Tiểu luận: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
lượt xem 33
download
Nội dung chính của bài tiểu luận "Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân" này gồm có 2 phần: Vị trí của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước; Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
- TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Đề tài: “Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” 1
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3 NỘI DUNG CHÍNH..........................................................................................4 1. Vị trí của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.......................................4 2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân .............................................................................................................................4 2.1. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân............4 2.2. Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân) tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán..........................................6 2.3. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật........................................................................................7 2.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số..............8 2.5. Nguyên tắc tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do Luật định....9 2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.................10 2.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự............................................................11 2.8. Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án.....................................................................12 2
- 2.9. Nguyên tắc Tòa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước................................................................................................13 2.10. Nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.........................13 KẾT LUẬN........................................................................................................15 LỜI MỞ ĐẦU Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân. Để bảo đảm cho tòa án xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước cần phải đưa ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân sao cho phù hợp với thiết chế xã hội chủ nghĩa. 3
- NỘI DUNG CHÍNH 1. Vị trí của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước. Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án dân sự và các Tòa án khác do Luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài 4
- sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. 2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có thể được xem xét dưới những góc độ khác nhau và có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo những tiêu chuẩn, dấu hiệu khác nhau. Vậy những nguyên tắc chủ yếu cho việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm những nguyên tắc nào? 2.1. Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân Ở Việt Nam, trước đây chúng ta thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán. Nhưng từ năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp năm 2013 chế độ bầu cử thẩm phán đã được thực hiện ở các cấp Tòa án nhân dân. Nguyên tắc này đã được quy định ngay từ Hiến pháp 1946: “Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm” (Điều 64). Theo chế độ bầu cử thẩm phán có những ưu điểm là đảm bảo cho nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền dân chủ trong việc lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, pháp lý, đạo đức thay mặt mình xét xử được công minh, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên, hơn 30 năm thực hiện nguyên tắc bầu thẩm phán đã bộc lộ những nhược điểm là do lệ thuộc về tổ chức nên hoạt động xét xử của các tòa án cũng chịu sự áp đặt từ phía địa phương làm cho tính độc lập khi xét xử của toà án bị hạn chế. Do đó để các tòa án thực hiện được nguyên tắc độc 5
- lập khi xét xử, sự cần thiết phải được độc lập trong tổ chức. Vì vậy, Hiến pháp 2013 quy định: Chế độ bộ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kì của thẩm phán do luật định. Theo quy định của “Luật Tổ chức Tòa án nhân dân” năm 2014 thì: Chủ tịch nước bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (kể cả tòa án quân sự Trung ương) còn chánh án, phó chánh án, thẩm phán của Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự từ cấp quân khu trở xuống do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự là 5 năm. Đối với Hội thẩm nhân dân được thực hiện theo chế độ bầu hoặc cử. Hội thẩm toà án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của uỷ ban Măt trận Tổ quốc cùng cấp và do hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của cơ quan chánh án tòa án nhân dân. Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, Tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương. Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự khu vực do chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới 6
- thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương. Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân địa phương, hội thẩm quân nhân là 5 năm. 2.2. Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân) tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Từ năm 1946 đến nay trong các bản Hiến pháp của nước ta và trong các Luật tổ chức Tòa án năm 1960, 1981, 1992, 2014 đều quy định về sự tham gia của Hội thẩm trong quá trình xét xử của Tòa án và khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Đối với những hội thẩm nhân dân theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 vẫn theo chế độ tuyển cử như trước. Các Hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, các Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự được cử, còn các Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Luật quy định Hội thẩm chỉ được tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm chứ không được tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm bình đẳng với Thẩm phán trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi xét xử, có quyền ngang với Thẩm phán. Khi xét xử các thành viên trong Hội đồng xét xử đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả những vấn đề quan trọng cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền tham gia xét hỏi và nghị án, mọi quyết định đều được biểu quyết theo đa số. Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật việc xét xử không chỉ có những người chuyên môn mà còn có cả đại diện từ phía nhân dân, Hiến 7
- pháp quy định: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quan sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Hội thẩm nhân dân là những người lao động, công tác ở cơ sở, thay mặt nhân dân lao động tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đảm bảo cho việc xét xử đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và quan điểm của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hiện nay, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm đã quy định rõ tiêu chuẩn của Hội thẩm, nhưng trong thực tế sự tham gia xét sử của Hội thẩm còn mang tính hình thức, làm hạn chế hiệu quả công tác xét xử của Tòa án. Cho nên, môt vấn đề đặt ra hiện nay là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của hội thẩm để đảm bảo cho Hội thẩm bằng chính năng lực của mình có thẻ ngang quyền với thẩm phán khi xét xử. 2.3. Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đều được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946 và các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2014 cũng đều ghi nhận nguyên tắc này. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nó bảo đảm cho Tòa án nhân dân xét xử khách quan, đúng pháp luật để bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ: 8
- Thứ nhất: Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát; không bị chi phối bởi ý kiến của nhau. Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án. Thứ hai: Khi xét xử, các thành viên trong Hội đồng xét xử cũng độc lập với nhau trong việc xác định chứng cứ, lựa chọn các quy phạm pháp luật cần được áp dụng để định tội và lượng hình đối với các vụ án hình sự, quyết định quyền và nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án khác. Thứ ba: Đối với một bản án có thể phải xét xử nhiều lần theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Đối với các bản án xét xử sơ thẩm thì không phải xin ý kiến chỉ đạo của Tòa án cấp trên. Ngược lại khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không lệ thuộc vào chứng cứ, kết luận và quyết định tòa án đã xét xử sơ thẩm mà phải tự mình xác định chứng cứ, quy phạm pháp luật cần được áp dụng để có quyết định cụ thể. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật. điếu đó có nghĩa là khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm phán phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để đưa ra ý kiến, quyết định của mình về từng vấn đề của vụ án, chứ không được tùy tiện hay bằng cảm tính. 2.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước. Xét xử là hoạt động đặc thù do tòa án nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp 9
- của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân. Bằng bản án, quyết định của tòa án mà các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được hưởng các quyền hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Vì vậy, việc xét xử của tòa án phải khách quan, đúng pháp luật. Muốn có bản án, quyết định khách quan, đúng pháp luật đòi hỏi phải phát huy trí tuệ tập thể. Do đó khi xét xử tất cả các vụ án, ở tất cả các trình tự tố tụng đều phải thành lập hội đồng xét xử. Các văn bản pháp luật về tố tụng đã quy định cụ thể thành phần của hội đồng xét xử ở từng cấp xét xử: Theo luật định thì hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, trường hơp đặc biệt hội đồng xét xử có hai thẩm phán và ba hội thẩm. Tòa chuyên trách Tòa án tối cao xét xử thì thành phần hội đồng xét xử là ba thẩm phán và hai hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trường hợp đặc biệt có thêm hai hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa án quân sự Trung ương gồm có ba thẩm phán. Nếu Uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viên của Uỷ ban thẩm phán hoặc hội đồng thẩm phán. Nguyên tắc này phát huy được trí tuệ tập thể và đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án thận trọng, khách quan, toàn diện, chống độc đoán. Hội đồng xét xử làm việc tập thể và chịu trách nhiệm phán quyết của mình. Mọi thành viên hội đồng xét xử ngang quyền nhau khi giải quyết những vấn đề phát sinh tại phiên tòa. Khi quyết định bản án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Trong hội đồng xét xử sơ thẩm, thẩm phán biểu quyết sau cùng. 10
- Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ vụ án. 2.5. Nguyên tắc tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do Luật định. Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 và các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014. Nguyên tắc xét xử công khai là một trong những nguyên tắc dân chủ của hoạt động xét xử xã hội chủ nghĩa.Nguyên tắc này góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm. Mặt khác nguyên tắc này thu hút nhân dân tham dự phiên tòa, tạo điều kiện cho nhân dân lao động giám sát hoạt động của Tòa án cũng như của các cơ quan cơ quan chức năng khác, nâng cao ý thức trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng và do đó nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc đảm bảo cho hoạt động xét xử được thực hiện theo pháp luật. Tính công khai trong hoạt động xét xử được hiểu là việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế… được tiến hành công khai tại phiên tòa, mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự và theo dõi diễn biến của phiên tòa. Tòa án có thể niêm yết kế hoạch xét xử tại trụ sở Tòa án hoặc thông báo việc xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, tham dự hoặc Tòa án tổ chức các phiên tòa lưu động để xét xử lưu động ở dưới địa phương. 11
- Tuy nhiên không phải mọi phiên tòa của Tòa án đều phải tiến hành công khai, mà Hiến pháp còn quy định là trong những trường hợp ngoại lệ do Luật định, Tòa án có thể xét xử kín. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân năm 2014 thì Tòa án có thể xét xử kín khi: Để giữ gìn bí mật Nhà nước; Để giữ gìn thuần phong, mĩ tục của dân tộc; Để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. 2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: “Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đếu bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, địa vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”. Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở những khía cạnh sau: Mọi hành vi phạm tội, tranh chấp pháp lí do bất cứ ai thực hiện đều được Tòa án xét xử nghiêm minh, công bằng, không thiên vị. Pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, cho nên bất cứ ai tham gia tố tụng cũng được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ tố tụng đó. Vi phạm nguyên tắc này là vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho việc xét xử không công minh, không đúng pháp luật. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã chỉ rõ: “Không cho phép ai dụa vào quyền thế để làm trái pháp luật. Mọi vi phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử, không được giữ 12
- lai để xử lý nội bộ. Không được làm theo phong kiến: dân thì chịu hình pháp, quan thì xử theo lễ”. 2.7. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nguyên tắc này được thực hiện từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 và các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014. Bằng việc khẳng định là quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm, Hiến pháp còn quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình”. Bằng quy định là “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”. Hiến pháp quy định một cách gián tiếp rằng trong hoạt động xét xử của mình Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo quy định của Pháp luật tố tụng, trong một số trường hợp nhất định, nếu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ. Đó là những trường hợp sau: Bị cáo có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Bị cáo phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình. Bị cáo là thành niên phạm tội. Cũng bằng quy định “Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, Hiến pháp quy định một cách gián tiếp về nhiệm vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền cũng như các tổ chức xã hội và các cơ quan khác trong việc hành lập Đoàn luật sư. 13
- 2.8. Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án. Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013 và các Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002, 2014. Trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2013 quy định: “Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình trước tòa án”. Nguyên tắc này thể hiện rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước ta thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Bảo đảm cho những người tham gia tố tụng quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án, là điều kiện để bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, đúng sự thật khách quan của sự việc, hiệu quả xet xử được nâng cao. Bởi lẽ điều đó tạo cho người tham gia tố tụng có điều kiện trình bày một cách dễ dàng, chính xác, đầy đủ về sự thật một vụ án. Trong những trường hợp người tham gia tố tụng trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc họ thì Tòa án phải chỉ định người phiên dịch. 2.9. Nguyên tắc Tòa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan khác, các tổ chức và công dân.Cho nên việc phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội là rất cần thiết. Tòa án cần phối hợp với các cơ 14
- quan và tổ chức trong việc phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Tóa án cùng với Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra, Tư pháp, cơ quan hữu quan khác, tổ chức xã hội nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm ngăn ngừa và chống các loại tội phạm cũng như các việc vi phạm pháp luật khác, nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong quần chúng nhân nhân dân lao động đồng thời động viên họ tham gia đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 2.10. Nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Nội dung nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2013 như sau: “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật, đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã bảo đảm việc thực hiện quyền tố tụng của bị cáo và các đương sự được xét xử qua hai cấp: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Cấp xét xử sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất. Tất cả các vụ án nếu đưa ra xét xử thì đều phải tiến hành qua cấp sơ thẩm. Đây là cấp xét xử không thể thiếu và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, nếu cấp sơ thẩm xét xử chính xác, nghiêm túc thì bản án sẽ ít bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, từ đó vụ án sẽ không bị kéo dài. Hoặc giả sử, 15
- nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì cũng không mất nhiều công sức, thời gian và tiền của của Nhà nước cũng như của những người tham gia tố tụng. Cấp xét xử phúc thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ hai. Không phải tất cả các vụ án đã xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành qua cấp phúc thẩm, chỉ những vụ án đã xét xử sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì mới phải tiến hành qua cấp phúc thẩm. Pháp luật quy định có cấp phúc thẩm là xuất phát từ việc tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Mặt khác, xuất phát từ việc các phán quyết của Tòa án trước khi có hiệu lực pháp luật phải được xem xét một cách thận trọng. Điều này thể hiện sự đoạn tuyệt với thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm được áp dụng suốt mấy chục năm qua; nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia tố tụng, tránh những sai lầm đáng tiếc dẫn đến số lượng án bị cải sửa, bị hủy hang năm của các tòa án. Đồng thời, khi thực hiện chế độ hai cấp xét xử sẽ đưa thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về đúng bản chất là giai đoạn xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải là cấp xét xử thứ ba. KẾT LUẬN 16
- Có thể nói, trong nhiều giai đoạn lịch sử của Nhà nước ta, Tòa án nhân dân đã trải qua những cuộc cải cách và đổi mới về tổ chức cũng như phương thức hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của nền tư pháp, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả phát triển và lớn mạnh của Tòa án nhân dân ngày nay thể hiện đậm nét sự vận dụng đường lối lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Nhập môn tài chính tiền tệ
17 p | 2863 | 1067
-
Thuyết minh: Tìm hiểu về khái niệm, các yêu cầu, yếu tố, nguyên tắc và một số kiểu cơ cấu tổ chức
17 p | 426 | 60
-
Tiểu luận: So sánh bộ máy nhà nước theo Hiến Pháp 1946 và Hiến Pháp 1959
14 p | 628 | 44
-
Tiểu luận Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên
26 p | 466 | 42
-
Tiểu luận: Tổ chức học tập
9 p | 99 | 29
-
Tiểu luận: Thiết kế cấu trúc tổ chức
56 p | 219 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Thuyết trình: Thiết kế cấu trúc tổ chức
50 p | 182 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Công tác tổ chức hội họp của Văn phòng Công ty Điện lực Hai Bà Trưng
96 p | 127 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần 32
130 p | 28 | 14
-
Tiểu luận: Cơ cấu tổ chức của chính quyền Trung ương
9 p | 108 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tổ chức kế toán tại Trường Cao đẳng Viglacera
159 p | 47 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Công ty TNHH Phát Đạt
70 p | 34 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương
186 p | 46 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp
233 p | 75 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức và hoạt động chính quyền xã (nghiên cứu huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk)
26 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc chung cư cao tầng xây xen tại khu nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
246 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn