Tiểu luận: Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo
lượt xem 52
download
Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướng tăng lên, trong đó giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ (bản đầu vào của sản xuất), giá lương thực, và thực phẩm trên thế giới tăng cao.Trong khi đó, vào năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 20082010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta....Đề tài Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo giúp các bạn hiểu về chính sách tiền tệ trong thời kỳ 2011 - 2012.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo
- Tiểu luận NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (2011-2012) GỢI Ý CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển: PGS.TS. Đào Hùng TS.Nguyễn Thạc Hoát TS. Nguyễn Trọng Nghĩa ThS. Nguyễn Thế Vinh ThS. Nguyễn Việt Anh 1
- Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướng tăng lên, trong đó giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ (bản đầu vào của sản xuất), giá lương thực, và thực phẩm trên thế giới tăng cao.Trong khi đó, vào năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008- 2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) tháng 10-2011 đã xác định giai đoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đổi mới quan điểm, điều chỉnh mục tiêu chính sách tiền tệ thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện rõ trong các nghị quyết của Chính phủ 2011-20121. NHNN đã ban hành các văn bản chỉ đạo2 triển khai thực hiện CSTT, điều hành nhất quán, kiên định theo các định hướng mục tiêu của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và nhiệm vụ đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng(TCTD). Về CSTT giai đoạn trước năm 2010 đã được đề cập trong nhiều công trình, dự án nghiên cứu cụ thể.Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của CSTT trong năm 2011 và 2012.Những số liệu liên quan đến thời kỳ trước được sử dụng để phân tích, so sánh để làm rõ hơn CSTT 2011-2012. 1 Nghị quyết 01/2011/NQ-CP; Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, ngày 24/2/2011; Nghị quyết 01/2012/NQ-CP; Nghị quyết 13/2012/NQ-CP 2 Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN, ngày 4/3/2011; Chỉ thị 01/2012/CT-NHNN; Công văn 3739/NHNN ngày 20/6/2012 thực hiện NQ 13; Chỉ thị 06/2012/CT-NHNN ngày 9/11/2012 2
- I. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2011-2012 1. Mục tiêu hàng đầu của CSTT: Thời kỳ 1997-2010, theo quy định của Luật NHNN 19973, quy định rõ quan điểm CSTT đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống xã hội. Thời kỳ 2011-2012, Luật NHNN 20104, có hiệu lực từ 1/1/2011, chỉ quy định một mục tiêu của CSTT, đó là:ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát. Theo luật NHNN 2010, thì mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng của CSTT của Việt Nam hiện nay là: Ổn định giá trị đồng tiền. Đây là sự đổi mới, hoàn thiện đúng hướng của CSTT ở VN, theo hướng CSTT đơn mục tiêu, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu quá trình hoạch định và thực mục tiêu kiểm soátlạm phát thời kỳ 2004-2012 cho thấy: Bảng 1.Lạm phát: Mục tiêu và kết quả thực hiệngiai đoạn 2004-2012 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mục tiêu
- Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu 2011 đặt ra với mức kỳ vọng cao hơn nhiều so với thực tế, gây áp lực lớn cho điều hành CSTT và buộc phải sử dụng công cụ, các biện pháp hành chính, ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế. Năm 2011 lạm phát mục tiêu đề ra
- trong điều hành chính sách cũng dẫn đến những ảnh hưởng nhất định tới lạm phát.Nếu các Nghị quyết và chỉ thị nói trên được ban hành vào cuối năm 2010, thì hiệu quả kiềm chế lạm phát năm 2011 chắc sẽ đạt được kết quả khả quan hơn. Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu năm 2012 đặt ra < 10% là sự lựa chọn hợp lý so với mức lạm phát thực tế các năm trước và thực trạng nền kinh tế. Kết quả kiểm soát lạm phát 2012 ước đạt ở mức 7% là thành công bước đầu.Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.Nếu tỷ lệ lạm phát 2012 ở mức 9% thì hiệu quả của CSTT đạt được sẽ cao hơn rất nhiều. Nhìn lạichỉ tiêulạm phát thực tế bình quân (2004-2012) là 11.16%/, lạm phát mục tiêu bình quân 2004-2012 là 8.6%/năm và thực trạng nền kinh tế thì mục tiêu kiểm soát lạm phát 2012 đề ra
- Giai đoạn 2004-2012, trong 9 năm, xẩy ra 3 vòng xoáy lạm phát lặp lại cùng 1 xu hướng: 2004-2006: 9.5% , 8.4% và 6.6%; 2007-2009: 12.6% , 19.9% và 6.5%; 2010-2012: 11.8%, 18.13% và 7%. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện cho thấy:Những nguyên nhân chủ quan làm bùng phát lạm phát cao từ trước đến nay do bất cập trong điều hành CSTT đã bộc lộ rõ và đã khắc phục ngày càng tốt hơn trong giai đoạn 2011-2012. Đối với các nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, gây áp lực tạo nên lạm phát cao ở nước ta vẫn còn nguyên. Đó là những yếu tố gây nên áp lực lạm phát chi phí đẩy của nền kinh tế như: xu thế giá cả hàng hóa thế giới ngày càng tăng cao với một nền kinh tế có tỷ lệ nhập khẩu/GDP cao hơn 80%; sự tăng lên của chi phí sản xuất do cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, quản lý kém hiệu quả và yêu cầu phải điều chỉnh tăng tiền lương; sự tăng giá các mặt hàng chủ chốt và dịch vụ thiết yếu do quá trình điều chỉnh giá bao cấp sang giá thị trường của các hang hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý và kiểm soát giá. Như vậy, thách thức lớn nhất đối với vấn đề kiểm soát lạm phát và điều hành CSTT của Việt Nam trong năm 2013 và những năm tới là từ các yếu tố gây nên lạm phát chi phí đẩy chứ không phải nguy cơ từ các yếu tố cầu kéo và các nguyên nhân khác. Từ các phân tích nói trên, có thể rút ra một số quan điểm để xây dựng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu cao nhất của CSTT ở VN sau đây: - Hoạch định mục tiêu kiểm soát lạm phát không thể xây dựng theo chỉ tiêu hàng năm như hiện nay, mà phải được hoạch định trong cả thời kỳ trung và dài hạn, chia ra từng năm, theo một lộ trình phù hợp với quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của nền kinh tế;lựa chọn tối ưu mục tiêu ngắn hạn, trung và dài hạn. - Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây nên áp lực tăng tổng cầu quá mức, ngăn ngừa tái lập nguy cơ lạm phát tiền tệ từ kênh tín dụng, tài khóa và cung tiền. - Điều hành không để xẩy ra việc tăng tổng cầu dồn dập, tập trung vào một thời điểm, đặc biệt là điều chỉnh tăng tiền lương và các loại giá hàng hóa dịch vụ từ giá bao cấp sang cơ chế giá thị trường, không làm cho giá cả bị đẩy lên. 6
- - Đối với những ngành kinh tế chưa đạt đến mức sản lượng tiềm năng, thì việc kích cầu là một chính sách có hiệu quả, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Muốn kiểm soát được lạm phát mục tiêu trong những năm tới phải kiểm soát được các yếu tố gây nên “lạm phát chi phí đẩy” và không thể nóng vội giải quyết được mục tiêu lạm phát thấp ngay trong ngắn hạn.Quan điểm chính sáchcần quán triệt tầm nhìn trung dài hạn, phù hợp với lộ trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, điều chỉnh các loại giá hàng hóa và dịch vụ do nhà nước quản lý giá sang cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện hiệu quả quản lý đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Do đó, mục tiêu và giải pháp kiểm soát lạm phát phải gắn liền và đồng bộ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.Đặc biệt là phải xác định rõ mức độ ưu tiên của các mục tiêu; kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. 2.Mục tiêu trung gian Thực tế điều hành CSTT trong thời gian qua, NHNNVN đã lựa chọn biến số “Tổng phương tiện thanh toán” và “Mức tăng trưởng Tín dụng” làm mục tiêu trung gian của CSTT VN. Hàng năm hoặc từng từng thời kỳ, NHNN trình Chính phủ phê duyệt và ban hành các Nghị quyết chỉ đạo quan điểm, định hướng và các chỉ tiêu cụ thể mức tăng cung tiền và mức tăng trưởng Tín dụng.Theo đó, mục tiêu trung gian của CSTT 2011 là6:điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 - 16%; và mục tiêu trung gian của CSTT 2012 là7:kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng 15% -17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% -16%. Bảng số 1.2. Diễn biến cung tiền và tăng trưởng tín dụng 2004-2012 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012* M2 Mục tiêu 22 22 23-25 20-23 32 18-20 25 15-16 14-16 Thực hiện 30.4 29.6 33.6 46.1 20.3 29 33.3 12.4 17 Tín Mục tiêu 25 25 18-20 17-21 30 21-23 25 20 15-17 dụng Thực hiện 41.6 31.1 25.4 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 5.5 Nguồn: NHNN *Ước thực hiện 6 Nghị quyết 11/2011/NQ-CP 7 Nghị quyết 01/2012/NQ-CP 7
- Tổng phương tiện thanh toán Từ trước đến nay, NHNN VN đã chọn biến số khối lượng tiền cung ứng M2 để tính toán Tổng phương tiện thanh toán, dùng hoạch định và điều hành mục tiêu trung gian của CSTT. Nghiên cứu diễn biến chỉ tiêu cung tiền M2 của thời kỳ2011-2012 cho thấy: Kết quả điều hành M2 giai đoạn 2011-2012 theo xu hướng thực hiện sát với mục tiêu đề ra hơn nhiều giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, sự cắt giảm đột ngột và với mức độ giảm lớn M2 so với thực hiện bình quân giai đoạn 2004- 2010, làm suy giảm nghiêm trọng tổng cầu của nền kinh tế, phát sinh thêm những khó khăn cho kinh tế vĩ mô. Xu hướng chênh lêch lớn giữa chỉ tiêu thực hiện với mục tiêu đề ra và diễn ra liên tục, trong suốt cả thời kỳ dài từ 2004-2010, với mức tăng M2 bình quân mục tiêu đề ra 24.14%/năm, thực hiện bình quân 31.17%, chênh lệch + 7.03 điểm %. Mức chênh lệch của năm 2011 là +3.63% (mục tiêu 15-16%, thực hiện 12.37%) và mức thực hiện của 2012 được dự báo khoảng 16-17%, vượt mục tiêu không đáng kể, giảm 50% mức cung tiền thực tế thực hiện bình quân của 2004-2010. Trong điều kiện nền kinh tế có tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn lớn;thực trạng đô la hóa, vàng hóa và thị trường tiền tệ phi chính thức vẫn chưa kiểm soát hết;dẫn đến cơ sở tính toán, dự báo chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán M2 còn nhiều bất cập. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tính toán, hoạch định các mục tiêu giữa cung tiền với lạm phát và lạm phát với tăng trưởng kinh tế rất khó chính xác. Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, tổng phương tiện thanh toán là khối lượng tiền có trong lưu thông bao gồm tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian thanh toán để , trao đổi hàng hóa và , dịch vụ trên thị trường và khối lượng tiền trong lưu thông (Ms) bao gồm các yếu tố : Ms = M3 + Các phương tiện thanh toán khác = M2 + Tiền trên các chứng từ có giá (thương phiếu, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu và các trái khoán khác) + Các phương tiện thanh toán khác(giấy chấp nhận thanh toán của Ngân hàng, ..) 8
- Nếu chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán mà chỉ thống kê, tính toán được trong phạm vi M2 thì còn một khối lượng rất lớn các phương tiện thanh toán chưa được tính đến như: tiền trên các chứng từ có giá(trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, ..) và tiền trên các phương tiện thanh toán khác. Mặt khác, phân tích cơ cấu các yếu tố cấu thành của M2 ta thấy rằng: M2 = M1(tiền mặt, vàng, tiền đúc lẻ, tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD) +Tiền gửi có kỳ hạn VND tại TCTD + Tiền gửi ngoại tệ của cá nhân và tổ chức tại TCTD Như vậy, trong cơ cấu của M2, còn rất nhiều yếu tố biến động, ảnh hưởng làm thay đổi M2 rất khó có thể tính toán và dự báo chính xác được như: Dự trữ tiền mặt vượt mức nằm trong các TCTD;sự thay đổi tiền gửi ngoại tệ của tổ chức và dân cư; sự thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng của các TCTD; vàng và ngoại tệ trong dân cư; tiền mặt và tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ; tiền mặt trong hệ thống công ty bảo hiểm; tiền gửi và tiền mặt trong hệ thống kho bạc Nhà nước;… Kiểm soát lạm phát là mục tiêu cao nhất của CSTT và vấn đề cơ bản để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng. Muốn nâng cao hiệu quả tác động truyền dẫn của mục tiêu trung gian đến mục tiêu cao nhất là kiểm soát lạm phát, cần phải nghiên cứu hoàn thiện phương pháp tính toán, dự báo chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và biến số M2, đảm bảo chính xác và đầy đủ các yếu tố hơn. Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế: NHNN VN sử dụng chỉ tiêu Mức tăng trưởng tín dụng làm mục tiêu trung gian của CSTT, để tác động trực tiếp đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng Trong thời gian qua, NHNN điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo cơ chế: đưa ra chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng từng năm chung cho toàn hệ thống(thời kỳ trước 2011) và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD theo phân loại các TCTD theo 3 nhóm (2012). Nghiên cứu mục tiêu và thực hiện tăng trưởng tín dụng của giai đoạn 2011- 2012 cho thấy: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân 2004-2010 là 24.14%/năm, thực hiện bình quân 35.17%/năm; mức chênh lệch theo số tuyết đối bình quân thực hiện cao hơn mục tiêu là:+ 11.03% 9
- Như vậy, mục tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng 2011-2012 là sự điều chỉnh hợp lý với mục tiêu kiểm soát lạm phát và tái cơ cấu hệ thống TCTD.Tuy vậy, kết quả thực hiện2 năm liên tục thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, làm suy kiệt tín dụng, tác động bất lợi cho nền kinh tế và ảnh hưởng đếnmục tiêu tăng trưởng cho các năm sau. Mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế 2011 + 14.41%, thấp hơn - 5% so với mục tiêu 20% và giảm gần 60% so với chỉ tiêu thực hiện bình quân 2004-2010(35.17%) Mức tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế 2012 ước đạt 5, 5%, giảm - 68% so với mục tiêu(15-17%), giảm -84.4%% so với mức tăng trưởng Tín dụng thực tế bình quân 2004-2010 (35.17%); giảm – 62%% so với thực hiện 2011. - Xu hướng suy giảm tín dụng quá mức có nguyên nhân của điều hành CSTT và khó khăn từ nền kinh tế: Về điều hành CSTT: lãi suất cho vay còn quá cao so với hiệu quả kỳ vọng SX-KD của khách hàng, chậm được điều chỉnh theo diễn biến CPI, cơ chế lãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến của CPI chứ chưa căn cứ vào cung cầu vốn tín dụng trên thị trường. Thực tế cho thấy, 6 tháng cuối năm 2012, trừ một số ngân hàng trong danh sách phải tái cơ cấu, còn lại các Ngân hàng đều thừa vốn không cho vay được, nhưng các NHTM không điều chỉnh giảm lãi suất cho vay theo cung cầu vốn tín dụng. Đây là điều bất bình thường trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng trong cơ chế thị trường. Về khó khăn từ nền kinh tế: khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế bị suy giảm mạnh; điều kiện tiếp cận vay vốn của khách hang khó khăn hơn do rủi ro thị trường tăng lên, phương án kinh doanh không khả thi, giá trị tài sản thế chấp sụt giảm nghiêm trọng - Kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mang tính hành chính, hình thức;chưa đi đôi với biện pháp nâng caochất lượng tăng trưởng và hiệu quả tín dụng, là nguồn gốc gây nên rủi ro và bất ổn của hệ thống TCTD hiện nay. Nhìn lại chỉ tiêu thực hiện 2004-2012 chưa khi nào đạt được mục tiêu đề ra, hiệu lực chấp hành thấp, cơ chế điều hành chưa xử lýđược tình trạng vượt quá cao hoặc không đạt mức mục tiêu định hướng. Do đó, chỉ tiêu đề ra mang tính hình thức, tác dụng rất hạn chế.Mặt khác, cơ sở khoa học và phương pháp 10
- xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm còn có những vấn đề bất cập, mang nặng tính hành chính. Các quyết định hành chính về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không đi đôi với cơ chế kiểm soát chất lượng hiệu quả tín dụng.Vì vậy, nguồn vốn tín dụng đã bị phân bổ quá mức vào một số lĩnh vực đầu cơ(bao gồm: chứng khoán, bất động sản), hoặc các lĩnh vực rủi ro cao, các lĩnh vực không có hiệu quả, làm cho tỷ lệ nợ xấu cao và tăng nhanh; thanh khoản căng thẳng; Đólà nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ rủi ro bất ổn của hệ thống TCTD hiện nay cơ bảnvẫn chưa giải quyết được. Việc kiểm soát hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế của VN có vai trò rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.Để nâng cao hiệu quả điều hành CSTT, cần tập trung hoàn thiện, đổi mới các giải pháp, công cụ điều hành theo hướng: Bổ sung sửa đổi cơ chế tín dung, cơ chế lãi suất đảm bảo tăng trưởng về khối lượng đi đôi với nâng cao chất lượng; tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện, thắt chặt kỷ cương chấp hành của các TCTD. II. ĐIỀU HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ2011- 2012 Công cụ của CSTT là hệ thống các biện pháp mà NHNN có thể sử dụng để điều chỉnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của CSTT đã đề ra. Theo quy định của luật NHNN 2010, Thống đốcNHNN có quyền quyết định lựa chọn sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra. Việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ chỉ phát huy được hiệu quả khi nó tạo ra được cơ chế truyền dẫn tác động dây chuyền từ công cụ chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ đã được NHNN sử dụng chủ yếu trong thời gian qua bao gồm: lãi suất, tái cấp vốn, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát hạn mức tín dụng, .. 1. Công cụ lãi suất Lãi suất là một trong những công cụ gián tiếp để điều hành CSTT, NHN thông qua công cụ này để điều khiển mức cung tiền cho nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền của quốc gia. 11
- Chính sách, cơ chế điều hành lãi suấtcủa NHNN được định hướng theo nguyên tắc đảm bảo các mục tiêu của CSTT:kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo cơ chế điều hành lãi suất hiện nay, NHNN trực tiếp quyết định các mức lãi suất như: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất OMO, trần lãi suất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc4 đối tượng ưu tiên đối với nền kinh tế của các TCTD.Các TCTD được quy định lãi suất thỏa thuận đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khác ngoài 4 đối tượng ưu tiên;lãi suất cho vay trung dài hạn cho tất cả các đối tượng khách hang. Một số chuyển biến tích cực của cơ chế điều hành lãi suất 2011-2012: Cơ chế điều hành các loại lãi suất năm 2012đượcđiều chỉnh linh hoạt, hợp lý và đồng bộ hơn so với 2011, phát huy đượcvai trò Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Từ tháng 6/2011 đến nay, các lãi suất chủ chốt của NHNN được điều hành theo cơ chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị trường, lãi suất cơ bản và lãi suất thị trường mở được ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn(trần) và lãi suất chiết khấu(sàn). Các lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động vốn của NHTMđược điều chỉnh giảm xuống theo xu hướng giảm thấp của CPI (3/2012- 10/2012), đảm bảo nguyên tắc thực dương, nguồn vốn huy động 10 tháng tăng +14.2%, thanh khoản của hệ thống Ngân hành được cải thiện bằng nguồn vốn hút vào từ nền kinh tế chứ không phải từ nguồn tái cấp vốn như năm 2011. Từ tháng 6/2011-10/2012:Mối quan hệ giữa các loại lãi suất được điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ trước đó, theo nguyên tắc: Lãi suất tái chiết khấu< lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn; “sàn” là lãi suất tái chiết khấu; “Trần” là lãi suất tái cấp vốn; Biên độ 1-2%, lãi suất huy động vốn của TCTD biến động trong biên độ nói trên. Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn. 12
- Lãi suất huy động và cho vay của TCTD 2012 giảm hơn nhiều so với 2011, đặc biệt là chính sách cho vay lãi suất thấp hơn các đối tượng khác đối với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh được ưu tiên, là quyết định đúng đắn, kịp thời;tác động tích cực đến giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng. So với cuối năm 2011, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm được 6%/năm(14%/năm xuống 8%/năm), lãi suất cho vay 4 đối tương ưu đãi giảm được 4%-5%/năm (16-17%/năm xuống 12%/năm). Hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 11-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 14-17%/năm. Đặc biệt, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh 8-9%/năm so với đầu năm 2012, thị trường tiền tệ đã có sự cải thiện tích cực hơn nhiều so với năm 2011 Cơ chếlãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn là bước đi phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường. Cơ chế lãi suất huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”. Lãi suất cho vay thỏa thuận được thực hiện từ 14/4/2010 theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN vàthông tư 14/2012/TT-NHNN từ ngày 4/5/2012. Đối với các khoản cho vay ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên TCTD cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Đồ thị 2: CPI và các loại lãi suất 13
- Một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện trong cơ chế điều hành lãi suất 2011-2012 : Duy trì quá lâu cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất lãi suất huy động vốn và cho vay của các TCTD, làm cho các mức lãi suất kinh doanh của TCTD không phù hợp với cung cầu vốn tín dụng trên thị trường và giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO, công cụ dự trữ bắt buộc. NHNN có nhiều giải pháp và công cụ gián tiếp để tác động điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD. Cụ thể, khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với nền kinh tế, NHNN sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với TCTD.Từ đó tác động đến lãi suất thị trường liên ngân hàng.Cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với khách hàng.Nếu NHNN trực tiếp quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD thì công cụ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không phát huy hết tác dụng. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi lãi suất huy động cho vay của TCTD đối với khách hang đối với từng kỳ hạn và đối tượng khách hàng(trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và Thông tư 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012);Cơ chế điều hành trực tiếp quyết các mức lãi suất kinh doanh của các TCTD đã làm vô hiệu hóa các mức lãi suất điều hành chủ chốt của NHNN( lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành là lãi suất thực hiện vai trò định hướng thị trường tiền tệ, nhưnghiện nay chỉ mang tính hình thức, chưa trở thành lãi suất cơ sở, chuẩn mực để định hướng cho các loại lãi suất khác trên thị trường.Vì thế làm tăng rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng và các quan hệ dân sự khi có phát sinh tố tụng. Luật dân sự 2005 quy định các TCTD không được phép huy động và cho vay với lãi suất cao hơn 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Luật NHNN số 46/2010/QH12 “Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”. 14
- Trên thực tế, lãi suất cơ bản hiện nay là lãi suất mang tính hình thức, không có cơ sở kinh tế và không liên quan đến bất kỳ quan hệ cung cầu vốn trên các thị trường. Vai trò đinh hướng và tác động của các loại lãi suất điều hành của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO) đến lãi suất thị trường rất hạn chế.Một trong những nguyên nhân chủ yều là phương pháp xác định các loại lãi suất trên còn bất cập, không dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản là lãi suất chuẩn; cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chưa được ban hành rõ ràng. Thực tế trong thời gian qua, NHNN chưa ban hành được cơ chế điều hành và phương pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên. Khi quyết định các loạilãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng trước và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTTcủa Chính phủ, thiếu các thông tin, phân tích dự báo thị trường về cung cầu, số lượng giao dịch, lãi suất, ..; Do đó các lãi suất được điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trường, hạn chế tác dụng điều tiết của các công cụ lãi suất. Sự điều chỉnh các mức lãi suất chưatheo sát kịp với diễn biến hàng tháng của chỉ số CPI cả về biên độ và xu hướng, làm giảm hiệu quả và tác dụng của công cụ lãi suất. Phân tích diễn biến CPI và các mức lãi suất thời kỳ 2011-2012 có thể thấy: đường biến thiên của các loại lãi suất và chỉ số CPI chỉ có 4 tháng là cùng xu hướng(2/2012-6/2012)còn lại là lệch pha với biên độ chênh lệch quá lớn, nên hiệu quả tác động đến dự trữR của các TCTD và M2 không đáng kể. - Phân tích biến động lãi suất tái cấp vốn với CPI (2011-2012): Trong giai đoạn 2011-2012, NHNN có 6 lần điều chỉnh lãi suất (%/năm) theo xu hướng tăng liên tục(1/2011-2/2012): 9%, 11%, 12%, 13%, 14%, 15%; có 4 lần điều chỉnh giảm liên tục (3/2012-10/2012): 14%, 13%, 12%, 11%, 10% nhằm thực hiện mục tiêu… Nhưng do các biên độ mỗi lần điều chỉnh quá hẹp, xu hướng điều chỉnh rất hiếm khi phù hợp với xu hướng biến động của CPI nên tác động lên cung tiền và lãi suất thị trường tiền tệ rất kém hiệu lực. 15
- Đồ thị 3: CPI và lãi suất tái cấp vốn - Phân tích sự biến động của lãi suât tái chiết khấu và CPI. Đồ thị 4: CPI và lãi suất tái chiết khấu 16
- -Phân tích sự biến động của lãi suất OMO với CPI Đồ thị 5: CPI và lãi suất OMO -Phân tích biến động của Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ Đồ thị 6: CPI và lãi suất qua đêm Duy trì quá lâucơ chế cố định “trần” lãi suất huy động và “thả nổi” lãi suất cho vay thỏa thuận, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các TCTD đẩy lãi suất cho vay lên tối đa, làm tăng rủi ro tài sản có và nợ xấu của cả hệ thống NHTM và các TCTD khác. 17
- Từ tháng 1/2011-4/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định theo xu hướng giảm dần (14%/năm, 13%/năm, 12%/năm, 11%/năm) và lãi suất cho vay thỏa thuận ở tất cả các đối tượng và kỳ hạn vay vốn của khách hàng. Tháng 5/2012, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động (11%/năm) và “trần” lãi suất cho vay ngắn hạn theo biên độ (lãi suất cho vay = lãi suất huy động + 3%/năm) với 4 đối tượng cho vay ưu tiên, còn các đối tượng cho vay khác và cho vay trung dài hạn đều lãi suất thỏa thuận. Từ tháng 6/2012- nay, NHNN quy định “trần” lãi suất huy động cố định (9%/năm) và “trần” lãi suất cho vay cố định(13%/năm) với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh ưu tiên còn các đối tượng khác đều cho vay theo lãi suất thỏa thuận Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp rất khí có thể cao hơm lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD. Với cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận các khách hàng tốt không dám vay vốn, còn các khách hàng chấp nhận được lãi suất cao là những khách hàng đang thực sự khó khăn về tài chính, hoặc có nhu cầu tài trợ cho những dự án có rủi ro rất cao.Vì vậy cơ chế lãi suất thỏa thuận chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho TCTD, nhưng lại tăng thêm các rủi ro do lựa chọn khách hàng, rủi ro tín dụng, tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu, tạo ra một danh mục tài sản có rủi ro cao. Cố định mức lãi suất trầnhuy động vốn trong thời gian quá dài(trong suốt 12 tháng từ 3/2011-2/2012)trong khi CPI đã giảm mạnh và liên tục từ tháng 6/2011-12/2011, làm tăng áp lực thanh khoản của hệ thống, tăng thêm các rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức trong hệ thống Tài chính - Ngân hàng. Nhìn vào đồ thị biểu thị quan hệ giữa CPI và lãi suất huy động vốn của các TCTD dễ thấy rằng, : đường lãi suất gần như đi ngang trong khi đường CPI biến động lên xuống hình sin với biên độ rất lớn và chu kỳ dài. Hậu quả của cơ chế điều hành này đã gây thiệt hại cho người gửi tiền(7 tháng liên tục lãi suất tiền gửi ở mức thực âm); các NHTM phá rào trần lãi suất huy động vốn bằng mọi cách (hoa hồng, chi tiền mặt ngoài sổ sách, nhận ủy thác đầu tư trá hình, ..) thanh khoản căng thẳng, thị trường tiền tệ, thị trường liên Ngân hang đua nhau cạnh tranh lãi suất “ngầm”. 18
- Trong suốt 12 tháng liên tục từ tháng 3/2011-2/2012, mức lãi suất “trần” huy động vốn của các TCTD vẫn cố định 1, 17%/tháng(14%/năm).Trong khi CPI biến động liên tục hàng tháng với biên độ lớn và xu thế giảm rõ rệt lần lượt là:2.25%;3.53%;2.43%;1.22%;1.32%;1.07%;0.95%;0.42%;0.45%;0.63%;1.00% ; 1.37%.Kết quả là rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản của các TCTD tăng lên do tiền gửi huy động được của các NHTM chủ yếu là không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 1-2 tháng, tiền gửi từ 3 -12 tháng chiểm tỷ lệ rất ít;tiền gửi trung dài hạn trên 12 tháng không thể huy động được. Đồ thị 8: CPI và lãi suất huy động 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Theo quy định của Luật NHNN 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Cơ chế điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộctheo Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ), thông tư 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010. Theo cơ chế nói trên, chính sách dự trữ bắt buộc được căn cứ vào tính chất kỳ hạn tiền gửi(ngắn, trung, dài hạn), loại tiền gửi(VND và ngoại tệ) và ưu tiên đối tượng cho vay nông nghiệp, nông thôn. 19
- Đối với TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% và trên 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) và 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi. Từ năm 2009 -2012, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD đối với tiền gửi VND cố định 3% và không thay đổi. Một số vấn đề hạn chế về sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữbắt buộc trong giai đoạn 2011-2012 : NHNN cố định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND trong suốt thời gian dài từ 2009-2012 trong cả quá trình lạm phát cao năm 2011 và xu hướng thiểu phát 6 tháng 2012.Công cụ tỷ lệ DTBB không phát huy tác dụng điều chỉnh nguồn vốn thanh toán và cho vay của TCTD.Vì vậyhạn chế vai trò, tác dụng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, lượng tiền cung ứng và hệ số tạo tiền của hệ thống TCTD. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ có tác động rất mạnh đến khối lương tiền cung ứng trong lưu thông theo cấp số nhân, là công cụ kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất, nhưng NHNNkhông tăng hoặc giảm tỷ lệ trong suốt thời gian dài, trong bối cảnh lạm phát cao(2011) và xu hướng thiểu phát(6 tháng đấu năm 2012), nên không phát huy được vai trò và tác dụng của công cụ này để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Để phát huy được vai trò và tác dụng của công cụdự trữ bắt buộc phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tác động đến cả khối lượng và lãi suất cho vay tín dụng của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn lãi suất cho vay còn ở mức cao như thời gian vừa qua, nếu tăng tỷ lệ DTBB sẽ tăng chi phí đầu vào của nguồn vốn cho vay làm tăng lãi suất cho vay của các TCTD, nhưng NHNN có thể tăng lãi suất tiền gửi DTBB lên một mức hợp lý để bù đắp chi phí huy động vốn cho các TCTD, giảm áp lực tăng lãi suất cho vay. Chính sách dự trữ bắt buộc áp dụng một mức chung cho tất cả các NHTM, không căn cứ vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động và mức 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hiệu quả của việc sử dụng FDI tại Việt Nam trong 21 năm qua
40 p | 438 | 164
-
Tiểu luận: Nhìn lại chính sách đối ngoại của Việt Nam sau 20 năm đổi mới
11 p | 219 | 77
-
Tiểu luận: Chính sách đối với phụ nữ
56 p | 557 | 74
-
Tiểu luận: " Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN nhìn lại 10 năm đầu gia nhập (95-05) "
18 p | 237 | 59
-
Tiểu luận Đình công tự phát ở Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp
14 p | 869 | 57
-
Tiểu luận:Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, nhìn lại và suy ngẫm
15 p | 133 | 22
-
Tiểu luận: Lạm Phát Việt Nam 2011 – Thực trạng, giải pháp và cái nhìn về tương lai
24 p | 319 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự cho lao động gián tiếp tại công ty TNHH Xây dựng và Môi Trường Nam Trà
65 p | 66 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công bằng sức khỏe: Nhìn từ khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và tham gia Bảo hiểm y tế ở Việt Nam
101 p | 34 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành cơ khí ô tô tại khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
81 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Tác động của di cư đối với nông nghiệp - Tình huống xã Xuy Xá - huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội
60 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Bộ đôi thâm hụt hay biến động trái chiều – Ngân sách Nhà nước, Tài khoản vãng lai và Tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam
122 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô lên tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Việt Nam
83 p | 34 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Giáo dục Pháp - Việt ở Trung Kỳ từ năm 1906 đến năm 1945
195 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn