Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Bộ đôi thâm hụt hay biến động trái chiều – Ngân sách Nhà nước, Tài khoản vãng lai và Tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu trả lời mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Việt Nam. Giúp các nhà hoạch định kinh tế có được cái nhìn rõ ràng hơn về hai đại lượng này và đưa ra những chính sách vĩ mô phù hợp để phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Bộ đôi thâm hụt hay biến động trái chiều – Ngân sách Nhà nước, Tài khoản vãng lai và Tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM _______________ DƢƠNG ĐĂNG PHƢƠNG BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM _______________ DƢƠNG ĐĂNG PHƢƠNG BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỐC VIỆT TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Tác giả Dƣơng Đăng Phƣơng
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy, Cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Khoá 22 – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích về Kinh tế học và Tài chính doanh nghiệp để làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Quốc Việt đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình thực hiện luận văn có giai đoạn không được thuận lợi nhưng những gì Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu chuyên và những gì đạt được hôm nay, Tôi không thể quên được công lao giảng dạy và hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình góp ý về những thiếu sót của đề tài. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy, Cô và các anh chị học viên. TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014 Tác giả Dƣơng Đăng Phƣơng
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 3 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC................................................................................................. 7 2.1 Các mô hình lý thuyết cơ bản ................................................................................. 8 2.1.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ................................... 8 2.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế ............................ 14 2.1.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN với lãi suất .............................................. 16 2.2 Các kết quả nghiên cứu trước .............................................................................. 17 2.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho “Bộ đôi thâm hụt”.............................. 17 2.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ “Bộ đôi đối nghịch” ................................. 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24 3.1 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu.............................................................................. 24 3.1.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 24 3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.2 Phương pháp luận nghiên cứu ............................................................................... 28 3.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị - ADF ................................................................... 29 3.2.2 Lựa chọn độ trễ cho mô hình ......................................................................... 30 3.2.3 Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................... 31 3.2.4 Mô hình tự hồi quy Vector – VAR ................................................................ 32 3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................................... 34 3.3.1 Kiểm định tính dừng của dữ liệu.................................................................... 34 3.3.2 Lựa chọn độ trễ cho mô hình ......................................................................... 35 3.3.3 Kiểm định tính dừng của phần dư .................................................................. 36 3.3.4 Kiểm định AR Roots Graph ........................................................................... 38
- CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................... 39 4.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................... 39 4.1.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL giai đoạn 1994 - 2003 .................................................................................................................................. 39 4.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL giai đoạn 2004 – 2013 .................................................................................................................................. 43 4.2 Kết quả hồi qui mô hình Vector tự hồi qui - VAR ............................................... 45 4.3 Những tác động của thâm hụt ngân sách Chính phủ đến các thành phần TKVL và tỷ giá hối đoái danh nghĩa ........................................................................................... 55 4.4 Phân tích tác động của những thành phần ngân sách Chính phủ đến các thành phần của TKVL ........................................................................................................... 58 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 69 5.1 Kết quả nghiên cứu chính ..................................................................................... 69 5.2 Khuyến nghị ......................................................................................................... 69 5.3 Hạn chế của đề tài................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước ODA Official Development Assistance – Viện trợ phát triển chính thức TKVL Tài khoản vãng lai USD United States Dollar – Dollar Mỹ VAR Vector Autoregressive – Tự hồi quy dạng véc tơ VND Đồng Việt Nam WB World Bank – Ngân hàng Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Kết quả kiểm định Granger giữa thâm hụt NSNN và 21 thâm hụt TKVL ở Campuchia từ 1996-2006 3.1 Tóm tắt nguồn dữ liệu 26 3.2 Tóm tắt thông kê của các biến được sử dụng trong mô 28 hình 3.3 Kiểm định tính dừng bộ dữ liệu – Kiểm định ADF 34 3.4 Chọn độ trễ thích hợp cho mô hình 36 3.5 Kiểm định tính dừng của phần dư 37 4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa thâm hụt NSNN và thâm 42 hụt TKVL giai đoạn 1994 - 2003 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa thâm hụt NSNN và thâm 45 hụt TKVL giai đoạn 2004 - 2013 4.3 Kết quả kiểm định VAR 46 4.4 Kết quả kiểm định nhân quả Granger 47 4.5 Phân rã phương sai của cú sốc GOV 54 4.6 Phân rã phương sai của cú sốc CUR 54 4.7 Phân rã phương sai của cú sốc Tiết kiệm tư nhân_sai số 63 thống kê (Priv_Sav_Stat_Disc) 4.8 Kết quả kiểm định Granger các mô hình có GOV2 tác 65 động đến RIR
- 4.9 Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt NSNN bình quân 67 1994-2013 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang 2.1 Kết quả thực nghiệm ở Thổ Nhĩ Kỳ 18 2.2 Thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Philippines từ 20 1970 - 2003 2.3 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở 22 Việt Nam giai đoạn 1994 - 2013 2.4 Tài khoản vãng lai và Ngân sách Nhà nước ở Mỹ 1973 - 23 2004 3.1 Kết quả kiểm định AR Roots Graph 38 4.1 Thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL giai đoạn 1994 – 40 2003 4.2 Thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL giai đoạn 1994 – 43 2003 4.3 Phản ứng xung giữa các biến trong mô hình cơ bản 50 4.4 Thâm hụt NSNN và lãi suất thực ở Việt Nam 53 4.5 Tác động của thâm hụt NSNN đến từng thành phần của 56 TKVL
- 4.6 Tác động chủa cú sốc chuyển nhượng ròng (GOV1) đến 60 các thành phần của TKVL 4.7 Tác động chủa cú sốc chi tiêu Chính phủ (GOV2) đến 62 các thành phần của TKVL 4.8 Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt NSNN bình quân 67 1994-2013
- 1 BỘ ĐÔI THÂM HỤT HAY BIẾN ĐỘNG TRÁI CHIỀU CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TÀI KHOẢN VÃNG LAI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC Ở VIỆT NAM TÓM TẮT Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngân sách Nhà nước và tài khoản vãng lai đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Trong số những vấn đề đáng quan tâm đó thì thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL kéo dài trong những năm vừa qua đã trở thành vấn đề lo ngại hàng đầu cho các nhà làm chính sách. Nghiên cứu cho thấy tồn tại nhiều mối quan hệ đáng quan tâm giữa hai yếu tố này ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL là cùng chiều hay trái chiều, hay đơn giản là không có mối quan hệ? Khảo sát từ thực tế cho thấy có nhiều bài nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng nhiều mô hình khác nhau để kiểm định mối quan hệ này. Tuy nhiên kết quả chưa đồng nhất. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả thực hiện bài nghiên cứu này kỳ vọng đem lại cái nhìn rõ hơn về tương quan giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL. Bài nghiên cứu được thực hiện với bộ dữ liệu được lấy theo quý ở Việt Nam từ Quý 1-1994 đến hết Quý 1-2014. Năm biến chính của mô hình bao gồm: RGDP – GDP thực (logGDP), GOV – Ngân sách Nhà nước (%GDP), CUR – Tài khoản vãng lai (%GDP), RIR – Lãi suất thực kỳ hạn 3 tháng (%) và REER – Tỷ giá hối đoái thực (log(REER)). Kết quả nghiên cứu của bài cho thấy có mối quan hệ “Bộ đôi đối nghịch” giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL, nghĩa là khi thâm hụt NSNN tăng lên thì thâm hụt TKVL giảm xuống, hay TKVL được cải thiện. Khi đi vào nghiên cứu tác động của các thành phần NSNN đến các thành phần TKVL tác giả nhận thấy khi tăng chi tiêu Chính phủ góp phần tăng tiết kiệm tư nhân, lãi ròng Chính phủ và sai số thống kê. Tất cả các yếu tố đó làm cải thiện TKVL. Cấu trúc bài viết gồm có năm phần chính:
- 2 - Chƣơng 1 tác giả giới thiệu chung về đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. - Chƣơng 2 trình bày về các mô hình lý thuyết liên quan đến bài viết và các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. - Chƣơng 3 sẽ nói rõ về phương pháp và dữ liệu nghiên cứu - Chƣơng 4 là phần chính của bài. Tác giả sẽ trình bày cụ thể quá trình nghiên cứu và kết quả đạt được. - Chƣơng 5 là kết luận, đưa ra một số kiến nghị và hạn chế của đề tài. Từ khoá tiếng Việt: Bộ đôi thâm hụt, Bộ đôi đối nghịch, Ngân sách Nhà nước, Tài khoản vãng lai, Tỷ giá hối đoái, Chính sách tài khoá, VAR. Từ khoá tiếng Anh: Twin deficit, Twin divergence, Government budget, Current account, Real exchange rate, Fiscal policy, VAR.
- 3 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008 đã gây ra tổn thất vô cùng to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng: GDP toàn cầu sụt giảm mạnh, tình hình thất nghiệp gia tăng dẫn đến nhiều vấn nạn xã hội xuất hiện. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã tung ra các gói kích cầu nhằm cứu nguy cho nền kinh tế: Gói kích cầu 170 tỷ USD của chính phủ Mỹ năm 2008 và gói kích cầu thứ hai vào năm 2009 dưới thời kỳ Tổng thống Barack Obama trị giá 787 tỷ USD; Trung Quốc cũng tung ra gói kích cầu 4000 tỷ Nhân dân tệ (586 tỷ USD) vào năm 2009; Việt Nam cũng thực hiện hai gói kích cầu vào đầu năm 2009 trị giá 9 tỷ USD và gói kích cầu thứ hai vào cuối năm. Tuy nhiên sau những hành động này của Chính phủ thì việc thâm hụt ngân sách gia tăng điều không thể tránh khỏi. Theo báo cáo của Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ công bố ngày cho thấy, mức thâm hụt ngân sách trong năm tài chính 2009, kết thúc vào ngày 30-9 là 1400 tỷ USD, tương đương với 9,9% GDP. Vào năm 2008, thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt 459 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1945. Ở Việt Nam, thâm hụt ngân sách sau khi phát hành các gói kích cầu cũng ở mức báo động, nếu thâm hụt ngân sách năm 2008 là 3,8% so với GDP thì năm 2009, 2010 đã vượt lên mức 10% và 7,8% (theo số liệu của IMF). Sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách chính phủ không những sẽ làm cho tình hình nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn mà còn tác động đến các yếu tố vĩ mô quan trọng khác như cán cân TKVL, lãi suất thực hay tỉ giá hối đoái thực. Liên quan đến TKVL, các nhà nghiên cứu đều cho rằng thâm hụt TKVL xuất phát từ sự mất cân bằng trong kinh tế vĩ mô và điều này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế trong dài hạn. Một trong các biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách kiểm soát thâm hụt TKVL là thông qua chính sách tài khoá. Tuy nhiên theo mô hình lý thuyết Keynes 1936, mối quan hệ giữa thâm hụt TKVL và thâm hụt NSNN là cùng chiều, tức là thâm hụt ngân sách và thâm hụt TKVL xuất hiện đồng thời. Hiện tượng này có tên là
- 4 “Thâm hụt kép”, xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 1980, lúc này đồng USD được đánh giá cao và sự thay đổi bất thường trong TKVL cũng như thâm hụt ngân sách ở Mỹ. Các nước ở Châu Âu như Đức, Thuỵ Điển cũng đối mặt với vấn đề tương tự trong những năm đầu của thập niên 90. Lý thuyết thâm hụt kép cho rằng một sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách sẽ gây ra một sự gia tăng trong thâm hụt TKVL thông qua sự gia tăng giá trị đồng nội tệ và ngược lại. Mối liên hệ của tình trạng này có thể được lý giải khi quốc gia đó trải qua sự bùng nổ đầu tư, thâm hụt TKVL có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của đất nước hoặc tăng vay nợ nước ngoài, bán các tài sản cố định, tài sản tài chính… Vì vậy, thâm hụt TKVL liên tục làm cho quốc gia tăng nợ nước ngoài và kết quả là tăng thâm hụt ngân sách. Về mặt lý thuyết, các cơ chế đằng sau tình trạng thâm hụt kép có thể được giải thích thông qua học thuyết Keynes. Ông xem xét sự thay đổi ngân sách Chính phủ là yếu tố chính làm thay đổi các biến số kinh tế. Khi thâm hụt NSNN tăng lên do việc giảm thuế hay tăng chi tiêu là nguyên nhân chính làm tăng tổng chi tiêu của nền kinh tế, kéo theo sự tăng lên của lạm phát và lãi suất. Lãi suất tăng ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và dòng vốn nước ngoài vào tăng cao. Điều này dẫn đến giá trị đồng nội tệ tăng cao, kích thích nhập khẩu nhưng hạn chế xuất khẩu. Chính ảnh hưởng này làm cho thâm hụt TKVL tăng cao. Sự xuất hiện đồng thời giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt TKVL ở rất nhiều nước đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng của nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề thâm hụt kép và đã có nhiều bài nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm của nhiều tác giả để kiểm định giả thuyết này. Tuy nhiên, theo bài nghiên cứu gần đây của hai tác giả Soyoung Kim, Nouriel Roubini 2008 ở Mỹ từ năm 1973 – 2004 cho rằng có sự biến động trái chiều giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL, tức là khi thâm hụt NSNN tăng lên thì TKVL được cải thiện. Trong dữ liệu thu thập được từ Quý 1–1994 đến Quý 1-2014 ở Việt Nam, tác giải nhận thấy có một số thời kỳ có sự biến động trái chiều giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL. Dù vậy, đó chỉ là một số nhận định ban đầu, còn mối quan hệ thật sự giữa hai đại lượng này như thế
- 5 nào, chúng ta phải tiến hành nghiên cứu chi tiết dựa theo bài nghiên cứu của hai tác giả trên. Với mục đích làm rõ mối quan hệ đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm tác động của các cú sốc tài khóa lên TKVL và lấy tên đề tài là “Bộ đôi thâm hụt hay biến động trái chiều – Ngân sách Nhà nước, Tài khoản vãng lai và Tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu trả lời mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL ở Việt Nam. Giúp các nhà hoạch định kinh tế có được cái nhìn rõ ràng hơn về hai đại lượng này và đưa ra những chính sách vĩ mô phù hợp để phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác động giữa chính sách tài khoá mở rộng đến cán cân TKVL và tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam. Với mong muốn hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Tồn tại bộ đôi thâm hụt hay bộ đôi đối nghịch giữa NSNN và TKVL? - Các cú sốc thâm hụt NSNN tác động như thế nào đến từng thành phần của TKVL và tỷ giá hối đoái thực? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là NSNN, TKVL, tỷ giá hối đoái thực và mối quan hệ giữa ba yếu tố này. Trong đó đặc biệt quan tâm đến tác động giữa NSNN và TKVL tuân theo lý thuyết Bộ đôi thâm hụt hay Bộ đôi đối nghịch. Bên cạnh đó, tác giả còn xem xét đến tác động của sản lượng, lãi suất, các thành phần của NSNN và TKVL với nhau. Phạm vi nghiên cứu được thể hiện qua không gian và thời gian nghiên cứu sau:
- 6 - Không gian nghiên cứu: mối quan hệ giữa NSNN và TKVL trên lãnh thổ Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: xem xét tương quan này từ Quý 1-1994 đến hết Quý 1-2014. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Đầu tiên tác giả sử dụng phương pháp định tính nhằm nhận dạng mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL dựa theo kết quả của các bài nghiên cứu trước. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là mô hình VAR để kiểm định tương tác giữa các biến số này, dựa trên dữ liệu thu thập được. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành các kiểm định tính dừng của phần dư, AR Roots Graph để kiểm tra tính phù hợp của mô hình, kiểm định nhân quả Granger khi xem xét tác động giữa các biến.
- 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƢỚC Thông thường, chúng ta ủng hộ quan điểm thâm hụt sẽ gây ra tác động tiêu cực. Nhưng thực tế không hẳn vậy, khi thâm hụt ngân sách là do chi đầu tư phát triển, Nhà nước dựa vào nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thì trạng thái thâm hụt đó là tốt, vì đó là động thái chủ động của Chính phủ dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế nước nhà. Ngược lại, nếu thâm hụt ngân sách là do không đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên, hoặc chi đầu tư vào những dự án không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì trạng thái này không tốt, kết quả là Chính phủ phải đi vay nợ nước ngoài, từ đó làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài và không có nguồn thu trong tương lai để chi trả. Về phía TKVL, nếu xét một cách tổng quát thì TKVL bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài và chuyển nhượng ròng. Nhưng phần lớn thâm hụt này là do thâm hụt thương mại gây ra, tình trạng này xuất hiện khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu. Vậy vấn đề thâm hụt TKVL tốt hay là xấu? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, cũng như phụ thuộc vào tình hình tài khoản vốn. Có một điểm cần nhấn mạnh là bản thân việc thâm hụt này về nguyên tắc là không tốt và cũng không xấu. Để đưa ra một nhận xét về mức độ thâm hụt TKVL của một quốc gia, chúng ta cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể, không thể chỉ nhìn vào con số thâm hụt/thặng dư thương mại (hay thâm hụt/thặng dư TKVL) để cho rằng tốt hay xấu. Tuy nhiên, có một quan niệm phổ biến không chỉ ở Việt Nam là thâm hụt TKVL là không tốt, thể hiện một nền kinh tế yếu kém và ngược lại thặng dư TKVL thể hiện một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt. Mặc dù trong nhiều trường hợp, quan niệm trên không phải là không đúng, nhưng theo lý thuyết kinh tế thì không hẳn là như vậy. Khi tìm hiểu sâu hơn chúng ta vẫn có thể thấy trường hợp thâm hụt TKVL thể hiện một nền
- 8 kinh tế đang tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao, và khi nhu cầu đầu tư cao hơn khả năng tiết kiệm trong nước, điều này sẽ làm cho các dòng vốn nước ngoài chảy vào quốc gia đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư, tức là một quốc gia có thể sử dụng nguồn lực của nước khác để phát triển kinh tế trong nước. Ngược lại, một TKVL có thặng dư lại có thể là dấu hiệu bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt hơn, điều này có nghĩa các nguồn lực không được sử dụng cho phát triển nền kinh tế trong nước. Và trong nhiều trường hợp khác, thì sự mất cân bằng của cân cân TKVL (thặng dự hay thâm hụt) chẳng phải là một dấu hiệu nghiêm trọng nào. Tóm lại, chúng ta không thể kết luận thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL là tốt hay xấu nếu chỉ nhìn qua những con số mà không đề cập đến bản chất của thâm hụt. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây nữa là Mối quan hệ giữa hai đại lượng này là gì? Một số nhà kinh tế học cho rằng chúng có quan hệ cùng chiều, nhưng một số khác lại ủng hộ quan điểm ngược lại, tức là họ cho rằng thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL có quan hệ trái chiều nhau. Các nghiên cứu đã xem xét những quốc gia khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau nên đưa ra các kết luận cũng khác nhau. Dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL thông qua việc biến đổi công thức vĩ mô truyền thống và các lý thuyết về mối quan hệ giữa hai đại lượng này theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới. 2.1 Các mô hình lý thuyết cơ bản 2.1.1 Mối quan hệ giữa thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL Năm 1936, khi phân tích tình hình kinh tế của thời kỳ khủng hoảng năm 1930, Keynes đã trở thành người đầu tiên đưa ra những ý niệm vĩ mô như tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tái sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,... nhằm phân tích tổng quát nền kinh tế. Sự liên hệ giữa các chỉ tiêu này được biểu hiện dưới dạng tổng cầu.
- 9 Bước một là xây dựng mối quan hệ giữa TKVL, đầu tư và tiết kiệm của nền kinh tế đóng, không có hoạt động xuất nhập khẩu, ta có: Y=C+I+G (*) Trong đó, Y là thu nhập quốc dân C là tiêu dùng tư nhân I là tổng đầu tư của nền kinh tế G là chi tiêu Chính phủ. Đẳng thức (*) được viết lại là: Y–C–G=I Trong đó Y – C – G là phần tiết kiệm của nền kinh tế, gọi là S. Từ đó suy ra phương trình giữa tiết kiệm và đầu tư: S=I Bước hai, mở rộng công thức cho một nền kinh tế mở có các hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy phương trình (*) sẽ được viết: Y = C + I + G + (X – M) Trong đó X là xuất khẩu, M là nhập khẩu. Số chênh lệch giữa X - M là cán cân thương mại. Để đơn giản hóa, nếu xem X - M tương đương với TKVL (CA), ta có: CA = Y – C – G – I Vì Y – C – G chính là tiết kiệm S nên : CA = S – I CA = (Sg + Sp) – I CA = (T – G) + Sp – I CA = B + Sp – I
- 10 (Với Sg là tiết kiệm của Nhà nước, Sp là tiết kiệm của tư nhân và B là NSNN) Bước cuối cùng phương trình chính trong bài nghiên cứu này sẽ được thiết lập như sau: CAD = BD + (I - Sp) (Với BD là thâm hụt ngân sách Nhà nước, CAD là thâm hụt tài khoản vãng lai) Theo công thức trên, CAD và BD có quan hệ cùng chiều, nhưng thực tế có rất nhiều lý thuyết mà các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau xung quanh mối quan hệ đó, phần tiếp theo chúng ta thảo luận về các quan điểm. Lý thuyết thâm hụt NSNN và thâm hụt TKVL không có mối quan hệ Lý thuyết này dựa trên hiệu ứng Ricardian (Ricardian Equivalence Hypothesis – REH) của Barro (1974) và sau này được phát triển bởi Buchanan (1976). Các giả định ban đầu như sau: Chi tiêu Chính phủ không đổi trong một thời gian dài, và phần chi tiêu này được tài trợ bởi nguồn thu từ thuế. Tiêu dùng tư nhân phụ thuộc vào cả thu nhập khả dụng hiện tại và thu nhập khả dụng trong tương lai. Chính phủ có thể cho vay hoặc đi vay vì trong một số năm, nguồn thu thuế vượt quá chi tiêu và một số năm chi tiêu Chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế. Với chi tiêu dự kiến và một dự báo hợp lý về nguồn thu thuế trong tương lai, Chính phủ cắt giảm thuế ở thời điểm hiện tại, phải bù đắp thiếu hụt trong tương lai bằng cách đi vay. Và hiện giá các khoản thu thuế tăng thêm trong tương lai sẽ dùng để chi trả cho lợi tức đi vay Chính phủ phải trả cho người nắm giữ trái phiếu. Theo hiệu ứng này, kết quả của việc cắt giảm thuế sẽ không ảnh hưởng tới tiết kiệm quốc gia. Vì đầu tiên cắt giảm thuế sẽ làm giảm thu nhập công và tiết kiệm công, giảm tiết kiệm công làm tăng BD, nhưng sự sụt giảm này sẽ cân bằng với gia tăng tiết kiệm tư nhân. Vì vậy, tiết kiệm quốc gia sẽ không bị ảnh hưởng. Lý do là người dân sẽ nghĩ việc cắt giảm thuế hiện tại sẽ phải bù trừ trong tương lai, kết quả là họ tăng tiết kiệm để trả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 24 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn