Tiểu luận: Lãi suất và tỷ giá hối đoái - Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
lượt xem 42
download
Tiểu luận nêu lên diễn biến của lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, đồng thời đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro, định hướng công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái trong giai đoạn tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Lãi suất và tỷ giá hối đoái - Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
- DANH SÁCH NHÓM THUYẾT TRÌNH 05 STT Họ và Tên Buổi 01 Buổi 2 Buổi 3 01 Trần Thị Mỹ Thanh 02 Nguyễn Thị Thành 03 Vũ Thị Minh Thêu 04 Nguyễn Thị Thu 05 Nguyễn Thảo Thuận 06 Phạm Minh Thuận 07 Phạm Văn Thuật 08 Huỳnh Thị Kim Ngân 09 Nguyễn Thị Xuân Thùy 10 Bùi Thị Kim Thủy 11 Lê Thị Thanh Thúy 12 Trần Thị Hoài Thương 13 Đăng Minh Thừa 14 Nguyễn Hoàng Tiến 15 Cù Thị Khanh 16 Trần Nguyễn Khánh Hải 17 Lương Thị Ánh Hồng
- MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I : A– LÃI SUẤT 1 .Khái niệm chung về lãi suất 2 .Vai trò của lãi suất 3 .Phân loại 4 .Nhân tố tác động B TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 2 Các loại tỷ giá hối đoái 3 Nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái C – MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Chương II : THỰC TRẠNG LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM A- Thực trạng tiến trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam A.1 Thực trạng tiến trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam 1.1 1Cơ chế điều hành lãi suất trần( Từ 1996 tháng 7/2000) 1.2 Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm theo biên độ( 8.20005.2002) 1.3 Cơ chế lãi suất thỏa thuận( 6.2002Nay) 2Tác động lãi suất đến nền kinh tế việt nam B- Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái tác động đến việt Nam từng thời kỳ 2.1 Điều hành giá giai đoạn sau 19992006 2.2 Điều hành tỷ giá giai đoạn từ 2007 Nay
- Chương III : GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI A- Mục tiêu định hướng lựa chọn cơ chế lãi suất B- Mục tiêu định hướng lựa chọn cơ chế Tỷ giá hối đoái C Giải pháp hoàn thiện trong bối cảnh hội nhập KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- LỜI MỞ ĐẦU Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới lãi suất là một công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô. Lãi suất ảnh hưởng đến tới quan hệ cung cầu vốn, đến việc phân bổ các nguồn tài chính của nền kinh tế tác động đến thị trường tiền tệ từ đó ảnh hưởng tới lãi suất và tỷ giá . Trong tiểu luận này, chúng em sẽ nêu lên diễn biến của lãi suất và tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, đồng thời đề xuất ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro, định hướng công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái trong giai đoạn tới. Với thời gian nghiên cứu không nhiều cũng như khối lượng kiến thức về lãi suất và tỷ giá hối đoái khá lớn, do đó tiểu luận này sẽ khó tránh khỏi có những sai sót.Rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô để chúng em hoàn thiện thêm kiến thức về tài chính tiền tệ nói chung và lãi suất , tỷ giá hối đoái nói riêng
- CHƯƠNG I: MỘT SÓ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI A LÃI SUẤT 1- Lãi suất là gì ? Khái niệm. Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. 2 Vai trò của lãi suất: Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Lãi suất là công cụ khuyến khích tiết kiệm và kích thích đầu tư trong nền kinh tế . Là công cụ đo lường sức khỏe của nền kinh tế: Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, lãi suất thường có xu hướng tăng do cung cầu quỹ cho vay đều tăng nhưng tốc độ tăng của cầu lớn hơn tốc độ tăng của cung, ngược lại khi nền kinh tế suy thoái. 3 Các loại lãi suất. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể chia lãi suất ra làm nhiều loại. Tuy nhiên có một số loại lãi suất cơ bản sau: Lãi suất cơ bản: là lãi suất gốc do Ngân hàng Nhà nước đưa ra để các Ngân hàng thương mại căn cứ vào đó để hình thành lãi suất kinh doanh của mình.
- Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét, mà chưa loại trừ yếu tố lạm phát. Lãi suất thực: là số lãi mà người vay phải trả tính theo hàng hóa và dịch vụ thực tế ( đã được loại trừ yếu tố lạm phát). Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát (Dự kiến) 4Các nhân tố tác động đến lãi suất. Lạm phát dự tính: Chi phí thực của việc vay tiền được đo một cách chính xác hơn bằng lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát dự tính. Do đó một lãi suất cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực hiện việc vay tiền giảm xuống nên cầu tiền vay tăng lên. Mặt khác khi lạm phát dự tính tăng lên thì lợi tức dự tính của những khoản tiền gửi giảm xuống. Những người cho vay lập tức chuyển vốn tiền tệ vào một thị trường khác như thị trường bất động sản hay dự trữ hàng hoá, vàng bạc… Như vậy, khi lạm phát dự tính xảy ra lãi suất sẽ tăng. Sự ổn định của nền kinh tế: Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, các cơ hội đầu tư sinh lời tăng lên làm cho nhu cầu vay vốn tăng mạnh. Và của cải cũng tăng lên và sẽ kích thích tăng cung vốn vay. Nếu đường cầu vốn vay dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng sẽ tăng lên và ngược lại, đường cung vốn vay dịch chuyển nhiều hơn thì lãi suất cân bằng sẽ hạ xuống. Mức cung cầu tiền tệ: Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm giữa cung và cầu tiền tệ
- Khi ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua công cụ của nó sẽ làm tăng mức dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu, giảm hạn mức tín dụng > Mức cung tiền tệ sẽ giảm đi > Lãi suất tăng. Khi ngân hàng Trung ương lo sợ sắp có suy thoái thì chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ được thực thi > Tăng mức cung tiền tệ bằng cách bơm tiền vào lưu thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ > Lãi suất có xu hướng giảm xuống. Tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng, xuất khẩu tăng lên, nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả là làm lãi suất tăng lên. Các chính sách tài chính của Nhà nước: o Chi tiêu của chính phủ. o Chính sách thuế khóa. B TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1Khái niệm tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được thể hiện bằng số lượng tiền tệ của một nước khác Từ khi chấm dứt chế độ bản vị vàng, trong điều kiện của chế độ lưu thông tiền tệ giấy tỷ giá hối đoái hoàn toàn không ổn định Khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai thì chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (1944) ra đời với mục đích muốn phục hồi và phát triển kinh tế hệ thống chủ nghĩa tư bản, trước hết là phục hồi và phát triển thương mại quốc tế. Đến đầu những năm 1970 hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods hoàn toàn bị sụp đổ và thay thế nó là chế độ tỷ giá thả nổi được hình thanh trên co sở diễn biến của cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết thương mại quốc tế vá góp phần làm ổn định trở lại nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang có nguy cơ suy thoái. Quốc tế hóa toàn cầu, các quốc gia chịu sự ràng buộc và phụ thuộc ngày càng chặt chẽ lẫn nhau thì một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do hoàn toàn sẽ chứa đựng tiềm tàng nhiều yếu tố bất lợi, thậm chí gây nguy hiểm cho nền tài chính – tiền tệ quốc gia. Cho đến nay xu thế tất yếu của kinh tế thị trường lá áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước. 2. Tỷ giá h ối đoái g ồm nhiều loại khá nhau: Tỷ giá chính thức: là loại tỷ giá do NHTW hoặc Viện hối đoái của Nhà nước công bố. Tỷ giá thị trường: là loại tỷ giá được hình thành trên thị trường ngoại tệ một cách công khai và hợp pháp. Tỷ giá thị trường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu về ngoại hối. Trong tỷ giá thị trường có phân biệt hai loại: Tỷ giá mở (cửa) là tỷ giá được công bố vào lúc thị trường giao dịch ngoại hối mở cửa hoạt động Tỷ giá đóng (cửa) là tỷ giá hình thành vào thời điểm cuối cùng của phiên giao dịch ngoại tệ.Là tỷ giá phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ: đó là tỷ giá do các ngân hàng, các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ công bố gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán, trong các loại đó có phân biệt tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản; ngoài ra còn tồn tại nhiều loại tỷ giá trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ như tỷ giá điện hối, tỷ giá giao ngay, tỷ giá có kỳ hạn, tỷ giá tính chéo v.v... Tỷ giá bình quân Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
- Tỷ giá hối đoái thực Trên thế giới hiện nay có hai cơ chế hình thành tỷ giá:
- Tỷ giá có thể biến động trong một giới hạn và biên độ nhất định. NHTW chỉ can thiệp khi tỷ giá vược khỏi biên độ đó Tỷ giá thả nổi, cho phép các ngân hàng được xác định tỷ giá một cách linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Ở Việt Nam: Luật ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng nhà nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam, trên co sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tỳ gía được công bố bao gồm các hình thức sau đây: Tỷ giá trần có ý nghĩa khống chế chỉ đạo, không có hoặc có quy định biên độ giao dịch. Tỷ giá giao dịch cuối ngày hôm trước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạc thị trường hối đoái trong nước, có hoặc không có sự can thiệp thị trường. Điều hành tỷ giá hối đoái cố định Điều hành tỷ giá hối đoái thả nổi tự do Điều hành tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi 3 Nhân tố tác động đ ến tỷ giá Tỷ giá hối đoái ở tại một thời điểm là tổng hợp sự tác động của nhiều nhân tố: Sức mua của các đồng tiền và tốc độ lạm phát ở các nước có liên quan Mức độ bội chi ngân sách và tình hình các cân thanh toán quốc tế Thông thường bản cân đối chi trả thiếu hụt ( bội chi ) thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng, ngược lại bản cân đối chi trả ( bội thu ) thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Chênh lệnh mức lãi suất giữa các nước có liên quan Thực trạng của hoạt động thị trường tài chính Hệ số tín nhiệm của các đồng tiền trên thị trường tài chính quốc tế Nếu lưu thông tiền tệ trong nước không ổn định, lạm phát tiền giấy mất giá thì làm cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là nếu
- đồng ngoại tệ cũng bị lạm phát hay tăng giá ở nước ngoài ( nước phát hành đồng ngoại tệ) thì tỷ giá hối đoái cũng bị ảnh hưởng tương tự. Như vậy sức mua của mỗi đồng tiền có ảnh
- hưởng trực tiếp đến tỷ giá, người ta gọi sự ảnh hưởng đó là Lý thuyết đồng giá sức mua ( Theory of Purchasing Power parity ). C MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI: Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được hiểu rõ thông qua việc nghiên cứu hiệu ứng Fisher quốc tế và lý thuyết ngang giá lãi suất Qui luật một giá Nếu hai nước sản xuất cùng một loại hàng hóa, giá của hàng hóa này phải giống nhau trên toàn thế giới, không quan trọng nước nào sản xuất ra nó. VD: Cùng mặt hàng thép: giả sử thép của Mỹ giá 100$/tấn, của Việt Nam là 1.500.000đ/tấn. Theo qui luật trên, tỷ giá của USD/VND phải là 100/1.500.000 =1/15.000, tức là 1USd đổi được 15.000VND Ngang giá sức mua( PPP) Tỷ giá giữa 2 đồng tiền sẽ điều chỉnh để thực hiện mức giá của 2 nước. Thuyết này dựa trên Qui luật một giá cho mức giá chung của một quốc gia. Như VD trên, giả sử giá bán thép bằng đồng VND tăng giá 10%( 1.650.000đ/tấn), theo qui luật một giá tỷ giá phải tăng tương ứng là 16.500d/USD, hay đồng USD tăng giá 10% so với VND. Thuyết ngang bằng sức mua cho thấy nếu mức giá của một quốc gia tăng lên so với nước khác thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá đồng tiền nước kia tăng giá. Điều kiện ngang bằng lãi suất Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài cộng với khoản tăng giá dự tính của đồng tiền nước ngoài. Lãi suất nội địa bằng lãi suất nước ngoài trừ đi sự tăng giá dự tính của đồng nội tệ.Khi lãi suất nội địa cao hơn nước ngoài, đồng tiền nước ngoài sẽ tăng giá một khoảng bằn chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền( nhằm đảm bảo ngang giá sức mua). VD: lãi suất trong nước là 15%, lãi suất
- nước ngoài là 10%, thì đồng tiền nước ngoài phải tăng giá 5% nhằm bù đắp cho lãi suất nước ngoài đang thấp hơn.
- MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Từ việc phân tích theo lý thuyết ngang giá lãi suất và hiệu ứng Fisher quốc tế , có thể thấy rằng lãi suất là công cụ giúp các nhà quản trị tài chính dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai để hoạch định chiến lược phòng chống rủi ro .Sự cân bằng thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về tiền lãi, điều kiện mà theo đó lợi tức của các khoản dự kiến của các tài khoản tiền gởi .Trong thực tế , tỷ giá thị trường thường lệch khỏi tỷ giá được hình thành trên cơ sở ngang giá lãi suất , bởi lẽ trạng thái cân bằng lãi suất của tỷ giá chỉ tồn tại trong một số điều kiện nhất định như chu chuyển vốn trên thị trường tài chính phải hoàn toàn tự do , chi phí giao dịch bằng không , rủi ro trong đầu tư tài chính bằng nhau….Trong điều kiện các nền kinh tế , các điều kiện này rất khó tồn tại như nhau làm cho mối quan hệ ngang giá lãi suất không thể được duy trì chính xác mọi nơi .Tuy nhiên nó vẫn có thể đóng góp một vai trò hữu ích trong nền kinh tế : Có thể sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất như chuẩn để quyết định xem đồng tiền của một nước là dưới giá hay quá giá so với đồng tiền khác Có những so sánh quốc tế có ý nghĩa các số liệu kinh tế , sử dụng tỷ giá xác định theo ngang giá lãi suất hơn là tỷ giá do thị trường xác định Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau một cách gián tiếp , chứ không phải mối quan hệ trực tiếp và nhân quả.Các yếu tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau.Lãi suất biến động do tác động quan hệ cung cầu vốn vay, còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố , các yếu tố thường lại đan xen , tùy thuộc lẫn nhau ở một thời điểm cụ thề, tình hình cụ thể , sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân làm thay đổi lãi suất và tỷ giá và cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn và phức tạp.Chúng là những công cụ tích
- cực trong phát triển kinh tế , đồng thời là những công cụ kìm hãm sự phát triền ấy , tùy thuộc vào việc sử dụng chúng .
- Chương II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT VÀ TỲ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG TỪNG THỜI KỲ I Thực trang điều hành lãi suất: 1.1 Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất ở VN qua các thời kỳ: Nhìn lại diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thời kỳ, cho chúng ta thấy những bước phát triền của mỗi thời kỳ tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổng quát như sau: 1.1.. Cơ chế điều hành lãi suất trần ( năm 1996 – tháng 07/2000): Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay. Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VNĐ trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng kinh tiền tệ năm 1997 – 1998 ở các nước Đông Nam Á. Sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất. Hơn nữa, việc sử dụng các công cự giàn tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả, việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của Nhà nước. Do vậy, đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, hạn chế việc hình thành và phát triển của các công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính của tổ chức tín dụng 1.12. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (tháng 08/2000 – tháng 05/2002):
- Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Vào tháng 08/2000, ngân hàng Nhà nước đưa ra một cơ chế lãi suất mới tỏng đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản. Tuy
- nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản +/ 0.3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và +/ 0.5%/tháng đối với trung và dài hạn. Một điểm đáng chú ý nữa là lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. 2.1.1.5. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (từ tháng 06/2002 – 2006): Các ngân hàng đã chủ động xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay từ thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản. Với việc chính thức tự do hóa lãi suất, thì lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố chỉ còn tính chất tham khảo. * Ưu điểm: Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới để huy động cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp, đáp ứng đầy đủ và nhanh hơn vốn cho người cần vay. Tạo thuận lợi cho việc cải cách hệ thống ngân hàng theo định hướng thị trường, nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, các tiêu chuẩn an toàn và khả năng hội nhập với thị trường tài chính tiền tệ quốc tế của các tổ chức tín dụng Việt Nam. * Nhược điểm: Cơ chế lãi suât thỏa thuận được đưa vào thực hiện cho thấy lãi suất vẫn còn thiếu tính thị trường, do có sự can thiệp của Nhà nước (thả nổi nhưng có quản lý). => Tóm lại: Có thể nói quá trình đồi mới cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng ở Việt Nam đến nay đã trải qua 5 bước chuyển đổi căn bản, đó là những bước đi khá thận trọng và khẳng định xu hướng tất yếu của quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. Quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định.
- Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinh tế đã trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Tự do hoá lãi suất: Thực trạng và giải pháp trong tiến trình hội nhập”
80 p | 1551 | 690
-
Tiểu luận “ Ngân hàng thương mại”
26 p | 458 | 207
-
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP VÀO VIỆT NAM
25 p | 162 | 34
-
Tiểu luận: Lãi suất và vấn đề quản trị rủi ro lãi suất
38 p | 247 | 31
-
Thuyết trình tài chính quốc tế: Dùng mô hình hồi quy kiểm định mối quan hệ tỷ giá, lạm phát, lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2004 – 2006
22 p | 131 | 15
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế: Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam
237 p | 97 | 12
-
Lý luận lãi suất và vai trò lãi suất trong huy động vốn - 2
7 p | 85 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
87 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
96 p | 38 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực
79 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của biến động lãi suất và tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
95 p | 39 | 8
-
Tiểu luận: Sự tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp
28 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
99 p | 29 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến động lãi suất và tỷ giá lên tỷ suất sinh lợi và biến động tỷ suất sinh lợi cổ phiếu - Bằng chứng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
114 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
79 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến giá chứng khoán Việt Nam
94 p | 46 | 3
-
Luận án tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu rủi ro tài chính trong tái bảo hiểm
126 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn