intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: So sánh phật giáo 3 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Chia sẻ: Asdfcs Fsdfd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

207
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phật Giáo là một trong những tín ngưỡng lớn của Châu Á nói riêng và của thế giới nói chung. Tôn giáo này mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên qua quá trình hơn 2.000 năm truyền bá và phát triển tôn giáo triết học này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: So sánh phật giáo 3 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

  1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. HCM [Type the document subtitle] BÁO CÁO GIỮA KỲ SO SÁNH PHẬT GIÁO 3NƯỚC: TRUNG QUỐC NHẬT BẢN, HÀN QUỐC GVHD: PGS. TS Đoàn Lê Giang Thực hiện: Nhóm 2 – NB1 – VB2 5/2013
  2. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 MỤC LỤC 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO ............................................................................. 4 1.1. Nguồn gốc Phật giáo ............................................................................................ 4 1.2. Khái quát Phật Giáo ở Trung Quốc ...................................................................... 5 1.3. Khái quát Phật giáo ở Hàn Quốc .......................................................................... 6 1.4. Khái quát Phật giáo ở Nhật Bản ........................................................................... 9 1.4.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản ..................................... 9 1.4.2. Các Hình Thức Phật Giáo Nhật Bản.............................................................. 16 2. SO SÁNH PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN .................................................................................................................. 20 2.1. Nguồn gốc:......................................................................................................... 20 2.2. Thời gian xuất hiện: ........................................................................................... 21 2.3. Quá trình phát triển (những giai đoạn/thời kì phát triển, đặc điểm nổi bật nhất của từng giai đoạn) ............................................................................................................... 22 2.4. Đặc điểm ............................................................................................................ 26 2.5. Tông phái chính ................................................................................................. 27 2.6. Phật giáo ngày nay ............................................................................................. 29 2.7. Công trình/kiến trúc Phật giáo nổi bật nhất......................................................... 33 Kết luận chung: ............................................................................................................ 36 GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 2
  3. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Lời mở đầu Phật Giáo là một trong những tín ngưỡng lớn của Châu Á nói riêng và của thế giới nói chung. Tôn giáo này mặc dù có nguồn gốc từ Ấn Độ, tuy nhiên qua quá trình hơn 2.000 năm truyền bá và phát triển tôn giáo triết học này, Phật giáo du nhập vào mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng biệt. Điều này thể hiện rõ qua các quốc gia: Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tín ngưỡng Phật Giáo ở ba quốc gia trên có sự giống nhau về bản chất của tín ngưỡng (tôn chỉ và mục đích tư tưởng của Phật giáo nguyên thủy), tuy nhiên có sự khác nhau về cách thức diễn đạt (phương pháp và phương tiện để đạt mục đích).Phật giáo đã nâng cao nền văn hóa bản địa của ba quốc gia trên, tín ngưỡng này có thể xem như nền nghệ thuật đẹp nhất của mỗi quốc gia. Vì vậy đây chính là đề tài : So sánh Phật giáo của 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản mà nhóm 02 của chúng tôi lựa chọn tham gia thuyết trình. Xin giới của thiệu những thành viên nhóm 02, lớp NB1-VB2: STT Họ và tên MSV 1 Vương Hoàng Dung 1266190016 2 Phạm Thị Thùy Dương 1266190023 3 Nguyễn Thị Bích Hằng 12661900 4 Mai Thị Thu Hằng 1266190039 5 Trần Thị Ngọc Khánh 1266190055 6 Nguyễn Thị Y Lan 1266190059 7 Nguyễn Thị Thanh Nga 12661900 8 Lê Thị Hồng Ngân 1266190080 9 Võ Xuân Nguyên 12661900 GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 3
  4. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 1. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO 1.1. Nguồn gốc Phật giáo - Ấn Độ là mảnh đất của tôn giáo triết học. Vào giữa thiên niên kỉ I TCN, xã hội Ấn Độ là xã hội có giai cấp, chế độ đẳng cấp ngày càng cũng cố vững chắc đồng thời tín ngưỡng Đạo Balamon bấy giờ rất phát triển, giáo lý, luật lệ được đặt ra ngày càng nghiêm khắc, nghi thức cúng bái ngày càng phức tạp. Chính vì thế, người dân lao động vô cùng phẫn uất, căm ghét chế độ đẳng cấp và Đạo Balamon, đã xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau, họ trực tiếp chống lại Đạo Balamon và Phật Giáo là một trong số trào lưu tư tưởng đó. - Tương truyền Đức Phật, tên chính là Siddhanrtha Gautama, sinh năm 563 TCN. Cha ngài là vua bộ tộc Sakya. Thưở nhỏ, Ngài có cuộc sống cung đình xa hoa, sung sướng. Cho đến khi Ngài nhận ra rằng tuổi già, bệnh tật, chết chóc sẽ đến tất cả mọi người, cuộc sống không có gì tồn tại vĩnh cửu, mọi vật đều biến động không ngừng, gọi đó là vô thường. Ngài quyết định rời cung điện, từ bỏ vương quyền, vinh hoa phú quý, tổ ấm gia đình để quyết tìm ra con đường chân lý. Ngài ra đi tìm cứu con đường để giúp loài người khỏi bể khổ cuộc đời. Năm 35 tuổi Ngài đắc đạo và suốt 45 năm còn lại của cuộc đời, Đức Phật đi khắp nơi để thuyết giảng Chân lý cho mọi người. - Thuyết pháp đầu tiên mà Đức Phật trình bày là: Chuyển pháp luân- giảng về Trung Đạo và Tứ Diệu Đế  Khổ đế: là những điều mà con người không được toại nguyện trong cuộc sống  Tập đế : chỉ ra nguyên nhân vì sao gây ra sự khổ này: tham, sân, si.  Diệt đế: nhận thức về cuộc sống con người.  Đạo đế: chỉ ra con đường đúng đắn để loại sự khổ, đòi hỏi con người đúng đắn trong tư duy, hành động. - Giáo lý của Phật giáo đặt trên hai nền tảng cốt lõi là luật Nhân quả và Luân hồi nghiệp hóa. - Tín ngưỡng Phật giáo với mục đích là giải thoát dành cho tất cả chúng sinh, không phân biệt giai cấp, là con đường khách quan để đi tới chân lý, giúp cho chúng sinh cách giải thoát với lòng từ bi vô lượng, giúp cho con người đạt đến Niết Bàn, trở thành Phật. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 4
  5. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 1.2. Khái quát Phật Giáo ở Trung Quốc Theo sử liệu cho thấy Phật giáo được giới thiệu đến Trung Quốc do các nhà buôn hay các nhà sư truyền giáo người Ấn qua các ngã đường biển và đường bộ. Về đường biển thì xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Sri Lanka, Nam Dương để vào hải cảng Quảng Đông. Về đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa (Silk road) nối liền Đông Tây, di chuyển bằng lạc đà, xuất phát từ miền Đông Bắc Ấn, rồi băng qua các sa mạc ở Trung Á để tới Lạc Dương (kinh đô của nhà Hán). Theo biên niên sử thì Phật giáo truyền đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên từ Trung Á nhằm niên hiệu Nguyên Thọ đời vua Hán Ai Đế nhà Tây Hán, nhưng Phật giáo không truyền bá rộng rãi cho đến năm 65 Công nguyên, dưới triều vua Hán Minh Đế ( niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, 25-220 công nguyên), thì Phật giáo mới bắt đầu cắm rễ và phát triển ở Trung Quốc. Vì muốn thần dân tu học Phật pháp nên vua Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 18 người đến Ấn Độ để thỉnh cầu hai Thiền sư người Ấn là Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama'tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Quốc hoằng pháp. Hai vị Tăng người Ấn này đã mang đến Trung Quốc bộ Kinh Bốn Mươi Hai Chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc do vua Minh Đế xây dựng, đến nay vẫn còn) ở Lạc Dương để hoằng dương Phật Pháp. Tiếp theo sau hai nhà sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan, những nhà truyền giáo khác đến Trung Quốc là An Thế Cao (An Shih-Kao), là người An Tức (Parthian, thuộc Bắc Ấn), Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema), Trúc Phật Sóc (Sangha Buddha) đến Trung Quốc vào năm 148 Công nguyên, mang theo nhiều kinh điển hệ phái Đại thừa để phổ biến nơi vùng đất mới này. Đầu thế kỷ 20 là thời điểm chấn hưng Phật giáo Trung Quốc. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã tạo ra một làn sóng mới về dân chủ tự do cho nhân dân Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị của chế độ phong kiến. Năm 1912, Tổng hội Phật giáo Trung Quốc (Chinese Buddhist Association) ra đời tại Thượng Hải, một năm sau đó một hội khác ra mắt tại Bắc Kinh là Trung ương Phật giáo Công hội. Đến năm 1922, công cuộc chấn hưng Phật giáo Trung Quốc đã lên cao với sự lãnh đạo phong trào tích cực của Đại sư Thái Hư (T'ai-Hsu, 1890-1947), người khai sáng Hội Phật giáo Trung Quốc (Buddhist Society of China) có hơn 5 triệu thành viên trên khắp đất nước. Mở đầu ông cho thành lập Phật học viện Pháp Tạng ( Fa t'sang Buddhist School), ông nhấn mạnh rằng chương trình dạy được kết hợp hài hòa giữa Phật học và khoa học để thu hút giới thanh niên trí thức, kết quả là học viên theo học rất đông. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 5
  6. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Không những Đại sư Thái Hư chăm lo chấn hưng nền Phật giáo trong nước mà ngài còn có nhiều đóng góp để chấn hưng Phật giáo thế giới. Chẳng hạn, năm 1924, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới (World Buddhist Conference) tại Lô Sơn, Trung Quốc.Năm 1925, ông tổ chức Hội nghị Phật giáo Đông Á (East Asian Buddhist Conference) ở Tokyo, Nhật bản.Và từ năm 1928, ông bắt đầu các chuyến đi hoằng pháp ở các nước ở phương Tây. Ngài đã trở thành một trong những nhà truyền giáo người châu Á đầu tiên đến diễn thuyết tại Pháp, Đức, Anh và Mỹ, riêng tại Pháp, vào 1931, ông đã cho xây dựng một Học viện Phật giáo tại Paris để hướng dẫn quần chúng Tây phương học Phật. Nhìn chung với sự góp sức chấn hưng của các Đại sư Thái Sư và sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc, Phật giáo Trung Quốc đã nhanh chóng phục hưng về mọi phương diện từ kiết thiết trùng tu cơ sở cho đến văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển. Phong trào chấn hưng Phật giáo tại Trung Quốc lúc ấy đã ảnh hưởng và lan tỏa đến các nước làng giềng như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Vào đầu thế kỷ 20, Phật giáo Trung Quốc phải chịu trải qua một thời kỳ cải cách để có thể thích hợp trào lưu mới của xã hội, những tưởng vận mệnh Phật giáo Trung Quốc đã thoát khỏi tai ách của thời cuộc, nhưng không bao lâu sau đó, Phật giáo Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá trầm trọng qua cuộc chiến Trung-Nhật (1940-1945), rồi tiếp đó là cuộc cách mạng văn hóa nội bộ (1966-1976), Phật giáo Trung Quốc đã trở thành nạn nhân của các cuộc đàn áp vô căn cứ của chính sách đổi mới lạ lùng này. Từ năm 1976 đến nay, tuy chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở hơn để khôi phục lại Phật giáo , nhưng nhìn chung Phật giáo Trung Quốc vẫn chưa lấy lại được sinh khí của mình như thuở nào. Tất cả phải đợi chờ đến một cuộc đổi mới khác trong một tương lai gần. Hiện nay, Phật giáo tại Trung Quốc gồm dòng là Phật giáo Bắc Tông, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nam Tông, tăng lữ xuất gia của ba hệ phái lớn này có 200 nghìn người. Hiện nay Trung Quốc có hơn 13.000 chùa mở cửa, có 33 trường Phật giáo và gần 50 loại sách báo, tạp chí Phật giáo xuất bản. 1.3. Khái quát Phật giáo ở Hàn Quốc Cũng như ở hầu hết các nước phương Đông, khi Phật giáo chưa du nhập vào Hàn Quốc thì Nho giáo đã có mặt và bám rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội đất nước này. Mặc dù vậy, Phật giáo cũng có mặt trên đất nước Hàn Quốc tương đối sớm và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người dân xứ Hàn. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 6
  7. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Mặc dù các học giả vẫn tranh luận về khả năng đạo Phật có thể du nhập vào Hàn Quốc trực tiếp từ nước Ấn Độ nhưng nhìn chung những cứ liệu lịch sử không ủng hộ ý kiến này. Mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1.600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho đất nước này. Thời kì ba Vương quốc (57 TCN – 668 CN) Năm 372, đạo Phật được truyền tới Vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); sau đó là tới Vương triều Baekje (18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến Vương triều Silla (57 TCN – 935 CN) năm 527. Đó là một trình tự tự nhiên theo vị trí địa lí của các Vương quốc. Phật giáo hưng thịnh nhất ở Vương triều Silla, và Phật giáo Silla thường được đại diện cho Phật giáo trong thời kì ba Vương triều. Phật giáo Silla cũng tượng trưng cho một giai đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật từ Ấn Độ đến các nước phương Đông. Không lâu sau khi xuất hiện ở Hàn Quốc, Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba Vương quốc với nhiều đền, chùa được xây dựng ở khắp mọi nơi, những nghi lễ Phật giáo long trọng được tiến hành như những nghi thức quốc gia, đạo Phật được xem là một tôn giáo chính thống. Phật giáo Silla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Thời điểm này xuất hiện những nhà tư tưởng xuất chúng như Woncheuk, Wonhyo và Uisang có vốn tri thức và thành tựu nghiên cứu học thuật được quý trọng trong lịch sử Phật giáo. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật đối với hoạt động tri thức và phát triển văn hoá của người dân Hàn xưa. Thời kì Vương triều Silla hợp nhất (668-935) Trong những năm đầu của Phật giáo Silla, sự ràng buộc tôn giáo giữa những người cầm quyền và những người bị cầm quyền phải chịu ơn rất nhiều đức tin vào Phật Di Lặc, Đức Phật của tương lai. Việc tiếp cận học thuyết và kinh điển Phật giáo ở vương triều Silla đã vượt xa các vương triều khác. Sự trưởng thành và thành tựu thâm nhập kinh điển Phật học trong Phật giáo Vương triều Silla thể hiện ở việc đặc biệt coi trọng và nghiên cứu sâu những bộ kinh Phật Đại thừa, như: Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), Kinh Pháp Hoa (Saddharma- pundarika Sutra). Phật học viện có ảnh hưởng nhất trong Phật giáo Hàn Quốc được ra đời GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 7
  8. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 và thành lập trong giai đoạn này, với công lao của nhà tư tưởng Phật giáo bậc thầy Uisang (625-702). Cuối thời kì Silla hợp nhất, Phật giáo Seon (Thiền tông) được du nhập vào Hàn Quốc. Như ở Trung Quốc, đạo Phật Seon Hàn Quốc cũng khởi đầu như một phong trào tôn giáo không chính thống bởi các nhà sư bị tước đoạt quyền lợi ở khu vực nông thôn. Từ thời kì Silla cuối cùng đến kỉ nguyên Goryeo đầu tiên (thế kỉ 9 tới thế kỉ 11), trung tâm Thiền được thành lập. Mặc dù khởi đầu chỉ như phong trào không chính thống nhưng nó sớm trở thành xu hướng chủ đạo của Phật giáo Hàn Quốc. Thời kì Goryeo (918-1392) Như trong suốt thời kì ba Vương triều, Phật giáo dưới triều đại Goryeo cũng giữ vai trò là nguồn cảm hứng chủ đạo cho sáng tác nghệ thuật và nghiên cứu chuyên môn học thuật sâu. Một trong những thành tựu to lớn nhất của nền văn hóa Phật giáo dưới triều đại Goryeo là nghệ thuật chạm khắc Tripitaka Koreana (Tam Tạng kinh Hàn bản). Đây là Bộ Kinh Phật được thực hiện vào đầu thế kỉ 13 trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh với người Mông Cổ. Bộ Kinh này bao gồm hơn 80.000 mộc bản. Tam Tạng kinh là một công trình quốc gia được tạo nên không chỉ bởi công sức của chính quyền mà còn toàn thể dân chúng, là sự kết tinh của một nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ đức tin Phật giáo. Tới cuối triều đại Goryeo, sự chiếm hữu đất xây dựng chùa thờ Phật gia tăng hàng năm, việc miễn thuế và các nghi lễ quốc gia được tổ chức trên diện rộng đã trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Hơn nữa, những vụ việc các nhà sư tham nhũng, cùng với sự dính líu của họ tới những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, tiền tệ hay những vụ bê bối khác đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó, trước sự biến đổi của triều đại, Phật giáo đã phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. Thời kì Joseon (1392-1910) 500 năm triều đại Joseon là kỉ nguyên tối tăm đối với Phật giáo. Tân Khổng giáo nổi bật lên như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống, sự quản lí nhà nước đối với Phật giáo ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Nhà nước đưa ra lệnh cấm xây dựng các đền thờ gần thị trấn và nhiều đền thờ đã bị phá hủy. Những tu viện đã tồn tại phải ẩn sâu trong núi. Do đó, Phật giáo đã mất đi địa vị của mình trong nền văn hóa xã hội Hàn Quốc. Giới Phật giáo gần như rất thất vọng và mang tư tưởng chủ bại. Phật giáo chủ yếu được liên tưởng trong nhận thức của dân chúng đối với thực tế Saman giáo và tín ngưỡng dân gian. Mặc dù vậy, Phật giáo vẫn tồn tại nhờ vào sự nỗ lực mang đến niềm an ủi đối với sự khổ đau của toàn thể dân chúng trong xã hội Joseon. Thời kỳ cận đại GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 8
  9. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Đến cuối thế kỉ thứ 19, các cường quốc đế quốc trên thế giới đã tranh giành quyền thống trị Bán đảo Hàn Quốc. Nhật Bản cuối cùng cũng thành công trong việc thôn tính Hàn Quốc vào năm 1910. Chế độ thuộc địa của Nhật Bản thực hiện có hệ thống chính sách Nhật hoá nền văn hoá Hàn Quốc. Trong đó, Phật giáo đã trở thành đối tượng chính. Các nhà sư Hàn Quốc được ủng hộ kết hôn, từ bỏ truyền thống sống độc thân, như các nhà sư Tân Tăng Nhật Bản đã và đang làm. Nhiều tu sỹ Phật giáo Hàn Quốc đã làm như vậy, và đây chính là nguồn gốc của cuộc xung đột nghiêm trọng trong cộng đồng Phật giáo diễn ra sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị Nhật Bản năm 1945. Những nhà tu hành còn độc thân muốn xua đuổi những nhà sư đã kết hôn ra khỏi cộng đồng Phật giáo. Sau vài thập kỉ đấu tranh gay gắt, hai phe phái Jogye và Taego, tiêu biểu cho hai chủ trương nhà tu hành phải sống độc thân hay được kết hôn, thỏa thuận cùng chung sống như hai dòng Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú. 1.4. Khái quát Phật giáo ở Nhật Bản 1.4.1 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Nhật Bản Đạo Phật bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo được du nhập vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên dưới dạng món quà của vương quốc thân hữu Triều Tiên Kudara vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên. Trong khi Phật giáo được giới quý tộc cai trị ủng hộ, lúc đầu nó lại không phổ biến trong giới thường dân vì những lý thuyết phức tạp của nó. Thời Asuka (538 to 710) Theo “Nhật Bản Thư Kỉ” ghi lại thì Phật giáo truyền vào Nhật Bản vào năm 552 thời Asuka (năm Kimmei (Khâm Minh) thứ 13) khi vua Seong (Thánh Vương) nước Baekje (Bách Tế - bđ.Triều Tiên) cống nạp tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và các kinh văn Phật giáo cho triều Nhật. Tuy vậy, căn cứ theo các ghi chép “Triều đại Thiên hoàng Kimmei ngày 12 tháng 10 năm Mậu Ngọ” trong tập kí về Thái tử Shōtoku (Thánh Đức) và “Triều đại Thiên hoàng Kimmei năm 7 tuổi tháng 12 Mậu Ngọ” trong “Kí sự thành GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 9
  10. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 lập, di dời chùa Gangōji (Nguyên Hưng Tự)”…v.v thì hiện nay đa số người ta tin rằng Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka (Tuyên Hóa) thứ3). Trong các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng thống nhất dựa vào mốc thời gian này. Cũng theo “Nhật Bản Thư Kỉ”, từ sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản đã xảy ra một loạt các sự kiện. Khi Thiên hoàng Kimmei hỏi ý kiến quan lại trong triều về việc có nên tiếp nhận đạo Phật hay không thì cả Mononobe no Okoshi (Vật Bộ Vĩ Dư) và phe Nakatomi no Kamako (Trung Thần Liêm Tử) theo Thần Đạo đều phản đối Phật giáo. Tuy nhiên đại thần Soga no Iname (Tô Ngã Đạo Mục) có ý muốn tiếp nhận Phật giáo, đã nói rằng “Các nước phía Tây đều đã tin theo Phật giáo. Cớ sao Nhật Bản lại có thể không tin theo?” (Tây phiên chư quốc nhất giai lễ chi, Phong thu Nhật Bản khải độc bối dã) nên Thiên hoàng Kimmei đã ban tượng Phật vàng và kinh điển cho ông. Vì thế Soga no Iname đã cải biến tư phủ thành chùa để chiêm bái tượng Phật. Thế rồi ngay lúc đó dịch bệnh bùng phát, phe Okoshi nhân đó mà phao lên rằng “Vì tôn thờ thần ngoại lai (Phật) nên đã khiến cho các thần trong nước nổi giận” (Tích nhật bất tu thần kế Trí tư bệnh tử Kim bất viễn nhi phục Tất đương hữu khánh Nghị tảo đầu khí Cần cầu hậu phúc) rồi đốt chùa và vất tượng Phật ở Horie (Quật Giang), Naniwa (Nan Ba). Sau đó, cuộc tranh cãi xung quanh việc tin theo Phật giáo hay không tiếp tục lan xuống đời con của các phe Mononobe no Okoshi và Soga no Iname là Mononobe no Moriya (Vật Bộ Thủ Ốc) và Soga no Umako (Tô Ngã Mã Tử), rồi tiếp tục mãi cho đến khi phe Mononobe no Moriya diệt vong trong xung đột về chọn người kế vị Thiên hoàng Yōmei (Dụng Minh). Cuộc chiến này có sự tham gia của hoàng thái tử Umayado (Cứu Hộ - sau này gọi là Thái tử Shōtoku (Thánh Đức)) về phe Umako. Hoàng thái tử Umayado cầu xin chiến thắng nơi Tứ Thiên Vương và đã đạt thành sự thực, do đó cho dựng ở Setsu (Nhiếp Luật) chùa Shitennouji (Tứ Thiên Vương Tự) nay ở quận Shitennouji, thành phố Ōsaka. Umako cũng cầu nguyện Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương và thề sau khi chiến thắng sẽ xây dựng chùa tháp cho Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương để phổ biến Tam Bảo. Vì thế Umako đã cho xây chùa Hōkōji (Pháp Hưng Tự, tên khác là Asukadera (Phi Điểu Tự), đến khi chuyển sang Nara thì đổi tên thành Gangōji (Nguyên Hưng Tự)). Thái tử Umayado còn viết “Tam Kinh Nghĩa Sớ” diễn giải 3 bộ Pháp Hoa Kinh, Duy Ma Kinh, Thắng Man Kinh; quy định điều thứ 2 trong “Hiến pháp 17 điều” là “Thành kính Tam Bảo; Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng” (Đốc kính Tam Bảo Tam Bảo giả Phật Pháp Tăng dã); đã góp phần tích cực trong việc phổ biến đạo Phật. Từ đó về sau Phật giáo trở thành công cụ để yên dân trị quốc, cả hoàng tộc cũng bắt đầu cho xây dựng chùa chiền. Thiên hoàng Temmu (Thiên Vũ) cho xây dựng chùa Daikandaiji (Đại Quan Đại Tự, tiền thân của chùa Daianji (Đại An Tự)), Thiên hoàng Jitō (Trì Thống) thì cho xây dựng GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 10
  11. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 chùa Yakushiji (Dược Sư Tự). Phong trào xây dựng chùa chiền này đạt đến đỉnh điểm vào thời Thiên hoàng Shōmu (Thánh Vũ). Thời Nara (710 - 794 ) Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với sự phát triển của đạo Phật, Pháp lệnh Tăng ni nhằm thống nhất và quản lý tăng ni cả nước (hệ thống riêng biệt với hệ thống của Phật giáo) cũng đã được đề ra trong quá trình xây dựng chế độ quản lý theo luật lệnh. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì người ta cho rằng việc xuất gia tu Phật phá hoại trật tự “gia (gia đình)”, không hợp với luân lý Nho giáo. Trái lại, tiêu biểu ở Nhật Bản lại là hiện tượng các chế độ Pháp lệnh Tăng ni, đặt chức quan chứng thực thân phận và quản lý tăng ni lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một hệ thống, tổ chức quan quyền dưới màu sắc “trị quốc an dân”. Ví dụ như: tăng chứng, tăng đô... là một số chức quan quản lý tăng ni được xác lập dưới chế độ luật lệnh. Sự quản lý giám sát được thể hiện triệt để nhất trong việc thành lập những “quan tự” (chùa được triều đình quản lý và cung cấp kinh phí). Các ngôi chùa này có sự khác biệt rất lớn với những ngôi chùa khác do quý tộc hoặc dân chúng xây dựng, gọi là “tư tự”. Điều đó cho thấy rõ nỗ lực và mối quan hệ chi phối của triều đình vào Phật giáo thời này như thế nào. 6 tông phái kinh đô phương nam là Tam Luận Tông, Thành Thực Tông, Pháp Tướng Tông, Câu Xá Tông, Luật Tông và Hoa Nghiêm Tông đều hoạt động mạnh mẽ. Về sau, Thiên hoàng Shōmu nhường ngôi cho Thiên hoàng Kōken (Hiếu Khiêm) rồi xuất gia. Chịu ảnh hưởng tôn giáo mạnh mẽ từ hoàng hậu Kōmyō (Quang Minh), Thiên hoàng Shōmu ra lệnh xây dựng hệ thống chùa Kokubunji (Quốc Phân Tự), Kokubunniji (Quốc Phân Ni Tự) và cho làm bức tượng Daibutsu (Đại Phật) ở Tōdaiji (Đông Đại Tự) vốn là Kokubunji ở Yamato (Đại Hòa). Thượng hoàng Shōmu đã xuất gia tự xưng là “kẻ hầu của Tam Bảo”. Khi Phật giáo Nhật Bản đã hình thành những cơ sở vững chắc, thuyết “bản địa thùy tích” được khởi xướng với quan điểm rằng các thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định “nguồn gốc Phật” của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ. Tuy vậy, Phật giáo ngày càng thịnh hành thì số tăng lữ không tuân thủ giới luật cũng tăng lên. Vì thế cho nên vào thời Thiên hoàng Shōmu, hòa thượng Ganjin (Giám Chân) gốc Trung Hoa đã được mời sang Nhật lập giới đàn ở chùa Tōdaiji nhằm thực hiện việc thụ giới cho tăng lữ. Chính Thiên hoàng Shōmu cũng đã thụ giới từ ông. Sau đó Ganjin cho dựng chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự) và sống ở đó. Thời Heian (794 to 1185) Từ thời kỳ này các chùa chiền, tự viện bắt đầu có tiếng nói và thế lực chính trị. Nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của thế lực chùa chiền, Thiên hoàng Kammu (Hoàn Vũ) đã cho GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 11
  12. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 dời đô đến kinh Heian (Bình An Kinh), đồng thời phái sư Kūkai (Không Hải) và Saichō (Tối Trừng) theo các đoàn Khiển Đường Sứ (sứ giả Nhật phái sang nhà Đường) sang Trung Quốc để học tập Mật Tông - Kim Cương Thừa. Những luồng tư tưởng Phật giáo mới xuất hiện đã xung đột, đối kháng với Phật giáo cũ thời Nara. Saichō (khai sáng Thiên Thai Tông) và Kūkai (khai sáng Chân Ngôn Tông) lần lượt lấy núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) và Kōyasan (Cao Dã Sơn) làm cơ sở xây dựng chùa và phát triển, truyền bá Mật Tông. Thời điểm khoảng giữa thời Heian là đúng 2000 năm sau Thích Ca nhập diệt. Người ta tin rằng sau 1000 năm Chính Pháp và 1000 năm Tượng Pháp thì sẽ bắt đầu thời kỳ đen tối Phật giáo diệt vong gọi là Mạt Pháp. Vào thời Mạt Pháp thì có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa cũng không thể giác ngộ được. Đây là thời điểm các quốc gia suy vong, lòng người dao động và không thể hi vọng gì vào mưu cầu hạnh phúc ở thế giới hiện tại được. Chính từ tình hình như thế mà một tông phái mới đã xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ là Tịnh Độ Tông với chủ trương tìm kiếm sự giải thoát ở thế giới bên kia. Giai cấp quý tộc ai ai cũng tụng niệm “A Di Đà Phật”, cho vẽ các bức “Lai Nghênh Đồ” cầu cho có thể đến được cõi Tây phương cực lạc. Đỉnh cao là việc xây dựng Byōdōin (Bình Đẳng Viện) ở Uji (Vũ Trị) với Phượng Hoàng Đường có hình dáng mô phỏng hệt như cung điện của phật A Di Đà ở cõi cực lạc. Tuy vậy, vào cuối thời Heian, những bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, những đền chùa lớn với nhiều ruộng đất và của cải quyên góp trở thành mục tiêu thường xuyên của trộm cướp. Vì vậy nhằm phòng vệ trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài, các tăng lữ và tín đồ đã tự vũ trang thành “tăng binh”. Nhưng dần dần chính các tăng binh này khuếch trương thế lực thành những tập đoàn vũ trang và thường xuyên có những hành vi vũ lực như công kích các tông phái và chùa chiền đối lập và chỉ trích triều đình, trở thành một yếu tố bất ổn xã hội. Ngoài ra, đã xuất hiện một số đền chùa được xây dựng kiên cố như thành trì với chân tường đá bồi và hào nước sâu. Thời Kamakura (1185-1333) Bước vào thời Kamakura, những biến cố từ cuối thời trước khiến cho trong nội bộ Phật giáo cũng nảy sinh nhiều biến đổi. Dòng Phật giáo chủ đạo cho đến lúc đó là “trị quốc an dân” với các nghi thức và nghiên cứu hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc nhưng dần dần đã bình dân hóa với mục đích chuyển dần sang cứu nhân độ thế. Khác hẳn với các tông phái hiện hữu, thay vì thực hiện tu hành khắc khổ với những lý luận khó hiểu, các tông phái Phật giáo mới này chủ trương rất thực tiễn là tín đồ có thể tu tại gia và sinh hoạt bình thường. Trong số này phải kể đến như: Nhật Liên Tông chủ trương cứu khổ bằng việc tụng Nam Vô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tịnh Độ Tông chủ trương cứu khổ bằng việc thường xuyên niệm “Nam Vô A Di Đà Phật”. Tiến xa hơn Tịnh Độ Tông một bước là [[Tịnh Độ Chân Tông[[ (còn gọi là Nhất Hướng Tông) với chủ thuyết “Ác nhân chứng GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 12
  13. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 cơ” rằng: Chỉ cần là thiện nhân thì có thể tái sinh ở thế giới cực lạc. Thiện nhân là những người không cần trông cậy vào Phật A Di Đà mà với nghiệp lực của tự bản thân có thể tích công đức và giác ngộ được. Còn phàm nhân, những kẻ như chúng ta cứ ôm ấp vào thân đầy phiền não thì không thể nào tái sinh ở cực lạc. Lại có những tông phái chủ trương vừa nhảy múa vừa tụng niệm Phật như Dung Thông Niệm Phật Tông và Thời Tông. Như vậy, vào thời Kamakura các tông phái mới xuất hiện vô số kể, có thể nói là hỗn loạn. Các tông phái mới này còn phải chịu nhiều sự phê phán, đả kích từ những tông phái hiện hữu cho đến khi tồn tại bền vững, nhưng đồng thời chúng cũng thổi một luồng gió cách tân vào các tông phái cũ. Trong số các tông phái này phải kể đến sư Nichiren (Nhật Liên) của Nhật Liên Tông, được biết đến thái độ quá khích là phê phán các tông phái khác và nói rằng nếu niệm Đề Mục Kinh thì đất nước sẽ tiêu vong, nên đã bị Mạc phủ đàn áp thẳng tay. Tuy vậy, sau khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân thì sự đàn áp đó cũng dần dần chìm đắm đi. Thời Kamakura là thời đại mà tầng lớp võ sĩ đoạt quyền lực chính trị từ tay quý tộc và dần dần xác lập vị thế vững chắc của mình. Trong thời đại này, 2 Thiền phái lớn của Trung Quốc lần lượt truyền vào Nhật Bản là dòng thiền Lâm Tế và dòng thiền Tào Động. Do có uy lực và được tầng lớp võ sĩ ưa chuộng, ở những nơi như Kamakura có rất nhiều thiền viện được xây mới và hoạt động phổ biến. Năm đại biểu lớn trong số này hợp thành nhóm “5 núi Kamakura” (Liêm Thương Ngũ Sơn). Ngoài ra, sư Kokanshiren (Hổ Quan Sư Luyện) đã viết một tác phẩm về lịch sử Phật giáo tựa là “Nguyên Hanh Thích Thư”. Đi xa hơn nữa là hiện tượng phê phán, xét lại hiện trạng giáo lý cổ điển cũng bắt đầu tăng cao. Đặc biệt như là Luật Tông và tông phái phát sinh từ nó là Chân Ngôn Luật Tông thì không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội cứu nhân độ thế mà còn tiến đến phủ nhận giới đàn do quốc gia chỉ định rồi bắt đầu tự lập nghi thức thụ giới riêng của mình. Điều đó cho thấy tính cách tân triệt để hơn cả các tông phái mới xuất hiện. Thời Nam Bắc triều – Chiến quốc Muromachi Period (or Ashikaga) (1336-1573) Năm 1333, Mạc phủ Kamakura diệt vong.Từ thời Nam Bắc triều đến thời Muromachi, trung tâm chính trị đất nước chuyển về Kyōtō. Thiên hoàng Go Daigo (Hậu Đề Hồ) khởi xướng “Tân chính Kemmu”, nhóm “5 núi” chuyển từ Kamakura về Kyōtō, lập nhóm “5 núi Kyōtō” (Kinh Đô Ngũ Sơn). Tướng quân Ashikaga Takauji (Túc Lợi Tôn Thị) thiết lập Mạc Phủ ở Kyōtō, từ đó nhóm 5 núi Thiền Tông mà tầng lớp võ sĩ luôn mong ước từ trước được lập ra, dòng thiền Lâm Tế được Mạc phủ chính thức bảo hộ. Vào đầu thời Muromachi, các đền chùa Thiền Tông như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) đối lập với các thế lực Phật giáo cũ như Thiên Thai Tông ở chùa Enryakuji và trở thành vấn nạn chính trị GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 13
  14. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 thực sự. Mặc khác, thiền sư Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) hợp tác phái đi với phía chùa Tenryūji (Thiên Long Tự) của Takauji cùng với đệ tử Shun’oku Myōha (Xuân Ốc Diệu Ba) đều có ảnh hưởng chính trị khá lớn. Đệ tử của họ đến đời Tướng quân thứ 3 là Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn) đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà Minh (Trung Quốc) và khai thác mậu dịch với nhà Minh và nhà Thanh. Đây cũng là một vấn đề ngoại giao. Sự tiếp cận giữa võ sĩ và giới Phật giáo như thế đã ảnh hưởng đến văn hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ, có thể thấy dấu vết sự dung hợp của văn hóa vùng núi phía bắc như chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự, còn gọi là Kinkakuji (Kim Các Tự)) thời Yoshimitsu và văn hóa vùng núi phía đông như chùa Jishōji (Từ Chiếu Tự, còn gọi là Ginkakuji (Ngân Các Tự)) thời Ashikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính). Văn hóa thời Muromachi nổi bật với các loại hình nghệ thuật mang ảnh hưởng Phật giáo như tranh thủy mặc, kiến trúc, trà đạo, hoa đạo, vườn đá... để lại nhiều tác phẩm cho đời sau. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong các đền chùa có nơi đẩy mạnh nghiệp vụ tài chính tạo vốn ở các khoản thu trợ cấp của lãnh địa hoặc tiền cúng dường. Mặt khác, ở những đền chùa được “thành trì hóa” thì cũng có những người đóng góp tư sản làm vốn. Tuy nhiên nhiều người không thể chịu được do lãi suất trở nên quá cao, đã phát động phong trào Tokusei Ikki (Đức Chính Nhất Quỹ) lấy thế lực đền chùa làm đối tượng công kích. Dòng thiền Tào Động có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương và tầng lớp bình dân.Đối với tầng lớp công thương nghiệp thành thị ở Kyōtō thì Nhật Liên Tông lại phổ biến hơn cả.Nói về các nhà truyền giáo thì trong thời kỳ này, Rennyo (Liên Như) của Tịnh Độ Chân Tông và Nisshin (Nhật Thân) của Nhật Liên Tông là 2 tên tuổi nổi tiếng. Về sau, Rennyo của Tịnh Độ Chân Tông đã vượt qua các chướng ngại như ở núi Hieizan và lập giáo đoàn hùng mạnh ở chùa Honganji (Bản Nguyện Tự) thu hút số tín đồ rất lớn và sau Loạn Onin đã đạt đến danh vị Lãnh chúa Thủ hộ, ngang bằng với các lãnh chúa thời Chiến quốc. Cũng gọi là Nhất Hướng Tông, thế lực này cố kết chặt chẽ dưới danh nghĩa tôn giáo và uy hiếp thế lực của các lãnh chúa thủ hộ hiện hữu. Trong số đó, phong trào Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, đã trấn áp nhiều lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quan và tài phán). Vì vậy các lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa hiệp. Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 14
  15. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa (Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai. Một câu chuyện cũng khá nổi tiếng thời này là lãnh chúa Oda Nobunaga đã cho tăng lữ Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông tranh luận tôn giáo với nhau rồi tuyên bố Tịnh Độ Tông là bên thắng cuộc. Người ta nói rằng để kìm hãm Nhật Liên Tông đối lập với tông phái khác nên Tịnh Độ Tông đã nhận được phán quyết có lợi. Thời Azuchi Momoyama (1573-1600) Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) cho xây dựng thành Ōsakajō (Đại Phản Thành) trên nền chùa Ishiyama Honganji nhưng về cơ bản ông ta luôn tìm kiếm đồng minh nơi các thế lực tự viện. Trong suốt quá trình sự nghiệp của ông cũng không ít lần vì chiến loạn mà phá hoại đền chùa nhưng để thu xếp mĩ mãn ông đã phái người em là Toyotomi Hidenaga (Phong Thần Tú Trường) đến vùng Yamato nơi có lực lượng tăng binh hùng mạnh. Ngoài ra, việc triển khai trưng thu vũ khí với mục tiêu không chỉ là nông dân mà còn có cả đền chùa đã góp phần nhất định vào việc giải trừ quân bị các đền chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị đền chùa còn tiếp diễn đến thời Mạc phủ Edo với nhiều vấn đề lớn. Thời Edo (or Tokugawa)(1600-1868) Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền đã quy định “Chế độ quản lý tự viện” và đặt chức quan phụ trách đền thần, đình chùa, nhờ đó mà đã đặt Phật giáo dưới sự quản lý của Mạc phủ. Ngoài ra ông còn cho thi hành chế độ đăng ký hộ tịch dân chúng nơi đền chùa. Năm 1654, sư Ingen (Ẩn Nguyên) nhà Minh (Trung Quốc) đã sang Nhật truyền bá dòng thiền Hoàng Bách. Thế lực Phật giáo lớn nhất bấy giờ là Tịnh Độ Chân Tông do có nội loạn nên phân liệt thành 2 nhánh Đông và Tây, kết quả là tự suy yếu đi. Thời Meiji Meiji Restoration (1868-1912) Từ nửa sau thời Edo, sự phát triển của phong trào Quốc học do Motoori Norinaga (Bản Cư Tuyên Trường) đã dẫn đến cuộc Duy tân Minh trị, thành lập chính quyền Minh Trị theo đường lối Quốc học với bộ phận lớn là những người ở phiên quốc Chōshū (Trường Châu). Chính quyền được trao lại cho Thiên hoàng với kết quả là đối sách Chú trọng Thần Đạo của chính phủ mới, cả nước thi hành “Phế Phật hủy Thích” khiến cho số lượng GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 15
  16. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 đền chùa Phật giáo giảm đáng kể. Năm 1871 (năm Meiji (Minh Trị) thứ 4), chính phủ đã đặt dấu chấm hết đối với thiền phái Phổ Hóa của sư Hư Vô.Chính phủ cũng cấm truyền đạo đối với Bất Thụ Bất Thi Phái và Ki-tô Giáo.Các tông phái đã tiến đến hiện đại hóa Phật giáo, tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội và giáo dục như mở trường đại học tôn giáo. Thời kỳ đầu Shōwa Qua các sự kiện như ban hành Pháp lệnh Thần Phật phân ly... về mặt hành chính tôn giáo đã nằm trong sự quản lý của chính phủ tuy nhiên phải đến năm 1939 (năm Shōwa (Chiêu Hòa) thứ 14) mới lần đầu tiên có văn bản chính thức là “Luật Đoàn thể Tôn giáo”. Trong quá trình xác lập Thể chế Thần Đạo toàn quốc, trên pháp luật Thần Đạo không phải là tôn giáo nhưng còn các đoàn thể tôn giáo khác như Phật giáo, các giáo phái Thần Đạo, Ki-tô giáo thì vẫn chưa được xem xét, áp dụng thích đáng. Sự cần thiết phải có pháp luật về tôn giáo cũng được chính giới nhận thức từ sớm nên từ năm 1899 (năm Minh Trị thứ 32) đã có Dự thảo Luật Tôn giáo lần 1 do Viện Quý tộc đệ trình nhưng đã bị phủ quyết. Vào năm 1927 (năm Chiêu Hòa thứ 2) và năm 1929 (năm Chiêu Hòa thứ 4) lại có Dự thảo Tôn giáo được đưa ra ở Nghị viện nhưng sau quá trình thẩm lý đã không đi đến quyết định gì... Nhờ vào Luật Đoàn thể Tôn giáo, phần lớn đoàn thể tôn giáo lần đầu tiên trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Ki-tô giáo cũng lần đầu tiên đạt được địa vị pháp lý. Tuy vậy đây là đạo luật còn mang nặng tính giám sát, quản lý. Thời kỳ nửa sau Shōwa đến nay Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu Hoà thứ 20), ngày 28 tháng 12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi, những định chế đối với các đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo cũng bị bãi bỏ, thay vào đó là Luật Pháp nhân Tôn giáo với chế độ chứng nhận tư cách.Nhân sự kiện đánh hơi độc hệ thống điện ngầm của Giáo phái Aum vào năm 1995 (năm Bình Thành thứ 7), Luật Pháp nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần. 1.4.2. Các Hình Thức Phật Giáo Nhật Bản Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau thường được nhắc đến phổ biến hơn cả là hệ “Thập tam tông thập lục phái” (13 tông phái) - Phật giáo Nara (“Nam đô lục tông”: 6 tông phái kinh đô phương nam, thời Nara) 1. Hoa Nghiêm Tông (bản địa): khai tổ là Shinshō (Thẩm Tường), đặt cơ sở tại chùa Tōdaiji (Đông Đại Tự): (Kegon) Dựa vào kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) để lập GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 16
  17. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Tông phái. Chủ trương của phái này tôn thờ và thực hành pháp hạnh của đức Phật Tỳ Lô Xá Na. 2. Pháp Tướng Tông: khai tổ là Dōshō (Đạo Chiêu), đặt cơ sở tại chùa Kōfukuji (Hưng Phúc Tự), Yakushiji (Dược Sư Tự),...Tông này bắt nguồn từ tư tưởng phái Yoga của Ấn Độ, một Tông phái Phật Giáo phát triển có mặt từ năm 167 tại Ấn. 3. Luật Tông: khai tổ là hòa thượng Ganjin (Giám Chân), đặt cơ sở tại chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự) Luật Tông (Ritsu): Luật Tông là 1 trong 13 tông phái Phật Giáo chính của Trung Hoa. Tông phái này theo khuynh hướng bảo thủ, giống như truyền thống ởcác nước vùng Nam Á, được ngài Đạo Tuyên (Tao Hsuan, 596 - 667) dựa vào bộ kinh Đại Thừa Luật (Mahayana Vinaya) là thành lập vào thời đại nhà Đường. Chủ trương của Luật Tông là nghiêm trì giới luât để tiến đến Phật quả. Tông phái này được Ngài Giám Chân (Ganjin) giới thiệu đến Nhật vào năm 754. - Phật giáo Heian (“Bình An nhị tông”: 2 tông phái thời Heian) và Mật Tông 4. Chân Ngôn Tông (Đông Mật): khai tổ là Kūkai (Không Hải – sư Hoằng Pháp), đặt cơ sở tại chùa Tōji (Đông Tự) núi Hachiman'yama (Bát Phiên Sơn), chùa Kongōbuji (Kim Cương Phong Tự) núi Kōyasan (Cao Dã Sơn),... 5. Thiên Thai Tông (Tây Mật): khai tổ là Saichō (Tối Trừng – sư Truyền Giáo), đặt cơ sở tại chùa Enryakuji (Duyên Lịch Tự) núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn),... - Pháp Hoa (hệ Phật giáo Pháp Hoa thời Kamakura) 6. Nhật Liên Tông: khai tổ là Nichiren (Nhật Liên – sư Lập Chính), đặt cơ sở tại chùa Kuonji (Cửu Viễn Tự) núi Minobusan (Thân Duyên Sơn),... Tông này lấy tư tưởng trong Kinh Pháp Hoa làm chỗ nương tựa chính. Ngài Nhật Liên sinh năm 1222 con của một gia đình nghèo nàn tại Kaminato. Ngài xuất gia vào thuở thiếu thời; lúc đầu học theo Chân Ngôn Tông, rồi chuyển sang Thiên Thai Tông. Cuối cùng Ngài kếtluận rằng: Chỉ có Kinh Pháp Hoa (Saddharma Punsirika Sutra) mớilà cứu cánh và có thể đưa nước Nhật ra khỏi những biến loạn trong thời kỳ đó. Hành giả theo Tông này thường thọ trì Kinh Pháp Hoa và niệm danh hiệu Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Tông này có 4 ngôi chùa lớn tại Nhật: chùa Diệu Hiền, chùa Bản Môn, chùa Bản Quốc và chùa Pháp Hoa. Sau Thế chiến thứ nhất, Tông này lại phát triển thêm nhiều chi nhánh khác như Soka Gakkai, Rissho Koseikai, Reitykai... mà tất cả đều nhằm vào việc xiển dương giáo nghĩa của Kinh Pháp Hoa. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 17
  18. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 Tổ chức Phật Giào Nikkyo Koseikai thành lập năm 1938 đến nay vẫn được xem là một trong những tổ chức Phật Giáo rất mạnh tại Nhật với tín đồ lên đến 6 triệu. - Tịnh Độ (hệ Phật giáo Tịnh Độ thời Kamakura): 7. Tịnh Độ Tông: khai tổ là Hōnen (Pháp Nhiên – sư Viên Quang), đặt cơ sở tại chùa Chi'on'in (Tri Ân Viện) núi Kachōzan (Hoa Đỉnh Sơn), chùa Kōmyōji (Quang Minh Tự) núi Hōkokuzan (Báo Quốc Sơn), chùa Zenrinji (Thiền Lâm Tự) núi Shōjuraigōsan (Thánh Chúng Lai Nghênh Sơn),... 8. Tịnh Độ Chân Tông (cũng gọi là Chân Tông, Nhất Hướng Tông): khai tổ là Shinran (Thân Loan – sư Kiến Chân), đặt cơ sở tại chùa Nishihonganji (Tây Bản Nguyện Tự) núi Ryūkokuzan (Long Cốc Sơn), chùa Higashihonganji (Đông Bản Nguyện Tự),... 9. Dung Thông Niệm Phật Tông: khai tổ là Ryōnin (Lương Nhẫn – sư Thánh Ứng), đặt cơ sở tại chùa Dainenbutsuji (Đại Niệm Phật Tự) 10. Thời Tông: khai tổ là Ippen (Nhất Biến – sư Viên Chiếu), đặt cơ sở tại chùa Shōjōkōji (Thanh Tịnh Quang Tự) núi Fujisawayama (Đằng Trạch Sơn) Thiền (hệ Phật giáo Thiền thời Kamakura) và Thiền tông 11. Tào Động: khai tổ là Dōgen (Đạo Nguyên – sư Thừa Dương), đặt cơ sở tại chùa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) núi Kisshōzan (Cát Tường Sơn), chùa Sōjiji (Tổng Trì Tự) núi Shogakusan (Chư Nhạc Sơn) - Thiền Tào Độnglà một trong năm Thiền phái chính của Trung Quốcvà là một trong 13 tông phái chính của Phật Giáo Nhật Bản. Đây là một Thiền phái kiểu mẫu như để so sánh với Thiền Lâm tế, cuối cùng nó dường như phổ biến hơn nhưng hơi khác ở Nhật. Thiền Tào Động được Thiền sư Đạo Nguyên (Dogen - 1200 - 1253) khai sáng. Đạo Nguyên vốn là đệ tử của Ngài Vĩnh Tây, sau đó ông sang Trung Hoa du học và trở về Nhật Bản xây dựng Thiền phái này. Người kế thừa và phát triển sâu rộng thêm dòng Thiền phái này là Thiền sư Suzuki Shogan (1579 - 1653). Hiện nay ngôi chùa già lam chính của Thiền phái này là chùa Tổg Trì (Soji-ji) ở Yokohama do Thiền sư Hành Cơ (Gyogi 666 - 749) tạo dựng năm 1321. 12. Lâm Tế(bản địa): khai tổ là Eisai (Vinh Tây – Thiên Quang quốc sư), đặt cơ sở tại chùa Kenninji (Kiến Nhân Tự), Engakuji (Viên Giác Tự), Myōshinji (Diệu Tâm Tự), Tōfukuji (Đông Phúc Tự),... Dòng Thiền này do công khai sáng của Thiền sư người Nhật – Vinh Tây (Eisai -1141 - 1215). Ngài xuất gia từ năm 13 tuởi ở chùa An Dưỡng (Annyo) ở Kibitsu). Ngài đã GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 18
  19. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 tìmđường đến Trung Hoa để học đạo trong hai lần vào những năm 1168 và 1187. Lần sau cùng Ngài về đến Nhật vào năm 1191 và kiến tạo ngôi chùa Shofuku ở Hakata. Ngôi chùa này được xem là Thiền viện đầu tiên trên đất nước này. Năm 1215, triều đình Nhật xây dựng chùa Kiến Nhân (Kennin -ji) tại Kyoto, Ngài được thỉnh về làm chứng minh đạo sư cho ngôi già lam này. Ngài cũng được xem là người có công trong văn hoá Trà Đạo tại Nhật. Ngài đã mang giống trà từ Trung Hoa về trồng tại Nhật. Vị Thiền sư nổi tiếng của Thiền Phái này về sau là ngài Bạch Ẩn (Hakui Ekaku - 1685 - 1786) với những tác phẩm nổi tiếng. Ngày nay ở Nhật có 14 chi phái thuộc dòng Thiền này tuy không hợp nhất về tổ chức, nhưng vẫn đeo đuổi lý tưởng ban đầu của Tổ sư Vĩnh Tây. 13. Hoàng Bách: khai tổ là Ingen (Ẩn Nguyên – sư Chân Không), đặt cơ sở là chùa Manbukuji (Vạn Phúc Tự) núi Ōbaku (Hoàng Bách). Đây là Thiền phái thứ ba của người Nhật, có tầm ảnh hưởng ít hơn hai Thiền phái kể trên, do Thiền sư người Trung Hoa Ẩn Nguyên (Yin Yuan 1592 - 1673) khai sáng. Sau nhiều năm tu học tại quê nhà, ông sang Nhật Bản để hoằng pháp vào năm 1654 và tiến hành thành lập Thiền phái này tại chùa Vạn Phước (Mampuku-ji) ở tỉnh Yamato. ông đã được Nhật Hoàng ban cho danh hiệu Quốc Sư (Daik Fusho Kokushi) ông đã lưu lại nhiều tác phẩm Phật học giá trị. Hiện nay có hơn 600 ngôi chùa là chi nhánh của Thiền pháinày. Nhìn chung lại cả 3 Thiền phái trên đã phát triển mãnh tại Nhật và có tầm ảnh hưởng câu rộng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Cả ba đều có nhiều trường đại học, nhà xuất bản kinh sách riêng, cơ quan từ thiện, xã hội... Không những thế. Thiền đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật: Trà đạo, Nghê thuật cắm Hoa, nghệ thuật Suiseki, Hoa đạo, Thư pháp... Một trong những ảnh hưởng lớn với nền văn hoá này là Thiền Tông. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 19
  20. So sánh Phật giáo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhóm 2 – NB1-VB2 2. SO SÁNH PHẬT GIÁO PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC, HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN 2.1. Nguồn gốc: TRUNG QUỐC HÀN QUỐC NHẬT BẢN Theo nhiều nguồn sử liệu, Có vài tài liệu cho rằng, Lịch sử Phật giáo Nhật Bản hai thế kỷ đầu sau ngày đức Phật giáo du nhập trực tiếp vào người ta có chia thành Lịch sử Phật Niết-bàn, Phật giáo chỉ Hàn Quốc từ thế kỷ thứ 3 Phật giáo Cổ đại, Trung thế, giới hạn quanh lưu vực sông TCN. Nhưng phần lớn nhiều Cận thế... nhưng trong đó lại Hằng của Ấn Độ, trị vì đất học giả đồng tình rằng Phật phân nhỏ thành các mảng như nước Ấn Độ khoảng từ năm cơ sở kinh tế tự viện, cơ cấu giáo truyền từ Trung Quốc 274 đến 236. T.CN. Sau đó tổ chức giáo đoàn, tư tưởng sang bán đảo Hàn Quốc, do đó truyền sang Trung Quốc bằng của một tông phái, học phái cả đường bộ lẫn đường thủy. Phật giáo Hàn Quốc bị ảnh của ngôi chùa hay thậm chí là hưởng sâu sắc bởi đạo Phật tư tưởng của một nhà sư chưa Vào cuối thế kỷ thứ II. T.CN, Trung Quốc đã chinh theo hệ phái Đại thừa Trung được ai biết đến... phục được một số nước thuộc Quốc 1.Phật Giáo cổ đại vùng Trung Á và có mối quan … hệ với Bactria, Parthia và Ấn 2. Trung thế Độ. Vào thời điểm này, vua … 3. Cận thế chúa của triều đại Kushan thường phái sứ giả đến các xứ Sau Chiến tranh thế giới ấy. Giới thương nhân cũng thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu mang ngọc, thảm xứ đến Hoà thứ 20), ngày 28 tháng Trung Hoa sau đó họ lại mua 12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn hàng tơ lụa của Trung Quốc và giáo được ban hành và thực vận chuyển về đất nước mình thi, những định chế đối với bằng con đường này. Trong các đoàn thể tôn giáo bị bãi đoàn của giới thương nhân bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh thường có các nhà truyền Pháp nhân Tôn giáo cũng bị giáo của đạo Phật tháp tùng để bãi bỏ, thay vào đó là Luật cầu nguyện và đem sự bình Pháp nhân Tôn giáo với chế yên đến cho họ trong suốt độ chứng nhận tư cách. Nhân cuộc hành trình. Nhưng khả sự kiện đánh hơi độc hệ thống năng có thể tin cậy nhất là điện ngầm của Giáo phái Phật giáo được truyền vào Aum vào năm 1995 (năm Trung Hoa bằng con đường Bình Thành thứ 7), Luật Pháp Trung Á. nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần. GVHD: PGS.TS Đoàn Lê Giang Trang: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2