Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang
lượt xem 4
download
Luận văn đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận chung về tiểu thuyết và khái quát về văn học Thái Nguyên. Đồng thời giới thiệu về tác giả Hồ Thuỷ Giang trong dòng chảy văn học địa phương Thái Nguyên và tập trung nghiên cứu, phân tích các phương diện về nội dung như các vấn đề về cảm hứng và hình ảnh con người trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------- DƯƠNG THỊ HIỆU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THUỶ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------- DƯƠNG THỊ HIỆU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THUỶ GIANG Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ HẢO THÁI NGUYÊN - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Dương Thị Hiệu i
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn là PGS.TS. Cao Thị Hảo - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khóa 26 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Nhà văn Hồ Thuỷ Giang đã cung cấp tư liệu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn và những người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên tháng 6 năm 2020 Tác giả luận văn Dương Thị Hiệu ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 9 7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 9 NỘI DUNG ....................................................................................................... 10 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THỦY GIANG ........................ 10 1.1. Một số vấn đề lí luận về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử ......................... 10 1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử ....................................... 10 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử ...................................... 12 1.2. Hồ Thủy Giang trong dòng chảy văn học Thái Nguyên ............................ 16 1.2.1. Khái quát văn học địa phương Thái Nguyên ........................................... 16 1.2.2. Nhà văn Hồ Thủy Giang.......................................................................... 23 1.2.3. Vị trí của Hồ Thuỷ Giang trong dòng chảy văn học Thái Nguyên ......... 25 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28 Chương 2: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THỦY GIANG ............................................ 29 2.1. Cảm hứng lịch sử in đậm dấu ấn thời đại ................................................... 29 2.1.1. Tự hào, ngợi ca về những chiến thắng của dân tộc ................................. 29 iii
- 2.1.2. Cảm hứng bi hùng về những mất mát đau thương .................................. 32 2.2. Những con người anh hùng của một thời đại lịch sử ................................. 36 2.2.1. Những con người đại diện cho vẻ đẹp của cộng đồng ............................ 36 2.2.2. Những vị anh hùng quyết đoán và quả cảm ............................................ 41 2.2.3. Những người con sẵn sàng hi sinh, xả thân vì quê hương, đất nước ...... 51 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 58 Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THỦY GIANG ............................................ 59 3.1. Cốt truyện mang màu sắc lịch sử ............................................................... 59 3.1.1. Cốt truyện mang màu sắc huyền sử về nhân vật anh hùng ..................... 59 3.1.2. Cốt truyện tái hiện sự kiện lịch sử của địa phương ................................. 62 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 71 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động .............................................. 71 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ......................................................... 75 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật .................................................................................. 78 3.3.1. Ngôn ngữ mang dấu ấn lịch sử ................................................................ 78 3.3.2. Ngôn ngữ mang dấu ấn đời thường ......................................................... 81 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN....................................................................................................... 85 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87 iv
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời, nơi đây đã ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và địa phương Thái Nguyên nói riêng. Thành tựu về lịch sử và con người vùng đất Thái Nguyên khá phong phú và đa dạng nhưng lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm, nhất là về tiểu thuyết lịch sử ở Thái Nguyên. Tiểu thuyết lịch sử là một thể loại quan trọng trong sự cách tân của nền văn học đương đại thời kì đổi mới với những thành tựu phong phú, đa dạng và sâu sắc. Nằm trong dòng chảy nói chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên cũng có sự vận động, phát triển theo một quy luật chung, hướng đến sự đổi mới cả nội dung và hình thức thể hiện. Mặc dù chưa có được số lượng tác giả đông đảo, chưa nhiều tác phẩm được đánh giá cao như truyện ngắn, nhưng tiểu thuyết Thái Nguyên cũng bắt đầu có những thành tựu. Một số cây bút tiêu biểu của tiểu thuyết Thái Nguyên như: Vi Hồng, Ma Trường Nguyên, Phan Thái, Hồ Thủy Giang… Tuy viết không nhiều tiểu thuyết nhưng tác giả Hồ Thuỷ Giang đã tìm được tiếng nói riêng của mình khi cho ra đời những tiểu thuyết lịch sử. Đó là những tác phẩm gắn liền với dấu ấn và con người Thái Nguyên một thời. Tiểu thuyết của ông đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ lịch sử địa phương Thái Nguyên. Chân dung và khuôn diện những người con anh hùng của vùng đất xứ Thái. Hồ Thuỷ Giang đã xuất bản 5 tiểu thuyết: Tiếng súng bên sông Cầu, Những người mở đường, Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên 1917 và Con đường cát bụi (trong đó có 4 tiểu thuyết viết về lịch sử, tuy nhiên Tiếng súng bên sông Cầu sau được sửa lại và lấy tên Thái Nguyên 1917). Ông cũng đã đạt 2 giải thưởng về tiểu thuyết vào năm 2013 và 2015 do Hội nhà văn và Bộ công an, Bộ giao thông đồng tổ chức. Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá toàn 1
- diện về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang là việc làm cần thiết để góp phần làm sáng tỏ đóng góp của tác giả cho văn học địa phương Thái Nguyên nói riêng và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nói chung. Những năm gần đây, chương trình văn học địa phương đã bước đầu được quan tâm đưa vào một số tiết ở chương trình cấp THCS. Tuy nhiên chưa được chú trọng giảng dạy. Trong chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đổi mới sâu sắc toàn bộ chương trình phổ thông. Trong đó, thời lượng dành cho chương trình địa phương được chú trọng cả về thời lượng (số tiết nhiều hơn) và chương trình (chương trình mang tính mở, linh hoạt). Rõ ràng, công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam hiện nay đã và đang rất quan tâm đến văn học địa phương. Do đó nghiên cứu văn học địa phương từ sáng tác của một tác giả tiêu biểu về đề tài lịch sử sẽ góp phần khẳng định giá trị văn học địa phương Thái Nguyên và là nguồn tư liệu hữu ích cho phần Văn học địa phương Thái Nguyên vốn đang thiếu tư liệu nghiên cứu và học tập. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang’’ làm luận văn thạc sĩ với mong muốn được góp sức mình vào việc gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa, văn học ở địa phương Thái Nguyên. Đây cũng là cơ hội để một giáo viên dạy văn học ở trường phổ thông như tôi tích lũy kiến thức về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử văn hóa vùng đất Thái Nguyên nói riêng phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và truyền thụ cho học sinh của mình tình yêu và niềm tự hào về quê hương Thái Nguyên. 2. Lịch sử vấn đề Nhà văn Hồ Thủy Giang viết nhiều thể loại như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim truyện truyền hình. Có thể nói, ông thành công nhất với thể loại truyện ngắn khi ra mắt 13 tập truyện, được đánh giá cao qua các giải thưởng. Với tiểu thuyết, chỉ trong 3 năm (2015, 2016, 2
- 2017), Hồ Thủy Giang đã xuất bản liền 5 cuốn, trong đó có 2 tác phẩm được 3 giải thưởng của Trung ương. Qua những sáng tác của Hồ Thuỷ Giang, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp cơ bản của ông cho văn học Thái Nguyên. Về tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm qua các bài nghiên cứu, đánh giá như sau: Trong đánh giá chung về tiểu thuyết Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Huy Quát trong bài viết Bước đầu nhận diện và đánh giá văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử [30] đã nhận định: “Nhà văn Thái Nguyên viết về đề tài lịch sử đến nay chỉ đếm trên đầu ngón tay: Hồ Thuỷ Giang có 3 truyện, Ma Trường Nguyên có 2 truyện, Ngọc Thị Kẹo, Phan Thái, mỗi người 1 truyện” [30, tr.9]. Qua nhận định này, có thể thấy tác giả đã khẳng định vị trí rất quan trọng của Hồ Thuỷ Giang ở mảng đề tài về lịch sử trong văn học Thái Nguyên. Tác giả Phạm Văn Vũ trong bài Kiến giải lịch sử trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú đăng trên báo văn nghệ Thái Nguyên (năm 2016) cho rằng, trong đời sống văn học đương đại, việc tìm ra con đường của tiểu thuyết đang ngày càng trở thành một vấn đề quan thiết. Giữa rất nhiều những hướng đi, tiểu thuyết lịch sử là một con đường hứa hẹn nhiều triển vọng. Một số nhà văn đã dành trọn tâm huyết và rất thành công trong hướng đi này, tiêu biểu như Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Uông Triều v.v.. Với Tể tướng Lưu Nhân Chú, Hồ Thủy Giang là nhà văn Thái Nguyên tiên phong lựa chọn khai thác thế giới đầy ẩn mật này. Tác giả đánh giá sức hấp dẫn của tiểu thuyết này là: “chất điện ảnh khá rõ trong kết cấu, kĩ thuật kể, cách dựng cảnh”[47]. Về tiểu thuyết Những người mở đường, đã có hội thảo tổ chức tại Thái Nguyên, tác giả Thanh Tâm đã có bài viết giới thiệu về Hội thảo tiểu thuyết “Những người mở đường” của Hồ Thủy Giang đăng trên báo Văn nghệ Thái Nguyên ngày 8/6/2017. Hội thảo này được tổ chức nhân dịp kỉ niệm ngày thành 3
- lập lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950) và 25 năm ngày 60 chiến sỹ thanh niên xung phong Đại đội 915, thuộc Đội 91 Thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên hy sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ tại ga Lưu Xá, thành phố Thái Nguyên (24/12/1972 - 24/12/2017). Ở Hội thảo, có nhiều tác giả là các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà làm phim, bạn đọc đã đưa ra những phân tích, luận giải, đánh giá tiểu thuyết Những người mở đường từ nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Có thể nhận thấy, nhìn chung các tham luận đều bày tỏ sự trân trọng đối với thành công về nội dung và nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này. Ngày 28/8/2019, Hội thảo Văn học Thái Nguyên với đề tài lịch sử đã được Chi Hội Lí luận phê bình văn học và Hội văn học Nghệ thuật Thái Nguyên tổ chức tại tỉnh. Trong hội thảo, một số vấn đề về tiểu thuyết lịch sử đã được đặt ra và thảo luận. Tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang cũng được quan tâm đánh giá về các phương diện như đề tài, khuynh hướng, đặc điểm thể loại, thế giới nghệ thuật…, đáng chú ý có tham luận của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đức Hạnh, Cao Thị Hồng (Tiểu thuyết Những người mở đường của Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại) Phạm Văn Vũ (Tiểu thuyết và vấn đề diễn giải lịch sử), nhà văn Phan Thái… Các tác giả đã tập trung đi sâu vào cắt nghĩa, diễn giải những giá trị nổi bật như cách phản ánh hiện thực, cách nhìn nhận lịch sử và con người v.v.., đồng thời cũng thẳng thắn nêu lên những băn khoăn, tiếc nuối muốn trao đổi thêm về một số điểm còn chưa thành công của tác phẩm, như tính luận đề, kiểu kết thúc v.v… Tác giả Cao Thị Hồng đánh giá thành công của Những người mở đường qua bối cảnh thời đại mà tác giả tái hiện: “Những trang viết phục dựng hiện thực chiến tranh là những trang viết cuốn hút và mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc” [30, tr.27]. Một số tác giả đã nhìn nhận thành công của tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang ở phương diện tính điện ảnh. Các tham luận đã các tham luận đã xoay quanh vấn đề này như: tham luận của Trần Hinh, Vi Phương, đạo diễn Đặng Tiến Sơn.... 4
- Chẳng hạn như bài viết Khuynh hướng tiểu thuyết - điện ảnh trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hồ Thủy Giang của Vi Phương đã khẳng định: “Viết theo khuynh hướng tiểu thuyết - điện ảnh, cả về mặt hình thức và nội dung, tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang đã có sự gần gũi với những chuyển động của một bộ phim, khiến bạn đọc như đang được xem một bộ phim trên giấy” (tác giả nhấn mạnh) [30, tr.72]. Đây cũng là một đánh giá đáng trân trọng đối với tiểu thuyết của Hồ Thuỷ Giang. Đánh giá về những đóng góp của nhà văn Hồ Thuỷ Giang về đề tài lịch sử, nhà nghiên cứu Trần Thị Việt Trung cho rằng: “Đọc những tác phẩm do Hồ Thuỷ Giang sáng tác, người đọc cảm nhận rất rõ thái độ tôn trọng lịch sử, lòng tự hào về con người và mảnh đất thiêng vùng trung du miền núi này; cũng như sự sáng tạo không biết mệt mỏi của một nhà văn cả cuộc đời gắn bó máu thịt với Thái Nguyên với biết bao vui, buồn, bao suy tư, trăn trở, bao nỗi đau đáu… về vai trò, trách nhiệm của một công dân Thái Nguyên, của một nhà văn Thái Nguyên” [30, tr.77]. Tác giả đã đánh giá cao những đóng góp của Hồ Thuỷ Giang cho văn học Thái Nguyên. Tuy nhiên, với khuôn khổ của một bài tham luận hội thảo nên tác giả cũng chưa đi sâu phân tích ở những tiểu thuyết cụ thể. Đây là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi đi sâu khảo sát và chỉ ra đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Hồ Thuỷ Giang. Với tiểu thuyết Thái Nguyên 1917, Hồ Thuỷ Giang đã tái tạo được phần nào cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên đầu thế kỷ XX với những nhà yêu nước tiêu biểu như Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến. Dưới hình thức tiểu thuyết, nhà văn đã gợi nhắc lại những hình ảnh quả cảm, lẫm liệt và bi tráng về tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong thời kì đầu của công cuộc chống Pháp xâm lược. Và khi viết Thái Nguyên 1917 Hồ Thuỷ Giang đã luôn hướng tới sự trung thành, khách quan khi chú ý tới các yếu tố lịch sử. Song song với đó, tác giả cũng khảo sát, tìm hiểu các nhân chứng, vật chứng của cuộc khởi nghĩa còn ít 5
- nhiều để lại dấu tích ở nhiều địa phương khác. Tuy nhiên, vì là thể loại tiểu thuyết nên yếu tố hư cấu là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó tác giả với một ước muốn truyền lại cho độc giả, đặc biệt là học sinh, sinh viên những hình ảnh, những sự kiện lịch sử đã lui vào quá khứ tròn một thế kỉ nhưng vẫn luôn tươi mới trong tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của mỗi người dân nước Việt. Ngoài ra, một số luận văn nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang có thể kể đến: Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang (2017) của Thân Thị Mai Linh Lan [20 a] đề cập đến một số đặc điểm cơ bản trong tiểu thuyết nói chung của Hồ Thuỷ Giang. Tác giả cũng chưa đi sâu phân tích cụ thể về tiểu thuyết lịch sử với những đóng góp tiêu biểu của Hồ Thuỷ Giang; Luận văn Nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thuỷ Giang (2017) của Nguyễn Thị Tài[46] đề cập đến hệ thống nhân vật nữ trong các sáng tác của Hồ Thuỷ Giang. Nhìn chung, các luận văn này đã nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang ở một số phương diện về nội dung và nghệ thuật nhưng chưa nghiên cứu cụ thể vào mảng tiểu thuyết lịch sử của nhà văn này. Đây là cơ sở để chúng tôi đi sâu và đánh giá những đóng góp và hạn chế của nhà văn Hồ Thuỷ Giang ở thể loại tiểu thuyết lịch sử. Như vậy, qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Thủy Giang nói riêng và tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Thái Nguyên nói chung, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết Hồ Thủy Giang đã bước đầu thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Nhưng các bài viết chủ yếu chỉ đánh giá riêng về nội dung hoặc nghệ thuật của từng cuốn tiểu thuyết (hầu hết trong các buổi giới thiệu sách, trong hội thảo...) hoặc đánh giá tiểu thuyết Hồ Thuỷ Giang trong những nhận định chung về tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên. Hiện chưa có công trình nào đi sâu khảo sát, đánh giá một cách toàn diện về tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang. Tuy nhiên, những gợi ý từ các bài viết trên sẽ là tiền đề để tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài này tham khảo, tìm hiểu và đưa ra cái nhìn 6
- toàn diện về những thành công và hạn chế của tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi chú ý đến đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết của Hồ Thuỷ Giang. Trong đó, chúng tôi quan tâm cụ thể đến các phương diện về nội dung và nghệ thuật trong các tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hồ Thủy Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung ở 3 cuốn tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang, đó là: Những người mở đường, Nxb Văn học, 2016; Tể tướng Lưu Nhân Chú, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2016; Thái Nguyên - 1917, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2017. Ngoài ra chúng tôi cũng quan tâm đến các tiểu thuyết lịch sử của các tác giả văn học Việt Nam hiện đại hoặc các sáng tác viết về lịch sử ở Thái Nguyên làm đối tượng so sánh khi cần thiết. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi phải hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Trước hết, chúng tôi đi sâu tìm hiểu các vấn đề lí luận chung về tiểu thuyết và khái quát về văn học Thái Nguyên. Đồng thời giới thiệu về tác giả Hồ Thuỷ Giang trong dòng chảy văn học địa phương Thái Nguyên. Chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích các phương diện về nội dung như các vấn đề về cảm hứng và hình ảnh con người trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang. 7
- Một số vấn đề về phương diện nghệ thuật như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật cũng được chúng tôi đi sâu tìm hiểu, đánh giá để chỉ ra đóng góp trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Thủy Giang. 4.2. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu khái quát về văn học địa phương và vị trí của nhà văn Hồ Thủy Giang trong dòng chảy văn học địa phương Thái Nguyên. Qua khảo sát các tác phẩm của Hồ Thuỷ Giang làm rõ những đặc điểm về người anh hùng được phản ánh trong tác phẩm. Qua đó khẳng định vị trí và những đóng góp tiêu biểu của Hồ Thuỷ Giang trong dòng chảy của văn xuôi Thái Nguyên nói chung và văn học viết về lịch sử Thái Nguyên nói riêng. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: 5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây được xác định là phương pháp chủ đạo của đề tài. Trên cơ sở phân tích các tiểu thuyết của Hồ Thuỷ Giang, chúng tôi sẽ tổng hợp để chỉ ra những đặc điểm nổi bật về phương diện nội dung và nghệ thuật khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học: vận dụng lí thuyết thi pháp học để nghiên cứu cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật… trong tiểu thuyết của Hồ Thuỷ Giang. 5.3. Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát - thống kê để chỉ ra những yếu tố lặp lại và được nhấn mạnh trong tiểu thuyết của nhà văn. 5.4. Phương pháp nghiên cứu, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: luận văn sử dụng phương pháp này để đi sâu phân tích nét riêng trong tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang. 5.5. Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng trong luận văn để đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; quá trình sáng tác về đề 8
- tài lịch sử của tác giả và làm sáng tỏ các mối liên hệ của đề tài với các yếu tố liên quan. 5.6. Phương pháp liên ngành: Phương pháp này được sử dụng khi kết hợp nghiên cứu giữa văn học, lịch sử, văn hoá… làm sáng rõ hơn các nội dung chính của luận văn. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài được hoàn thành là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc giảng dạy phần văn học địa phương ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh cũng như những người quan tâm đến văn học địa phương Thái Nguyên. Công trình là tư liệu tham khảo giúp lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, động viên và có những chính sách khuyến khích hơn nữa để văn học địa phương, trong đó có tiểu thuyết lịch sử Thái Nguyên tiếp tục phát triển hơn nữa. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận và hành trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang. Chương 2: Một số phương diện về nội dung trong tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang. Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thủy Giang. 9
- NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HỒ THỦY GIANG 1.1. Một số vấn đề lí luận về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử 1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử Trong một số giáo trình về lí luận văn học, tiểu thuyết được hiểu là hình thức tự sự cỡ lớn phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Tuy nhiên, tiểu thuyết luôn gắn với đặc điểm thể loại, đó là sự hư cấu. Các tác giả đã hư cấu thông qua chất liệu hiện thực để xây dựng lên nhân vật, hoàn cảnh, sự việc nhằm phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề về cuộc sống con người. Như vậy, đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm. Tiểu thuyết lịch sử là một tiểu loại của tiểu thuyết nhằm phản ánh nội dung, đề tài mang tính lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có nhiều cách quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử, cách viết truyện lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử được các nhà nghiên cứu người Pháp là Dorothy Brevvster và Jonh Breell nhận định như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà tên gọi tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào các nhà phê bình định 10
- nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường đưa nó vào một loại văn học có danh” [dẫn theo 29, tr.211]. Như vậy theo quan niệm này thì tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, một quốc gia nào đó. Đây cũng là yếu tố cơ bản tạo nên tính lịch sử của tiểu thuyết. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì thể loại lịch sử hay tiểu thuyết lịch sử được quan niệm là: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện đời xưa nói chuyện đời nay, tiếp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này” [13, tr.255]. Quan niệm này cũng cho chúng ta thấy, các tác giả coi trọng yếu tố lịch sử trong sáng tác, chú trọng việc không “phá vỡ tính chân thực lịch sử” của thể loại. Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp hai xu hướng chính quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như sau: Thứ nhất, các ý kiến cho rằng tiểu thuyết lịch sử phải tôn trọng sự kiện lịch sử và từ chất liệu của lịch sử, tác phẩm được hư cấu, xây dựng và sáng tạo lên. Thứ hai, các tác giả cho rằng tiểu thuyết lịch sử là những sáng tác không coi trọng sự kiện lịch sử. Với những tác giả theo xu hướng này thì lịch sử chỉ là cái cớ để viết tiểu thuyết mà thôi. Tính chất hư cấu và các tư liệu ngoại sử được khai thác và sử dụng triệt để. Như vậy, có thể xếp hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử cổ điển của Trung Quốc vào trường hợp thứ nhất, cho dù tỉ lệ sự thật lịch sử và tỉ lệ hư cấu có màu sắc đậm nhạt khác nhau. (Ví như tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Tam quốc 11
- diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung theo tỉ lệ bảy thực ba hư như chính tác giả đã tuyên bố; còn tác phẩm Thủy hử của Ngô Thừa Ân thì phần hư nhiều hơn, có lẽ là ba thực bảy hư.) Điển hình cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thứ hai đã nói ở trên là nhà văn Pháp Alexandre Dumas với các tác phẩm Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Hoàng hậu Margo… Chính tác giả Dumas đã từng thừa nhận:“Lịch sử là cái đinh, ở đó tôi treo móc những bức tranh của tôi”. Ngoài các quan niệm trên, còn một lối viết khác mang hơi hướng của lịch sử. Đó là lối viết dựa vào các sự kiện lịch sử nhưng làm nó biến dạng hẳn so với tư liệu gốc. Theo xu hướng này là các tiểu thuyết dã sử, tiểu thuyết kiếm hiệp,… Rõ ràng, những tiểu thuyết kiểu loại này đã mang một màu sắc khác, hơi hướng khác. Với quan điểm như nhà văn Dumas và các nhà viết truyện kiếm hiệp, chúng ta thấy có thể không xếp tác phẩm của họ vào loại tiểu thuyết lịch sử, vì cái gọi là lịch sử ở trong đó không đáng tin cậy, với những người ít hiểu biết thì thứ lịch sử đó thậm chí còn làm nguy hại đến nhận thức của họ. Những sáng tác này có thể gọi là tiểu thuyết mang màu sắc lịch sử. Như vậy, chỉ nên coi những sáng tác tôn trọng sự thật lịch sử là tiểu thuyết lịch sử đích thực bởi ở đó nhà văn tái tạo lịch sử và hư cấu nghệ thuật luôn ở trong giới hạn cho phép. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi khảo sát tiểu thuyết lịch sử của Hồ Thuỷ Giang. Hầu hết các sáng tác của Hồ Thuỷ Giang đều bám sát các yếu tố lịch sử, tôn trọng các dấu mốc và sự kiện lịch sử, yếu tố hư cấu có sử dụng nhưng chỉ tô đậm thêm cho các chi tiết lịch sử. Các yếu tố dã sử cũng được sử dụng nhưng vẫn luôn hướng tới trân trọng các sự kiện lịch sử. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết lịch sử là các tác phẩm mang đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nhưng lấy sự kiện lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đó, tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu, tưởng tượng thêm để sáng tạo tác phẩm gây hứng thú cho người đọc. Nhưng tiểu thuyết lịch sử 12
- tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng không hề né tránh, xa vời thực tại, thời thế. Đúng như Bexlinxki đã khẳng định:“Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho hiện tại và chỉ ra tương lai của chúng ta”. Tuy lấy những sự kiện, những nhân vật lịch sử nhưng các tác giả không chỉ trình bày trong cái tư thế lịch sử ấy mà còn cho người đọc biết về nhiều mặt khác của đời sống con người, thậm chí cả những mặt sinh hoạt mang tính đời tư của nhân vật. Từ đặc trưng của tiểu thuyết nên quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cũng rất đa dạng, linh hoạt, mỗi quan niệm thường nhấn mạnh vào một đặc điểm nào đó của thể loại. Có thể đưa ra một số quan niệm tiêu biểu sau: Về cốt truyện, tiểu thuyết lịch sử thường mang cốt truyện được xây dựng từ các chi tiết lịch sử. Các yếu tố về thời gian, bối cảnh được xây dựng dựa trên các tư liệu lịch sử. Điều này khiến cho tác phẩm mang cốt truyện lịch sử thể hiện đúng được hồn cốt của nó. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử không phải là những cuốn biên niên sử khô cứng, mà ở đó bạn đọc còn bắt gặp một thế giới nhiều màu sắc, sinh động. Một trong những yếu tố hấp dẫn trong cốt truyện lịch sử chính là những tình tiết ngoại sử được chêm xen để làm sáng rõ hơn những khía cạnh còn nhiều khuất lấp của lịch sử. Từ đây tạo ra những câu hỏi mở về lịch sử khiến bạn đọc thấy hấp dẫn và thú vị. Các tác giả hiện đại đã khai thác khá thành công xu hướng này, chúng ta có thể kể tới Nguyễn Xuân Khánh với một loạt tiểu thuyết lịch sử của mình. Chính vì thế mà cho đến nay quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa thống nhất. Người ta vẫn tranh luận về các vấn đề: sự thực lịch sử và hư cấu; độ lùi quá khứ ở mức độ nào?; quá khứ còn đọng lại trong kí ức người đương thời hay kí ức chỉ còn đọng lại trong huyền thoại, truyền thuyết…Song mỗi quan điểm dù nhấn mạnh ở khía cạnh nào của thể loại nhưng tựu chung lại vẫn đề cập đến sự kiện lịch sử và yếu tố hư cấu. Đây cũng là những hạt nhân cốt lõi trong cốt truyện của tiểu thuyết lịch sử. 13
- Về nhân vật của tiểu thuyết lịch sử, chủ yếu là những nguyên mẫu từ các nhân vật có trong lịch sử. Theo Lucacs, nhà tiểu thuyết lịch sử của Hungari, khẳng định: “Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là chứng minh sự tồn tại của một hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật” [29]. Đó có thể là người anh hùng của dân tộc như: Lý Thường Kiệt của trong Việt Nam Lí Thường Kiệt (Phạm Minh Kiên); nữ anh hùng Triệu Thị Trinh trong Bà Triệu (Hàn Thế Dũng); Hoàng Hoa Thám trong Lịch sử Đề Thám (Ngô Tất Tố)… Cũng có thể là những nhân vật còn nhiều tranh cãi về chính diện và phản diện và được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, có công, có tội như: Mạc Đăng Dung trong tiểu thuyết Mạc Đăng Dung (Lưu Văn Khuê); hay vua Hồ Quý Ly trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh)… Nhiều nhân vật phản diện hay những thời kỳ lịch sử của dân tộc cũng được tái hiện trong các truyện lịch sử (Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái; Trùng Quang tâm sử - Phan Bội Châu; Vua Quang Trung - Phan Trần Chúc; Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ - Ngô Tất Tố… Yếu tố đời tư, có tính hiện đại đã được một số tác giả đưa vào tiểu thuyết lịch sử. Đây được coi là quá trình “giải thiêng” các nhân vật lịch sử khi đưa yếu tố đời tư, thậm chí là tầm thường, dung tục khi miêu tả, xây dựng nhân vật. Đây không hẳn là hạn chế, mà là một cái nhìn đa chiều, nhiều quan điểm đã được sử dụng để xây dựng nhân vật lịch sử. Từ đây các nhân vật lịch sử trở nên hấp dẫn, huyền bí thậm chí là được “nâng tầm” khác trước. Tuy nhiên, cũng có không ít tác phẩm đã tạo nên sự phản cảm của bạn đọc khi xử lý yếu tố đời tư nhân vật mang tính thô tục, xa rời hiện thực hoặc ảo hoá nhiều. Về ngôn ngữ, các sáng tác về lịch sử thường sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc trang trọng thậm chí là chuẩn mực và có màu sắc thời đại. Tuy nhiên, tiểu thuyết lịch sử ngoài ngôn ngữ trang trọng, các tác giả còn sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, đa dạng, không còn dập khuôn theo khuôn mẫu thời đại hay tính chất trang trọng. Nhiều tác giả đã sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc đời thường 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
147 p | 667 | 92
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ chat - Tiếng Việt và tiếng Anh
141 p | 666 | 73
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam bộ
240 p | 302 | 65
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)
116 p | 229 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức
192 p | 247 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt
146 p | 152 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Tiếp xúc ngôn ngữ Ê Đê - Việt ở tỉnh Đak Lăk trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa
155 p | 201 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng Việt trong lĩnh vực thương mại
152 p | 238 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ trong ca từ Trịnh Công Sơn dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri luận
92 p | 170 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Quán ngữ tình thái tiếng Việt
94 p | 168 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt
98 p | 163 | 38
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ
165 p | 166 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
249 p | 205 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt
148 p | 155 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngữ nghĩa của phần phụ chú trong câu tiếng Việt
211 p | 155 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ án văn tiếng Việt
203 p | 119 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Màu sắc Nam bộ trong ngôn ngữ truyện ký Sơn Nam
113 p | 154 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Tố Hữu
25 p | 121 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn