Đề tài : Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.<br />
MỤC LỤC<br />
A. PHẦN DẪN NHẬP..................................................................................................... 1<br />
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 1<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 1<br />
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 2<br />
CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung....................................................................... 2<br />
1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân.................................................................................... 2<br />
2. Truyện Kiều...................................................................................................................2<br />
2.1. Thể loại Truyện Kiều........................................................................................... 2<br />
2.2. Chủ đề của Truyện Kiều...................................................................................... 2<br />
2.3. Hệ thống nhân vật................................................................................................ 2<br />
2.3.1. Nhân vật chính diện....................................................................................2<br />
2.3.2. Nhân vật phản diện.....................................................................................3<br />
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA<br />
NGUYỄN DU................................................................................................................... 3<br />
2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả<br />
ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng........................................ 3<br />
2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng<br />
nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau.....................................4<br />
2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em........................................4<br />
2.2.2. Thúy Kiều trong quan hệ với Kim Trọng.................................................. 5<br />
2.2.3. Thúy Kiều trong quan hệ với Thúc Sinh....................................................5<br />
2.2.4. Thúy Kiều trong quan hệ với Hoạn Thư....................................................6<br />
2.2.5. Thúy Kiều trong quan hệ với Từ Hải - tri kỉ trăm năm............................. 7<br />
2.3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp<br />
độc thoại nội tâm.........................................................................................................8<br />
2.3.1. Tâm lý, tính cách của Kiều qua bốn lần Kiều đánh đàn............................8<br />
2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.................................. 10<br />
CHƯƠNG III: SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRANG<br />
TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA<br />
NGUYỄN DU................................................................................................................. 12<br />
3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật<br />
Thúy Kiều................................................................................................................. 12<br />
3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật<br />
Thúy Kiều................................................................................................................. 12<br />
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong việc xây dựng hình tượng nhân vật<br />
Thúy Kiều................................................................................................................. 13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 14<br />
<br />
1<br />
<br />
A. PHẦN DẪN NHẬP<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nguyễn Du là một tác gia tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sinh<br />
ra và lớn lên trong một xã hội đầy biến động, không lối thoát. Nhưng chính những biến<br />
động đó đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du với một kho tàng những bài thơ ghi lại<br />
những điều mắt thấy tai nghe của ông về cuộc đời. Nhắc đến Nguyễn Du, người ta sẽ<br />
nhớ ngay đến Truyện Kiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cuốn tiểu thuyết bằng<br />
thơ sâu sắc, tinh vi, một kiệt tác văn học vĩ đại có giá trị sâu sắc về nội dung tư tưởng<br />
và hình thức nghệ thuật. Nó được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân<br />
Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bằng tài năng bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo<br />
của mình, Nguyễn Du đã biến cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu<br />
chuyện hoàn toàn dễ hiểu và gần gũi với nhân dân Việt Nam. Trước khi Truyện Kiều<br />
của Nguyễn Du ra đời, người ta không hề biết đến có một Kim Vân Kiều Truyện của<br />
Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng khi Truyện Kiều ra đời, Kim Vân Kiều Truyện mới<br />
được mọi người biết đến. Nói cách khác nếu,không có Truyện Kiều thì Kim Vân Kiều<br />
Truyện cũng sẽ không được mọi người biết đến.<br />
Truyện Kiều xoay quanh số phận của Thúy Kiều, một người phụ nữ có sắc đẹp<br />
toàn diện, tài hoa, lại là con nhà quyền quý nhưng đã phải bán mình chuộc cha và bị xã<br />
hội xô đẩy buộc phải làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt qua mọi định<br />
kiến của xã hội để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và<br />
nhân cách của Thúy Kiều. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều của<br />
Nguyễn Du, để làm rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nhân vật Thúy Kiều, em<br />
xin chọn đề tài “ Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn<br />
Du ” để tìm hiểu và nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
1. Phương pháp loại hình nhân vật<br />
2. Phương pháp so sánh : so sánh nhân vật Thúy Kiều với những nhân vật tiêu biểu<br />
khác<br />
3. Phương pháp giải thích học : để khẳng định vấn đề được nêu trong tiểu luận là đúng<br />
và có cơ sỡ thuyết phục<br />
4. Phương pháp văn hóa học<br />
5. Phương pháp phân tích : phân tích để làm rõ những luận điểm trong bài tiểu luận<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Với đề tài này, tiểu luận sẽ đi tìm hiểu đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều<br />
thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Do tầm hiểu biết còn non<br />
kém nên tiểu luận này chỉ tập trung tìm hiểu một cách khái quát đặc tính cá nhân của<br />
nhân vật Thúy Kiều để hiểu rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm khi xây<br />
dựng nhân vật Kiều.<br />
<br />
2<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung<br />
1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân<br />
Đặc tính cá nhân là những đặc điểm, tính cách đặc trưng, riêng biệt chỉ có ở một<br />
người, và người đó không giống với bất cứ một ai.<br />
2. Truyện Kiều<br />
2.1. Thể loại Truyện Kiều<br />
Truyện Kiều thuộc thể loại tiểu thuyết tâm lí hiện đại được viết theo thể thơ lục<br />
bát bằng chữ Nôm. Đây là một thể loại tiểu thuyết chưa từng có ở Việt Nam, Trung<br />
Quốc và cả ở Châu Âu. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã có nhận xét : “Nguyễn<br />
Du đã bỏ đi những chi tiết kể lể dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên<br />
chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại đối với mỹ cảm người đọc, và không nhằm phục vụ<br />
cho chủ đề của tác phẩm. Đồng thời nhà thơ thêm vào đó rất nhiều đoạn tả cảnh, tả<br />
tình nhằm nêu rõ tính cách và tâm trạng nhân vật...Ngay cả khi Nguyễn Du giữ lại<br />
những tình tiết cũ của Thanh Tâm Tài Nhân, thì đó cũng không phải là giữ lại nguyên<br />
vẹn, không có sáng tạo. Cả trong những trường hợp này, Nguyễn Du đều có cảm lại,<br />
nhận thức lại, sắp xếp lại, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những<br />
điều trông thấy, từng trải của mình và thể hiện nó bằng một ngòi bút tràn đầy cảm xúc<br />
của một nhà thơ chân chính” (1).<br />
2.2. Chủ đề của Truyện Kiều<br />
Chủ đề của Truyện Kiều : Phản ánh thực trạng xã hội đương thời bất công, sự tàn<br />
nhẫn, vô nhân đạo của của tầng lớp thống trị: đó là bọn quan lại tham lam, là những kẻ<br />
buôn bán người như : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, ... Qua đó nói đến số phận của<br />
những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức, bóc lột đến mức đau khổ tột cùng, đặc<br />
biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ thời ấy nói chung và số phận bi kịch của Kiều<br />
nói riêng. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến rất nhiều vấn đề về<br />
tình yêu, nhân phẩm, công lí ,...<br />
2.3. Hệ thống nhân vật<br />
Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều hết sức phong phú. Dường như họ ở mọi lứa<br />
tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Điều đặc biệt của Nguyễn Du là dù ở nhân vật nào ông<br />
cũng đều khắc họa khá chi tiết, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung. Tuy có một vài<br />
nhân vật rất ít xuất hiện hoặc xuất hiện một lần rồi thôi nhưng cũng đủ để lại ấn tượng<br />
sâu sắc trong lòng người đọc. Mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận riêng. Hệ<br />
thống nhân vật trong Truyện Kiều gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.<br />
2.3.1. Nhân vật chính diện<br />
Thế giới nhân vật của Nguyễn Du bao gồm hai loại người, một là thế giới của<br />
những nhân vật lý tưởng, những đấng anh hùng, bậc kỳ tài trong xã hội, thể hiện lý<br />
tưởng của Nguyễn Du về cái đẹp, cái thiện, về công bằng xã hội. Đó là Vương ông,<br />
Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan, Kim Trọng, Từ Hải,... Nhân vật chính<br />
<br />
3<br />
<br />
diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng .<br />
Những nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ.<br />
2.3.2. Nhân vật phản diện<br />
Chính là những kẻ tiểu nhân, độc ác trong xã hội, là bọn buôn thịt bán người, bọn<br />
quan lại, sai nha giẫm đạp lên đạo đức. Đó là Thằng bán tơ, Mã giám sinh, Tú bà, Sở<br />
Khanh, Hoạn Thư, Hoạn phu nhân, Bạc bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến,... Những nhân<br />
vật này được xây dựng bằng bút pháp hiện thực.<br />
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA<br />
NGUYỄN DU<br />
2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả<br />
ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng<br />
Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc<br />
lẫn tài năng. Kiều đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Bằng bút<br />
pháp ước lệ và biện pháp tu từ nhân hóa của mình Nguyễn Du đã làm cho chúng ta<br />
không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận mà như thấy tận mắt vẻ đẹp có một không hai<br />
của Kiều. Kiều có đôi mắt thăm thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thì uốn<br />
cong, đẹp như dáng núi, dung nhan thì đằm thắm, dáng người xinh tươi, mơn mởn.<br />
Ngoài ra Kiều còn là người con gái hiền dịu, trong sáng, vô tư, nàng đẹp từ nụ cười<br />
cho đến cả giọng nói. Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân trở thành nền để<br />
tôn thêm vẻ đẹp cho Thúy Kiều :<br />
“Kiều càng sắc sảo mặn mà<br />
So bề tài sắc lại là phần hơn.”<br />
Ngoài vẻ đẹp bên ngoài thì vẻ đẹp bên trong : tài hoa và tính cách của Thúy Kiều<br />
cũng quan trọng không kém. Nguyễn Du đã miêu tả ngoại hình Thúy Kiều từ đó làm<br />
hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của nàng. Về tài năng, Thúy Kiều có rất nhiều tài<br />
năng vượt trội, đều đạt tới mức hoàn hảo. Nàng rất thông minh, lại sành sỏi các thú<br />
tiêu dao của người xưa: cầm, kì, thi họa. Ngoài ra nàng còn sáng tạo trong nghệ thuật,<br />
viết khúc “Bạc mệnh” làm sầu lòng người. Cả tài năng và sắc đẹp của Thúy Kiều được<br />
nguyễn Du khắc họa không có một ai có thể sánh bằng :<br />
“Thông minh vốn sẵn tính trời<br />
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm<br />
Cung thương lâu bậc ngũ âm<br />
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương<br />
Khúc nhà tay lựa nên xương<br />
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”<br />
Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp phúc hậu, khiêm nhường<br />
nên sẽ có một cuộc đời êm đẹp. Còn riêng Thúy Kiều với một vẻ đẹp có một không hai,<br />
không ai sánh bằng, một vẻ đẹp của sự toàn diện cả về sắc lẫn tài năng nên sẽ mang<br />
lấy nhiều sóng gió trong cuộc đời sau này.<br />
<br />
4<br />
<br />
2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách<br />
dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau<br />
2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em<br />
Truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tột cùng mà Thúy Kiều gặp phải và chịu<br />
đựng suốt mười lăm năm lưu lạc của cuộc đời mình mà nguyên nhân của quãng đời<br />
đau khổ, đoạn trường ấy lại chính từ tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Trước tình cảnh cha<br />
và em bị bọn quan lại, sai nha đánh đập hành hạ Kiều đã nghĩ :<br />
“Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,<br />
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao.<br />
Duyên hội ngộ, đức cù lao,<br />
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”<br />
Nàng bắt buộc phải bán mình chuộc cha và em trai. Hành động này không chỉ là<br />
sự hy sinh, mà còn là nỗi day dứt về bổn phận của người con đối với mẹ cha mẹ, là<br />
tình thương, sự lo lắng đối với hai em. Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm của Thúy Kiều<br />
đối với mẹ cha và gắn liền với cả tình chị em, chữ hiếu của Kiều có một nét riêng biệt,<br />
không giống với bất cứ một ai. Kiều là một người tình cảm, và cũng là một người con<br />
hiếu thảo. Nàng sống với chữ hiếu bằng cả con tim mình. Nàng không so đo, tính toán,<br />
cũng không hề kể lể về hành động hy sinh của mình. Mỗi lần nói về nỗi nhớ nhà của<br />
Thúy Kiều, Nguyễn Du thường dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để tự bộc lộ tình cảm<br />
của mình. Nỗi nhớ ấy xuất phát từ một tình yêu to lớn: tình yêu gia đình của Thúy<br />
Kiều. Kiều sẵn sàng hy sinh hạnh phúc lứa đôi mà bán mình chuộc cha và em trai.<br />
Mối tình sâu nặng của nàng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương<br />
thương nhớ, nặng lời thề non hẹn biển. Nàng biết rằng bán mình chuộc cha thì có lỗi<br />
với tình yêu, phụ tình với Kim Trọng. Nhưng trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng<br />
phải đưa ra một quyết định khó khăn giữa chữ Tình và chữ Hiếu. Trong tình cảnh bi<br />
đát của gia đình như vậy, Kiều không còn nghĩ đến bản thân mình mà chỉ mong cứu<br />
được cha và em trai :<br />
“Vẻ chi một mảnh hồng nhan,<br />
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.”<br />
hay<br />
“Hổ sinh ra phận má đào,<br />
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.”<br />
Trong suốt mười lăm năm lưu lạc của đời mình Kiều phải chịu không biết bao<br />
nhiêu đau khổ, tủi nhục, Kiều luôn lo lắng, và nghĩ về cha mẹ. Dù là ở lầu Ngưng Bích,<br />
nơi đất khách quê người, trong cảnh cô độc chỉ có một mình, thì nàng vẫn luôn nhớ về<br />
cha mẹ. Rồi những tháng ngày xót xa, ê chề khi phải tiếp khách làng chơi trong lầu<br />
xanh của Tú Bà, thì cha mẹ vẫn là điểm tựa, là nỗi nhớ thương trong lòng nàng. Hay<br />
khi đã trở thành vợ Từ Hải, là một người có địa vị, nàng cũng nghĩ về cha mẹ, thương<br />
cha mẹ đã cách biệt mười lăm năm :<br />
<br />