cùng thường có kèm thêm  dòng  chữ “nếu cần thiết”, nghĩa là trong tất cả các cuộc phỏng vấn trước, nếu ứng   viên đã “trả  bài” một cách xuất sắc, gần như  chắc chắn là anh ta sẽ  được   nhận vào làm. Thông thường, người phỏng vấn “nếu cần thiết” này chính là  sếp của  ứng viên mới và là người ra quyết định cuối cùng có tiếp nhận họ  vào làm việc hay không. Trong  quá   trình   phỏng  vấn,  nhân   viên   tuyển  nhân   sự   của  Microsoft  thường bí mật trao đổi ý kiến với nhau thông qua thư  điện tử  hoặc các cách  khác mà họ  quy  ước với nhau. Họ thường dẫn  ứng viên đến phòng làm việc  của người phỏng vấn tiếp theo và có thể trao đổi thông tin qua cái bắt tay. Tín  hiệu thường là ngón tay cái chỉ  lên hoặc cụp xuống. Trong mọi trường hợp,  mỗi nhân viên phỏng vấn phải gửi thông tin “phản hồi” cho các đồng nghiệp.   Thông thường, đánh giá tóm tắt về   ứng viên được gửi qua e­mail đến tất cả  Page 16
  17. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 các phỏng vấn viên đã và sẽ phỏng vấn. Trong nhiều trường hợp, thông tin đó  đến với người nhận lúc đang giữa cuộc phỏng vấn. Các đánh giá, nhận xét về   ứng viên thường tuân theo một nguyên tắc   nhất định: chỉ có 2 phương án ­ “nhận” hoặc “không nhận” vào làm việc. Và  sự đánh giá này được mã hóa bằng hai số 0 hoặc 1. Sau 3 cuộc phỏng vấn đầu mà nếu như nhân viên tuyển dụng cảm thấy  chẳng đi đến đâu, buổi phỏng vấn tiếp theo (được tổ  chức nguyên cả  buổi  chiều) thường bị  hủy mà nguyên nhân thường được hiểu là do tắc đường,  chậm máy bay, sự vắng mặt của nhân viên hoặc vô vàn các lý do cá nhân đột  xuất khác. Những diễn biến tiếp theo có thể  so sánh với một cuộc tìm kiếm   vô vọng. Chuyên gia phỏng vấn với tâm trạng ngao ngán, thất vọng sẽ  vẫn   tiếp tục cuộc trò chuyện với  ứng viên khi quyết định loại bỏ  họ  chưa hoàn   toàn trở  nên quá lộ  liễu.  Có thể  là hơi lạ  lùng, nhưng việc từ  chối thông  thường xảy ra vào bữa ăn trưa (người ta mua cho  ứng viên bánh mỳ kẹp thịt,   đưa ra vài lý do bào chữa cho việc hỗn phỏng vấn, và rồi “Chúng tôi có số  điện thoại của bạn. Khi cần chúng tôi sẽ gọi điện”). Hiển nhiên, các ứng viên khi đến dự phỏng vấn ở Microsoft đều không  thể  biết rằng màn diễn đó thường xuyên xảy ra. Tình huống này cũng xuất   hiện trong danh sách dài ngoằng những lời khuyên dành cho ứng viên chuẩn bị  phỏng vấn  ở  Microsoft trên trang web của tập đoàn:  “Nếu trong tiến trình   phỏng vấn bạn có ý nghĩ muốn đánh giá xem việc trả lời của mình diễn ra có   thuận lợi hay không, thì hãy cố  quân nó đi. Đừng thất vọng nếu bạn trả  lời   không đúng một câu hỏi nào đó... có thể  cảm giác của bạn khác với sự  thật.   (Chuyện này vẫn thường xảy ra trong các cuộc thi, khi mà bạn cảm thấy mình   đang làm sai bét nhưng thực tế  lại không hẳn vậy, hoặc ngược lại). Đừng   đánh mất bản thân ­ những  ứng viên như  vậy mới chính là những người mà   chúng tôi cần”. Page 17
  18. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 3.2. Môi trường làm việc 3.2.1. Sự liên kết các nhóm nhỏ năng động Người   ta   thường   nói   đến   Microsoft   như   là   một   công   ty   độc   quyền  khổng lồ  sẵn sàng nuốt chửng những gì nó gặp phải trên đường tiến. Tuy   nhiên, do quy mô lớn, các công ty loại này thường kém năng động hoặc chậm  thay đổi để  thích nghi với thị  trường hơn các công ty nhỏ, dẫn tới việc các  công ty lớn thường trì trệ, tăng trưởng chậm. Còn Microsoft lại là ngoại lệ,  mặc dù có quy mô khá lớn nhưng công ty lại tăng trưởng như  những công ty  nhỏ. Vậy bí quyết nằm ở đâu? Rõ ràng là nếu coi hiệu suất công việc là quan trọng thì nhóm làm việc  nhỏ  là cách tổ  chức tốt nhất. Các nhóm làm việc nhỏ  thường có rất nhiều  sáng tạo trong công việc, đổi mới công nghệ, cải tiến để  làm tăng hiệu suất   chung. Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với  công việc lại rất dễ  dàng đổi mới khi cần thiết. Vì vậy, Microsoft được tổ  chức như  là tập hợp các nhóm làm việc nhỏ  gọn. Công ty dành mọi  ưu tiên  tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm. Trong công ty chỉ  có vài bộ phận như bộ phận làm nhiệm vụ thư tín ­ điện thoại, thông tin quản   lý hay trung tâm quảng cáo, luật để  đảm bảo sự  hiện diện của công ty như  một bức tranh thống nhất. Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm   điều hành, theo dõi sự  phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ. Công ty  cũng cai quản các dự án theo nghĩa trong khi từng nhóm kiểm soát công việc  của mình trong dự án thì nó cũng nằm cả trong một chiến lược lớn của công  ty. Công ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ, đấy   chính là một bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng của Microsoft. 3.2.2. Đoàn kết là sức mạnh Page 18
  19. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 Tinh thần của toàn công ty là một  ưu thế  cạnh tranh cực kỳ  lớn của   Microsoft. Khi cần tham gia một trận đánh lớn thì lúc đó tinh thần toàn công ty  gồm trên 30.000 người được bộc lộ  mãnh liệt nhất, như  đã thể  hiện trong  việc cho ra đời phần mềm Internet Explorer trong một thời lượng kỷ lục là 9  tháng để đuổi kịp và vượt Netscape Navigator. Với tinh thần đoàn kết đó, tất   cả đều cố gắng để hoàn thành bất kỳ việc gì, đều tập trung để đạt đến cùng  một mục tiêu. Để gắn kết mọi người với công ty, Microsoft có một chính sách để tất   cả các nhân viên đều sở hữu một phần dự án của mình. Hiển nhiên là tất cả  những người này đều phải làm việc với nhau nhưng mỗi người vẫn sở  hữu   riêng một phần kết quả công việc của mình. Điều chủ  chốt tượng trưng cho tinh thần của toàn công ty là sự  tập   trung tối đa vào một đề án của mỗi người. Sự tập trung này tạo cho mỗi nhân  viên một cái gì đó để sống và chết. Các nhân viên có thể sống, ăn, ngủ và thở  theo dự  án của họ  và họ  sẽ  làm như  vậy. Điều này không phải là nói quá.  Mọi người tại Microsoft vào mọi lúc sẽ làm một chút ít gì đó khác hơn là việc   ngủ và làm việc. Họ thường làm việc ngoài giờ mà đấy là sự tình nguyện của   họ chứ không phải bởi vì họ được yêu cầu phải làm. Cách làm việc tập trung   cũng cho phép nhân viên đạt được hiệu suất hơn. và một môi trường hiệu  suất giúp tái tạo ra tinh thần toàn công ty bởi vì mọi người hạnh phúc hơn,  sung sướng hơn. Trong công ty thường tổ  chức những buổi họp, sinh hoạt chung với   mục đích duy nhất là giải trí, và  ở  đó đã diễn ra nhiều trò chơi như  những   cuộc đấu gươm giữa những người quản lý cấp dưới và cấp trên chẳng hạn.  Mọi người đều cùng cười vui với nhau, mọi người đều có điều gì đó để  nói  về  những ngày sắp tới, tham dự  vào những sự  kiện chung là một phần chủ  chốt để xây dựng nên tinh thần của toàn công ty bên trong tổ chức. Phần lớn   Page 19
  20. Tiểu luận Quản trị học SV: Đào Thị Mỹ Linh – Lớp Cao học Đêm 3 Khóa 16 những cuộc chơi này đều kết thúc với một bữa tiệc với những thức ăn tươi,   ngon. Điều này làm cho mọi người một cơ  hội phụ để  nói chuyện với nhau  và xây dựng nên tinh thần nhóm. Chạy quanh và bắn bóng hay súng phun   nước trong các phòng hoặc làm một cái gì đó rất thú vị là chuyện bình thường  ở công ty. Mọi người đang làm việc cũng đều cảm thấy vui vẻ. Vấn đề là họ  quyết định làm theo cách của riêng mình nên mọi sự họ làm nói chung không  thể tìm thấy được làm ở đâu khác nữa. 3.2.4. Nơi làm việc là nhà bạn Từ  những ngày đầu thành lập công ty, Bill Gates và Paul Allen đã đưa  tác phong làm việc của chính mình thành “chuẩn mực” của Microsoft. Họ  muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, đạt hiệu suất và sung   sướng nhất có thể  trong công việc. “Chuẩn mực” đó là gì vậy? Câu trả  lời  tìm ở đâu? Bạn hãy nhìn về  gia đình. Mọi người thiết kế  gia đình của mình để  thành một nơi mình cảm thấy thoải mái và thích thú nhất. Họ  thiết kế  văn  phòng của gia đình để  là một nơi có thuận tiện, dễ  dàng làm việc, dễ  đạt  hiệu suất cao. Microsoft tạo cho tất cả các nhân viên làm việc chính thức có văn phòng  riêng của mình, còn những người làm việc hay thực tập nội trú thì dùng chung  một văn phòng thay cho phòng riêng cho mỗi người. Trong đó, tất cả  mọi   người đều có không gian riêng tư của mình. Đó là của họ. Họ có thể đóng cửa  lại, bật nhạc lên, điều chỉnh ánh sáng và làm việc. Tại Microsoft, văn phòng mới nói chung giống nhau cho tất cả  mọi   người. Các tay lập trình, thiết kế và phó chủ tịch có được văn phòng rộng gấp   đôi. Các nhân viên có quyền tạo ra môi trường làm việc  ưa thích riêng của  mình, họ  có thể  bày biện văn phòng của mình để   ứng với nhu cầu đặc biệt   Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2