intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phân tích và chứng minh những ảnh hưởng của môi trường, hoạt động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đến sự thay đổi trọng tâm của kế toán quản trị trên thế giới qua các giai đoạn

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

217
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phân tích và chứng minh những ảnh hưởng của môi trường, hoạt động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đến sự thay đổi trọng tâm của kế toán quản trị trên thế giới qua các giai đoạn trình bày tổng quan về kế toán quản trị, ảnh hưởng của môi trường, hoạt động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đến sự thay đổi trọng tâm của kế toán quản trị trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích và chứng minh những ảnh hưởng của môi trường, hoạt động, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đến sự thay đổi trọng tâm của kế toán quản trị trên thế giới qua các giai đoạn

  1. Tiểu luận PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG, HOẠT ĐỘNG, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐẾN SỰ THAY ĐỔI TRỌNG TÂM CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC GIAI ĐOẠN. DANH SÁCH NHÓM 1 1. Nguyễn Anh Vũ (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Thị Thu Nga 3. Huỳnh Thị Xuân Thùy 4. Trần Thị Bảo Trâm 5. Phan Thị Sen 6. Đặng Thị Thanh Thảo 7. Bùi Thị Hoàng Yến 8. Huỳnh Thị Hoàng Yến 1
  2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1 Lịch sử phát triển của kế toán quản trị Trên thế giới: Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển ở vào những năm cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19; - Đầu tiên, kế toán quản trị xuất hiện dưới hình thức kế toán chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chủ yếu cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để doanh nghiệp chống đỡ sức ép từ các doanh nghiệp lớn; - Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, hiệu quả, kế toán quản trị bắt đầu được chú ý, áp dụng, phát triển rất nhanh trong những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong những tổ chức phi lợi nhuận như các cơ quan của Nhà nước, bệnh viện, trường học... - Ngày nay, kế toán quản trị có xu hướng hình thành, phát triển trước trong những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học - kỹ thuật - quản trị tiên tiến, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại và s au đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ, khoa học - kỹ thuật - quản trị, điều kiện cơ sở vật chất lạc hậu (H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan (1987), Relevance lost the rise and fall of management Accounting, Harvard Business School Press). Ví dụ: Kế toán quản trị trong doanh nghiệp ở các nước như Nhật, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, (Akira Nishimura (2003), Management accounting feed forward and asian perspectives, Palgrave Macmillan, First Puplished, Freface and Acknowledgements ). - Tương lai, kế toán quản trị chuyển sang một kỷ nguyên mới, rất gần với quản trị, là một công cụ hợp nhất giữa chiến lược kinh doanh với thị trường, hợp nhất giữa kiểm 2
  3. soát, thông tin phản hồi với thông tin định hướng (Akira Nishimura (2003), Management accounting feed forward and asian perspectives, Palgrave Macmillan, First Puplished) và là một bộ phận thiết yếu của quản trị, kế toán chiến lược (Timothy Doupnik, Hector Perera (2006)) Internatioanal Accounting, Mc Graw -Hill Companies).  Xét về nội dung thông tin kế toán quản trị, quá trình hình thành, phát triển kế toán quản trị trong doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn cơ bản với những nội dung khác nhau: - Giai đoạn thứ nhất, khoảng trước những năm 1950, kế toán quản trị được xem như là một phương pháp kỹ thuật xác định, phân bổ chi phí sản xuất để tính giá vốn sản phẩm chế tạo, giá vốn hàng bán và lập dự toán chi phí sản xuất nhằm cung cấp thông tin tài chính cho nhà quản trị kiểm soát chi phí, định hướng sản xuất; - Giai đoạn thứ hai, khoảng những năm 1965 cho đến nay, kế toán quản trị được xem như là chuyên môn kế toán phản ảnh, cung cấp toàn diện thông tin kinh tế, tài chính cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp trong nội bộ.  Xét về trọng tâm thông tin, quá trình hình thành, phát triển kế toán quản trị trong doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn cơ bản với các trọng tâm thông tin khác nhau (Management accounting concepts) : - STAGE 01- : Trước những năm 1950 - Cos t determination and financial control; - STAGE 02 : vào những năm 1965 - Information for management planning and control; - STAGE 03 : vào những năm 1985 - Reduction of waste of resource in business proces ses; - STAGE 4 : vào những năm 1995 - Creaction of value through effective resource us e. Sự phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến hình thành những nhận thức khác nhau về kế toán, kế toán quản trị và chính nền kinh tế thị trường đã làm nổi bật nhu cầu về kế toán 3
  4. quản trị, thúc đẩy phát triển kế toán quản trị, thông tin phục vụ cho nâng cao năng lực quản trị - cạnh tranh để bổ sung toàn diện, hoàn thiện hơn hệ thống thông tin kế toán trong môi trường sản xuất kinh doanh thay đổi rất nhanh. Kế toán quản trị được xem như là quy trình định dạng, thu thập, kiểm tra, định tính, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp. 1.2 Định nghĩa: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị: Theo tác già Robert S.Kaplan và Anthony A. Atkinson trong cuốn “Advanced Management Accounting” đã định nghĩa về kế toán quản trị như sau “Hệ thống k ếtoán cung cấp thông tin cho những người quản lý doanh nghiệp trong việc hoạchđịnh và kiểm soát hoạt động của họ”. Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa kỳ thì “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức, và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”. Theo Luật Kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Tóm lại, tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, có thể định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị.Tuy nhiên sự khác nhau là không nhiều. Có thể nói, kế toán quản trị không chỉ đơn thuần là hệ thống thu thập và phân tích thông tin về các khoản chi phí của doanh nghiệp, mà còn là hệ thống tổ chức quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, kể cả quản trị chiến lược và hệ thống đánh giá hoạt động của các bộ phận, phòng ban chức năng, nhằm đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực vật chất, tài chính và nhân lực. 4
  5. 1.3. Mục tiêu của kế toán quản trị Mục tiêu chính của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp để ra quyết định quản trị đúng và kịp thời, giúp lãnh đạo chủ động tham gia vào quá trình quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các mục tiêu của kế toán quản trị bao gồm: - Cung cấp thông tin: thu thập và cung cấp thông tin cần thiết cho lãnh đạo mọi cấp nhằm hoạch định, đánh giá và quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc bảo tồn và tăng tài sản doanh nghiệp. - Tham gia vào quá trình quản trị: Quá trình quản trị bao gồm ra quyết định chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp hành động phối hợp sức mạnh trong phạm vi doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, chú trọng đến kết quả đạt được trong các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. 5
  6. CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỌNG TÂM KẾ TOÁN QUẢN TRỊ QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2.1 Giai đoạn 1: Trước năm 1950 Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 vào cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19 đã đặt ra nhiều thách thức đối với những người hành nghề kế toán. Nguồn gốc của kế tóan quản trị hiện đại có thể được xuất hiện từ sự hiện hữu của các nhà quản trị các cấp ở các công ty từ rất sớm ở thế kỷ 19 chẳng hạn như các xưởng chế tạo vũ khí và các xưởng dệt. Các công ty này được thnh lập để tổ chức điều hành và kiểm sóat quản lý một hệ thống các giai đoạn chế biến trong quy trình sản xuất của một tổ chức đơn lẻ. Các tổ chức đã tận dụng cơ hội trong việc giảm bớt chi phí sản xuất từ việc cân đối các yêu cầu đòi hỏi vốn lớn tới việc thuê mướn các nhóm công nhân sản xuất – những người tạo ra sản lượng của nhà máy. Thường thì, các thiết bị sản xuất hoặc nhà máy thường đặt gần nguồn năng lượng sẵn sàng cho sản xuất chẳng hạn như nguồn nước mạnh, địa thế tách rời các khu đô thị, nhà văn phòng của các chủ sở hữu. Thông tin cần thiết để thay thế cho các thông tin trước nay sẵn có từ các giao dịch thị trường vì thế hiệu quả của quy trình sản xuất nội bộ có thể được đo lường từ việc di chuyển sản phẩm trong nội bộ từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Và cũng thế, văn phòng muốn có một hệ thống thông tin để thúc đẩy các giám đốc ở các nhà máy có v ị trí cách xa và để đánh giá năng lực của các giám đốc và công nhân ở nhà máy. Như vậy, đối với một xưởng dệt, các thước đo nội bộ đó là chi phí cho một đồng nhà xưởng, chi phí cho các giai đoạn riêng biệt trong quy trình sản xuất như chải len, xe chỉ, dệt, và nhuộm vải. Có lẽ, sự tác động lớn nhất để hệ thống kế tóan quản trị phát triển là từ sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành đường sắt từ giữa thế kỷ 19. Ngành đường sắt là một trong những tổ chức lớn và phức tạp nhất lúc bấy giờ được tạo ra bởi con người, có hoạt động được điều khiển và phối hợp từ tất cả các địa điểm với khoảng cách địa lý rộng lớn. Rất may mắn, máy điện báo đã được phát minh trong cùng khoảng thời gian này, và nó đã góp phần trong việc cung cấp năng lực cho việc truyền thông được nhanh chóng, với 6
  7. giá rẻ giữa các vùng hoạt động có khoảng cách địa lý khá lớn. Các nhà quản trị ngành đường sắt đã có ý tưởng mới trong việc phát triển phương thức tinh vi hơn để xử lý các nghiệp vụ tài chính theo yêu cầu mở rộng hoạt động của họ. Các thước đo mới như chi phí cho một tấn hàng tính theo một dặm vận chuyển; chi phí tính cho một hành khách cho một dặm vận chuyển và các chỉ số hoạt động (chỉ số chi phí hoạt động so với doanh thu) đã được triển khai và hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việc đánh gi hiệu quả hoạt động của họ. Có rất nhiều ý tưởng có tính chất sáng kiến của kế tóan quản trị đã được triển khai bởi các nhà quản trị ngành đường sắt sau đó đã được ứng dụng và mở rộng hơn bởi các nhà quản trị các công ty trong ngành công nghiệp sắt thép. Cụ thể như Andrew Carnegie nổi tiếng trong việc có một nỗi ám ảnh về chi phí và với sự cố gắng liên tục để cải thiện cấu trúc chi phí của đơn vị ông ta đối với các đối thủ cạnh tranh: Mỗi một bộ phận liệt kê toán bộ số lượng và chi phí vật tư và nhân công đã sử dụng cho mỗi một đơn đặt hàng khi nó vừa được thực hiện. Các thông tin (được sử dụng để chuẩn bị) như báo cáo hàng tháng, hàng ngày thậm chí hàng giờ để cung cấp dữ kiện về chi phí của quặng, đá vôi, than đá, than cốc, gang, gang kính, kim loại chịu lửa, nhin liệu và nhân công cho mỗi tấn thanh sắt được sản xuất… Những báo cáo về chi phí này được xem như những công cụ kiểm sóat sơ khai của Carnegie. Chi phí luôn là nỗi ám ảnh của Carnegie….Ông ta cứ mãi hỏi (những người đứng đầu bộ phận) lý do về sự thay đổi chi phí đơn vị sản phẩm. Carnegie tập trung… vào mảng chi phí cho các tỷ số hoạt động, so ásnh chi phí hiện hành của từng đơn vị sản phẩm với chi phí của tháng trước và với bất cứ ở đâu có thể, với chi phí này của các công ty khác… Thật ra, một lý do để Carnegie liên kết kinh doanh với Bessemer là để anh ta có cơ hội nhận diện được các khoản chi phí của đối thủ cạnh tranh của mình. Những điều này quả là hiệu nghiệm trong việc kiểm sóat chi phí … Các khoản chi phí chi tiết về vật liệu và nhân công trong mỗi bộ phận xuất hiện từ ngày này đến ngày khác, từ tuần này đến tuần khác trong các tài khoản; được mọi người ở bộ phận đã tạo ra và chẳng mấy chốc sẽ được nhận diện. 7
  8. Thêm vào với việc sử dụng bảng kê chi phí để đánh giá sự thực hiện công việc của các giám đốc bộ phận, tổ trưởng và công nhân, Carnegie (và Tổng giám đốc của anh ta) dựa vào đó để kiểm tra chất lượng và việc kết hợp các nguyên vật liệu thô. Họ sử dụng chúng để đánh giá việc cải tiến quy trình sản xuất và đưa ra quyết định cho việc phát triển sản phẩm phụ thu được từ việc sử dụng các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Về giá cả, khi các mặt hàng đặc biệt không được chuẩn hóa và không thể sản xuất hàng loạt thì các bảng kê chi phí quả là vô giá. Trong tất cả các thí dụ trên ở công ty dệt, ngành đường sắt, các công ty thép và các tổ chức bán lẻ, các nhà quản trị công ty đã phát triển các thước đo để ước lượng hiệu quả điều hành hoạt động doanh nghiệp. Họ đã ít quan tâm đến thước đo về chi phí của các sản phẩm khác nhau hay thậm chí cả “lợi nhuận” hàng kỳ của công ty. Các tổ chức này đã chỉ xử lý có hiệu quả các sản phẩm tương đối đồng nhất: biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng như vải hoặc thép, vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa, hoặc bán lại hàng hóa đã mua. Nếu các hoạt động cơ bản được thực hiện có hiệu quả, thì các nhà quản trị tin tưởng rằng công ty sẽ có lãi. Các thước đo được khai triển đã được cụ thể hóa đối với dạng sản phẩm và quy trình của tổ chức, nhưng đã có một đặc tính phổ biến, họ đo lường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất sản phẩm hòan thành hoặc doanh thu. Cho dù quy trình sản xuất sản phẩm của các tổ chức này hòan tòan phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn công nghệ chế biến, các tổ chức này vẫn có một số ít sản phẩm trọng tâm cho phép họ sử dụng những bản tóm tắt đơn giản về đầu ra. Đầu ra của các công ty dệt là mét vải; của ngành đường sắt là tổng số tấn-km, hoặc cước phí vận chuyển; đối với các công ty thép là tấn thép còn đối với các tổ chức bán lẻ là đồng (doanh thu). Vì thế, chi phí sản phẩm có thể được sử dụng cùng với các thước đo tương tự để thúc đẩy và đánh giá hiệu quả điều hành hoạt động của các nhà quản trị . Lúc này nhiệm vụ của nhân viên kế toán không còn là việc ghi bút toán kép một cách đơn thuần nữa mà họ được yêu cầu phải làm sao đơn giản hóa thông tin, cung cấp thông tin để có thể kiểm soát được chi phí và định giá bán sản phẩm. Cũng vào thời điểm này, thuật ngữ "kế toán quản trị" chưa xuất hiện trong hệ thống Anglo - Saxon nhưng thay 8
  9. vào đó thuật ngữ "kế toán chi phí" đã xuất hiện để định nghĩa quy trình tính toán chi phí, xác định giá thành, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù kế toán quản trị chưa được ghi nhận đến thời điểm trước thế kỉ 19, nhưng công việc thu thập, xử lý các thông tin kinh tế tài chính đã có và những người chủ kinh doanh đã biết sử dụng những số liệu thông tin kinh tế trong quá khứ để lập dự toán cho kì hoạt động kế tiếp. Đỉnh cáo là vào năm 1920, ông Donaldson Brown , gíam đốc tài chính của công ty Dupont đã giới thiệu công thức tính toán tỷ lệ ROI. Sau đó, các công ty Dupont và Geeral Motor đã tuyên bố là người tiên phong trong việc áp dụng một số kỹ thuật phân tích trong công tác quả trị của mình. Tuy nhiên trong thời kì này dù có nhiều bằng chứng chứng minh cho sự xuất hiện của lĩnh vực kế toán quản trị nhưng trong xã hội bấy giờ kế toán quản trị chưa xuất hiện nổi bật, mà tiềm ẩn dưới dạng kế toán chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. 2.2 Giai đoạn 2: Từ năm 1956 đến cuối năm 1980 Từ những năm 50, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của chủ nghĩa tư bản.Thời kỳ này, các nước tư bản dựa vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để phát triển nền kinh tế một cách nhanh chóng chưa từng thấy.Hệ thống thông tin kế toán quản trị càng được yêu cầu nhiều hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Từ mục tiêu là xác định và kiểm soát chi phí, kế toán quản trị được yêu cầu cao hơn là hoạch định và kiểm soát quản lý. Để đáp ứng kịp thời các nhu cầu hiện tại, quyển sách đầu tiên về kế toán quản trị của Robert Anthony được xuất bản vào năm 1956 như là một dấu mốc quan trọng của sự ra đời kế toán quản trị. Quyển sách này tập trung vào ba vấn đề chính: Giới thiệu kế toán quản trị là gì, làm thế nào có thể hệ thống và phân tích vấn đề mới để ra quyết định, giới thiệu các công cụ kiểm soát chi phí thích hợp. Từ sau khi có sự giới thiệu về kế toán quản trị của Robert Anthony thì nhiều công cụ kế toán quản trị đã được phát triển trong suốt giai đoạn này.Có thể thấy rõ tại các công ty của các nước nói tiếng Đức, kế toán quản trị còn được tách riêng với kế toán tài chính thành một bộ phận quan trọng của công ty.Đối với các công ty ở các nước này hệ thống kế toán tài chính và kế toán chi 9
  10. phí được hoạt động độc lập, với một mô-dun kết hợp hài hòa đã cung cấp cả hai bộ báo cáo vào cuối năm khi lập báo cáo tài chính. Nhưng hầu hết các công ty ở phía Tây Đức ở đầu thế kỷ dường như phải giải quyết vấn đề khi chi phí của thông tin thì cao và tính đa dạng của quy trình sản xuất thấp thì lợi ích của việc duy trì hai bộ phận kế toán - một để báo cáo cho các thành phần bên ngoài và một để hỗ trợ cho việc ra quyết định trong nội bộ doanh nghiệp có chi phí quá cao so với lợi ích mang lại. Việc ghi nhận, xử lý thông tin có chi phí khá cao, cùng với việc báo cáo chậm chạp, không chính xác ở các công ty có dây chuyền sản xuất đồng nhất buộc các công ty cố gắng điều hành hoạt động của họ với cùng một hệ thống thông tin được sử dụng để báo cáo cho các thành phần bên ngoài. Theo cách đó, chi phí sản xuất được tính toán dựa vào việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung theo mức trung bình và kiểm soát chúng bằng cách tính toán các khoản sai biệt hàng tháng từ sổ cái tổng hợp của kế toán tài chính. Có thể thấy, sự quan tâm của kế toán quản trị đã được chuyển biến mạnh mẽ vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích để ra quyết định và kế toán trách nhiệm. Sự phát triển công cụ kế toán quản trị đã phản ánh được các lý thuyết kinh tế nhưng tất cả đều dựa trên ba giả thuyết cơ bản: - Các hoạt động diễn ra hàng ngày ở các cấp quản lý và điều hành. - Môi trường kinh tế bên ngoài ổn định, ít chịu tác động của giá và nhu cầu thị trường. - Mục đích chủ yếu của kế toán quản trị là phục vụ cho việc ra quyết định. Chính các giả thuyết này đã khiến cho các kỹ thuật quản trị mới bị giới hạn xung quanh việc là làm sao xây dựng được công cụ phục vụ cho việc ra quyết định, làm sao giải quyết những vấn đề truyền thống là tăng lợi nhuận và tăng tính hiệu quả. Ngoài ra, những kỹ thuật mới trong thời kỳ này không xem xét các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như những thay đổi về công nghệ, những thay đổi về nhu cầu sản phẩm hay những sáng tạo của đối thủ cạnh tranh… 10
  11. Nói chúng, đặc điểm của kế toán quản trị trong giai đoạn này là sự định hình lại lĩnh vực kế toán quản trị đã có từ trước, giới thiệu các lý thuyết kinh tế để khẳng định và bổ sung cho các nguyên tắc kế toán quản trị có thể cung cấp các mô hình và các công cụ hiệu quả để hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc ra quyết định. Vì thế, trong giai đoạn này, kế toán quản trị chỉ dừng lại ở vai trò là một hoạt động quản lý gián tiếp.Kế toán quản trị mang ý nghĩa như là sự hỗ trợ từ một nhà quản trị gián tiếp đối với nhà quản trị trực tiếp thông qua việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. 2.3 Giai đoạn 3: Từ năm 1980 đến cuối năm 1995 Xét về mặt xã hội: Đây là thời kỳ của sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự toàn cầu hóa kinh tế ngày càng nhanh chóng, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp… Vì vậy, kế toán quản trị không còn dừng lại ở vị trí là một phần của kế toán tài chính, tham gia gián tiếp vào quản lý mà trở thành một bộ phận cấu thành quá trình quản lý để tất cả các nhà quản lý có thể tiếp cận với thông tin. Trong xu thế đó, kế toán quản trị được đòi hỏi phải phục vụ sao cho tốt nhất các công việc dự báo, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định.Chính nhu cầu thông tin này đã hình thành nên ngành kế toán quản trị riêng biệt. Từ đó, ngành kế toán bắt đầu hình thành hai thái cực cơ bản và phát triển nhanh chóng: Một là, cung cấp thông tin về trách nhiệm vật chất – pháp lý của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của các cá nhân, doanh nghiệp có quyền lợi kinh tế liên quan. Hai là, cung cấp thông tin cho công việc quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp của các nhà quản trị như lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định. Đây chính là nền tảng hình thành nên sự tách rời kế toán thành kế toán tài chính và kế toán quản trị để đẩy nhanh sự phát triển và tính hữu ích của kế toán quản trị ở những nước phát triển, những doanh nghiệp có quy mô lớn, có sự phân quyền, phân cấp trong quản lý. 11
  12. Xét về mặt khoa học: Vào những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ 20, những nhà nghiên cứu và những người thực hành kế toán quản trị nhận thấy những nội dung của kế toán quản trị trước đây không còn thích hợp để giải quyết các vấn đề mà nhà quản trị phải đối mặt. Vì vậy, các nhà nghiên cứu về kế toán quản trị bắt đầu mở rộng hướng nghiên cứu kế toán quản trị sang:  Mở rộng kế toán quản trị sang lĩnh vực phi tài chính;  Tìm hiểu nhiều hơn về những vấn đề đương thời và nhu cầu thông tin của nhà quản trị để xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp hơn;  Các hướng dẫn thực hành đổi mới hơn Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 được xem như một “luồng gió mới” thổi vào kế toán quản trị làm cho kế toán quản trị phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kế toán quản trị tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi phí. 2.4. Giai đoạn 4: Từ năm 1995 đến nay Từ năm 1995 đến nay, kế toán quản trị chuyển sang quan tâm đến việc tạo ra giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi – phát triển. Trọng tâm giai đoạn 4là cung cấp thông tin tạo ra giá trị mới sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế. Ví dụ: Thay vì trước kia: 1 lượng nhựa dùng để sản xuất được 1 cây viết -> bán được 5 đồng. Giờ đứng trên góc độ quản trị thì nhà quản trị sẽ suy nghĩ lại xem 1 lượng nhựa này ngoài làm vỏ bút thì có làm gì khác để bán cao hơn thay vì trước đó giai đoạn 3: xem xét lượng nhựa giảm xuống 90g /cây viết thay vì 100g/ cây viết. 12
  13. Tóm lại, tuy quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị được ghi nhận thành bốn giai đoạn, nhưng chúng ta có thể thấy được những điểm quan trọng trong quá trình này như sau: Những điểm quan trọng trong quá gia đoạn 4:  Sự thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác đó là quá trình đàn xen vào nhau và chuyển hoá dần dần.  Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển thể hiện sự thích nghi với giai đoạn mới đặt ra cho các doanh nghiệp và một khi các doanh nghiệp thay đổi theo điều kiện mới thì kế toán quản trị cũng thay đổi theo.  Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái mới và cái cũ, trong đó cái cũ được kết cấu lại để phù hợp với cái mới theo ý nghĩa các điều kiện mới của môi trường quản trị. 13
  14. CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở CÁC NƯỚC Kế toán quản trị (KTQT) đã hình thành, phát triển vô cùng nhanh chóng về lý luận, thực tiễn trong các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Quá trình đó vừa tạo nên những điểm chung và khuynh hướng riêng của mỗi DN và ở từng nước. 3.1 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Anh, Mỹ KTQT trong DN sản xuất ở Anh, Mỹ là nền KTQT tiên phong trên thế giới với khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích, thiết lập các quyết định quản lý bằng những mô hình, kỹ thuật định lượng thông tin. Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện từ lâu ở Anh, Mỹ nên KTQT cũng xuất hiện rất lâu trong DN sản xuất có quy mô nhỏ dưới hình thức kế toán chi phí; sau đó, để đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý, sự chuyển biến DN sản xuất, KTQT tiếp tục phát triển với những nội dung khác nhau. Quá trình đó, KTQT đã trải qua bốn giai đoạn khác nhau: giai đoạn 1- Thông tin để kiếm soát và định hướng chi phí, s ản xuất; giai đoạn 2- thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động SXKD; giai đoạn 3- thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình SXKD; giai đoạn 4- Thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị. Ngày nay, KTQT trong DN sản xuất vẫn tồn tại thịnh hành những nội dung từ giai đoạn 2 trở đi, thường tập trung vào các chủ đề như: khái niệm và phân loại chi phí, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo công việc hoặc theo quy trình sản xuất, nhận thức cách ứng xử chi phí và phân tích biến động chi phí, phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, ảnh hưởng phương pháp chi phí toàn bộ và phương pháp chi phí trực tiếp trong thiết lập công cụ quản lý, kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, dự toán hoạt động SXKD, chi phí tiêu chuẩn và sự cân bằng các nguồn lực kinh tế, dự toán linh hoạt và phân tích biến động chi phí sản xuất chung, báo cáo bộ phận và các sự phân quyền trong một tổ chức, chi phí thích hợp cho quyết định kinh doanh ngắn hạn, dự toán vốn đầu tư dài hạn, phân bổ chi phí bộ phận trên cơ sở hoạt động, định giá sản phẩm dịch vụ, phân tích báo cáo tài chính. 14
  15. Với sự đề cao vai trò cá nhân, vai trò của những nhà quản lý cao cấp, KTQT được xem như một công cụ bổ khuyết thông tin quản lý nên KTQT trong DN sản xuất ở Anh, Mỹ được thiết kế tập trung vào chủ đề phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý, đề cao tính hữu ích của thông tin cho các quyết định quản lý hơn là xác lập một hệ thống thông tin toàn diện cho yêu cầu quản lý. Do đó, KTQT nổi lên hàng đầu với các mô hình, phương pháp kỹ thuật định lượng thông tin. Đồng thời, ở những nước này, KTQT là công việc riêng của DN nên Nhà nước không can thiệp sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ. Những năm gần đây, mặc dầu vẫn duy trì khuynh hướng đặc trưng như trước nhưng kế toán quản trị trong DN ở Anh, Mỹ đã xuất hiện một vài thay đổi về cấu trúc thông tin, nâng cao tính định tính của thông tin, tính kiểm soát để bổ sung cho những thiếu sót, lạc hậu, không hữu hiệu so với thế giới. Trong suốt quá trình đó, KTQT luôn được nhận thức là một bộ phận chuyên môn; tuy nhiên, tổ chức vận hành KTQT có những chuyển biến khác nhau.Từ một bộ phận thuộc kế toán đến bộ phận thuộc Ban giám đốc. 3.2 KTQT trong DN ở các nước Châu Âu. KTQT trong DN sản xuất ở các nước châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với kế toán tài chính, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường đã xuất hiện khá lâu ở những nước Đông Âu nhưng KTQT trong DN hình thành, phát triển chậm hơn KTQT trong DN sản xuất ở các nước Anh, Mỹ. Được hình thành với mục đích ban đầu chủ yếu là cung cấp thông tin để các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước giám sát chi phí hoạt động DN nên KTQT gần như là sự chi tiết thêm thông tin kế toán tài chính, kế toán chi phí khuôn mẫu. Kế tiếp, với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản lý, KTQT ở những nước này đều có đặc điểm nổi bật là được xây dựng gắn kết với kế toán tài chính, quan hệ mật thiết với chính sách kế toán chung, chịu ảnh hưởng sự can thiệp trực tiếp bằng luật pháp của nhà nước và vẫn đề cao thông tin định lượng, nhưng khuynh hướng trọng tâm là thông tin kiểm soát nội bộ. Vì vậy, KTQT ở những nước này rất khuôn mẫu, phát triển khá chậm so với Anh, Mỹ. Những năm gần đây, KTQT ở những nước này bắt đầu bắt nhịp phát triển với KTQT của 15
  16. Anh, Mỹ, Nhật, cập nhật một số nội dung mới như: đưa ra bằng chứng giúp nhà quản lý tìm được phương thức tốt nhất khai thác tiềm năng kinh tế phát triển DN trong tương lai, nhận định tình hình tiến hành ở các trung tâm trách nhiệm quản lý để dự báo, điều chỉnh hành động phù hợp với kế hoạch, giám sát tình hình hiện tại và tương lai của những nhà quản lý ở từng bộ phận nhằm đảm bảo chiến lược, kế hoạch, và khai thác tốt nhất năng lực các nhà quản lý, tiềm năng từng bộ phận trong cấu trúc tổ chức hoạt động SXKD. Với quan điểm là một công cụ cung cấp thông tin kiểm soát, KTQT ở các nước châu Âu luôn được tổ chức thành một bộ phận thuộc kế toán, do kế toán đảm trách. 3.3 KTQT ở Nhật. KTQT ở Nhật phát triển phù hợp với đặc thù riêng theo phong cách quản lý với trọng tâm nâng cao chất lượng kiểm soát, kiểm soát định hướng trong nội bộ. Kinh tế thị trường, xuất hiện từ lâu ở Nhật, nhưng chỉ thực sự đúng nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ II và KTQT cũng hình thành, phát triển nhanh từ đó. Những năm 1950 đến 1970, KTQT bắt đầu hình thành từ khởi xướng của Chính phủ Nhật qua xúc tiến giới thiệu, áp dụng KTQT Âu, Mỹ cho DN. KTQT trong DN sản xuất ở Nhật thời kỳ này chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm KTQT Âu-Mỹ với nội dung đơn giản và hướng đến trọng tâm kiểm soát dự toán, hoạch định lợi nhuận trong tiến trình tái thiết kinh tế Nhật sau chiến tranh. Sau những năm 1980 đến những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế Nhật đã khôi phục, ổn định, phát triển và bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường, cạnh tranh. Với nguồn lực hạn hẹp, các DN Nhật phải đương đầu với sự bất ổn, s ức ép cạnh tranh từ DN ở các nước cùng với bản sắc văn hoá người Nhật. Đây cũng là tiền đề nảy sinh KTQT kiểu Nhật, ảnh hưởng sâu rộng đến nội dung KTQT trên thế giới. Đó là KTQT với trọng tâm nâng cao về mặt định tính, tính chất thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình SXKD, thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị, KTQT trên hệ thống quản lý với mô hình tổ chức linh hoạt, với phương thức quản lý kết hợp giữa tư duy giá trị, với tư duy chuỗi giá trị. Tuy nhiên, KTQT ở Nhật vẫn tiếp tục duy trì những tiến bộ của phương pháp kỹ thuật định 16
  17. lượng thông tin theo khuynh hướng riêng tạo nên nội dung KTQT thịnh hành ngày nay chủ yếu như: xây dựng tiêu chuẩn và phân loại chi phí, thu nhập, lợi nhuận, xây dựng hệ thống dự toán ngân sách hoạt động hằng năm, xây dựng kế toán chi phí theo phương pháp toàn bộ và trực tiếp, kế toán chi phí theo mục tiêu, kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá vốn đầu tư, kế toán các trung tâm trách nhiệm, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá các bộ phận, phân tích biến động chi phí, xây dựng hệ thống điều hành và đánh giá chi phí, bảng cân đối thành quả, phân tích tính cân đối chi chí- lợi ích, phân tích báo cáo tài chính,…Xuất phát từ đề cao tính an toàn, tính tập thể, tính kiểm soát, kiểm soát định hướng hoạt động, KTQT ở Nhật có nhiều mối liên hệ với kế toán tài chính, gắn kết với hệ thống kế toán chung, một bộ phận trong tổ chức bộ máy kế toán. 3.4 KTQT ở Trung Quốc KTQT ở Trung Quốc còn nong trẻ và chưa có khuynh hướng riêng gắn liền quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Những dấu hiệu kinh tế thị trường chỉ mới xuất hiện ở Trung Quốc những năm cuối 1980 và KTQT bắt đầu hình hình thành phát triển từ đó. Sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế thị trường cùng hcính sách cải cách kế toán đã thay đổi, phát triển nhanh chóng hệ thống kế toán, KTQT.Năm 1980, KTQT xuất hiện với nội dung cơ bản như KTQT ở Anh, Mỹ những năm 1965. Sau đó, KTQT được cải t iến, nâng cao nhưng vói mức độ không đồng đều, thường tập trung vào những chủ đề sau: xây dựng hệ thống dự toán ngân sách, dự toán vốn đầu tư dài hạn, nhận diện và phân tích chi phí sản xuất, bán hàng, quản lý, phân tích doanh thu, phân tích triển vọng thị trường, phân tích nợ phải thu, phân tích lợi nhuận, hệ thống khoán chi phí bộ phận, phân tích điểm hoà vốn, phân tích báo cáo tài chính. Tuy mới bước ra từ tư duy quản lý kinh tế tập trung, bao cấp; tuy nhiên, KTQT đã nhanh chóng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán, trong DN. KTQT luôn được xem là một bộ phận chuyên môn, phân hệ của kế toán nhưng khuynh hướng, tổ chức thực hiện rất đa dạng. Đây cũng chính là đặc điểm chugn tổ chức KTQT trong những nước 17
  18. mới phát triển ở Châu Á, của những nước từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. 3.5 KTQT ở một s ố nước khu vực Đông Nam Á. KTQT ở một số nước khu vực Đông Nam Á còn non trẻ, manh mún, lệ thuộc và hỗn hợp các khuynh hướng khác nhau. Các nước khu vực Đông Nam Á hầu như có nền kinh tế thị trường mới phát triển. DN ở các nước này có thể chia làm hai loại: một là những DN nhỏ bé, manh mún trong nước; hai là những chi nhánh của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia từ nước ngoài. Từ đó, hoạt động và tổ chức, quản lý hoạt động SXKD cũng đa sắc thái nên KTQT rất đa dạng; một phần được chuyển giao, chịu ảnh hưởng từ mô hình KTQT của các công ty mẹ ở nước ngoài rất hiện đại; một phần được các DN trong nước xây dựng, cập nhật theo nền tảng hoạt động quản lý của họ như khá lạc hậu và có những DN hoàn toàn không quan tâm đến KTQT. Thực trạng đó dẫn đến KTQT trong DN sản xuất ở các nước khu vực Đông Nam Á tồn tại đa dạng về khuynh hướng, nội dung, trình độ. 3.6 Áp dụng kinh nghiệm xây dựng KTQT vào Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán DN phải bao gồm kế toán tài chính và KTQT.Sự tồn tại hai bộ phận chuyên môn kế toán này hoàn toàn không mâu thuẫn mà tạo nên sự hỗ trợ cần thiết để đảm bảo cho chức năng phản ảnh và cung cấp thông tin kế toán.Sự cạnh tranh càng gia tăng, KTQT càng bức thiết, càng nổi bật vai trò. KTQT được xây dựng phù hợp với quy trình hoạt động, nguyên lý vận hành quy trình hoạt động, mô hình tổ chức quản lý hoạt động, phương thức quản lý hoạt động; trong đó, mô hình tổ chức quản lý hoạt động, phương thức quản lý hoạt động tác động trực tiếp đến KTQT và quyết định những đặc trưng KTQT ở mỗi DN, mỗi nước. KTQT trên thế giới nổi lên hai khuynh hướng đặc trưng: - Khuynh hướng cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định quản lý ở những nước đề cao đến vai trò các nhân và ít có sự can thiệp gián tiếp của nhà nước. 18
  19. - Khuynh hướng cung cấp thông tin tăng cường kiểm soát, kiểm soát nội bộ, kiểm soát định hướng ở những nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, và thừơng có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước bằng luật pháp. Tuy hai khuynh hướng khác nhau nhưng nhận thức, chức năng, đặc điểm, nội dung, phương pháp kỹ thuật của KTQT không khác biệt đáng kể. KTQT đã trải qua nhiều giai đoạn với những nội dung trọng tâm, trình độ khác nhau. Ngày nay, nội dung KTQT được ứng dụng rộng rãi trong các DN nhất là ở các nước mới, phát triển kinh tế thị trường, là hệ thống KTQT hỗn hợp với nhiều nội dung, trình độ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là những nội dung KTQT liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính, thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế trong hoạt động SXKD và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong quy trình tạo ra giá trị.1 Với các nước đề cao vai trò nhà quản lý DN, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của nhà nước vào chính sách kế toán như Anh, Mỹ, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận thuộc Ban giám đốc, là công cụ riêng của nhà quản lý; ngược lại, với những DN sản xuất ở các nước đề cao tính an toàn, tính tập thể, có sự can thiệp của Nhà nước trực tiếp bằng luật pháp vào chính sách kế toán như các nước Đông Âu, Nhật, KTQT có xu hướng được xây dựng thành bộ phận kế toán, là một chuyên ngành khoa học kinh tế độc lập. KTQT có hệ thống và định hướng phát triển tốt khi định hình mô hình kế toán quản trị, nghĩa là định hình khái niệm, giả thiết, nguyên lý, phương pháp của tiến trình thiết lập nền tảng kế toán, từ đó quyết định ghi chép, tính toán, báo cáo một thực thể hoạt động DN như: nền tảng hình thành nhu cầu quản lý được hình thành từ nền tảng này, chức năng, đặc điểm, phương pháp kỹ thuật, nội dung và biểu hiện nội dung KTQT bằng những báo cáo. Xây dựng KTQT là công việc riêng của mỗi DN, được quyết định bởi chính DN và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho DN. 19
  20. Thực tiễn KTQT một số nước trên thế giới phản ánh những nguyên tắc chung cần tuân thủ và đặc thù riêng cần được xem xét lựa chọn thích hợp khi xây dựng KTQT. So với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ.Vì vậy, các khái niệm và công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các quyết định của quản lý.Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.Để kế toán quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống kế toán quản trị phải được thay đổi, cải tiến để thích ứng với những thay đổi đó.Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh doanh gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0