Tiểu luận: Quan hệ Việt Nam và hội các quốc gia Đông Nam Á
lượt xem 35
download
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập từ năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quan hệ Việt Nam và hội các quốc gia Đông Nam Á
- Tiểu luận Quan hệ Việt Nam và hội các quốc gia Đông Nam Á
- MỤC LỤC Lời mở đầu..................................................................................................................tr2 Phần I: Tại sao Việt Nam không mặn mà với ASEAN ngay từ đầu...........................tr3 Phần II: Vai trò của ASEAN trong việc bình thường hoá quan hệ.............................tr5 Phần III: Tại sao Việt nam gia nhập ASEAN.............................................................tr7 Phần IV: Vị trí Việt Nam trong ASEAN là ở đâu.......................................................tr9 Lời kết..........................................................................................................................tr11
- LỜI MỞ ĐẦU Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập từ năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Cho đến thập kỷ 70 thì ASEAN đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, có 1 câu hỏi đặt ra là tại sao nước Việt Nam nhỏ bé tại khu vực Đông Nam Á vừa mới thoát khỏi nạn xâm lăng của Mỹ năm 1975 rất cần sự ủng hộ của các nước trên thế giới đặc biệt là trong khu vực phải đến năm 1995 mới gia nhập tổ chức này? Có lý do nào thoả đáng giải thích cho việc này không? Và trong suốt thời gian đó quan hệ Việt Nam ASEAN đã từng bước phát triển thế nào? Có mâu thuẫn gì xảy ra không? Sau khi gia nhập ASEAN cho đến nay Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình như thế nào? Chỗ đứng của Việt Nam trong tổ chức này là gì? Đó chính là những mục tiêu mà bài tiểu luận của tôi hướng tới.
- PHẦN I: Tại sao Việt Nam lại không mặn mà với ASEAN ngay từ đầu? Để trả lời được câu hỏi này có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ bối cảnh quốc tế cũng như trong nước mà Việt Nam và ASEAN là những nhân tố đóng vai trò trung tâm. Tình hình trong nước Năm 1975, Việt Nam đã có được thắng lợi hào hùng và vẻ vang sau hơn 20 năm chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Điều đáng nói là, trong cuộc chiến phi nghĩa ấy, hầu hết các nước ASEAN đã dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến tranh. Cụ thể là: - Thái Lan có hai sư đoàn bộ binh cùng chiến đấu với quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. - Philippin có đội “công dân vụ” 2000 người làm công việc “xã hội” và xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở miền Nam, máy bay và tàu chiến Mỹ hàng ngày xuất phát từ những căn cứ quân sự ở Philippin sang đánh phá nước ta. - Xingapore là nơi quân đội viễn chinh Mỹ tới nghỉ ngơi giải trí và cũng là căn cứ hậy cần tiếp tế lương thực thực phẩm và sửa chữa những chiến cụ của Mỹ bị hư hỏng ở Việt Nam. - Mailaixia giúp huấn luyện lực lượng cảnh sát cho chính quyền Ngô Đình Diệm
- Tất nhiên lúc đó ta coi tất cả các nước tiếp tay cho Mỹ-Nguỵ dù dưới hình thức nào cũn là kẻ thù của nhân dân ta. Và do hầu hết các nước ASEAN đứng về phía Mỹ-Nguỵ chống ta nên ta cũng dễ dàng chấp nhận quan điểm cho rằng tổ chức ASEAN là sản phẩm của Mỹ và là khối quân sự xâm lược trá hình, các nước ASEAN là sản phẩm của Mỹ và là khối quân sự xâm lược trá hình, các nước ASEAN chỉ là thuộc địa kiểu mới và là tay sai của MỸ. Tình hình quốc tế Sau chiến tranh thế giới II, thế giới lại tiếp tục với 1 cuộc chiến tranh mới đó là chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường Mỹ và Liên Xô. Họ đối đầu với nhau gay gắt, cả 2 bên đều lao vào chạy đua vũ trang trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Điều này không khỏi ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước là đồng minh đi theo 2 nước này. 1 điều không thể phủ nhận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam đó là Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều dù với mục đích nào để đưa kháng chiến Việt nam tới toàn thắng. Hơn thế nữa Liên Xô lại là anh cả trong phong trào Chủ nghĩa xã hội mà Việt nam đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu đi tiếp nhằm thực hiện thành công mô hình XHCN. Và như đã nói ở trên, ASEAN theo 1 khía cạnh nào đó được hiểu là đồng minh của Mỹ trong con mắt quốc tế nói chung đặc biệt là Việt nam nói riêng. Như vậy thì, xét ở khía cạnh này, Việt Nam và ASEAN ở hai phe đối lập. Mặt khác, ta vẫn cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước trong khu vực trong khi các nước ASEAN rất sợ ta ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ. Cho nên mặc dù đã đưa ra chính sách bốn điểm(25/07/1976) và đã bình thường quan hệ với ASEAN bằng những chuyến viếng thăm nhằm thăm dò hàn gắn quan hệ 2 phía, ký hợp dông kinh tế, tích cực hơn với ZOPFAN(khu vực hoà bình tự do trung lập)...... ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó và đôi khi để xảy ra những trục trặc nhỏ không cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những nhân tố khách quan trong việc làm chậm lại tiến trình bình thường hoá quan hệ với ASEAN, nhân tố chủ quan cũng có mối liên quan mật thiết. Trong khi vào những năm cuối của thập niên 70, cuộc cách mạng khoa học kỹ thụât phát triển nhanh mạnh dẫn tới xu thế chạy đua kinh tế và xu thế hoà hoãn, thế 2 cực đã trở nên lỏng lẻo bắt đầu xu thế đa cực hoá thì
- Việt nam vẫn đi theo lối mòn cũ với những tư duy kiểu cũ. Chính bởi những nhận thức thiếu tỉnh táo về tình hình quốc tế và khu vực, chưa thấy rõ và cân bằng hơn hai nhiệm vụ chiến lược của ta sau chiến tranh là xây dựng và bảo vệ đất nước nên ngay từ đầu Việt nam đã không mặn mà lắm trong quan hệ với ASEAN. PHẦN II: Vai trò của ASEAN trong việc bình thường hoá quan hệ Như đã nói ở trên, trong những năm đầu sau kháng chiến chống Mỹ, dù chủ động hay bị động, ASEAN cũng như Việt Nam đều e dè trong việc bình thường hoá quan hệ với nhau. Tuy nhiên, để nhận thức rõ vai trò của ASEAN trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam thì ta phải xét trong 1 quá trình lâu dài và dựa vào nhiều yếu tố. Do đó ta phải nói đến bôí cảnh quốc tế, tình hình khu vực và những chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong quan hệ ASEAN-Việt nam Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta toàn thắng năm 1975, nguyện vọng chung của các nước trong khu vực là muốn có hoà bình ổn định để phát triển. Các nước ASEAN trước đây đã dính líu vào các cuộc chiến tranh của Mỹ nên sau khi ta chiến thắng rất muốn có quan hệ tốt với ta, họ sợ ta trừng phạt, trả thù, nhất là hồi đó nhiều nước đang phải đối phó với các lực lượng vũ trang chống đối cảnh tả ở trong nước mà ta lại làm chủ 1 khối lượng vũ khí to lớn lấy được của quân đội Sài Gòn bại trận. Trong khi ta lại cho rằng ta có nghĩa vụ quốc tế là ủng hộ phòng trào cách mạng ở các nước trong khu vực. Vì vậy, mặc dù đã bình thường hoá quan hệ với ta trên cơ sở chính sách 4 điểm các nước ASEAN vẫn không thật sự yên tâm với ý đồ lâu dài của ta. Do đó, sau khi ta ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô mở đường cho Liên Xô có chỗ đứng ở Đông Nam Á,
- cùng với việc đưa quân vào Campuchia, ASEAN đã vào hùa cùng Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước phương Tây bảo vây cấm vận và cô lập Việt Nam cho đến hết nửa đầu thập niên 80. Từ giữa thập kỷ 80, cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã tác động mạnh đến chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, làm thay đổi tư duy trong việc đánh giá sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó nước nào cũng thấy rõ nhân tố kinh tế đóng vai trò nổi trội. Tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng từng bước chuyển động theo hướng giảm đối đầu, đi vào đối thoại giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác cùng nhau phát triển. Những năm cuối cuả thập niên 80(từ 1984 đến 1989), ta đã dần rút quân khỏi Campuchia khiến cho việc bình thường hoá quan hệ với ASEAN dần khởi sắc. Trước những biến chuyển tích cực đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam, hoan nghênh việc Việt nam tham gia vào hợp tác khu vực. Thêm một biến chuyển sâu sắc nữa của tình hình thế giới tác động đến vai trò bình thường hoá quan hệ của ASEAN với Việt nam đó là đến cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ và tháng 12.1991, Liên Xô tan rã, khối Vacsava giải thể, trật tự thế giới 2 cực kết thúc. Tháng 12/1989, lãnh đạo cấp cao Xô-Mỹ gặp nhau tại Manta đã tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết. Đây là cơ hội để các nước vừa và nhỏ tham gia góp tiếng nói chung cùng giải quyết đông thời bảo vệ những lợi ích sống còn của mình nhưng đồng thời cũng là thời cơ để các nước lớn và các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Cũng giống như các tổ chức khác, các nước ASEAN cần có môi trường hoà bình và ổn định cũng như 1 thị trường rộng lớn để thức hiện những mục tiêu rộng lớn và lâu dài. Trong bối cảnh đó, ASEAN từng bước tranh thủ sự tham gia của cả 10 nước ở Đông Nam Á trước mắt là Việt Nam rồi Lào, Campuchia, Mianma. ASEAN tập hợp các quốc gia có điều kiện lịch sửm văn hoá, chính trị kinh tế xã hội khá nhau nhưng chủ trương theo đuổi nguyên tắc thống nhất trong đa dạng. Mong muốn của ASEAN về hoà bình ổn định mở rộng hợp tác bắt gặp chủ trương tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để bảo vệ
- Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh của ta khiến trở ngại cơ bản tồn tại hơn 10 năm trong quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN đuợc gỡ bỏ, quan hệ phát triển nhanh chóng trên cả cơ sở song phương và đa phương. Tất cả những vấn đề nêu trên đã chứng tỏ vai trò chủ động nhưng cũng chịu không ít tác động khó có thế tránh khỏi từ tình hình thế giới và khu vực của ASEAN trong việc bình thường hoá quan hệ với Việt nam. PHẦN III: Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Việt nam gia nhập ASEAN, cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, đó là xu thế chạy đua kinh tế và xu thế hoà hoãn bắt đầu lan truyền trên phạm vi rộng khắp vào những năm cuối thập niên 70 khi mà cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trở thành 1 bộ phận của lực lượng sản xuất trực tiếp. Cũng vào thời gian này, các nước lớn có xu hướng điều chỉnh chính sách. Hoa Kỳ chủ trương hoà hoãn bên ngoài, có về củng cố nội bộ, giảm căng thẳng với Liên Xô, trực tiếp cải thiện quan hệ với Trung Quốc, cải thiện quan hệ với các nước đang phát triển và rút lui dần về quân sự khỏi khu vực Đông Nam Á. Liên Xô khai thác lợi thế trong cục diện cách mạng Thế giới sau chiến tranh Việt nam cũng như khó khăn của Hoa Kỳ và Trung Quốc để mở rộng ảnh hưởng, lấn sân chủ nghĩa đế quốc, kiềm chế Trung Quốc. Thứ hai, đó là những nét mới trong tình hình kể từ sau chiến tranh Việt nam. Mỹ rút khỏi Đông Dương, khối SEATO tan rã, các nước trong khu vực dù ít nhiều e ngại Việt nam, lo sợ hiệu ứng Đôminô song đều mong muốn mở rộng quan hệ vớii Việt Nam, thực hiện chính sách hoà bình trung lập. Cụ thể là, ngày 24/2/1976, các nước ASEAN đã ký hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á(gọi tắt là hiệp ước Bali), triển vọng tạo dựng khu vực Đông nam Á hào bình ổn định , hợp tác đã được mở ra. Cho đến những năm 1986_1991, nhân tố kinh tế đóng vai trò nổi trộ thúc đẩy quá trình toàn câù hoá, khu vực hoá kinh tếm buộc các nước phải đề ra chiến lược phát triển
- cho phù hợp. Tình hình Châu Á- Thái Bình Dương nói chugn và Đông Nam Á nói riêng cũng có nhiều chuyển động và đang tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, theo chiều hướng giảm đối đầu, đi vào đối thaọi giải quyết vấn đề Campuchia xây dựng khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác để cùng nhau phát triển. Năm 1991, vấn đề Campuchia được giải quyết ổn thoả, tuy nhiên, trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng tồn tại nhiều bất trắc tiềm ẩn dễ gây mất ổn định như: phát triển không bền vững, chủ nghĩa ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới đất liền, hải đảo, đặc biệt là tranh chấp biển Đông...bên cạnh đó cũng phải tính đến những mâu thuẩn về lợi ích giữa các nước lớn có ảnh hưởng ở khu vực và những toan tính của họ nhằm tác động, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. Điều này đòi hỏi các nước trong khu vực phải có 1 sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế lẫn chính trị để bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế tạo nên 1 thực thể vững mạnh đủ sức chống lại sự can thiệp vào nội bộ của các nước lớn. Nguyên nhân chủ quan Như đã nói từ đầu, sau kháng chiến chống Mĩ thành công, nước ta chưa mặn mà lắm với ASEAN. Tuy nhiên, trong chính sách đối ngoại của nước ta trong thời kỳ 75_78 vẫn có mục tiêu thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền bình đẳng và cùng có lợi. Bên cạnh đó ta còn có chính sách tích cực hoạt động cho 1 Đông Nam Á hào bình, tự do, trung lập và ổn định. Bởi lúc này đây, nước Việt Nam non trẻ mới thành lập còn đang nhiều khó khăn và cần sự ủng hộ của các nước khác nhất là các nước trong khu vực. Hai nữa là, mặc dù chúgn ta đã giành thắng lợi trong 2 cuộc chiến tranh biên giới và đạt được 1 số thành tựu trong xây dựng, nhưng kết squả thực hiện các kế hoạch kinh tế trong 5 năm 75_80 chưa thu hẹp đượcnhững mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân, sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng xã hội, đời sống nhân dân còn nhêìu khó khăn nhất là công nhân viên chức, và nông dân vùng bị thiên taim địch hoạ. Từ năm 1979, nước ta còn phải đối phó với chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị và cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các lực lượng thù địch. Quan hệ quốc tế của nước ta bị thu hẹp dần và gặp nhìêu khó khăn. Chính bởi vậy mà chính sách đối ngoại nước ta thời kỳ này là
- thiết lập những quan hệ tốt đẹp với các nước ASEAN, luôn luôn sẵn sàng cùng các nước này phối hợp cố gắng để xây dựng Đông Nam Á thành 1 khu vực hoà bình và ổn định. Cho đến những năm 86_91, Đảng và nhà nước đã có những đổi mới tích cực về tư duy và chính sách đối ngoại. Đặc biệt là việc đổi mới công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chuyển biến của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế, tư duy về các cặp quan hệ giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa hợp tác và đấu tranh, tập hợp lực lượng từ đó xác định chủ trương, đường lối và chính sách đối ngoại thích hợp. Trên tư duy đổi mới đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu và những chính sách đối ngoại lớn. Mục tiêu của ngoại giao Việt Nam giai đoạn này là hoà bình và phát triển. Lúc này Việt Nam cũng thấy vị trí quan trọng trực tiếp của Đông Nam Á trong toàn bộ đường lối đôỉ mới và chủ trương hoà bình, phát triển của mình và các nước ASEAN có thể giúp Việt Nam mở đường cho xu thế đối thoai, tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Tất cả những lý do trên là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp để Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN ngày 28/7/1995. PHẦN IV: Vị trí của Việt Nam trong ASEAN là ở đâu? Sau khi gia nhập ASEAN 1 cách chủ động Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho Hiệp hội, vai trò của ta ngày càng được nâng cao. Chúng ta đã đánh giá đúng những vấn đề nội bộ của ASEAN cũng như trong quan hệ của ASEAN vơi bên ngoài, đặc biệt là những thách thức mà ASEAN gặp phải, từ đó đề xuất chủ trương chính sách phù hợp. Trong giai đoạn 1996_2001, khi uy tín và vai trò của ASEAN giảm sút, Hiệp hội gặp nhiều thách thức nghiêm trọng do nhiều nước ASEAN gặp khủng hoảng tài chính kinh tế, nội bộ 1 số nước gặp khó khăn, mâu thuẫn giữa 1 số nước bộc lộ, 1 số nước muốn từ bỏ nguyên tắc”không can thiệp” và “tôn trọng độc lập chủ quyền” thì chúng ta đã tích cực chủ động góp phần vào việc củng cố đoàn kết, tăng cường và mởi rộng hợp tác trong khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với bên ngoài, nâng cao vai trò của ta trong ASEAN. Việc Việt nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN 6, đưa ra Chương trình hành động Hà Nội, đưa ra quyết định kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10, tiếp đó việc chúng ta đảm nhiệm tốt chức Chủ tịch Uỷ ban thường trực
- ASEAN(ASC) và Diễn đàn khu vực ASEAN(ARF) đã có ý nghĩa quan trọng, nâng cao uy tín, vị thế của ta trong ASEAN và trên thế giới. Từ năm 2001 đến nay, kinh tế Việt Nam không ngừng lớn mạnh, sau 11 năm đàm phán để trở thành thành viên của WTO, cuối cùng Việt Nam đã thực sự trở thành thành viên chính thức của WTO ngày 7/11/2007. Hơn thế nữa còn trở thành uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong nước của Việt Nam mà còn nâng cao vị thế của Việt nam trong ASEAN. Thực tế là, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn Tân Hoa Xã nhân dịp sang Thái Lan về vấn đề vai trò của Việt nam trong tiến trình hội nhập ASEAN như sau:”cùng với những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, Việt nam đã trở thành 1 bộ phận không thể tách rời trong gia đình ASEAN. Năm 2008 thương mại Việt nam với các nước ASEAN đạt gần 30 tỷ USD, tăng trên 25% so với năm 2007 và chiến trên 20% kim ngạch thương mại. Các nước ASEAN hiện có gần 1300 dự án đầu tư trực tiếp đang hoạt động ở Việt nam với tổng số vốn đầu tư trên 44 tỷ USD, đồng thời Việt nam cũng có trên 220 dự án đang hoạt động ở các nước ASEAN với tổng sổ vốn đầu tư trên 2,6 tỷ USD. Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc xác định hướng phát triển tương lai của ASEAN như Tuyên Bố Bali, Hiến chương ASEAN, các kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột Cộng đồng.... đều có dấu ấn của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang cùng với các thành viên khá của hiệp hội ra sức đẩy mạnh hợp tác và hội nhập, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
- LỜI KẾT Qua 34 năm từ 1975 đến 2009, quan hệ Việt Nam ASEAN đã trải qua nhiều thăng trầm với những mốc đánh dấu đáng ghi nhớ cho việc hình thành và phát triển. Có những lúc Việt Nam cũng như ASEAN đã chẳng mặn mà gì trong việc bình thường hoá quan hệ với nhau vì những lý do khách quan và chủ quan như việc ASEAN giúp đỡ Mỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nước ta hay việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia khiến cho ASEAN quay sang đối đầu thù nghịch với Việt Nam. Tuy nhiên, do xu hướng chạy đua về kinh tế và hoà hoãn trong quan hệ để cùng đối phó với những vấn đề nhức nhối trên thế giới như những quy luật khách quna, ASEAN và Việt Nam là 1 trong những chủ thể, là bộ phận của hệ thống thế giới nên không thể đi trái với quy luật khách quan được. Có thể nói việc bình thường hoá quan hệ hay việc Việt Nam gia nhập ASEAN là 1 tất yếu khách quan. Chính bởi 2 bên cùng tuân thủ những quy luật ấy cho nên ASEAN thì ngày càng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế còn Việt Nam thì ngày càng phát triển, tạo lập được nhiều mối quan hệ hơn và cũng ngày càng đóng góp hết sức mình cho ASEAN nhằm khẳng định vị thế của mình trong đó cũng như đưa ASEAN trở thành tổ chức quốc tế lớn mạnh, có tiếng nói hơn trên trường quốc tế để làm chỗ dựa vững chắc cho các nước trong khu vực. Kết quả này được khẳng định qua các kỳ đại hội ASEAN hàng năm cũng như Hội nghị cấp cao ASEAN và diễn đàn khu vực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:Quan hệ chính trị Việt Nam Trung Quốc 1986-1999.Từ đối đầu đến khuân khổ 16 chữ
20 p | 507 | 114
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa năm 1991 đến nay
16 p | 695 | 100
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam ASEAN 1995-2009:Thuận lợi, khó khăn và tiềm năng phát triển
13 p | 511 | 98
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ 1986-1995 giai đoạn bước ngoặt tiến tới bình thường hóa
18 p | 543 | 96
-
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam: Những khó khăn cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ trong những năm từ 1975 – 1985
14 p | 484 | 78
-
Tiểu luận: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay
21 p | 669 | 78
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc ( 1975-1991) , từ đối đầu sang đối thoại
12 p | 496 | 69
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1975 – 1979
15 p | 234 | 54
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ 1986-1995
18 p | 352 | 43
-
Tiểu luận:Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc giai đoạn 1979-1991
14 p | 216 | 40
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-ASEAN (1975-1988)
15 p | 261 | 39
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ khi bình thường hóa đến nay 1999
18 p | 218 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Quan hệ Việt Nam – Thái Lan dưới góc nhìn của chủ nghĩa tự do (2006-2015)
52 p | 173 | 29
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng giai đoạn 2001-2015
34 p | 151 | 25
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung giai đoạn từ năm 1995
15 p | 143 | 19
-
Tiểu luận:Quan hệ Việt Trung chuyển dần sang trang thái đối địch trong những năm 70 nguyên nhân của nó
17 p | 118 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Chiến lược hai hành lang, một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
90 p | 129 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quốc tế học: Quan hệ Việt Nam - Australia trong lĩnh vực giáo dục từ năm 1998 đến nay
94 p | 39 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn