intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình huống giáo dục

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

187
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp hiệu quả, mà còn là biểu hiệu của nhân cách cũng như tính khí con người, vì thế cha ông ta đã có câu : “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Thế nhưng, không thiếu gì các em nhỏ, dù thông minh nhưng lại ăn nói không dịu dàng chút nào, hoặc khi cần nói hay diễn đạt thì cứ như đang ngậm hột thị trong miệng! 1. Từ khi đi học phổ thông, con tôi bắt đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình huống giáo dục

  1. Tình huống giáo dục
  2. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp hiệu quả, mà còn là biểu hiệu của nhân cách cũng như tính khí con người, vì thế cha ông ta đã có câu : “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Thế nhưng, không thiếu gì các em nhỏ, dù thông minh nhưng lại ăn nói không dịu dàng chút nào, hoặc khi cần nói hay diễn đạt thì cứ như đang ngậm hột thị trong miệng! 1. Từ khi đi học phổ thông, con tôi bắt đầu văng tục. Tôi biết là cháu “lây” từ bè bạn, nhưng tất nhiên tôi không thể cách ly cháu khỏi bạn bè. Vậy tôi phải làm thế nào? Có thể nhận thấy là tình trạng nói tục, hay nói tiếng “Đan Mạch” là một hiện tượng khá phổ biến, không chỉ trong giới bình dân ít học, mà ngay cả các ông nọ bà kia, khi mở miệng ra là phải có một từ đệm, nếu không có thì lại cảm thấy ngượng miệng! Với người lớn thì đôi khi chúng ta phải chấp nhận vì đó đã là một thói quen khó bỏ đi kèm theo tính cách bỗ bã, tự nhiên của một số người trong cuộc sống ngoài đời. Nhưng với trẻ em thì quả thực là chướng tai, đôi khi làm cho bố mẹ cảm thấy ngượng “chín cả người” khi con mình vô tư “văng” đủ thứ ra trước mặt khách đến chơi nhà!
  3. Ở cấp học phổ thông, trẻ thường gắn bó và chịu ảnh hưởng từ bạn bè rất nhiều, vì thế đây là “nguồn” cung cấp những ngôn từ không có trong từ điển khá hữu hiệu. Nhưng chúng ta phải biết rằng, không phải một ngày, một bữa mà trẻ học được những từ ngữ đó, và vì thế cũng không có biện pháp “cấp tốc” nào giúp trả lại cho con bạn sự trong sáng trong ngôn từ, mà phải là một quá trình rèn luyện, nhắc nhở, làm gương và luôn để ý mỗi khi cháu thể hiện. Chúng ta phải nhắc nhở một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết: “Bố mẹ không muốn con nói như vậy – Con thử nói lại một cách đàng hoàng hơn xem nào ? Hay chúng ta nói một cách rất tự nhiên: “Con nói gì bố mẹ chưa nghe rõ, nói lại đi – và đợi khi trẻ nói lại mà không còn những “từ đệm” nữa, thì chúng ta sẽ nói: “Đúng rồi, bố mẹ nghĩ là con nói như thế!” Ngoài ra, trong độ tuổi này trẻ đã bắt đầu có sự quan tâm đến những người bạn khác phái, với các em nam thì có thể nghĩ “ăn tục nói phét” là biểu hiện cho “nam tính” vì thế chúng ta cũng nên cho trẻ biết, việc đó không đem lại sự nể trọng mà là sự coi thường và làm hạ giá trị của mình trước mặt các bạn đó. Trong một số vấn đề, chúng ta nên tìm cách trao đổi, trò chuyện với trẻ trong tư thế như một người bạn, từ đó tìm cách điều chỉnh một cách nhẹ
  4. nhàng: “Điều con nói rất hay, giá như con đừng có từ đệm thì sẽ nghe hay hơn nhiều”. Khi trẻ quen trao đổi với bố mẹ thì trẻ cũng tự điều chỉnh dần cách ăn nói của mình với điều kiện là chính bố mẹ cũng phải ăn nói một cách chùng mực, không bỗ bã, cộc cằn. Điều quan trọng nhất là đừng phê bình cách ăn nói của trẻ trước mặt bạn bè chúng cho dù lúc đó phải nghe trẻ “đổ rác” bằng miệng vì đó là cách khiến trẻ không còn kính trọng bố mẹ nữa và d ĩ nhiên là sẽ khó mà khuyên bảo trẻ thêm được điều gì! 2. Con tôi không nói lắp, nói ngọng, nhưng diễn đạt bằng ngôn ngữ kém và nghèo nàn. Tôi có thể giúp cháu như thế nào? Khi trẻ có tình trạng nói cụt lủn hay ngập ngừng thì chúng ta nên nghĩ đến một số nguyên nhân. Trước hết thường là vì bản tính thụ động, nhút nhát do có tính hướng nội, khiến trẻ ngại giao tiếp và ít nói vì thế khả năng diễn đạt cũng bị hạn chế theo. Ngoài ra, cũng nên xem lại cách trò chuyện, trao đổi giữa những thành viên trong gia đình. Có thể bố mẹ cũng ăn nói ngắn gọn , kiệm lời nhưng cũng có khi người mẹ lại nói quá nhiều, nói thay luôn cả chồng con, nên trẻ “không còn gì để nói”
  5. Khi trẻ nói cụt lủn hay ấp úm không nói hết ý , điều đó cũng có nghĩa là trẻ thiếu hình ảnh diễn đạt trong trí và cũng thiếu khả năng tự chủ, vì thế việc tìm cách khắc phục hai nguyên nhân này sẽ giúp trẻ diễn đạt ngôn ngữ tốt hơn. Chúng ta nên cho phép trẻ có quyền lựa chọn trong việc mặc quần áo khi đi chơi, chổ đi chơi hay món ăn ưa thích, rồi chịu khó nghe hay khuyến khích trẻ trả lời, chấp nhận yêu cầu của trẻ. Chúng ta cũng có thể diễn giải thêm: “Có phải con định nói như thế này không?...” Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ đọc truyện, viết ra những suy nghĩ hay viết lại những gì mình đã đọc, sau đó nói lại cho bố mẹ nghe. Điều này sẽ cải thiện được khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho trẻ. 3. Con tôi là con gái, năm nay mới vào cấp hai. Qua phản ảnh của cô giáo và bạn bè, tôi biết cháu có biểu hiện kết bè phái để bắt nạt bạn cùng lớp. Tôi không biết phải làm thế nào, sợ xử lý cháu không đúng cách thì lợi bất cập hại. Hãy cho tôi một lời khuyên.
  6. Hiện nay việc xuất hiện những tay “đầu gấu” trong lớp, đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Và thật là điều khó chịu khi được giáo viên cho biết, cái tay “anh chị” trong lớp kia chính là con mình! Không chỉ là nam sinh, mà ngay trong nữ sinh cũng có những hiện tượng anh chị, băng nhóm. Hẳn là chúng ta rất xót xa khi xem trên mạng internet những video clip mô tả các nữ sinh xông vào nhau đấu đá, nắm tóc, xé quần áo nhau. Đây là điều hết sức đau lòng, nhưng phụ huynh cũng có thể “dĩ độc trị độc” bằng việc cho trẻ xem những hình ảnh đó, nhất là có những nạn nhân là những em hiền lành phải chịu sự lăng nhục, rồi hỏi trẻ: “Nếu con ở vào tình
  7. trạng bạn ấy, con sẽ nghĩ sao?” chúng ta giúp trẻ bộc lộ cảm xúc và qua đó cho trẻ nhận ra những hậu quả không tốt. Hẳn là trẻ phải có một số suy nghĩ để tự điều chỉnh bản thân. Trong lứa tuổi cấp 2, hầu hết những hoạt động giao tiếp của trẻ là do tác động của phim ảnh và cả những cuốn truyện tranh đề cao bạo lực, mặt tích cực là giúp cho trẻ “xả” được những khao khát trong lòng, nhưng cũng làm cho trẻ có ảo tưởng, lẫn lộn giữa cái ảo trong phim ảnh với cái thực ở ngoài đời khi thấy những băng nhóm trong phim như những vị anh hùng, đầy đủ năng lực để chiến thắng mọi kẻ thù. Vì thế, hãy tìm cách trao đổi, trò chuyện để trẻ nhận ra được phần nào sự khác biệt đó, và nên kết hợp với giáo viên để có thể giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó trong lớp, vì khi có được “thẩm quyền” chính thức, trẻ sẽ dễ dàng từ bỏ cái “quyền” có được bằng sự bắt nạt. Dĩ nhiên, là phải có những nhắc nhở để trẻ nhận ra điều này và phải có quyết tâm tạo được sự tôn trọng của bạn bè. Ngoài ra, chúng ta nên cho trẻ có được một con vật nuôi ở trong nhà, chính sự chăm sóc các con vật như chim, cá, chó, mèo hoặc phụ với bố mẹ chăm sóc em bé nếu có tại gia đình sẽ làm “dịu” đi rất nhiều tính hung hăng của trẻ.
  8. 4. Con tôi có tính ganh đua, lúc nào cũng muốn mình là số một - trong học tập, trong vui chơi và cả trong mối quan tâm của mọi người. Tôi sợ cá tính này sẽ khiến cháu thành cô độc khi lớn lên. Vậy tôi cần làm gì để hướng dẫn cháu biết sống hài hoà? Ganh đua trong học tập hay trong các môn thể thao là điều đáng khuyến khích, vì nó giúp cho con người thăng tiến. Thế nhưng thay vì vượt lên bạn bè hay vượt lên chính mình để trở nên hoàn thiện hơn, có một số trẻ sau khi có những thành tích cao lại trở nên kiêu ngạo và tìm mọi cách, bằng mọi giá để củng cố vị trí số 1 của mình. Điều này không phải là cá tính mà thường do sự tập nhiễm, xuất phát từ một số trường hay bố mẹ có chủ trương, thái độ quá coi trọng thành tích, chỉ cần trẻ đạt được vị trí cao nhất là tung hô, đẩy trẻ lên tận mây xanh bằng những lời có cánh, đôi khi vì những mục đích khác khiến cho trẻ hình thành những ảo tưởng về năng lực của bản thân. Nếu như trẻ có tính hướng ngoại, thích giao tiếp ưa trò chuyện và kết bạn, thì việc tung hô các “thành tích” sẽ tạo ra cho trẻ sự thỏa mãn và từ đó dễ dàng dẫn đến thái độ coi đời bằng nửa con mắt. Điều này chắc chắn sẽ làm cho trẻ khó nhận được sự thân thiện của bạn bè.
  9. Thái độ ứng xử tốt nhất mà chúng ta có thể khiến cho trẻ “trở lại mặt đất” là đừng tỏ ra quá vui mừng trước các thành tích của con, và cũng đừng quá thất vọng trước những thất bại của trẻ. Chính thái độ tự hào hay thất vọng quá mức của bố mẹ đã khiến cho trẻ phải có những nỗ lực để rồi lại trở nên “nạn nhân” của chính điều đó khi không thoát ra được nhận thức phải luôn là kẻ số một. Ngoài việc học ở trường, chúng ta cũng nên giao cho trẻ một số công việc đơn giản trong nhà phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ, chính sự làm việc nhà sẽ giúp cho trẻ có ý thức mình không phải là “cục cưng” chỉ biết có vui chơi và ăn học mà vẫn phải có những trách nhiệm như những người khác và nếu không làm hết bổn phận cũng vẫn bị khiển trách như thường. Thái độ chừng mực trong cách ứng xử của cha mẹ sẽ là giải pháp tốt nhất để giúp con không trở nên quá tự tôn. Vì chúng ta nên biết rằng, điều quan trọng không phải là tìm ra những biện pháp để đạt đến sự thành công, mà là cách thức tác động sao cho con em mình có thể đứng lên sau thất bại. Chúng ta hãy khen thưởng con không phải vì các thành tích mà trẻ đạt được, mà là vì sự cố gắng một cách minh bạch của trẻ để đạt được những kết quả tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2