intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyễn Huy Phương | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

655
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp

  1. Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp 1
  2. I. Lời mở đầu. “ Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên”. So với Quốc hội, quyền lực của Hội đồng nhân dân có quyền lực hẹp hơn so với Quốc hội, Điều này được quy định rõ trong luật tổ chức hội đông nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003. Với vị chí, tính chất và chức năng của mình, Hội đồng nhân dân đã được tổ chức và quy định cụ thể về những hoạt động riêng nhằm thực hiện đúng quyền hạn của mình tại địa phương. Chính vì vậy em xin chọn đề tài “ Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành – Thực trạng và giải pháp” về cách thức tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng nhân dân dựa trên cơ sở của pháp luật hiện hành. Đồng thời em cũng xin trình bày một số ý kiến đánh giá chủ quan của bản thân về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, cùng với đó là các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về cơ cấu, tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng nhân dân. II. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND. 1. Vị trí, tính chất. Vị trí, tính chất của hội đồng nhân dân dân được quy định tại điều 119 Hiến pháp 1992. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở đại phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan Nhà nước cấp trên (Điều 119). 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân mỗi cấp và cụ thể về sự quyết định của Hội đồng nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, đời sống, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc, thực hiện chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương, quản lý địa giới hành chính theo điều 12, 13,14, 15, 16, 17 và 18. - Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND quyết định: 2
  3. + Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật, dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của địa phương. + Chủ trương, biện pháp phân bổ lao động và dân cư ở địa phương. + Biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở địa phương theo quy định của pháp luật. + Biện pháp thực hiện chính sách tiết kiệm trong hoạt động quản lý Nhà nước, trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, chống tham nhũng, chống buôn lậu. - Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và đời sống: + Chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát thanh, truyền hình, giáo dục thanh niên, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng , xây dựng nếp sống văn minh, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, chống các tệ nạn xã hội và những biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương. + Chủ trương, biện pháp giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động; cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương; + Chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ, chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; + Chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc và giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội. - Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường: + Chủ trương, biện pháp nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương. + Chủ trương, biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở địa phương theo quy định của pháp luật. + Biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dung. - Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh,trật tự an toàn xã hội: + Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện nhiệm vụ hậu 3
  4. cần tại chỗ, thực hiện nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương. + Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương. - Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo: + Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, cải thiệnđời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc, đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường khối đại đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc ở địa phương. + Biện pháp bảo đảm thực hiện chính sách tôn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực thi hành pháp luật: + Biện pháp bảo đảm việc thi hành hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đối với công dân ở địa phương. + Biện pháp bảo hộ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích khác của công dân. + Biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của nhà nước, bảo hộ tài sản của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa phương. + Biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật. - Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lí đại giới hành chính: + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật. + Bãi bỏ những quyết định sai trái của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp. + Quyết định giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân phải được sự phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp trước khi thi hành. Nghị quyết của Hội đồng nhân 4
  5. dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp phải được sự phê chuẩn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước khi thi hành. + Thông qua đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xét. III. Thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND. 1. Tổ chức. 1.1 Cơ cấu tổ chức: HĐND được tổ chức ở 3 cấp (Tỉnh, huyện, xã), trong đó, HĐND cấp tỉnh và huyện có thường trực HĐND và các ban của HĐND. Riêng ở cấp xã chỉ có thường trực HĐND mà không có các ban như cấp tỉnh và cấp huyện (Điều 5 Luật tổ chức HĐND và UBND). Thường trực Hội đồng nhân dân do HĐND cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) gồm có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã (xã, phường, thị trấn) chỉ có Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Theo điều 52 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, thường trực HĐND cấp tỉnh và cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và ủy ban thường trực. Các chức danh này do HĐND cùng cấp bầu ra trong số đại biểu HĐND theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND khóa trước. Các thành viên của thường trực HĐND cấp tỉnh không thể đồng thời là thành viên của ủy ban nhân dân cùng cấp. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Đối với các thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Chủ tịch Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không thể giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. Các ban của Hội đồng nhân dân chỉ được thành lập ở hai cấp hành chính là cấp tỉnh và cấp huyện. Các ban của Hội đồng nhân dân chính là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và để giúp Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Các ban của Hội đồng nhân dân được thành lập theo nhu cầu công tác. Theo quy định tại điều 54 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba ban: Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế; nơi có nhiều dân tộc thì có thể lập thêm một 5
  6. ban nữa là Ban dân tộc, phụ trách các vấn đề dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban là Ban kinh tế - xã hội và Ban pháp chế. Số lượng thành viên của mỗi ban do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Thành viên trong các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy định: Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp. Trưởng ban và các thành viên khác của các ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa Hội đồng nhân dân và được lựa chọn ra trong số các đại biểu của Hội đồng nhân dân, gồm những người có năng lực, kiến thức và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ban. 1.2 Nhiệm kì của HĐND. Điều 6 Luật tổ chức HĐND và UBND quy định: “Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm, kể từ kì họp thứ nhất của HĐND khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của HĐND khóa sau. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của HĐND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Khi hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND tiếp tục làm việc cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND, UBND, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. 1.3 Số lượng đại biểu HĐND. Số lượng đại biểu Hội đông nhân dân mỗi cấp được bầu căn cứ theo quy định của Luật bầu cử Hội đồng nhân dân. Tùy từng địa phương, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định cụ thể số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp, trên cơ sở có tính đến các điều kiện về vị trí địa lý, dân cư, trình độ dân trí, các điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bầu theo đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bầu không quá 05 đại biểu. 1.4 Tổ chức HĐND trong trường hợp sát nhập địa giới hành chính, chia đơn vị hành chính. Trường hợp nhiều đơn vị hành chính sát nhập thành đơn vị hành chính mới thì Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được nhập thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho tới hết nhiệm kỳ. Hội 6
  7. đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới bầu ra Chủ Tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ. Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới, các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc công tác ở địa hạt thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ. Trường hợp số đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính mới đủ hai phần ba so với số đại biểu được bầu theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân mới bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và tiếp tục hoạt động cho tới hết nhiệm kỳ. Trường hợp số đại biểu Hội đồng nhân dân mới không đủ theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì tiến hành bầu cử bổ sung theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 2. Hoạt động. 2.1 Thông qua các kì họp thường kỳ hoặc bất kì. Kỳ họp của HĐND là một trong những hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND. Thông qua kì họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương được chuyển thành nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Theo điều 48 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND họp thường thường lệ mỗi năn 2 kỳ. ngoài các kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND. Chủ tịch UBND cùng cấp hặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Hoạt động giám sát của HĐND tại các kỳ họp đã được quan tâm chú trọng hơn nhiều: tại các kỳ họp, HĐND, các đại biểu HĐND tập trung ngiên cứu báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết HĐND cảu UBND và các cơ quan ban nghành chức năng khác, đối chiếu so sánh với thực tế để đánh giá chính xác những mặt được và chưa được. Quá trình thảo luận những lĩnh vực cử tri và nhân dân địa phương quan tâm, lien quan trực tiếp đến đời sống, lợi ích nhân dân đã được các đại biểu quan tâm xem xét và chất vấn để làm rõ vấn đề. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, chất lượng các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp đã có từng bước nâng lên, ngày càng đi vào thực chất, làm rõ được nguyên nhân, tình trạng, trách nhiệm và giải pháp khắc phục các vấn đề nhân dân quan tâm. Có rất nhiều các ý kiến đã được trả lời, giải thích thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm, cầu thị và không ít lời hứa được thực hiện nghiêm túc, tạo dựng niềm tin cho các cử tri, từ đó nâng cao uy tín của HĐND. 2.2 Hoạt động giám sát của thường trực HĐND, các ban của HĐND. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tập trung vào UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND cùng cấp, hoạt động của các cơ 7
  8. quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp. Hoạt động giám sát của các ban HĐND được thể hiện thông qua các hình thức: thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc thường trực HĐND phân công; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới thực hiện trong trường hợp có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; tổ chức đoàn giám sát…. Thường trực HĐND đã phát huy được phần nào vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động với các Ban, các đại biểu trong giám sát, bám sát được tình hình khiển khai thực hiện nghị quyết của HĐND. Tổ chức thường xuyên các cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu đã được đề cập trong nghị quyết cũng như các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. 2.3 Hoạt động giám sát của các đại biểu HĐND. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các đại biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động sau: tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận, chất vấn và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của HĐND. Trong các kỳ họp, đại biểu HĐND tiến hành xem xét, phân tích, thảo luận đánh giá báo cáo công tác của các đối tượng chịu sự giám sát, đồng thời tiến hành hoạt động chất vấn những người bị chất vấn. thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri. Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, nghiên cứu và kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết. Trong các năm qua có thể khẳng định HĐND đã giám sát khá rộng trên các lĩnh vực của đời sống, thông qua các hoạt động giám sát HĐND đã cải thiện được quy trình hoạt động, cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan chịu sự giams sát của Nhà nước. Ở nhiều địa phương, HĐND các cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ với các đoàn khảo sát, giám sát của hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội. Các kiến nghị, kết luận sau giám sát gửi đến chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị chức năng đã được xem xét giải quyết, tổ chức thực hiện không ít các kết luận giám sát được chính quyền trực tiếp kiểm tra, có hình thức xử lí cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của HĐND vẫn còn một số hạn chế như trong cơ sở pháp lí để thực thi hoạt động giám sát: đến nay Nhà nước ta chưa ban hành một văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về hoạt động giám sát của HĐND. Pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ ràng một cơ chế hữu hiệu để giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện quyền giám sát với các đối tượng chịu sự giám sát, mà chỉ mới dừng ở 8
  9. việc xác định thẩm quyền giám sát và cơ chế giải quyết các mối lien hệ đó một cách chung chung mà thôi. Hạn chế trong thực tế hoạt động giám sát: các cuộc giám sát chủ yếu do Thường trực HĐND, các ban của HĐND tổ chức. Ngoài ra hoạt động giám sát của HĐND đôi khi còn mang tính hình thức. IV. Phương hướng giải quyết. Để HĐND hoạt động có hiệu quả hơn, chúng ta cần có các giải pháp, phương hướng phù hợp, đúng đắn: - Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND. Cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát, nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao về riêng lĩnh vực này. - Cần có sự phân định rõ hoạt động giám sát của các Ban HĐND, nhất là trong lĩnh vực có tính chất quan trọng. Từ đó có sự phân công rành mạch, đặc biệt không bỏ sót, đồng thời không trùng lặp nhau. - Quy định rõ các cuộc kiểm tra, giám sát phải báo cáo bằng văn bản rõ ràng cụ thể gửi Thường trực HĐND các cấp, địa phương và các đơn vị được kiểm tra, giám sát. - Nâng cao năng lực của chính HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các đại biểu của HĐND như tăng cường các đại biểu chuyên trách, tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các đại biểu. V. Kết thúc. Như vậy có thể thấy việc tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng nhân dân tai các cấp địa phương đã thấy rõ được bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là nhà nước “ của dân, do dân và vì dân”. Đồng thời qua đó ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của Hội đồng nhân dân tại các cấp địa phương, với tầm quan trọng như vậy của mình Đảng và Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn nhằm tăng cường tính quyền lực của Hôi đồng nhân dân, giúp cho Hội đồng nhân dân phát huy được hết khả năng của mình, nhằm phấn đấu xây dựng một xã hội “ công bằng, dân chủ, văn minh”, đó là một bước quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với xuất phát điểm là những quan điểm của cá nhân bản thân em, đồng thời với đó là việc tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nên bài tiểu luận của em cũng không chánh khỏi những sai lầm thiếu sót. Em mong được quý thầy cô góp ý để bài viết của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2