TÌM HIỂU TÁC PHẨM “VỢ NHẶT”
lượt xem 13
download
Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đói * Khái quát - Bối cảnh lịch sử có thật: nạn đói 1945, cướp đi 1/10 dân số của Việt Nam. - Tác phẩm hoàn thành khá lâu sau sự kiện lịch sử này nhưng cảm quan về cái đói vẫn ngấm trong từng chữ, ám ảnh cái nhìn làng quê của nhà văn. * Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt, xơ xác, tiêu điều
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÌM HIỂU TÁC PHẨM “VỢ NHẶT”
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ TÌM HIỂU TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” 1. Khung cảnh làng quê Việt Nam ngày đói * Khái quát - Bối cảnh lịch sử có thật: nạn đói 1945, cướp đi 1/10 dân số của Việt Nam. - Tác phẩm hoàn thành khá lâu sau sự kiện lịch sử này nhưng cảm quan về cái đói vẫn ngấm trong từng chữ, ám ảnh cái nhìn làng quê của nhà văn. * Không gian làng quê Việt Nam ngày đói quay quắt, xơ xác, tiêu điều - Cái đói “tràn đ ến”: Sự hiện hình của cái đói giống như một thảm họa, một cuồng phong, càn quét mọi sinh linh. - Thời gian: chiều “chạng vạng” - Không gian: Con đường vì cái đói mà “ khẳng khiu”. - Con người: + Trẻ con: ủ rũ, không buồn nhúc nhích. + Người sống: Xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại như những bóng ma. + Người chết: “như ngả rạ”, ba, bốn cái thây nằm còng queo bên đường” Bút pháp tả thực đến trần trụi, qua những so sánh cụ thể, tạo ám ảnh. Câu văn tả người sống liền kề câu văn tả người chết, hao hao nhau, từa tựa nhau, nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, cõi âm và cõi dương, chỉ chút sơ sẩy là sa vào âm địa. Những con người dắt díu bồng bế nhau hôm nay có thể sẽ là mấy cái “thây nằm còng queo bên đường” ngày mai. + Âm thanh: Tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” -> “sứ giả” của cái chết, cõi âm -> gợi ám ảnh rợn lạnh, âm khí. + Mùi vị: “vẩn lên mùi ẩm thối”: rác, mùi gây của xác người. * Tóm lại: Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã khơi lật được mảng hiện thực trần trụi 1 “tối sầm lại vì đói khát” tạo ấn tượng về một cõi dương đậm đặc âm khí. Cả làng quê giống như một đám ma khổng lồ mà bản nhạc huyên luôn ám ảnh chỉ chực cất lên khi có thêm một ma đói. Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2. Hình ảnh người nông dân ngày đói a. Tràng - Ngoại hình: + Mắt nhỏ tí + Hàm bạnh, mặt thô kệch. + Đầu: trọc nhẵn. + Lưng: to, rộng như lưng gấu. + Áo: nâu tàng. Các chi tiết cụ thể pha chút trào lộng đặc tả một thanh niên lao đ ộng thô kệch, vất vả, lam lũ, được hóa công đẽo gọt quá sơ sài, dường như vẫn phảng nét hoang dại. - Tên gọi: Dụng cụ trong nghề mộc. - Xuất thân: dân ngụ cư -> Tầng lớp sống lang bạt, không quê quán, lai lịch rõ ràng, thường bị dân bản xứ khinh miệt. Gợi liên tưởng các nhân vật chàng ngốc, người đần trong truyện cổ dân gian, hiện thân cho một số phận bất hạnh. - Phẩm chất: bộc lộ trong tình huống nhặt được vợ. + Câu văn bản lề mở ra toàn bộ câu chuyện cảm động là câu văn diễn tả sự kiện người đàn bà xa lạ “rơi” vào cuộc đời Tràng “giữa cái ảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”. + Nhớ lại chuyện lấy vợ: nhặt được vợ trên con đường đời thảm đạm. Một số phận bất hạnh dạt vào cu ộc đời một người bất hạnh. + Ứng xử trước phản ứng của mọi người: Với đám trẻ: trước khi lấy vợ, Tràng giống như một đứa trẻ lớn tuổi thì bây giờ Tràng tách hẳn ra như một người trưởng thành. Bảo vệ vợ mình trước con mắt tò mò của dân ngụ cư. Đối thoại với vợ: toàn câu tỉnh lược, không có chủ ngữ -> tâm lí ngượng nghịu, sượng sùng. 2 + Diễn biến tâm trạng: Liều, sợ. Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Bao trùm là hạnh phúc. Ứng xử với vợ: o Lấy vợ như nhặt một mớ rác nhưng không hề rẻ rúng vợ, ngược lại Tràng không ít tế nhị khi đi mua một số vật dụng làm của hồi môn cho vợ. o Ý thức vun vén cho hạnh phúc mình đang có: mua dầu thắp. o Chủ động giới thiệu vợ với mẹ đẻ -> tránh cho người phụ nữ cảm giác ngượng ngùng và mặc cảm theo không. Hân hoan với niềm vui và trách nhiệm mới, hăm hở vun vén cho tổ ấm của mình. Buổi sớm đầu tiên có vợ, Tràng lâng lâng trong hạnh phúc “trong người êm ái lửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi ra”, “ ngỡ ngàng như không phải”, thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà cảu hắng lạ lùng”, nghĩ về tổ ấm tương lai, quyết tâm vun vén cho nó. Đoạn văn đậm chất thơ với giọng điệu trữ tình tha thiết. Ám ảnh về cái đói thoáng chốc bay biến để chỉ còn cảm giác hạnh phúc Bài học nhân sinh: - Ngay trên bờ vực cái đói, khi tưởng như miếng ăn là nhu cầu bức thiết thì tình người, giá trị con người và khao khát được yêu thương vẫn cao quí hơn cả và vẫn không bị mất đi. - Hạnh phúc làm thay đ ổi con người. Trong tăm tối khốn cùng, khát vọng được yêu thương giống như một bản năng bất diệt vẫn cháy sáng. - Đặt nhân vật trong tình huống đặc biệt, một mặt nhà văn lột tả được đời sống khổ cực của người nông dân trong năm đói, mặt khác khám phá vẻ đẹp kì diệu nơi tâm hồn của họ. b. Người vợ nhặt - Ngoại hình: + Quần áo: tả tơi như tổ đỉa. + Gầy sọp. + Mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai hố mắt. + Ngực gầy lép 3 Không có chút dấu hiệu gì của nữ tính. - Ngôn ngữ: Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ + Đanh đá, trơ trẽn của người dân nghèo ít học. + Cong cớn mà không nanh nọc, trơ trẽn nhưng không đĩ thõa. Cong cớn, trơ trẽn là sản phẩm sinh ra từ đói nghèo, tăm tối, chứ không phải cái xấu, cái ác. Tài năng trong sử dụng ngôn ngữ đối thoại. Số phận đầy bất hạnh của người phụ nữ: xấu, nghèo, bị cái đói xô đẩy đến gần kề cái chết, bị biến thành thân phận trôi dạt, cỏ rác, thành thứ có thể nhặt được. - Là người phụ nữ tinh tế, hiền hậu. + Ý tứ: ngồi ở mép giường (liên hệ với Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”). + Thể hiện trách nhiệm của cô con dâu, một người vợ hiền: quét dọn nhà cửa. + Ứng xử khi ăn bát chè khoán “đ ắng chát và nghẹn bứ”: “thản nhiên và vào miệng”. c. Bà cụ Tứ - Xuất hiện trong tình hướng đầy ngỡ ngàng: có một người phụ nữ ngồi ở mép giường con trai mình -> Chỉ có 2 khả năng: l à em - con cái Đục nhưng cái Đục không còn nữa, hoặc là vợ - không thể vì ai có thể chịu cưới con mình? - Chuỗi tâm lí phức tạp chân thực: + Ngạc nhiên: “mắt nhoèn ra thì phải”: do rỉ mắt, nước mắt người già -> Không tin vào mắt, tai mình. + Cảm thông: sự từng trải một người mẹ, một phụ nữ lao động nghèo. + Sự hàm ơn đ ối với người phụ nữ vợ nhặt bởi: là mẹ bà không lo nổi mà phải để con tự lấy vợ - người vợ theo không. “Mừng lòng” chứ không phải “bằng lòng”. Bà cụ đang nói bằng tình bằng nghĩa chứ không phải bằng lí trí, quyền phép của một người mẹ đối với con. Lời nói nghe vừa tội nghiệp vừa xót xa nhưng cũng chan chứa hồn hậu yêu thương. + Tủi phận: ám ảnh về gia cảnh -> Tự trách mình. + Bao trùm: cảm giác hạnh phúc, tin tưởng: nói nhiều về tương lai, khuôn mặt “rạng rỡ”, chủ động tổ chức bữa tiệc đón con dâu mới - bữa cơm của tình người, của tấm lòng. 4 Đặt những ấp ủ về hạnh phúc, về tương lai vào trong suy nghĩ của bà mẹ, Kim Lân đã dạo lên bài ca sự sống bất diệt. Bà mẹ nông dân với những nỗi tủi cực, khốn cùng trong Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
- Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ năm đói cũng là bà mẹ Việt Nam hồn hậu, vị tha, độ lượng, lạc quan trong ca dao dân ca thủa nào. 3. Một số đặc sắc về nghệ thuật - Nghệ thuật sáng tạo tình huống, 2 giá trị: + Hiện thực: có 3 định nghĩa về vợ: vợ là thứ nhặt được (Kim Lân), vợ là của nợ đời (hàng xóm), đèo bòng (Tràng) -> Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ rác trôi nổi trong họa đói. + Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy l ên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt. - Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối -> kết: bình minh với dự cảm tương lai tươi sáng. - Bút pháp + Miêu tả tâm lí: am hiểu tâm lí con người, đặc biệt là tâm lí bà mẹ nông dân. + Tương phản: sự sống và cái chết. - Ngôn ngữ: đối thoại tài tình -> thạo hiểu tâm lí, tính cách, lời ăn tiếng nói của người lao động. Tài liệu sưu tầm 5 Biên tập viên: Trần Hải Tú www.hoc360.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ôn dịch, thuốc lá - Ngữ văn 8
30 p | 696 | 46
-
Tiếp cận tác phẩm "Người trong bao" của A. Chekhov trong nhà trường
9 p | 225 | 41
-
Slide bài Hai cây phong - Ngữ văn 8 - GV.Nguyễn N.Minh
35 p | 699 | 39
-
Bài giảng Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn 8
29 p | 1022 | 36
-
Slide bài Luyện nói - Thuyết minh về một thứ đồ dùng - Ngữ văn 8
19 p | 572 | 26
-
Bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 492 | 21
-
Giáo án bài Câu cầu khiến - Ngữ văn 8
9 p | 579 | 19
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T. Tâm
8 p | 385 | 17
-
Giáo án bài 1: Mẹ tôi - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 535 | 10
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 276 | 9
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
7 p | 190 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích Vợ nhặt (Kim Lân)
33 p | 31 | 6
-
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật : Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
10 p | 124 | 5
-
Bài giảng Ngữ văn 12: Vợ nhặt (Kim Lân)
28 p | 89 | 5
-
Bài 5: Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 184 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn