Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược kinh doanh ngân hàng Seabank đến 2020
lượt xem 153
download
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược kinh doanh ngân hàng Seabank đến 2020 nhằm giới thiệu về ngân hàng Seabank, tổng quan về hoạt động kinh doanh seabank 2012, hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh vàng và tiền tệ, phân tích môi trường kinh doanh, hoàn cảnh nội bộ và mục tiêu chiến lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược kinh doanh ngân hàng Seabank đến 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Viện Đào Tạo Sau Đại Học Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NGÂN HÀNG SEABANK ĐẾN 2020 SVTH: Nhóm 3 Lớp: QT.Dem2 _ CH22 GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh TP.HCM, tháng 09 năm 2013
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG S EABANK ............................................... 6 1. Khái quát ngân hàng Seabank............................................................................................5 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................................5 1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và phương châm hoạt động ..........................................................5 1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................7 2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh seabank 2012 ........................................................8 2.1. Về hoạt động tín dụng .....................................................................................................8 2.2. Hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh vàng và tiền tệ.............................................8 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế........................................................................................8 2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ ..............................................................................................9 3. Sản phẩm..............................................................................................................................9 3.1. Dùng cho khách hàng cá nhân.......................................................................................9 3.2. Dùng cho khách hàng doanh nghiệp...........................................................................10 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, HOÀN CẢNH NỘI BỘ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC............................................................................................. 11 1. Phân tích môi trường kinh doanh - các yếu tố môi trường vĩ mô ...............................11 1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội....................................................................................................11 1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật...........................................................................................11 1.3. Môi trường Quốc tế .......................................................................................................11 1.4. Yếu tố Công nghệ...........................................................................................................12 1.5. Yếu tố tự nhiên ...............................................................................................................13 2. Phân tích môi trường kinh doanh - các yếu tố môi trường vi mô ...............................14 2.1. Các đối thủ tiềm ẩn .......................................................................................................14 2.2. Khách hàng.....................................................................................................................15 2.3. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành ...........................................................................16 2.4. Đối tác chiến lược .........................................................................................................18 2.5. Sản phẩm thay thế..........................................................................................................18 3. Phân tích hoàn cảnh nội bộ ..............................................................................................19 Trang 1
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 3.1. Nguồn nhân lực..............................................................................................................19 3.2. Marketing........................................................................................................................20 3.3. Tài chính .........................................................................................................................21 3.4. Văn hóa tổ chức và cơ chế điều hành .........................................................................22 4. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, các yếu tố bên trong IFE, và phân tích SWOT .......................................................................................................................22 4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE .............................................................22 4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE...............................................................23 4.3. Phân tích SWOT.............................................................................................................24 5. Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, tầm nhìn đến 2020.......................................................26 5.1. Sứ mệnh...........................................................................................................................26 5.2. Tầm nhìn .........................................................................................................................26 5.3. Phương châm hoạt động...............................................................................................26 5.4. Mục tiêu chiến lược.......................................................................................................26 CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SEABANK GIAI ĐOẠN 2013-2020....................................................................................................................... 29 1. Đặc điểm ngành .................................................................................................................29 1.1. Tốc độ tăng trưởng ngành ............................................................................................29 1.2. Cường độ cạnh tranh của ngành ngân hàng..............................................................30 1.3. Dự báo ngành Ngân Hàng trong năm 2013...............................................................31 1.4. Giải pháp tái cáo cấu các tổ chức tín dụng đến 2015 ..............................................31 2. Danh mục đầu tư của Seabank.........................................................................................32 3. Lựa chọn chiến lược cấp công ty.....................................................................................33 3.1. Lợi thế sẵn có .................................................................................................................33 3.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung................................................................................34 CHƯƠNG 4 CÁC CHIẾN LƯỢC CẤP ĐƠN VỊ CƠ SỞ VÀ CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG........................................................................................................................................... 36 1. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Thanh toán quốc tế” .....................................36 1.1. Phân tích SWOT cho Thanh toán quốc tế” ................................................................38 1.2. Chiến lược SBU cho “Thanh toán quốc tế”...............................................................38 1.3. Chiến lược chức năng cho “Thanh toán quốc tế” ....................................................39 Trang 2
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Tín dụng cá nhân”.........................................40 2.1. Phân tích SWOT cho “Tín dụng cá nhân”.................................................................40 2.2. Chiến lược SBU cho “Tín dụng cá nhân”..................................................................41 2.3. Chiến lược chức năng cho “Tín dụng cá nhân”........................................................42 3. Chiến lược cấp đơn vị cơ sở SBU cho “Tiết kiệm cá nhân”........................................42 3.1. Phân tích SWOT cho “Tiết kiệm cá nhân” ................................................................42 3.2. Chiến lược SBU cho “Tiết kiệm cá nhân” .................................................................44 3.3. Chiến lược chức năng cho “Tiết kiệm cá nhân”.......................................................44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN......................................................................................................... 48 1. Tổng hợp các chiến lược của ngân hàng SEABANK...................................................47 2. Kế hoạch thực hiện đến 2020 ..........................................................................................48 3. Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận..............................................................................49 4. Kết luận chung ...................................................................................................................50 Trang 3
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường theo xu thế hội nhập, việc sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ không hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định, mà do thị trường quyết định. Trong đó thị truờng quốc tế, thị truờng khu vực chi phối thị trường trong nước. Song thị trường thế giới thường xuyên biến đổi bởi sự thay đổi của các nhóm yếu tố như: Môi trường kinh tế, tài chính - tiền tệ, chính trị, xã hội, văn hóa. Vì lẽ đó, nếu doanh nghiệp không dự báo chính xác sự diễn biến của các yếu tố môi truờng quốc tế và khu vực hệ quả là rủi ro trong kinh doanh. Để tránh rủi ro doanh nghiệp buộc phải xây dựng chiến lược. Quản trị chiến lược trở thành cấp thiết đối với các tổ chức, chỉ có chiến lược thì mới có khả năng tránh được rủi ro kinh doanh trong toàn cầu hóa kinh tế. Do đó, đề tài được thực hiện nhằn phân tích, đánh giá và điều chỉnh chiến lược hiện tại nhằm cải tiến, hoàn thiện giúp SeABank vượt qua được những thách thức, đồng thời có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Trang 4
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SEABANK 1. Khái quát ngân hàng Seabank 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank (SeABank ) là tên gọi quốc tế của NH Thương mại cổ phần Đông Nam Á được thành lập vào năm 1994. Hội sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. SeABank là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất và hiện tại là một trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng với đối tác chiến lược nước ngoài Société Générale và hai đối tác chiến lược trong nước là VMS - Mobifone và Petro Vietnam Gas (PVGas). Năm 2011, SeABank là một trong 08 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất, được xếp hạng 195/500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, 45/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và 45/1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tập trung vào mọi đối tượng khách hàng từ cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ và vẫn đảm bảo mọi nhu cầu vể sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, SeABank kiên trì với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng bao gồm các loại hình tiết kiệm, tín dụng, thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều dịch vụ khác nữa. 1.2. Sứ mạng, tầm nhìn và phương châm hoạt động 1.2.1. Sứ mạng SeABank đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội. Trang 5
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 1.2.2. Tầm nhìn Phát triển mạnh hệ thống theo cấu trúc của một NH bán lẻ, từng bước tạo lập mô hình của một NH đầu tư chuyên doanh và phát triển đầy đủ theo mô hình của một tập đoàn NH – tài chính đa năng, hiện đại, có giá trị nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu 1.2.3. Phương châm hoạt động Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội đất nước. 1.2.4. Chiến lược phát triển Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng. Trang 6
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 1.3. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của SeABank Trang 7
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh seabank 2012 Kết thúc năm tài chính 2012 SeABank tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng ổn định và đạt 69 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu tài chính khác cũng đều có tốc độ tăng trưởng ổn định: tổng tài sản đạt 75.067tỷ đồng (đạt 100% so kế hoạch), tổng huy độngvốn đạt 62.817 tỷ đồng. 2.1. Về hoạt động tín dụng SeABank tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng các khoản cho vay. Tổng dư nợ cho vay ước tính đến 31/12/2012 đạt khoảng 16.694 tỷ đồng. Về cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế, các DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, gần 41% tổng dư nợ, kế đó là cá nhân và các công ty quốc doanh. Nếu phân theo thời hạn vay thì vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 76% tổng dư nợ.Về loại tiền thì vay bằng tiền đồng chiếm hơn 56%, theo sau là vay ngoại tệ với 36% và cuối cùng là vay vàng với tỷ trọng 8% (do năm 2008 là năm giá vàng biến động khá lớn). 2.2. Hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh vàng và tiền tệ Hoạt động kinh doanh tài chính và kinh doanh tiền tệ - vàng được xác định là các mảng nghiệp vụ lớn và quan trọng tại SeABank, là trợ lực thúc đẩy các nghiệp vụ khác như xuất khẩu, nhập khẩu, kiều hối, tín dụng,… đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, liên tục và bền vững. Việc tận dụng thế mạnh vốn, về mặt kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống trên thị trường Việt Nam như giao bán ngay (Spot), mua bán kỳ hạn (Forward) và hoán đổi (Swap), xem xét nhu cầu thị trường SeABank đã xây dựng và thực hiện quyền lựa chọn tiền tệ (Option) ngoại tệ với ngoại tệ và ngoại tệ với đồng Việt Nam, quyền lựa chọn vàng. 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh của SeABank đã có những bước phát triển mạnh mẽ về qui mô lẫn chất lượng như: Dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ nhờ thu xuất – nhập khẩu, tín dụng thư xuất – nhập khẩu. Dịch vụ TTQT của SeABank luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và uy tín, tỉ lệ điện chuẩn của SeABank đạt 95%. Với Trang 8
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh chất lượng dịch vụ như vậy, SeABank đã được Citibank trao tặng danh hiệu giải thưởng” Thanh toán quốc tế xuất sắc nhất năm 2008” và trước đó là giải thưởng “ thanh toán quốc tế xuất sắc nhất 2007” do HSBC và Wachovia trao tặng. SeAbank đã kí hợp đồng với tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union, qua đó khách hàng có thể chuyển tiền đến bất kì nơi nào trên thế giới với thủ tục nhanh chóng thuận tiện. Đặc biệt SeABank đã được NHNN cho phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối, mở đầu cho bước phát triển mới về hoạt động chuyển tiền, thanh toán quốc tế. 2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ Tốc độ phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ còn thấp so với tiềm năng và tình hình phát triển sản phẩm thẻ của các NHTM khác. Năm 2008, SeABank đã lắp đạt gần 30 máy ATM trên toàn quốc và đã trở thành thành viên của liên minh lớn nhất thẻ Việt Nam là Smartlink & Banknet VN, có nghĩa là thẻ SeAbank có thể giao dịch tại hàng ngàn máy ATM, POS trên toàn quốc và SeABank đang từng bước triển khai phát triển các loại thẻ quốc tế như: Master Card, American Express(Amex), Dinner Club, JCB,… 3. Sản phẩm 3.1. Dùng cho khách hàng cá nhân Dịch vụ NH hàng ngày: NH trực tuyến (SeANet; SMS Banking, Chuyển tiền đi trong nước; NH qua điện thoại 24/7 (SeACall); Thẻ ghi nợ nội địa; Mở tài khoản Nhận tiền chuyển đến; Thẻ quốc tế SeABank MasterCard. Tiết kiệm và Sinh lời: Tiết kiệm lãi suất bậc thang; Tiết kiệm rút gốc linh hoạt; Tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ; Tài khoản tiết kiệm thông minh – SeASave Smart; Tiết kiệm 36 tháng lãi suất thả nổi. Cần vay vốn: Cho vay mua ôtô - SeACar; Cho vay mua, sửa chữa nhà ở - SeAHome; Cho vay tiêu dùng – SeABuy; Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết/ chưa niêm yết; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm – SeAMore. Chuyển tiền quốc tế: Dịch vụ Western Union; Chuyển tiền quốc tế (đến và đi). Trang 9
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 3.2. Dùng cho khách hàng doanh nghiệp Dịch vụ NH hàng ngày: Trả lương qua tài khoản; Chuyển tiền đi trong nước; SMS & Email banking; Tài khoản tiền gửi thanh toán; Chuyển tiền đến trong nước; NH qua điện thoại SeACall; NH trực tuyến SeANet. Tài trợ đầu tư: Cho vay đầu tư tài sản trung hạn; Cho vay đầu tư tài sản dài hạn; Cho vay nhanh mua ô tô DN – SeACar Business. Tài trợ ngắn hạn: Chiết khấu bộ chứng từ; Tài trợ LC nhập khẩu;Tài trợ LC xuất khẩu (trước khi giao hàng); Sản phẩm bảo lãnh; Hạn mức tín dụng; Cho vay bổ sung vốn lưu động theo món ngắn hạn. Tiết kiệm và đầu tư: Hợp đồng tiền gửi; MGT 510 – Xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng SeABank đến năm 2015. Thanh toán quốc tế: Nhờ thu xuât khẩu; Chuyển tiền đi nước ngoài; Phát hành thư tín dụng nhập khẩu; Nhờ thu nhập khẩu; Nhận chuyển tiền đến từ nước ngoài; Dịch vụ thông báo, sửa đổi và xác nhận LC; Chuyển nhượng thư tín dụng. Các dịch vụ khác: Chấp nhận thanh toán thẻ qua thiết bị EDC của SeABank. Trang 10
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, HOÀN CẢNH NỘI BỘ VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC 1. Phân tích môi trường kinh doanh - các yếu tố môi trường vĩ mô 1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội Hiện nay chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho DN và người dân có được nhận thức và tư duy mới trong lĩnh vực tài chính NH. Các DN đã dần dần tiếp cận được nguồn vốn NH: quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán qua hệ thống NH, thực hiện thanh toán XNK trực tiếp qua NH. Cá nhân đã tiếp cận với NH, sử dụng các tiện ích như thẻ ATM, thẻ tín dụng, việc sử dụng tiền mặt trong dân đã hạn chế do có tính rủi ro cao khi vận chuyển tiền, dịch vụ thẻ đã họat động rất hiệu quả, việc sử dụng thẻ ATM, Master, Visa qua hệ thống các NH nói chung và SeABank nói riêng rất cao. 1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật Theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam là một trongnhững quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế,thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểmđổi mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế, về tự do hóa thương mại – đầu tư và cổ phần hóaDN nhà nước (đặc biệt là cổ phần hóa các NH thương mại nhà nước) trong thời gian qua tạođiều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam tăng cường năng lực tài chính, nâng caotính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế tronglĩnh vực NH. 1.3. Môi trường Quốc tế Hiện nay sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, WTO và thương mại Việt –Mỹ, SeABank có 2 mặt cơ hội – thách thức sau: 1.3.1. Những cơ hội Hội nhập kinh tế quốc tế - mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ NH để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao, ngày càng chuyên nghiệp của các DN trong nền kinh tế: Trang 11
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh - Với sự tham gia góp vốn của đối tác chiến lược nước ngoài, ngoài cơ hội tăng vốn tự có SeABank sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị DN hiện đại, đổi mới nềntảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm. - Tạo cơ hội và sức ép thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào luyệnnguồn nhân lực SeABank đáp ứng với nhu cầu phát triển mới. - Cơ hội cho SeABank phát triển hệ thống mạng lưới rộng khắp với nền tảng kỹ thuật côngnghệ hiện đại, dịch vụ NH có tầm bao quát trên phạm vi toàn quốc. 1.3.2. Những thách thức Tác động mạnh mẽ của thị trường tài chính thế giới, nhất là về lãi suất và tỷ giá, đòi hỏi SeABank phải tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động, tăng cường kỹ năng kinh doanh vàcải cách phương thức quản trị nhằm mục tiêu lợi nhuận và an toàn. - Cạnh tranh bình đẳng với các NH nước ngoài các NHTM nội địa trong bối cảnh họ cónhiều lợi thế về năng lực tài chính; kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại. - Thị trường tín dụng (kể cả bán buôn và bán lẻ) sẽ cạnh tranh gay gắt khi mà các NH nướcngoài đang dần hiểu rõ thị trường Việt Nam cũng như môi trường pháp lý đã đảm bảo cho họ xử lý rủi ro. Trong bối cảnh này, thị phần (khách hàng tốt) của SeABank có thể sẽ bị thu hẹp dần, nhất là tại các thành phố lớn và những vùng kinh tế trọng điểm. - Quá trình đổi mới tài chính, kỹ năng quản trị của các DN Việt Nam (đặc biệt làDNNN) còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể cải thiện trong thời gian ngắn thì những đòihỏi về chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro của NHTM lại buộc phải tuân theo những tiêuchuẩn, thông lệ quốc tế. - Lựa lựa chọn đúng đắn cổ đông chiến lược trong nước và ngoài nước để tham gia góp vốn 1.4. Yếu tố Công nghệ SeABank hiện đang sử dụng phiên bản mới nhất R08 của phần mềm quản trị lõi NH T24 Temenos . Thông qua hệ thống T24 Temenos, tất cả các điểm giao dịch của SeABank Trang 12
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh đều được kết nối trực tiếp với Hội sở và các điểm giao dịch khác trên toàn quốc, đảm bảo các giao dịch nhanh chóng và an toàn tuyệt đối. SeABank tích hợp thành công hai phần mềm NH hiện đại T24 Temenos và Phần mềm chuyển mạch công nghệ thẻ Way4 để cho ra đời các sản phẩm thẻ an toàn, đa tính năng, đa tiện ích. Đồng thời SeABank cũng sở hữu hệ thống Data Center, hệ thống servers của IBM và hệ thống lưu trữ tối ưu. SeABank sử dụng giải pháp chuyển mạch Core Switch Nesus 7000 của hãng Cisco. Đồng thời, SeABank cũng được Tập đoàn Oracle (Mỹ) trao chứng nhận ứng dụng thành công công nghệ điện toán lưới hiện đại nhất của Oracle. SeABank là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên NH toàn thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới suốt 24/24 giờ mỗi ngày. (Nguồn: www.SeABank.com.vn) 1.5. Yếu tố tự nhiên Thiếu hụt năng lượng: Việc đảm bảo về chất lượng lẫn khối lượng cơ bản cho kinh tế xã hội là khó khăn lớn trong thời gian tới. Việc thiếu nguồn tài chính cũng sẽ gây ra thiếu nguồn cung. Từ đầu tư tài chính đến xử lý vận hành nâng cao chất lượng hệ thống năng lượng như thế nào là vấn đề khá nan giải. Nếu Việt Nam không có chính sách phát triển năng lượng bền vững thì sẽ đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng, chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Tài nguyên thiên nhiên: chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử dụng nhưng không nghĩ đến chuyện phải “trả nợ” cho thiên nhiên, trừ khi chính phủ mỗi quốc gia phải cân bằng được giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó. Những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của hành tinh có hơn 6 tỷ người đang ở mức báo động. WWF cũng cảnh báo cách sử dụng nguồn tài nguyên ở Châu Á đang có tác động xấu đến môi trường. Hai yếu tố này hiện nay đang làm nền kinh tế khó khắn nhưng cũng là yếu tố thách thức và cơ hội cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng SeABank. Trang 13
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2. Phân tích môi trường kinh doanh - các yếu tố môi trường vi mô 2.1. Các đối thủ tiềm ẩn Sự cạnh tranh tiềm tàng từ các tổ chức tài chính khác: Hoạt động của các ngân hàng hiện chịu sự cạnh tranh nhẹ từ các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng như các Công ty tài chính, đặc biệt là các công ty tài chính thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty (đối với hoạt động thu xếp vốn vay, tín dụng, huy động vốn); các công ty Chứng khoán có quy mô lớn (đối với các hoạt động ngân hàng đầu tư như bảo lãnh phát hành, tư vấn sáp nhập, đầu tư…). Tuy nhiên trong tương lai nếu các mô hình này thành công, đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên từng mảng hoạt động, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các công ty Chứng khoán độc lập có quy mô lớn lên hoạt động ngân hàng đầu tư. Ngân hàng HSBC Việt Nam: là Ngân hàng mới thành lập có trụ sở chính tại TP.HCM và thuộc 100% vốn sở hữu của Ngân hàng HSBC. Trước khi nhận được giấy phép thành lập Ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam, HSBC cũng đã trở thành đối tác chiến lược của TechcomBank và tập đoàn Bảo Việt. Việc thành lập Ngân hàng con sẽ giúp củng cố chiến lược phát triển nội tại, một phần trong chiến lược phát triển song hành của HSBC tại Việt Nam bên cạnh việc xây dựng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược. HSBC hiện đang mở rộng thị trường sang các Tỉnh thành trong cả nước. Ngân hàng Shinhan Việt Nam: là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính tại Hàn Quốc với bề dày lịch sử hơn 100 năm. Hiện tại có hơn 1.000 chi nhánh tại Hàn Quốc, 50 mạng lưới chi nhánh và công ty con tại hơn 14 quốc gia với hệ thống khách hàng rộng khắp. Là một trong những ngân hàng nước ngoài tiên phong đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện vào năm 1993. Hai năm sau, đã có chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Hồ Chí Minh. Bước ngoặt lớn trong lịch sử hình thành và phát triển chính là việc thành lập Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, ngân hàng 100% vốn Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam, vào tháng 11 năm 2009. Hiện tại, đã đặt Hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh và có các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương,... Ngân hàng Hong Leong Việt Nam: Ngân hàng Hong Leong (Malays ia) tự hào là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á được Ngân hàng Nhà nước Việt Trang 14
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh Nam cấp Giấy phép thành lập Ngân hàng TNHH Một thành viên 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngân hàng Hong Leong Việt Nam đã đi vào hoạt động từ ngày 08/10/2009. Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng này cam kết sẽ mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam, sẽ ngày càng phát triển, tiếp cận và phục vụ cộng đồng, đồng thời quan tâm xây dựng những mối quan hệ thân thiết lâu dài với khách hàng. Các ngân hàng nước ngoài như: Raiffeisen International (Úc), Ngân hàng ING (Hà Lan), Ngân hàng Barclays (Anh) và Bank of America (Mỹ) dù chưa có sự hiện diện tại Việt Nam nhưng vẫn đang hướng tầm nhìn vào thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Các Ngân hàng nước ngoài luôn đi trước trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, các sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Nhiều chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đã có những chiến lược mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng khá tốt, đa dạng. Sức hấp dẫn của Tổ chức tín dụng là ngành có khả năng sinh lợi và khả năng tăng trưởng cao, nên ngoài các đối thủ trên chúng ta có thể nhận định được phải chuẩn bị những chiến lược kế hoạch để cạnh tranh tốt. Tuy nhiên, SeABank không được chủ quan vì cũng có rất nhiều đối thủ mà ta không thể nhận định được bởi hiện tại họ đang kinh doanh khác biệt với ngành chúng ta. Biết đâu đó, họ đang nghiên cứu chiến lược thâm nhập vào ngành và trở thành đối thủ trong tương lai. 2.2. Khách hàng 2.2.1. Khách hàng cá nhân Là các cá thể tập trung tại các khu đô thị lớn có nhu cầu về các giao dịch NH như gửi tiết kiệm, vay vốn tiêu dùng & kinh doanh… đặc biệt chú trọng phân khúc có giá trị cao thuộc tầng lớp trung và thượng lưu, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất - kinh doanh, DN tư nhân quy mô nhỏ có tính chất cá nhân (Small - Business Banking). 2.2.2. Khách hàng doanh nghiệp Bao gồm khách hàng truyền thống là các DN vừa và nhỏ (SMEs), các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh năng động & hiệu quả như sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục vụ cá nhân & cộng đồng, dịch vụ giải trí… Trang 15
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2.2.3. Khách hàng lớn Đó là các tổng công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam (Corporation/Holdings). Với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng đều có chiến lược phát triển riêng phù hợp với năng lực, nhu cầu… đối với khách hàng cá nhân, SeABank tiêu chuẩn hoá đối với từng nhóm phân khúc; Hợp lý hoá quy trình thao tác từ điểm bán hàng (Point of Sale) đến các trung tâm xử lý tập trung (Centralised Processing Center); Tự động hoá xử lý giao dịch với các dịch vụ gắn liền với tài khoản thanh toán dựa trên hạ tầng công nghệ cao (công cụ ghi nợ trực tiếp, liên kết tài khoản tự động…) tạo cơ sở phát triển công nghiệp hoá tín dụng tiêu dùng; kết hợp quản lý tập trung sản phẩm và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. 2.3. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Mặc dù có rất nhiều các Ngân hàng đối thủ cạnh tranh của SeABank như Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Đại Á, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - GP Bank… Nhưng nhóm làm bài chỉ chọn ra hai ngân hàng bạn là TechcomBank và VIB là vì hai ngân hàng này có nhiều điểm tương đồng với SeABank như: phát triển sản phẩm dịch vụ (SeABank: TKTK thông minh SeasaveSmart, Techcombank: TKTK FastSaving, VIB: TKTK E-Savings,...) đều là TKTT không kỳ hạn nhưng được hưởng lãi suất ưu đãi, các sản phẩm cho vay hướng đến đối tượng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu,... Nên nhóm làm đề tàiđã chọn và tiến hành điều tra các chuyên gia trong ngành với hai đối thử cạnh tranh như sau: Trang 16
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Mức SEABANK TECHCOMBANK VIB độ STT Các yếu tố thành công Điểm Điểm quan Phân Phân Điểm quan Phân quan quan trọng loại loại trọng loại trọng trọng 1 Uy tín thương hiệu 0,12 3 0,36 3 0,36 3 0,36 2 Cạnh tranh phí dịch vụ 0,12 3 0,36 3 0,36 3 0,36 3 Cạnh tranh lãi suất vay 0,12 2 0,24 3 0,36 3 0,36 4 Chất lượng dịch vụ 0,13 3 0,39 3 0,39 2 0,26 Lòng trung thành của 5 0,12 3 0,36 3 0,36 2 0,24 KH Khả năng tài chính và 6 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 khả năng huy động vốn Nguồn nhân lực có trình 7 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 độ đáp ứng 8 Hoạt động Marketing 0,13 3 0,39 3 0,39 3 0,39 Tổng cộng 1,00 2,88 3,00 2,75 Nhận xét: Qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: TechcomBank đứng trước, sau đó đến SeABank rồi sau đó mới đến VIB. Tổng số điểm quan trọng của TechcomBank là 3, cho thấy TechcomBank là đối thủ cạnh tranh mạnh của Ngân hàng chúng ta. Tuy VIB đứng sau SeABank nhưng trong chiến lược kinh doanh của mình nên lưu ý đến những điểm mạnh của các Ngân hàng này, hoàn thiện những điểm yếu của SeABank và thực hiện các chiến lược phát triển mạnh hơn nữa. Qua phân tích hai yếu tố trên nhận thấy rằng đây sẽ là cơ hội tốt cho SeABank nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong tình hình kinh tế hiện nay. Trang 17
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh 2.4. Đối tác chiến lược Societe Generale (Pháp): Là tập đoàn tài chính NH hàng đầu Châu Âu với 145 năm kinh nghiệm, hơn 30 triệu tài khoản khách hàng cá nhân và 163.000 nhân viên tại 82 quốc gia trên thế giới. Société Générale là đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ 20% cổ phần của SeABank. Việc hợp tác đầu tư vào SeABank là hoạt động đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực NH bán lẻ của Société Générale tại Châu Á. Công ty Thông tin di động - Mobifone (Việt Nam): Là đối tác chiến lược trong nước hiện sở hữu hơn 6% vốn điều lệ của SeABank. MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam từ năm 2005-2008 được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Mobifone là DN năm trong Top 20 DN lớn nhất Việt Nam theo xếp hạng của UNDP. Tổng công ty Khí Việt Nam-PV Gas (Việt Nam): Là công ty TNHH một thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. PV GAS hoạt động trên các lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí trên toàn quốc. SeABank – AMC: Là Công ty TNHH Một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty thành viên của SeABank có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do SeABank góp vốn 100%. SeABank AMC được thành lập để tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn, thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của NHTM theo quy định của pháp luật. (Nguồn: www.SeABank.com.vn) 2.5. Sản phẩm thay thế Có hai yếu tố là: sản phẩm và dịch vụ thay thế sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của SeABank. Khi lợi nhuận của khách hàng tham gia các sản phẩm của SeABank bị giảm xuống và giá cả dịch vụ tăng lên thì khách hàng sẽ có xu hướng mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ thay thế. Đây chính là áp lực mất khách hàng của SeABank. Các đối thủ cạnh tranh sẽ Trang 18
- Tiểu luận Quản Trị Chiến Lược Nhóm 3 GV: TS. Hoàng Lâm Tịnh đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ thay thế có khả năng chuyên biệt hóa cao về lợi nhuận hay tạo điều kiện ưu đãi về dịch vụ. Nếu sản phẩm thay thế giống như sản phẩm của SeABank, thì mối đe dọa càng lớn, khả năng cạnh tranh kém. Điều này, ảnh hưởng đến lượng khách hàng và lợi nhuận của mình. Năm 2011, SeABank là một trong những ngân hàng đầu tiên trong hệ thống thanh toán tự động liên ngân hàng tại Việt Nam chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam. 06 loại thẻ quốc tế nổi tiếng nhất thế giới bao gồm Visa, MasterCard, CUP, American Expres s, JCB và Diners Club đều được chấp nhận tại hệ thống ATM của SeABank. Đây là bước đi quan trọng mang tính chiến lược của SeABank nhằm mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng nói chung và khách hàng sử dụng các loại thẻ quốc tế nói riêng, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ. Hai yếu tố này là mối đe doạ cho SeABank vì không lường trước hết được các đối thủ khác như thế nào. 3. Phân tích hoàn cảnh nội bộ 3.1. Nguồn nhân lực Tính đến 31/12/12, SeABank có gần 2.353 CBNV làm việc tại 155 điểm giao dịch trên toàn quốc, trong đó số cán bộ quản lý chiếm 25% tổng cơ cấu nhân sự, nam giới chiếm tỷ lệ 45%, nữ giới chiếm 55%. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công nhân viên của SeABank trẻ tuổi, với tỷ lệ lao động có độ tuổi dưới 30 tuổi là 77%, lao động dưới 45 tuổi là 97%. Năm 2012, Trung tâm Đào tạo SeABank thành lập, đã tổ chức được 78 khóa học về nghiệp vụ NH, mô hình tổ chức mới, đào tạo nhân viên mới… do các cán bộ chủ chốt NH và các chuyên gia Société Générale trực tiếp đào tạo với sự tham gia của hơn 1.350 lượt học viên. Về trình độ, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm trên 80% tổng nhân sự cho thấy chất lượng lao động của SeaBank vẫn chưa được cao, ảnh hưởng đáng kể đến phong cách và Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel
26 p | 3850 | 582
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Kinh Đô
59 p | 1982 | 553
-
Bài tập nhóm Quản trị chiến lược: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa giai đoạn 2013 - 2015
43 p | 1274 | 412
-
Thuyết trình: Quản trị chiến lược sản phẩm của công ty EuroWindow
20 p | 980 | 244
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược
15 p | 917 | 213
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược công ty Sữa Vinamilk
25 p | 1645 | 211
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần Trung Nguyên giai đoạn 2010 - 2020
87 p | 563 | 202
-
Chuyên đề môn Quản trị chiến lược: Chiến lược phát triển công ty gạch Đồng Tâm Long An giai đoạn 2010 - 2020
46 p | 382 | 129
-
Tiểu luận nhóm môn Quản trị chiến lược
31 p | 585 | 126
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Công ty TNHH MTV Đầu tư – Dịch vụ bất động sản ACB – Chiến lược phát triển kinh doanh 2010 - 2020
86 p | 475 | 107
-
Tiểu luận Phân tích chiến lược của ngân hàng ACB
26 p | 536 | 78
-
Tiểu luận: Quản trị chiến lược nâng cao
27 p | 252 | 58
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty Biti’s
22 p | 90 | 24
-
Bài tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích chiến lược Marketing của Công ty Cổ phần Ichiba
24 p | 55 | 22
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược Công ty cổ phần Kinh Đô
18 p | 72 | 18
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến việc quyết định chiến lược của Công ty Cổ phần Kinh Đô
18 p | 54 | 17
-
Tiểu luận Quản trị chiến lược: Thực trạng quản trị chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Kentucky Fried Chicken (KFC) tại thị trường Việt Nam
21 p | 39 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn