Tiểu luận:Việt Nam đưa quân vào Camphuchia năm 1979- một số vấn đề pháp lý và bình luận
lượt xem 28
download
Thời kỳ Dân chủ Campuchia hay Chế độ Khmer Đỏ của Pol pot những năm 1975-1979 là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của Campuchia. Với những gì xảy ra ở đất nước này trong khoảng thời gian Khmer Đỏ nắm chính quyền và con số người chết là 1,7 triệu người, chiếm 21% dân số lúc bấy giờ của Campuchia thì Liên Hợp quốc gọi đây là chế độ diệt chủng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Việt Nam đưa quân vào Camphuchia năm 1979- một số vấn đề pháp lý và bình luận
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM Tiểu luận cá nhân “VIỆT NAM ĐƯA QUÂN VÀO CAMPUCHIA NĂM 1979 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ BÌNH LUẬN” Họ và tên : Đàm Thị Minh Thu Lớp : B33 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2009
- MỤC LỤC I/ Giới thiệu chung..................................................................... 3 II/ Nội dung chính ..................................................................... 5 Việt Nam đưa quân vào Campuchia có phải là hành động "can thiệp nhân đạo" và hành động này có phù hợp với Luật quốc tế hay không? ................................................................................ 5 1. Tình hình Campuchia và Việt Nam (1975-1979) .............................. 5 a) Chế độ "diệt chủng"Khmer Đỏ ở Campuchia ............................... 5 b) Quan hệ của Việt Nam - Campuchia những năm 1975-1979........ 6 2. "Can thiệp" và "Can thiệp nhân đạo" dưới Luật quốc tế ................... 7 a) Nguồn gốc của "học thuyết can thiệp nhân đạo" .......................... 7 b) Định nghĩa ................................................................................... 8 c) Cơ sở pháp lý và tính hợp pháp của hành động "can thiệp nhân đạo" ................................................................................................. 9 3. Nhận xét và đánh giá ...................................................................... 11 a) Về mục đích và kết quả của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 .................................................................... 11 b) Về cách thức thực hiện hành động "can thiệp nhân đạo" của Việt Nam ............................................................................................... 12 III/ Kết luận ............................................................................. 15
- I/ Giới thiệu chung Thời kỳ Dân chủ Campuchia hay chế độ Khmer Đỏ của Pol pot những năm 1975-1979 là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của Campuchia. Với những gì xảy ra ở đất nước này trong khoảng thời gian Khmer Đỏ nắm chính quyền và con số người chết là 1,7 triệu người, chiếm 21% dân số lúc bấy giờ của Campuchia thì Liên Hợp quốc gọi đây là chế độ diệt chủng1. Dưới chế độ Khmer Đỏ cầm quyền, xã hội Campuchia từ một ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến thành 1 trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người, ko còn thành phố, trường học, chợ búa, tiền tệ. Cũng trong thời kỳ này, nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng trên khắp đất nước Campuchia, những hành động tàn sát man rợ, vô nhân tính chưa từng xảy ra trong lịch sử loài người đã diễn ra ở mọi nơi trên đất nước này. Cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội bị tàn phá hoàn toàn. Có thể nói tình hình trong nước lúc nào ở Campuchia là vô cùng bất ổn, cuộc sống của người dân vô cùng khổ cực. Không những vậy trong thời gian này Pol Pot còn có hang loạt các hành động khiêu khích ở biên giới Tây Nam Việt Nam, giết hại những người dân thường Việt Nam, gây mất ổn định và đe doạ đến an ninh của Việt Nam ở khu vực biên giới này. Vì vậy, trước lời kêu cứu khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, trước nguy cơ diệt vong của dân tộc láng giềng anh em Campuchia, Việt Nam đã phải đi tới quyết định: Phải xoá bỏ chế độ diệt chủng! Chừng nào còn chế độ diệt chủng Polpot thì nhân dân Campuchia còn phải đắm chìm trong thảm hoạ diệt chủng và Việt Nam không bao giờ có hoà bình và ổn định để xây dựng đất nước.2 Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnompenh được giải phóng và đến ngày 17/1/1979, sau 25 ngày, tất cả các thành phố, thị xã trên đất nước Campuchia đã được hoàn toàn giải phóng khỏi chế độ diệt chủng. Tại hàng trăm ngôi làng Campuchia, quân đội Việt Nam được chào đón với sự mừng vui và khó tin là đã được cứu thoát của người dân nơi đây. Khoảng 300 1 Theo chương trình nghiên cứu về nạn diệt chủng ở Campuchia của Đại Học Yale. ( http://www.yale.edu/cgp/index.html ) 2 Vietbao.vn, "Đem đại nghĩa để xóa hung tàn", http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Dem-dai-nghia-de-xoa- hung-tan/20762954/96/
- ngàn dân từ các tỉnh phía Tây và từ Phnom Penh bị buộc phải đi cùng quân Khmer Đỏ rút lui vào rừng. Nhưng đối với phần còn lại của Campuchia, người ta xem như đã được hồi sinh. Nhưng Campuchia giờ đây là một đất nước không có tiền tệ, thị trường, bưu điện hay trường học. Cả nước đầy rẫy những khu mộ tập thể và nhà chứa hài cốt. Những người dân yếu ớt còn sống sót đang đối mặt với nạn đói. Vì vậy, quân đội Việt Nam đã ở lại để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước. Mặc dù, có một điều mà "Ai cũng phải thừa nhận là việc Việt Nam vào Campuchia đã đem lại kết quả rõ ràng…Hành động đó đã được nhân dân Campuchia ở khắp nơi chào đón như là một sự giải phóng cho họ. Ai cũng thấy rõ ràng rằng sở dĩ từ trước đến nay Khmer Đỏ không thể trở về được Phnom Penh, chủ yếu vì sự có mặt của Việt Nam".3 nhưng thay vì được hoan nghênh vì đã lật đổ một chế độ mà cả thế giới lên án, Việt Nam phải chịu sự chỉ trích của quốc tế về việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia chỉ được một số ít nước công nhận, trong khi Khmer Đỏ dù bị nhiều nước lên án nhưng vẫn được thừa nhận là thành viên hợp pháp của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc và cộng đồng thế giới lên án và quy kết rằng việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là hành động vi phạm luật quốc tế. Câu hỏi đặt ra là xét trên những nguyên tắc để xác định tính hợp pháp của một hành động “can thiệp nhân đạo” thì liệu việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia năm 1979 có đáp ứng được những yêu cầu này không và hành động này có hợp pháp và chính đáng dưới Luật quốc tế hay không? Đây là một câu hỏi khó và dù 30 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam đưa quân vào “can thiệp nhân đạo” ở Campuchia thì cũng vẫn còn rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vấn đề này. Và bài tiểu luận này của tôi là những tìm hiểu, nghiên cứu, tham khảo một số tài liệu của các tác giả, và một số website ( tham khảo danh mục tài liệu đính kèm ) về vấn đề như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, do trình độ nghiên cứu còn hạn chế, bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. 3 Thời báo Canberra (Australia) số ra ngày 19/3/1989. http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Dem-dai-nghia-de- xoa-hung-tan/20762954/96/
- II/ Nội dung chính Việt Nam đưa quân vào Campuchia có phải là hành động "can thiệp nhân đạo" và hành động này có phù hợp với Luật quốc tế hay không? Để có thể hiểu được hành động đưa quân vào Campuchia của Việt Nam có phải là "can thiệp nhân đạo" hay là hành động "xâm lược" (theo như một số tài liệu quốc tế) thì trước hết ta cần hiểu về tình hình của hai nước những năm 1975 - 1979, và quan hệ hai nước thời gian đó. 1. Tình hình Campuchia và Việt Nam (1975-1979) a) Chế độ "diệt chủng"Khmer Đỏ ở Campuchia Khmer Đỏ, tên chính thức là Đảng Cộng sản Campuchia và sau này là Đảng Campuchia Dân chủ, là một tổ chức cầm quyền tại Campuchia từ năm 1975 đến 1979. Chế độ Khmer Đỏ được biết đến vì đã giết chết khoảng 1,7 triệu người (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Chế độ này được nhiều học giả xem là một trong những chế độ hung bạo nhất trong thế kỷ 20, thường được so sánh với các chế độ của Adolf Hitler. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nói là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ 20. Trong khi cầm quyền, Khmer Đỏ đã được Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hậu thuẫn, chúng luôn có ý muốn cô lập nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn. Về kinh tế, chính quyền Khmer đỏ sau khi tiến vào thủ đô Phom Penh đã lùa dân ra khỏi thành thị và biến nơi đây trở thành thành phố chết, không có cư dân sinh sống. Trong thời gian này tiền tệ bị xoá bỏ, Khmer đỏ thực hiện triêt để chính sách "tự cung tự cấp", "quyết tâm xây dựng Xã hội chủ nghĩa trong vòng 6 tháng". Lao động khổ sai, bệnh tật, hành hình và "thanh trùng" đã làm hơn 1,7 triệu người chết trong khoảng thời gian 4 năm cải tạo xã hội của Khmer Đỏ (1975-1979) chiếm 21% dân số Campuchia lúc bấy giờ. Thế giới gọi đây là chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Nói về tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ không thể không kể đến trại tù Tuol Sleng ở Phnom Penh mà nay là bảo tang, là một bằng chứng lịch sử ghi lại tội ác man rợ của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, là nơi ghi dấu những chứng tích ghê sợ của một thời Pol Pot thanh trùng những người bị cho là phản bội Angkar, tức lãnh đạo của Khmer Đỏ, trong đó có rất nhiều người Việt Nam. Theo các tài liệu mà
- Trung tâm Tư liệu Campuchia tìm được, trại tù này được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội". Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình, nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.. Theo các chứng nhân kể lại về những ngày khủng khiếp dưới chế độ Pol Pot, khi các thành phố trở nên hoang tàn vì người dân bị chuyển về nông thôn, lao động cực nhọc trong các công xã để xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng. Và một triệu bảy người Campuchia đã chết vì đói, vì bị kiệt sức và vì bị đánh đập, tàn sát. Có thể nói không có gia đình nào không có người là nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ. b) Quan hệ của Việt Nam - Campuchia những năm 1975-1979 Năm 1975, khi những người Cộng sản Việt Nam giành được chính quyền trên cả nước Việt Nam, thì Khmer Đỏ cũng giành được chính quyền tại Campuchia, xây dựng quốc gia Campuchia Dân chủ. Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" rập khuôn của Mao Trạch Đông ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, thực hiện cuộc tàn sát gần 2 triệu người Campuchia, mà nhiều người cho là diệt chủng man rợ, hoặc thanh lọc dân tộc ấu trĩ tả khuynh. Khmer Đỏ cũng thanh trừng nội bộ dữ dội đối với những người Cộng sản thân Liên Xô hoặc Việt Nam, và gây hấn xâm chiếm với nước láng giềng (Việt Nam). Ngay khi lên nắm quyền, các nhà lãnh đạo Khmer đỏ ngay lập tức đã thi hành chính sách theo chủ nghĩa dân tộc học cực đoan. Trong những năm nắm chính quyền, trong nội bộ Khmer đỏ đã có sự thanh trùng lẫn nhau mà kết quả là những người thân Cộng sản Việt Nam và những người không đồng ý với các chính sách của Khmer đỏ sẽ bị bài trừ và tiêu diệt. Đồng thời chế độ này đã tiêu diệt tất cả các trí thức hoặc những người có liên quan đến Việt Nam. Từ năm 1975-1978, tin vào sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc, chính quyền Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công biên giới Tây Nam Việt Nam, tàn sát thường dân, đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới với mục đích làm kiệt quệ đối phương. Những hành động này, cùng với làn sóng di tản của người Campuchia
- chạy trốn chính quyền Khmer Đỏ đã làm quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đổ vỡ hoàn toàn. Kể từ tháng 5/1975 đến ngày 23/12/1978 chúng đã giết hại hơn 5000 dân thường VN, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người. Hàng nghìn trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, nhà thờ, chùa chiền bị đốt phá, nửa triệu dân sát biên giới phải bỏ nhà, bỏ đất, bỏ ruộng chạy dạt về phía đông, sống chen chúc bên những hố bom B52 chưa kịp lấp … Tuy nhiên, dù được Trung Quốc hỗ trợ, quân Campuchia vẫn nhanh chóng bị bộ đội chính quy Việt Nam đẩy lùi và nhanh chóng thất trận. Và sau hàng loạt các hành động khiêu khích tại biên giới, sợ rằng Việt Nam sẽ có phản ứng về mặt quân sự, Pol Pot phát lệnh tấn công phủ đầu Việt Nam ngày 21/12/1978. Polpot đã sử dụng 10 sư đoàn mở chiến dịch tiến công trên toàn tuyến biên giới, mục tiêu chủ yếu là chiếm thị xã Tây Ninh của VN. Ssau khi chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới và giết hại thường dân Việt Nam thì Hà Nội đã tổ chức chiến dịch phản công và theo yêu cầu giúp đỡ của lực lượng thân Việt Nam ở Campuchia, họ đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (7 tháng 1 năm 1979) chiếm được Phnom Penh và đưa quân tới sát biên giới phía tây với Thái Lan. Việt Nam, sau đó, hỗ trợ những người Cộng sản Campuchia thân Việt Nam tái lập lại đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia và sau khi đưa quân vào Campuchia đã thành lập chính quyền Cộng hòa Nhân dân Campuchia thay chính quyền Khmer Đỏ vào năm 1979. 2. "Can thiệp" và "Can thiệp nhân đạo" dưới Luật quốc tế a) Nguồn gốc của "học thuyết can thiệp nhân đạo" Theo quan niệm đã được cộng đồng quốc tế công nhận, "can thiệp" được hiểu là việc một hoặc một số quốc gia dùng áp lực tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc nội bộ của các nước khác và hành động "can thiệp" là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Hành động can thiệp có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao... công khai, hoặc bí mật. Hình thức can thiệp nghiêm trọng nhất là can thiệp vũ trang, được thực hiện bằng tiến công quân sự hoặc tiến hành chiến tranh; bí mật nuôi dưỡng, huấn luyện,
- cung cấp vũ khí v.v.. cho các lực lượng đối lập. Quy mô và cường độ của can thiệp vũ trang tuỳ thuộc vào mục đích chính trị của bên tiến hành can thiệp. Tại Khóa họp lần thứ 20 (1965) của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về việc cấm một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với bất cứ lý do gì. Tháng 3-1999, lấy cớ “can thiệp nhân đạo” nhằm bảo vệ “người An-ba-ni bị người Xéc-bi thanh lọc sắc tộc ở Kosovo”, Mỹ và NATO mở cuộc chiến tranh quy mô lớn vào Nam Tư, một quốc gia có chủ quyền. Những chuyên gia phát minh ra cái gọi là “Học thuyết can thiệp nhân đạo” cho rằng, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, nên việc vi phạm chủ quyền quốc gia của ai đó với mục đích “nhân đạo”, “ngăn chặn thảm hoạ diệt chủng” là có thể biện minh được. Từ đó, nhiều người cho rằng, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” là “phát minh” của các chuyên gia xây dựng học thuyết chiến tranh ở Mỹ và được họ áp dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Kosovo hồi tháng 3, tháng 4-1999. Năm đó, Mỹ và các nước NATO đã phát động một cuộc chiến tranh hiện đại nhất kể từ sau chiến tranh Vùng Vịnh ở I-rắc năm 1991. Sau cuộc chiến tranh này, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” được đưa vào nội dung Chiến lược mới của NATO được thông qua tại dịp kỷ niệm 50 thành lập tổ chức này ở Oa-sinh-tơn (Mỹ). Trên thực tế, “Học thuyết can thiệp nhân đạo” đã từng được Mỹ thử nghiệm rất lâu trước năm 1999. Trong số nhiều cuộc chiến tranh và hành động quân sự mà Mỹ thực hiện trên thế giới sau khi ra đời Hiến chương Liên hợp quốc, có thể kế đến những hoạt động quân sự của họ ở Grê-na-đa, Pa-na-ma, sau này, ở Nam Tư và I-rắc. b) Định nghĩa Có thể nói ranh giới của hành động "can thiệp nhân đạo" và hành dộng can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác và mục đích của hành động can thiệp có hoàn toàn là vì nhân đạo hay không là một việc rất khó xác định. Vì vậy, định nghĩa "can thiệp nhân đạo" và tính hợp pháp của hành động "can thiệp nhân đạo" còn đang là những vấn đề được bàn cãi khá nhiều trong Luật quốc tế. Tuy nhiên, có thể hiểu "can thiệp nhân đạo" theo nghĩa thông thường là hành vi sử dụng vũ lực của một quốc gia để bảo vệ người dân của một quốc gia khác khỏi
- những hành động dã man, tàn ác vi phạm đến nhân quyền một cách nghiêm trọng như là nạn diệt chủng hay các hành động giết người man rợ khác4. Theo như cách hiểu thông thường này thì phạm vi của những vi phạm là một yếu tố quan trọng để một quốc gia viện dẫn về quyết định sử dụng vũ lực để “can thiệp nhân đạo” vào một quốc gia khác. Hơn nữa, có một điều gây tranh cãi là điều kiện để có thể có "can thiệp nhân đạo" là phải có những hành động tàn ác, dã man hoặc những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền diễn ra trên một phạm vi rộng. Hay nói một cách khác, một quốc gia chỉ có thể quyết định “can thiệp nhân đạo” vào một quốc gia khác sau khi đã có rất nhiều người chết ở quốc gia đó. Như vậy dù hành động "can thiệp nhân đạo" được thực hiện thì cũng đã có rất nhiều người phải chết. c) Cơ sở pháp lý và tính hợp pháp của hành động "can thiệp nhân đạo" Về tính hợp pháp hay cơ sở pháp lý của hành động "can thiệp nhân đạo", hành động "can thiệp nhân đạo" không được quy định rõ rang trong Hiến Chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực để “can thiệp nhân đạo.” Tuy nhiên cũng có những điều khoản trong Hiến Chương có đề cập đến việc coi trọng nhận quyền và các quyền tự do cơ bản khác của con người, như điều 1, 55, 56, 62, 68 và 76 của Hiến chương. Nhưng cũng không có điều khoản nào cho phép sử dụng vũ lực để can thiệp vào một nước khác. Vì cũng có thể nói rằng việc một quốc gia sử sụng vũ lực để “can thiệp nhân đạo” vào một quốc gia khác là vi phạm điều 2 khoản 4 của Hiến Chương Liên Hợp quốc. Tuy nhiên sử dụng vũ lực để "tự vệ cá nhân và tập thể" được cho phép theo như điều 51 của Hiến Chương khi có tấn công vũ trang diễn ra chống lại một nước thành viên của Liên Hợp Quốc. Sử dụng vũ lực cũng được cho phép theo như điều 39 của Hiến chương Liên Hợp Quốc khi mà Hội Đồng Bảo An xác định là có những mối đe doạ, vi phạm đến hoà bình, an ninh quốc tế hay là những hành vi xâm lược. Mặc dù vậy thì Hiến chương cũng không quy định rõ đối với một quốc gia can thiệp vào những mâu thuẫn hay những tranh chấp trong nội bộ của một quốc gia khác với lý do là "can thiệp nhân đạo". 4 Damrosch, Henkin, Pugh, Schachter and Smit (2001), Melbourne Journal of International Law. (http://search2.austlii.edu.au/au/journals/MelbJIL/2001/21.html)
- Thường thì việc "can thiệp" bằng vũ lực của một quốc gia vào một quốc gia khác luôn bị lên án vì cơ sở pháp lý của hành động "can thiệp nhân đạo" và vì mục đích thực sự của hành động can thiệp không phải lúc nào cũng hoàn toàn vì mục đích nhân đạo mà nhiều khi "can thiệp nhân đạo" là cái cớ để một số nước hiến chiến biện minh cho hành động "xâm lược" của mình, ví dụ như Mỹ. Vì vậy, "can thiệp nhân đạo" thường được thực hiện bởi các cơ quan của Liên Hợp Quốc khi Hội Đồng Bảo An xác định có những mối đe doạ đến an ninh, hoà bình quốc tế. Khi nạn diệt chủng, nội chiến hay những nguy cơ có thể khiến cho một số lượng lớn người dân thường bị chết ở một quốc gia, nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng được Hội Đồng Bảo An xác định là mối đe doạ đến hoà bình, an ninh thế giới thì Hội Đồng Bảo An sẽ thông qua các nghị quyết để đưa ra các biện pháp giải quyết những vấn đề đó, trong đó “can thiệp nhân đạo” cũng là một biện pháp đã được Hội Đồng Bảo An sử dụng trong trường hợp của Somali và Nam Tư cũ khi không có sự đồng ý của các quốc gia này. Xét hành động "can thiệp nhân đạo" dưới luật tập quán quốc tế có thể thấy, hành động này là một tập quán quốc tế đã được một số quốc gia trên thế giới và Hội Đồng Bảo An thực hiện. Tuy nhiên, một thực tiễn quốc gia phải được chấp nhận hay coi như là Luật thì tập quán đó mới có thể trở thành luật tập quán. Nhưng vấn đề các quốc gia có coi "can thiệp nhân đạo" là một nguyên tắc trong luật quốc tế và thực hiện theo hay không thì vẫn chưa được làm rõ. Trên thực tế trong lịch sử hầu như có rất ít các quốc gia thực hiện hành vi "can thiệp nhân đạo" này vì không có nền tảng pháp lý vững chắc để thực hiện và hành động can thiệp như vậy sẽ đe doạ đến chủ quyền của quốc gia khác.5 Tóm lại, hành động "can thiệp nhân đạo" và cơ sở pháp lý của nó vấn là một vấn đề gay tranh cãi, đó là lí do lí giải vì sao hành động can thiệp của Việt Nam vào Campuchia 1979, giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ, một trong những chế độ diệt chủng dã man nhất thế kỉ 20 nhưng vẫn bị nhiều quốc gia và Liên Hợp Quốc lên án và coi đây là hành động "xâm lược". 5 Melbourne Journal of International Law http://search2.austlii.edu.au/au/journals/MelbJIL/2001/21.html
- 3. Nhận xét và đánh giá a) Về mục đích và kết quả của việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1979 Nhìn lại sự kiện ngày 7/1/1979, phải khẳng định trước sau như một rằng hành động “can thiệp nhân đạo” của Việt Nam là hành động nhân đạo và chính nghĩa hiếm có, một quyết định thuận tình hợp lý của Việt Nam, một dân tộc yêu chuộng hoà bình. Quân đội và nhân dân Việt nam đã cứu một dân tộc láng giềng, cứu nhân dân Campuchia anh em thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh một dân tộc, xây dựng lại đất nước từ những “cánh đồng chết” hoang tàn. Trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC tháng 6/2006, cựu Đại sứ Hoa Kỳ Pete Peterson nói rằng thế giới phải cảm ơn Việt Nam vì họ đã lật đổ Polpot ở Campuchia. Ông Peterson gọi đây là “tấn thảm kịch đáng ra phải được giải quyết sớm hơn và mạnh mẽ hơn để cứu mạng hàng triệu người”. Theo Cựu đại sứ Hoa Kỳ, lịch sử cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của Việt nam.6 Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, nhìn lại về việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia, vẫn còn nhiều đánh giá khác nhau. Giáo sư Henri Locard, chuyên gia lịch sử đương đại Campuchia, nói với BBC rằng các nhà nghiên cứu thậm chí vẫn còn đanh tranh cãi về cách dung từ "giải phóng" hay "xâm lược" khi nói đến sự kiện 7/1/1979.7 Bản thân ông Locard cho rằng không thể chối cãi rằng người Việt Nam đã giải phóng Phnom Penh khỏi bàn tay sắt của một trong các chế độ tàn bạo nhất lịch sử loài người. Ông nói: "Tôi nghĩ câu trả lời rõ rang và cần nhắc lại rằng đó là sự giải phóng người dân khỏi sự giết hại của Khmer Đỏ, tuy rằng tôi không cho là lúc đó Việt Nam có đủ thông tin về cuộc sống bên trong chế độ Pol Pot cúng như toàn cảnh tình trạng khỏ cực của người dân Campuchia". Tuy vậy, cũng có những sử gia khác như ông Philip Short, tác giả cuốn "Lịch sử một cơn ác mộng", thì lại nói rằng việc Việt Nam "xâm lược" Campuchia là vì lý do chính trị chứ không phải lý do nhân đạo. 6 Vietbao.vn, "Đem đại nghĩa để xóa hung tàn", http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Dem-dai-nghia-de-xoa- hung-tan/20762954/96/ 7 BBCVietnamese, “Phnom Penh còn nhớ” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/lg/vietnam/2009/02/090221_phnompenh_remembers_tc2.shtml
- Ông cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn tới việc Việt Nam tiến vào Campuchia đó là: các cuộc tàn sát dân thường Việt Nam ở khu vực biên giới Tây Nam của lực lượng Khmer Đỏ; và ý nguyện thành lập một chính quyền thân Việt Nam ở Campuchia thay cho chế độ Pol Pot lúc đó đã ngả sang chống Hà Nội dưới sự nâng đỡ của Bắc Kinh. Thực tế, Khmer Đỏ đã có các cuộc tiến công vào Việt Nam ngay từ sau khi các cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ tập kích vào đảo Phú Quốc và giết hại hang trăm dân thường trên đảo Thổ Chu. Sau đó, từ năm 1977, lính Pol Pot lại nhiều lần tấn công vào các làng xã biên giới Tây Nam của Việt Nam, tàn sát hang ngàn người. Lịch sử vẫn còn ghi lại các cuộc thảm sát như ở Ba Chúc, An Giang tháng 4/1978, khi trên ba ngàn người bị giết. Xét trên hậu quả của thảm họa của nạn diệt chủng ở Campuchia, việc chính quyền Khmer Đỏ đưa quân tấn công khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia thì có thể thấy mục đích việc Việt Nam đưa quân sang can thiệp ở Campuchia năm 1979 là rõ ràng: (1) Cứu hàng triệu người dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng. (2) Phản công tự vệ nhằm loại trừ khả năng Khmer Đỏ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ của Việt Nam. Đây đều là những hành động được phép theo luật pháp quốc tế và đã từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới như việc Hồng quân Liên Xô đã tấn công, diệt trừ chủ nghĩa Phát-xít ngay tại thành trì của chủ nghĩa man rợ này. Có thể nói, xét về điều kiện cần, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lí cho việc “can thiệp nhân đạo” vào Campuchia năm 1979. Tóm lại, cho dù đã từng có những đánh giá khác nhau về việc Việt Nam “can thiệp nhân đạo” vào Campuchia, thế giới đã phải thừa nhận rằng: chính quyền Việt Nam đã cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi một trong những thảm hoạ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử thế kỷ XX. b) Về cách thức thực hiện hành động "can thiệp nhân đạo" của Việt Nam Như đã đề cập đến ở phần trên, rất ít các quốc gia trong lịch sử quốc tế đã thực hiện hành động "can thiệp nhân đạo" bởi "can thiệp nhân đạo", tính chính đáng hay cơ sở pháp lý của nó là không vững chắc. Thường thì khi ở một quốc gia nào đó mà nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng hay xảy ra nạn diệt chủng thì các cơ quan
- của Liên Hợp Quốc như Đại Hội Đồng hay Hội Đồng Bảo An sẽ có trách nhiệm hành động để bảo vệ những người dân ở nước đó và bảo vệ hoà bình, an ninh quốc tế thông qua việc gửi quân trực tiếp đến quốc gia có xảy ra nạn diệt chủng. Và lực lượng dưới danh nghĩa của Liên Hợp Quốc thường được gọi là "Lực lượng gìn giữ hoà bình". Lực lượng này là do sự đóng góp quân tình nguyện của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và có một cơ sở pháp lý khá vững chắc khi “can thiệp nhân đạo” vào một quốc gia. Xét đến việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia, có thể thấy Việt Nam đã không thực hiện đúng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của Liên Hợp Quốc từ năm 1976. Lúc đó, Việt Nam đã đơn phương đưa quân vào lãnh thổ của Campuchia mà không tính đến sự cho phép của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Về mặt lí thuyết, mặc dù dưới sự cai trị tàn bạo của chính quyền Khmer Đỏ nhưng Campuchia vẫn là một quốc gia có chủ quyền. Một nước hay một nhóm nước muốn “can thiệp nhân đạo” vào Campuchia cũng cần phải có sự đồng ý của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). Mặc dù Việt Nam đã đưa ra những lí lẽ như “can thiệp nhân đạo”, phản công tự vệ hay can thiệp theo yêu cầu của nhân dân trong nước nhưng đó chỉ là những điều kiện cần. Vì nguyên nhân đó, hành động của Việt Nam đã bị nhiều nước cho là hành vi xâm lược chứ không còn là “can thiệp nhân đạo” nữa. Việc thiếu cơ sở pháp lí đã khiến Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành cuộc chiến này. Đó là việc không nhận được sự ủng hộ của quốc tế (ngoại trừ Liên Xô và một số nước XHCN, không nước nào ủng hộ Việt Nam) dẫn đến Việt Nam bị cô lập một thời gian dài sau đó. Đồng thời, việc không có sự cho phép của HĐBA LHQ còn trực tiếp khiến cho cuộc chiến của Việt Nam thêm vô vàn khó khăn. Ngoài sự hỗ trợ của Liên Xô và một số nước XHCN thì Việt Nam phải gánh toàn bộ hậu quả mà cuộc chiến này để lại. Với một nước nghèo, lại vừa phải trải qua 2 cuộc chiến kéo dài gần 30 năm như Việt Nam thì rõ ràng đó là những hậu quả vô cùng lớn. Nếu một lực lượng giống như UNTAC sau này được triển khai ở Campuchia vào thời điểm đó chắc chắn sẽ giúp vấn đề Khmer Đỏ giải quyết dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận đó là các thủ tục hoạt động của Liên Hợp Quốc để đưa ra được các nghị quyết quyết định cho lực lượng gìn giữ hoà
- bình can thiệp vào một quốc gia là rất phức tạp. Để đưa ra quyết định về vấn đề này, Hội Đồng Bảo An phải họp rất nhiều lần, các quốc gia thành viên thường trực, không thường trực phải bỏ phiếu và quyết định sẽ không được thông qua nếu có bất kỳ một thành viên nào trong 5 thành viên thường trực bỏ phiếu không tán thành. Việt Nam có những nguyên nhân để không thể thông qua vấn đề này tại HĐBA LHQ. Cơ bản nhất là vì 2 trong số các nước có quyền phủ quyết ở HĐBA lại là những nước ủng hộ chính quyền Khmer Đỏ là Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, tình hình ở Campuchia đã hết sức nguy ngập, chờ đợi việc thông qua ở LHQ sẽ khiến cả tình hình Campuchia và cả an ninh Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Xét một cách khách quan thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng khó có quyết định khác ngoài quyết định đưa quân can thiệp vào Campuchia.
- III/ Kết luận Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều trong đánh giá về việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào giải phóng Campuchia, lập luận của Việt Nam theo quan điểm bảo vệ an ninh biên giới và tinh thần ý thức hệ “giúp bạn là tự giúp mình” thời đó hay lập luận tự vệ phòng thủ, tự vệ tập thể trước lời kêu gọi của nhân dân và chính quyền Campuchia hoặc là can thiệp nhân đạo cứu nhân dân Campuchia khỏi hoạ diệt chủng Polpot theo lý thuyết hiện đại, thì vẫn hoàn toàn có thể chấp nhận được. Khi nghiên cứu về vấn đề này, theo ý kiến của bản thân tôi thì việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia là tất yếu không thể tránh khỏi, hành động này của Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở và đáp ứng đủ những điều kiện cần để thực hiện can thiệp nhân đạo. Tuy nhiên, việc hoạch định và cách thức thực hiện những hành động can thiệp đó lại không đúng với Luật quốc tế, đó là Việt nam không thông qua Liên Hợp quốc mà hành động đơn phương trong khi Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc. Vì vậy có thể nhận thấy rõ, chính sách về Campuchia của Việt Nam không những làm ảnh hưởng đến việc tập trung xây dựng nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy vậy, thế giới không thể phủ nhận một điều rằng Việt Nam đã cứu nhân dân và đất nước Campuchia thoát khỏi nan diệt chủng Pol Pot, thoát khỏi một chế độ cai trị dã man nhất trong thế XX và nếu Việt Nam không có hành động “can thiệp nhân đạo” ngay lập tức ở thời điểm bấy giờ thì không biết sẽ còn có bao nhiêu người dân vô tội Campuchia phải chết và thế giới phải đối mặt với thảm hoạ diệt chủng này như thế nào.
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ben Kiernan, Pol Pot Regime: Race, Power, and Genocide in Cambodia Under the Khmer Rouge, 1975-79, Yale University Press, 2008 Gary Klintworth, Vietnam's intervention in Cambodia in international law, Australian Government Publishing Service, 1989 Humanitarian intervention: ethical, legal and political dilemmas, J. L. Holzgrefe, Robert Owen Keohane, Cambridge University Press, 2003 Reading humanitarian intervention: human rights and the use of force in international law, Anne Orford, Cambridge University Press, 2003
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích chuỗi cung ứng của Toyota Việt Nam
30 p | 1035 | 248
-
Tiểu luận Môi trường: Sinh thái biển
36 p | 650 | 83
-
Tiểu luận: Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức: một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
18 p | 441 | 78
-
TIỂU LUẬN: Dòng vốn và bộ ba bất khả thi ở Trung Quốc – liên hệ Việt Nam
40 p | 246 | 72
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào chỉ tiêu “hệ số tiền nóng”
33 p | 229 | 49
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XỬ LÝ H2S TRONG BIOGAS TRÊN CÁC VẬT LIỆU CÓ SẴN TẠI VIỆT NAM DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ
15 p | 197 | 45
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
26 p | 178 | 41
-
TIỂU LUẬN: Chiến lược phát triển thị trường của công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam, với tình huống nghiên cứu tại chi nhánh Hà Nội
68 p | 231 | 34
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng các giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Thực phẩm chức năng Ngọc Trà của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam
102 p | 159 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản lý và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam
27 p | 99 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền
41 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương
103 p | 13 | 7
-
(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)
27 p | 110 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền
171 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại Công ty cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam (Viet Journey Stock Company)
106 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Vai trò của Cộng hòa Liên bang Đức trong quá trình phát triển của Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI
27 p | 15 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam
27 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn