intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Eximbank Chi nhánh Hà Nội.( Eximbank Hà Nội)

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

297
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần cuối năm 2008, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin rất xấu từ cơn bão tài chính khởi nguồn ở Mỹ và khi cơn bão tài chính toàn cầu thổi qua và đánh sụp không ít các ngân hàng quy mô lớn và vững mạnh vào loại bậc nhất của các nền kinh tế công nghiệp phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, không ít người đã lo ngại cho hệ thống ngân hàng của chúng ta. Nhưng nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, sự điều hành tỉnh táo và thận trọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Eximbank Chi nhánh Hà Nội.( Eximbank Hà Nội)

  1. TIỂU LUẬN: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Eximbank Chi nhánh Hà Nội.( Eximbank Hà Nội)
  2. LỜI NÓI ĐẦU Gần cuối năm 2008, ngành tài chính ngân hàng phải đón nhận tin rất xấu từ cơn bão tài chính khởi nguồn ở Mỹ và khi cơn bão tài chính toàn cầu thổi qua và đánh sụp không ít các ngân hàng quy mô lớn và vững mạnh vào loại bậc nhất của các nền kinh tế công nghiệp phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, không ít người đã lo ngại cho hệ thống ngân hàng của chúng ta. Nhưng nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ, sự điều hành tỉnh táo và thận trọng của NHNN Việt Nam cộng với những nỗ lực tự thân của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nên từ quý II/2009, sự khó khăn đã được giảm đáng kể và hệ thống ngân hàng đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một cách khá êm đẹp. Là một trong những ngân hàng đã xuất sắc vượt qua hai cơn khủng hoảng lạ m phát cao 2008 và suy giảm kinh tế 2009, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank Việt Nam) đang ngày càng khẳng định vị thế của một ngân hàng tầm cỡ quốc tế bằng những bước tiến vững chắc góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Qua 20 năm hình thành và phát triển đến nay, Eximbank đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đa dạng hóa cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng với phương châm phát triển- an toàn-bền vững. Ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, những đóng góp ý kiến quý báu từ giáo viên hướng dẫn, thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Diệp cũng như sự giúp đỡ, chỉ bảo của các anh chị cán bộ ngân hàng Eximbank Chi nhánh Hà Nội để hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn! Kết cấu của bản báo cáo gồm có 3 phần chính: I, Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Eximbank Chi nhánh Hà Nội.( Eximbank Hà Nội). II, Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội. III, Kết quả kinh doanh của Eximbank Hà Nội những năm gần đây.
  3. I.Lịch sử hình thành và phát triển eximbank Hà Nội. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển eximbank Hà Nội. Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Đứng trước nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế và các chủ thể trong nền kinh tế, các Ngân hàng không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh cả về qui mô và năng lực tài chính. Cũng nằm trong xu hướng phát triển đó, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động bằng việc thành lập các Chi nhánh và phòng giao dịch. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới Là chi nhánh ngân hàng cấp I của Eximbank Việt Nam, Eximbank Hà Nội được thành lập theo quyết định số 195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank. Cùng với văn bản số 002/GCT được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua ngày 22/09/1992 và giấy phép đặt văn phòng của chi nhánh số 0503/GP UBND thành phố Hà Nội, chi nhánh Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 27/11/1992. Trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại số 19 Trần Hưng Đạo, quận
  4. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ mở rộng phạm vi hoạt động của Eximbank tại các tỉnh miền Bắc, cụ thể là phục vụ các chương trình kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công cuộc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu. Ra đời trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa, đến nay, chi nhánh đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình, chứng tỏ sức mạnh tiềm năng bằng những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trong từng nghiệp vụ. 1.2 Nội dung hoạt động của eximbank Hà Nội. Eximbank Hà Nội tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Nội dung hoạt động kinh doanh cụ thể của chi nhánh là: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, hối phiếu và các giấy tờ có giá - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế. - Tài trợ và bảo lãnh các hoạt động xuất nhập khẩu. - Giao dịch hối đoái kỳ hạn và chuyển đổi. - Hùn vốn liên doanh. - Các dịch vụ khác. Với những nhiệm vụ được giao từ hội sở trung ương, Eximbank Hà Nội cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, cụ thể: - Nhận các loại tiền gửi, tiết kiệm, ký quỹ bằng VND và ngoại tệ với lãi suất linh hoạt. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND và ngoại tệ với các điều kiện thuận lợi. - Thanh toán, tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và thực hiện dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới, bảo đảm nhanh chóng, chi phí thấp, an toàn với các hình thức thanh toán bằng các hình thức như thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền.
  5. - Chiết khấu chứng từ hàng có giá với mức phí thấp ( chứng từ hàng xuất). - Phát hành thư bảo lãnh trong và ngoài nước. - Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nước và nước ngoài. - Mua bán ngoại tệ giao ngay, hoán đổi và kỳ hạn theo tỷ giá thỏa thuận. - Dịch vụ trọn gói hỗ trợ du học sinh. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước... - Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking. - Các dịch vụ khác.. II. Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội: 2.1 Cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội. Chi nhánh Eximbank Hà Nội được tổ chức theo phân cấp uỷ quyền của Eximbank Việt Nam. Đến nay, chi nhánh có 180 cán bộ công nhân viên, được tổ chức thành 6 phòng và 5 tổ nghiệp vụ.
  6. Sơ đồ tổ chức bộ máy: Ban Giám đốc Các phòng Các tổ Các đơn vị nghiệp vụ nghiệp vụ trực thuộc Phòng giao Phòng Tín dụng Tổ tiết kiệm dịch Hàng Than Phòng Dịch vụ Tổ pháp chế công Phòng giao khách hàng nợ - thẩm định giá dịch Bạch Mai Phòng Thanh Tổ xử lý thông tin Phòng giao toán quốc tế dịch Phố Vọng Phòng Ngân quỹ Tổ kiểm tra nội bộ Phòng giao dịch Tây Hồ Phòng Kinh doanh tổng hợp Phòng giao dịch Xuân Diệu Phòng Hành chính nhân sự Phòng giao dịch Hàng Bông Phòng Kế Toán Phòng giao dịch Bà Triệu Phòng giao dịch Nguyễn Du Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt
  7. 2.2. Chức năng của các phòng ban. 1) Ban giám đốc - Giám đốc là người có quyền và trách nhiệm cao nhất chi nhánh, có trách nhiệm tổ chức và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ đã quy định của hội sở chính. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Eximbank và trước pháp luật. - Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện giám sát, kiểm tra các Phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ, quy trình và thể lệ chế độ lưu hành: Báo cáo kết quả công việc của ngân hàng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc, phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban giám đốc, tổ chức sắp xếp và quản lý lao động làm việc tại chi nhánh theo Luật Lao động. Phó giám đốc – là ngươì giúp việc cho Giám đốc, được ủy quyền ký thay Giám đốc các văn bản giao dịch, giấy tờ liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật. - Điều hành mỗi phòng là các trưởng phòng và một số phó phòng giúp việc cho trưởng phòng. 2) Nhiệm vụ của các phòng. * Phòng tín dụng: - Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo định kỳ. - Thẩm định và xem xét về bảo lãnh đối với những dự án có mức ký quỹ dưới 100%, chịu trách nhiệm theo dõi quản lý thu hồi vốn, sau đó chuyển cho các phòng nghiệp vụ liên quan để phát hành thư bảo lãnh trong hoặc ngoài nước. - Điều hòa vốn ngoại tệ và Việt Nam đồng. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
  8. * Nhiệm vụ của phòng Thanh toán Quốc tế -Thực hiện công tác thanh toán hàng xuất khẩu, nhập khẩu; -Thực hiện công tác quan hệ quốc tế; -Thực hiện công tác dịch thuật và thông dịch; -Thực hiện công tác mật mã. * Nhiệm vụ của phòng Kế toán -Thực hiện công tác kế toán giao dịch; -Thực hiện công tác chuyển ngân; -Thực hiện công tác kế toán tài vụ; -Thực hiện công tác kế toán tập trung; -Thực hiện công tác thống kê kế hoạch *Nhiệm vụ của phòng dịch vụ- khách hàng -Chịu trách nhiệm trong việc giao dịch khách hàng, đối tác của công ty. -Phân tích tình hình khách hàng, cảm nhận, phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ -Phát triển chiến lược, kế hoạch để tạo dựng một tổ chức tốt nhất về chăm sóc khách hàng, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. *Nhiệm vụ của phòng Ngân Quỹ: -Thực hiện công tác thu, chi đồng Việt Nam (tiền mặt); -Thực hiện công tác thu, chi ngoại tệ (tiền mặt và Séc ngoại tệ); -Thực hiện công tác thu tiết kiệm; -Thực hiện công tác kiểm ngân và giữ kho; -Thực hiện công tác thu chi chính xác, kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt VNĐ, các loại ngoại tệ, Séc và các giấy tờ có giá trị ngoại tệ ở kho quỹ. *Nhiệm vụ của Phòng kinh doanh tổng hợp: -Trung tâm thông tin tín dụng cho toàn hệ thống; -Tham mưu, chỉ đạo nghiệp vụ tín dụng toàn hệ thống cho Ban Tổng Giám đốc. -Giúp việc và tham mưu cho Ban điều hành trong việc soạn thảo các qui chế qui trình liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng.
  9. -Tiếp xúc và làm việc với các đối tác khách hàng (các Chủ đầu tư dự án) để có thể tiến đến ký các hợp đồng hợp tác, liên kết để mở rộng thị phần tín dụng đồng thời triển khai các hợp đồng này cho toàn hệ thống thực hiện . *Nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự -Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. -Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Ngoài ra, Eximbank Hà Nội còn có thêm tổ vi tính, với nhiệm vụ và chức năng chính là nghiên cứu ứng dụng các phần mềm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý và bảo dưỡng nâng cấp mạng nội bộ cũng như kết nối với Hội Sở Chính và các chi nhánh khác trong hệ thống Eximbank Việt Nam. Ngoài ra, để theo dõi và quản lý các khoản nợ quá hạn, Eximbank Hà Nội còn có tổ công nợ trực thuộc phòng tín dụng. Tổ thẻ phụ trách hoạt động thanh toán và phát hành thẻ MasterCard, VisaCard, và một bộ phận hỗ trợ tư vấn du học cũng trực thuộc phòng Tín dụng. III. Kết quả kinh doanh của Eximbank Hà Nội. 3.1 Môi trường kinh doanh của Eximbank Hà Nội. 3.1.1. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã hồi phục nhanh chóng hơn so với dự báo trước đó. Mức sụt giảm của nền kinh tế cũng không nghiêm trọng như dự báo ban đầu. Kinh tế Việt Nam năm 2009 trải qua hai quý đầu tăng trưởng thấp, nhưng đến cuối năm đã tăng trưởng cao lên và cả năm đạt mức 5,2%. Tuy thấp nhất trong 10 năm, nhưng vẫn là mức cao trên trung bình ở Đông Nam Á, chỉ sau mức tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Việt Nam đã hội nhập và là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã thực hiện cam kết của khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) và đang hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam là một nền kinh tế tương đối mở xét về mặt thương mại, tức là tỷ trọng xuất khẩu và nhập khẩu trên tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam là cao. Vì vậy, xét về một mặt nhất định, nền kinh tế đã hội nhập cao hơn rất nhiều so với trước đây.
  10. Là một trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, thương mại và du lịch quan trọng của cả nước, Hà Nội được coi là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, năm 2009 thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế xã hội tuy không phải là cao nhất trong 10 năm qua nhưng cũng đạt những kết quả đáng kể. Tổng sản phẩm nội địa tăng 6,67% so với năm 2008, trong đó ngành công nghiệp tăng 6,85%, các ngành dịch vụ tăng 7,43%, ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 0,08%..Ngoài ra Hà Nội còn có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa, linh hoạt, là nơi có vị thế thuận lợi, trung tâm giao dịch kinh tế và trung tâm giao lưu quốc tế quan trọng của cả nước. Do đó, vốn đầu tư phát triển 12 tháng năm 2009 đạt 23.635,7 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ; bằng 83,8% so với kế hoạch năm. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước đạt 10.546,9 tỷ đồng, tăng 22,4%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng 83,9%; vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước đạt 3.910,5 tỷ đồng, bằng 75,2%. Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009, Hà Nội thu hút được 340 dự án, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện năm 2009 đạt 650 triệu USD. Vốn đầu tư xã hội năm 2009 là 147.814 tỷ đồng, tăng 18,2%. 3.1.2. Hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Eximbank Hà Nội có điểm thuận lợi là hoạt động trên một địa bàn rất đông dân cư, nhiều tổ chức kinh tế hoạt động. Nhưng đồng thời trên địa bàn này cũng tồn tại nhiều hệ thống ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất cao. *Về mạng lưới hoạt động: Trên địa bàn tập trung nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố, vì vậy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Thực tế, mạng lưới hoạt động của chi nhánh Eximbank Việt Nam ở Hà Nội trong hai năm gần đây tuy đã tăng lên nhưng vẫn còn mỏng so với các NHTM khác, do đó, mục tiêu của ngân hàng trong năm 2010 là tiếp tục đẩy mạnh phát triển vững chắc hệ thống phòng giao dịch và các chi nhánh cấp II. *Về hoạt động:
  11. Huy động vốn: Các NHTM trên địa bàn có chính sách huy động vốn với lãi suất cao và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới, khuyến mãi hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn của chi nhánh. Trong năm 2009, Eximbank đã đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn nhưng nhìn chung các sản phẩm này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu, lãi suất thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và uy tín của chi nhánh trên địa bàn, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao trong năm 2009. Tín dụng: Các NHTM trên địa bàn đã và đang triển khai mạnh các sản phẩm tín dụng bán lẻ, phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm 2009 vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chi nhánh cũng xác định trong năm 2010, việc phát triển tín dụng bán lẻ có ý nghĩa quan trọng với chi nhánh để tăng trưởng thị phần và chiếm lĩnh thị trường để hoàn thành sứ mệnh với hội sở trung ương cũng như phát triển đúng với tiềm năng của ngân hàng. Dịch vụ: Những dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh tiền tệ chỉ tập trung tại hội sở chi nhánh cấp 1 của các NHTM. Các phòng giao dịch, điểm giao dịch chủ yếu thực hiện huy động vốn, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước, cầm cố giấy tờ có giá, các dịch vụ thẻ. Đây cũng là lợi thế và thế mạnh của chi nhánh trong tăng trưởng tín dụng tài trợ thương mại và các dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn. Tuy nhiên, ngoài các dịch vụ truyền thống, các NHTM đã và đang cạnh tranh trong phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như: Internet banking, Home banking... Điều này đòi hỏi Eximbank không ngừng nỗ lực phát triển và hoàn thiện các sản phẩm mới để chi nhánh có thể tăng trưởng và mở rộng dịch vụ. 3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Hà Nội. Trong thời gian thành lập và hoạt động, Eximbank Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Với nguồn huy động tăng nhanh qua các năm, chi nhánh đã mở rộng nghiệp vụ cho vay, thanh toán phục vụ tốt cho các nhà sản xuất kinh doanh, hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. 3.2.1. Hoạt động huy động vốn.
  12. Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các ngân hàng thương mại huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác. Hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quyết định tới khả năng hoạt động của Ngân hàng. Mặc dù lãi suất cơ bản năm 2009 không biến động nhiều như năm 2008 nhưng lại được giữ khá lâu ở mức 7% khiến cho hoạt động ngân hàng có nhiều lúc trở nên khó khăn khi lãi suất cho vay bị khống chế ở mức trần 10,5% còn lãi suất huy động thì đã lên tới 9,99%. Trước những biến động về giá huy động vốn trên thị trường, Eximbank Hà Nội đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện sự chênh lệch lãi suất cho vay – huy động cũng như lãi suất giữa VNĐ và các loại ngoại tệ khác. Nhiều công cụ huy động vốn mới đã được áp dụng như lãi suất bậc thang, các loại hình tiết kiệm dự thưởng với chương trình khuyến mại hấp dẫn. Chính sự linh hoạt và chủ động trong việc điều chỉnh lãi suất đã góp phần giảm tối thiểu tác động của thị trường tới việc huy động vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Kết quả là: Tổng vốn huy động của Eximbank Hà Nội năm 2009 đạt trên 4000 tỷ đồng, tăng 37,53% so với năm 2008 và 83,09% so với năm 2007. Nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nội vẫn chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra, cổ phiếu Eximbank cũng là một trong những cổ phiếu ngân hàng được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, vì vậy, chi nhánh cũng huy động được một lượng vốn đáng kể thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu. Bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Eximbank Hà Nội ( Đơn vị:tỷ đồng) Chỉ tiêu 200 2007 200 2009 6 8 Tổng nguồn vốn 1.730,29 2.129,31 2.924,5 4.009,54
  13. Vốn huy động 1.663,01 2.083,75 2.774,03 3.815,07 Tăng vốn huy động so với 25,3% 33,13% 37,53% năm trước (Nguồn: Phòng Tín dụng Eximbank Hà Nội) Nhìn vào bảng trên, nhận thấy vốn huy động tăng dần theo các năm nhưng với lượng khác nhau. Năm 2008 là một năm khó khăn cho ngành ngân hàng tài chính, lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, nên tổng nguồn huy động của Eximbank không tăng nhiều như năm 2009. Để xem xét kỹ hơn về hiệu quả huy động vốn, phân tích cụ thể cơ cấu vốn huy động theo bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động tại Eximbank Hà Nội (Đơn vị tính: tỷ đồng) 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 chØ tiªu Sè tiÒn TØ Sè tiÒn TØ Sè tiÒn TØ träng träng träng (%) (%) (%) Tæng nguån 2.083,75 100 2.774,03 100 3815,07 100 Theo ®èi t­îng: TiÒn göi TCKT 1.583,65 76 1.054,1314 38 1.144,521 30 TiÒn göi tiÕt 500.1 24 1.719,8986 62 2.670,549 70 kiÖm Theo c¬ cÊu: TG kh«ng kú h¹n 1.521,1375 73 970,9105 35 862,20582 22,6 TG cã kú h¹n 562,6125 27 1.803,1195 65 2.952,8641 77,4 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp Eximbank Hà Nội)
  14. Trong đối tượng huy động giữa các thành phần kinh tế của Ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt qua các thời kỳ: Năm 2009, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1.144,521 tỷ đồng, chiếm 30% tổng nguồn huy động, giảm đi 46% so với năm 2007 và 8% so với năm 2008. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm cũng thay đổi, đạt 2.670,549 tỷ đồng chiếm 70% tăng 950,6504 tỷ đồng so với năm 2008 và tăng 2170,449 tỷ đồng so với năm 2007. Trước 2008, ngân hàng thường huy động vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, nên trong năm 2007, tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 24% trên tổng nguồn. Đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế từ cuối năm 2007 nên các ngân hàng nước ngoài đã quyết định cắt hạn mức tín dụng với các ngân hàng của ta. Với tình hình này, NHTMCP Eximbank đã đưa ra quyết định đúng đắn là điều chỉnh mức lãi suất hợp lí, khuyến khích việc gửi tiền tiết kiệm thực hiện việc huy động vốn trong nước. Trong kết cấu nguồn vốn cũng có sự khác biệt. Năm 2008 và năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Cuối năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn là 1803,1195 tỷ đồng tức là bằng 185,7 % so với tiền gửi không kỳ hạn, chiếm 65% trong tổng nguồn. Năm 2009, tiền gửi không kỳ hạn là 862,20582 tỷ đồng chiếm 22,6% trong tổng nguồn huy động trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn bằng 2952,86418 tỷ đồng 342,48% tiền gửi không kỳ hạn chiếm 77,4 % trong tổng nguồn huy động. Trong khi đó, năm 2007, số dư nguồn vốn huy động có kỳ hạn là 562,6125 tỷ đồng bằng 37% so với tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 27% trong tổng nguồn. Năm 2007, số lượng các đơn vị, cá nhân mở tài khoản thanh toán của Ngân hàng là rất lớn đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng mức tiền gửi không kỳ hạn lên tới 73%, bên cạnh đó do chưa có chính sách lãi suất hấp dẫn nên lượng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉ chiếm 27% trên tổng nguồn. Mặc dù có những khó khăn khách quan và chủ quan, nhưng eximbank Hà Nội đã luôn cố gắng vượt qua và kinh doanh có hiệu quả tốt. Trong năm 2009, cho dù Eximbank Hà Nội có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đây chính là điểm yếu của Ngân hàng Eximbank Hà Nội vì bình quân lãi suất huy động đầu vào cao, đồng thời ngân hàng luôn phải chịu sức ép về dự trữ thanh khoản do VND bị mất giá so với USD. Tuy
  15. nhiên đây là bước đi tất yếu trên con đường hội nhập mà Ngân hàng Eximbank đang tìm cách tháo gỡ để vươn lên. 3.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động của ngân hàng bao gồm hai khâu cơ bản đó là huy động vốn và sử dụng vốn. Việc quản lý vốn tại ngân hàng không những bao gồm tổ chức huy động thật nhiều vốn vào ngân hàng mà còn tiến hành tìm nơi cho vay và đầu tư có lợi nhất, đảm bảo nguyên tắc của ngân hàng là đảm bảo- an toàn- hiệu quả. Tính đến 31/12/2009, Tổng tài sản có của Eximbank Hà Nội đạt 4009,54 tỷ đồng. Bảng 3: Hoạt động sử dụng vốn tại Eximbank Hà Nội ( đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 % tăng giảm Tổng tài sản có 2.129,31 2.924,5 4009,54 23,06% Tồn quỹ 26,75 197,14 43,40 -77,98% Tiền gửi NHNN và TCTD 590,10 688,30 134,12 -80,51% Chứng khoán đầu tư 150 100 -33.33% Dư nợ cho vay 1479,91 1855,08 3693,7 99,09% Trong hạn 1466,97 1844,02 3685,37 99,85% Quá hạn 12,94 11,06 8,33 - 24,68% Dự phòng rủi ro 2,26 3,01 33,18% TSCĐ 15,47 16,11 18,13 12,53% Sử dụng khác 17,08 15,61 17,18 10,05% (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Hà Nội) Những biến động giảm trong hoạt động sử dụng vốn chủ yếu nằm ở ngân quỹ và tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng. Tồn quỹ giảm chủ yếu là do giảm khối lượng đá quý mà ngân hàng nắm giữ.. Đồng thời, ngân hàng cũng giảm lượng tiền gửi VNĐ tại các tổ chức tín dụng để bù đắp tình trạng thiếu hụt tiền đồng vào cuối năm 2007. Hoạt động đầu tư chứng khoán trong năm 2009 giảm 33,33% so với 2008 cũng
  16. là hệ quả tất yếu của cơn bão tài chính quét qua thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai năm 2008, 2009. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại cổ phần có phần dè chừng hơn trong hoạt động nhiều rủi ro này. Có thể thấy qua 3 năm, tình hình kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn của Eximbank Hà Nội có tiến triển rõ rệt, năm 2009 nợ quá hạn chỉ còn 8,33 tỷ đồng giảm so với năm 2008 là 24,68% một phần không nhỏ là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính Phủ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Nhận được bài học kinh nghiệp từ năm hoạt động khó khăn đối với ngành ngân hàng (năm 2008) nên trong năm 2009, Eximbank Hà Nội đã thận trọng hơn với các khoản cho vay, tìm mọi cách giảm rủi ro trong quá trình cho vay; đề phòng và miễn dịch với các dự án đầu tư hay cho vay mà ở đó các khoản nợ xấu, khó đòi là cao; tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Đồng thời, chủ động chuyển hướng sang các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ phi tín dụng. a, Hoạt động tín dụng: Eximbank Hà Nội đã hướng hoạt động tín dụng trong năm theo mục đích nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng hạn mức tín dụng đối với khách hàng có uy tín, tiếp tục tạo sự gắn kết giữa hoạt động tín dụng và tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu qua nghiệp vụ xuất nhập khẩu trọn gói. Trong năm 2009, Eximbank Hà Nội đang đi sâu vào khai thác hoạt động cho vay tiêu dùng, đa dạng hoá sản phẩm, góp phần làm cho hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng phát triển mạnh mẽ... Tất cả đã thúc đẩy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2009 tăng trưởng khá nhưng vẫn đảm bảo an toàn. b, Hoạt động cung cấp dịch vụ khác. Thanh toán quốc tế: là hoạt động mang tính truyền thống và tương đối phát triển của Eximbank Hà Nội so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Eximbank Hà Nội là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín về mảng này. Với đội ngũ cán bộ ưu tú và lành nghề, Chi nhánh luôn chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, không để xảy ra sai sót, rủi ro trong công tác nghiệp vụ. Vì thế trong hơn 10
  17. năm hoạt động, khối lượng thanh toán XNK qua Eximbank Hà Nội không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế. Hoạt động kinh doanh thẻ: Về nghiệp vụ thẻ, Eximbank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Eximbank Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư về công nghệ, con người… để phát triển hệ thống thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng. Từ tháng 7/2002, Eximbank Hà Nội đã chính thức đưa hệ thống chấp nhận thanh toán và phát hành thẻ MasterCard vào hoạt động, tạo điều kiện dễ dàng cho việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ MasterCard của các doanh nhân, du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Năm 2003, sau Vietcombank và Ngân hàng Á Châu (ACB), Eximbank là ngân hàng thứ 3 của Việt Nam phát hành Visa card. Không ngừng đổi mới và nâng cao các loại sản phẩm thẻ cũng như chính trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, áp dụng thành công những thành tựu về công nghệ thông tin, Eximbank đã tạo được những thành công đáng kể. Được chọn là 1 trong 6 Ngân hàng Việt Nam tham gia thực hiện Dự án hiện đại hoá Ngân hàng (Bank Modernization Project) do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng Thế Giới. Eximbank đã được hai tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới là Master Card International và Visa International chấp nhận làm thành viên chính thức (principal member). Tháng 11/2005, Eximbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ thanh toán Quốc tế mang thương hiệu Visa Debit. Không chỉ cung cấp các sản phẩm thẻ dành cho khách hàng cá nhân, ngân hàng còn triển khai đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp. Ngày 15/10/2008, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã chính thức ra mắt thẻ doanh nhân Visa Business với hạn mức tín dụng được cấp có thể lên tới 1,5 tỷ đồng. Đây là thẻ tín dụng quốc tế dành cho doanh nhân, thành viên của doanh nghiệp với hạn mức tín dụng được cấp dựa vào uy tín của doanh nghiệp. Eximbank sẽ cấp hạn mức tín dụng cho doanh nhân lên đến 1,5 tỷ đồng, người đứng đầu doanh nghiệp có thể chủ động giao hạn mức cho mỗi thành viên doanh nghiệp lên đến 300 triệu đồng. Với thẻ Eximbank -
  18. Visa Business, Eximbank ứng tiền cho các thành viên doanh nghiệp trong các khoản tiêu dùng trong và ngoài nước. Doanh nghiệp sẽ thanh toán lại cho Eximbank sau tối đa 45 ngày kể từ ngày thực hiện giao dịch thẻ mà không chịu bất cứ loại phí nào. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Eximbank Hà Nội là NHTM cổ phần hàng đầu trên địa bàn về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Eximbank là một trong số ít các NHTM được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ Option giữa ngoại tệ và VND cũng như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thoả thuận. Hiện nay, chi nhánh cũng cung cấp miễn phí cho khách hàng bản tin dự báo tỷ giá ngoại tệ, vàng và áp dụng cơ chế mua bán linh hoạt, trực tiếp với khách hàng có nhu cầu theo diễn biến cung cầu của thị trường. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, từ 25 – 33% một năm. Năm 2009, doanh số mua bán ngoại tệ của Eximbank Hà Nội đạt 539,09 tỷ đồng, tăng 32,5% so với năm 2008 và tăng gần 40% so với năm 2007. * Quan hệ đối ngoại Quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài thường xuyên được củng cố và phát triển về mặt số lượng lẫn chất lượng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng nghiệp vụ khác của chi nhánh. Tính đến cuối năm 2009, Eximbank Hà Nội đã có quan hệ đại lý với gần 750 ngân hàng tại 72 quốc gia trên thế giới. * Đào tạo nguồn nhân lực và phát triển mạng lưới Trong năm qua, Chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn, mở thêm được 02 điểm giao dịch là phòng Giao dịch Xuân Diệu và phòng giao dịch Tây Hồ, nâng cao chất lượng phục vụ và quảng bá sản phẩm dịch vụ và hình ảnh Eximbank Hà Nội đến tới từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực luôn được Ban lãnh đạo Chi nhánh ưu tiên, nhằm tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng do Eximbank Việt Nam, các ngân hàng đối tác tổ chức cũng như mời giảng viên về đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh.
  19. 3.2.3. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh. Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh Eximbank Hà Nội ngày 31/12/2009 ( đơn vị tính: Triệu đồng) % tăng giảm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng thu nhập 108861.63 134956.44 181198.60 34.26 1. Thu lãi cho vay 52450.06 58868.82 104986.65 78.34 2. Thu lãi tiền gửi, đầu tư 38454.65 62463.91 55761.53 -10.73 3. Thu phí dịch vụ ngân hàng 7247.29 7415.63 10419.70 40.51 4. Lãi gộp kinh doanh ngoại tệ và vàng 1423.48 2360.91 4357.30 84.56 5. Thu khác 9286.15 3847.17 5673.42 47.47 Tổng chi phí 143694.76 111761.88 153494.16 37.34 6. Chi trả lãi huy động 71659.61 91857.71 137961.09 50.19 7. Chi dịch vụ ngân hàng 1086.15 1002.45 941.80 -6.05 8. Chi phí quản lý chung 10864.44 12482.17 14358.24 15.03 9. Chi khác 60084.56 6419.55 233.03 -96.37 Lợi nhuận trước thuế ­34833.13 23194.56 27704.44 19.44 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 6494.48 7757.25 Lợi nhuận sau thuế 16700.08 19947.19 (Nguồn: Phòng Kinh doanh tổng hợp Eximbank Hà Nội) * Phân tích doanh thu Tổng thu nhập năm 2008 tăng so với 2007 là 23,97%, đặc biệt năm 2009 tăng so với năm 2008 là 34,26%. Sự gia tăng này chủ yếu là do nguồn thu nhập từ cho vay và lãi tiền gửi, đầu tư. Thu nhập chính của ngân hàng là nguồn thu từ lãi vay và thu lãi tiền gửi, đầu tư, trong đó, năm 2009, thu lãi cho vay chiếm tới 57,94% và thu lãi tiền gửi, đầu tư chiếm 30,77% tổng thu nhập của ngân hàng. Thu lãi cho vay năm 2009 tăng 78,34% so với năm 2008, tương đương với 46,11 tỷ đồng. Thu lãi từ tiền gửi năm 2009 giảm 10,73%
  20. so với năm 2008, do ngân hàng giảm tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo nhu cầu về tiền đồng cuối năm 2009. Năm 2009, thu nhập từ phí dịch vụ và lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng cũng tăng mạnh so với năm 2008. Phí và hoa hồng bao gồm phí nhận được từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, phí từ các khoản bảo lãnh và các dịch vụ khác. Điều này chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng được khách hàng ưa thích và sử dụng nhiều hơn. Sự biến động về tỷ giá cũng như giá vàng trên thị trường năm 2009 đã tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Với đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt về hoạt động thanh toán quốc tế cũng như ngoại tệ, chi nhánh đã nắm bắt được những cơ hội và đạt được lợi nhuận cao. Lãi gộp từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng tới 84,56 % so với năm 2008. * Phân tích chi phí Chi trả lãi huy động là khoảng mục lớn nhất trong tổng chi của ngân hàng, chiếm tới 89,88% tổng chi phí và tăng 50,19% so với năm 2007. Mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM ở Việt Nam năm 2009 đều tăng. Yếu tố khách quan này đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hút tiền gửi của chi nhánh. Để cạnh tranh với các NHTM khác, Eximbank cũng phải tiến hàng tăng lãi suất huy động. Chi phí cho dịch vụ ngân hàng giảm dần theo các năm, do hoạt động của chi nhánh đã đi vào ổn định và chi phí cho hồ sơ, nhân sự cũng như đầu tư cho công nghệ giảm. Tuy nhiên, chi phí quản lý chung tăng là do ngân hàng thực hiện việc tăng lương cho nhân viên. Chi nhánh cũng thực hiện tiết kiệm tối đa các nguồn chi phí khác, giả m tới 96.37% so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh năm 2009 đạt hơn 19 tỷ đồng, nếu tính cả mức trích lập dự phòng rủi ro năm 2009 là 3,012 tỷ đồng thì lợi nhuận của chi nhánh đạt hơn 22 tỷ đồng. Có được thành quả này là nhờ kết hợp sự chỉ đạo và định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo cũng như sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng chi phí các năm đều tăng theo tốc độ giảm dần từ năm 2007 đến 2009, chứng tỏ Ngân Hàng đã cắt giảm chi phí một cách có hiệu quả, đóng góp một phần quan trọng trong việc hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2