intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

930
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tiểu luận được trình bày trong 2 chương: chương 1 truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại, chương 2 các kiểu con người trong một số truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gƣơng mặt tiêu biểu của truyện ngắn đƣơng đại, Nguyễn Ngọc Tƣ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đƣa truyện ngắn đƣơng đại lên một tầm cao mới. Nhà văn khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và đã có rất nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ: Ngọn đèn không tắt giải Nhất – Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mƣơi lần II năm (2000). Giải B – Hội văn học Việt Nam với tập truyện: Ngọn đèn không tắt năm (2001)…Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tƣ còn đƣợc bình chọn là một trong mƣời gƣơng mặt trẻ tiêu biểu (2003) do Trung ƣơng đoàn trao tặng. Truyện ngắn Cánh động bất tận đƣợc Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006). Và cũng riêng truyện ngắn này đã đƣa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tƣ leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận: “từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư”. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con ngƣời xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con ngƣời luôn đƣợc coi là vấn đề số một. Bản thân con ngƣời vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt đƣợc bản thể con ngƣời trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá tận cùng cái bí ẩn bên trong con ngƣời. Văn học lấy con ngƣời làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con ngƣời, thế nhƣng con ngƣời vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”. Nhìn chung Nguyễn Ngọc Tƣ là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đƣợc chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hƣơng. Nhƣng bạn đọc hôm nay<br /> <br /> 1<br /> <br /> thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo. Vì họ biết chừng nào chƣa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời thì sự tái hiện các hiện tƣợng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lƣợng trên cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tƣ duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong quan niệm nghệ thuật về con ngƣời. Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhƣng Nguyễn Ngọc Tƣ đã tỏa sáng rực rỡ trong nền văn học, điều này không phải cây bút trẻ nào cũng có đƣợc. Chính vì thế mà chị có một vị trí không thể thiếu đƣợc khi nhắc đến truyện ngắn đƣơng đại. Xuất phát từ lí do trên cho nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” để nghiên cứu và có thêm cái nhìn mới mẻ về khía cạch nghệ thuật này. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút trẻ đƣợc biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên đƣợc đăng trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thƣởng cao mà nhà văn nhận đƣợc. Cho đến nay, Ngọc Tƣ đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện ngắn đƣợc xuất bản nhƣ: Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)…và gần đây nhất là tập Khói trời lộng lẫy mới đƣợc ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “những đứa con đẻ” của Ngọc Tƣ đã nhận đƣợc rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Nhìn chung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc nghiên cứu và phê bình, đánh giá dƣới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi cô là “Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm của cô (Trần Hữu Dũng – Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam – diễn đàn vietstudies.info, 2/2004). Hay Hồ Anh Thái – Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm”. Hạ Anh – Thanh niên (19/1/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà – Công an nhân dân (3/2/2006), “Đằng sau thành công là gánh nặng”. Nguyễn Văn Tám (2006), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học sƣ<br /> <br /> 2<br /> <br /> phạm Huế. Thảo Vy (2005), Nỗi đau trong cánh đồng bất tận, Tạp chí văn hóa Phật giáo số 11 Không gian trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ cũng là đối tƣợng cho nhiều nhà nghiên cứu hƣớng đến. Có thể kể đến những bài đăng tải trên webside: www.viet-studies.info nhƣ Nguyên Ngọc với: “Không gian…của Nguyễn Ngọc Tư”, Đoàn Nhã Văn với bài: “Nắng, gió, vịt và đàn bà giữa những cánh đồng bất tận”, Thụy Khê với bài “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của chị. Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập đến vấn đề con ngƣời ở một số bình diện nhƣ: Hình tượng người nghệ sĩ, nông dân, thế giới vịt và người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận… Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Vì vậy, khi chọn đề tài trên, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, tiếp thu có chọn lọc những ý tƣởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đƣa ra những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong một số truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, nhằm góp thêm một cách nhìn mới mẻ về những giá trị trong truyện ngắn của nhà văn. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong khóa luận đối tƣợng mà chúng tôi tập trung hƣớng đến đó chính là: Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Còn về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời qua 16 truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tƣ, cụ thể nhƣ sau: Bởi yêu thương, Biển người mênh mông, Chuyện vui điện ảnh, Cuối mùa nhan sắc, Cải ơi, Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khắc khoải, Chuyện của Điệp, Đời như ý, Đau gì như thể, Làm má đâu có dễ, Một mối tình, Mối tình năm cũ, Ngọn đèn không tắt, Ngày đùa, Qua cầu nhớ người. Ngoài ra ngƣời viết còn tham khảo thêm một số truyện ngắn khác để so sánh, đối chiếu.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp sau đây: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Phƣơng pháp so sánh Phƣơng pháp thống kê, phân loại 1.5. Đóng góp của khóa luận Về mặt lý luận, Khóa luận là một công trình nghiên cứu có hệ thống quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Từ đó, cho thấy tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật về con ngƣời – con ngƣời đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, chúng ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn đã gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác phẩm ta biết đƣợc tƣ tƣởng nhà văn. Về mặt thực tiễn, Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ. Bên cạnh đó, Khóa luận này có thể là một định hƣớng, một gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của nhiều tác giả viết truyện ngắn trong dòng văn học đƣơng đại Việt Nam. 1.6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận đƣợc trình bày trong hai chƣơng: Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI Chuơng 2: CÁC KIỂU CON NGƢỜI TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC TƢ<br /> <br /> 4<br /> <br /> II. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Giới thiệu vài nét về truyện ngắn sau 1975 1.1.1. Đặc điểm truyện ngắn sau 1975 Nhƣ chúng ta đã biết, rƣớc 1975, do tác động của điều kiện hoàn cảnh chiến tranh và yêu cầu của Đảng về một nền văn nghệ cổ vũ, động viên cho hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng mang đặc trƣng “ký hoá” và “sử thi hoá” rõ nét. Trong điều kiện hoàn cảnh mới của đất nƣớc sau 1975, thể loại nhạy cảm này chắc chắn có những thay đổi quan trọng. Giới nghiên cứu cũng nhƣ giới sáng tác hầu nhƣ đều thống nhất sau 1975, truyện ngắn là thể loại gặt hái nhiều thành công, “được mùa thể loại”. Nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng tiếp theo “những vụ được mùa của truyện ngắn, đây có thể coi là giai đoạn có nhiều truyện ngắn hay trong văn học Việt Nam”. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong công trình “Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại” cũng khẳng định sự thành công của truyện ngắn sau 1975: “...truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng”, “truyện ngắn có bước đột khởi nhờ vào ngọn gió lành của công cuộc đổi mới”. Thật vậy, lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đƣơng đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vƣợt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mƣơi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng…Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chửng lại nhƣng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thƣờng, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vƣợt lên tỏ rõ sự ƣu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là năm 1986 trở đi, truyện ngắn gần nhƣ đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dƣới hai mƣơi truyện ngắn đƣợc in. Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn đƣợc khởi xƣớng. Nhiều cuộc<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2