Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục đích của luận án là tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người; thực trạng thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; dự báo những yếu tố tác động và đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN KẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 934 04 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2024
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Phản biện 1: PGS.TS. Lƣu Văn Quảng Phản biện 2: PGS.TS. Lê Ngọc Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Trần Trung Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi ………..giờ…….phút, ngày ……….tháng …….. năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) là dân tộc đa số và 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 13,38 triệu người, chiếm tỉ lệ gần 14,6% dân số cả nước [185]. Theo Nghị định số 05/2011/ND-CP về công tác dân tộc, năm 2011 nước ta có 16 dân tộc rất ít người (có dân số dưới 10.000 người) là: Si La, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Ngái, Cống, Mảng, Bố Y, Lô Lô, Cơ Lao, Lự, Pà Thẻn, Chứt, La Ha và La Hủ. Các dân tộc rất ít người thuộc nhóm dân tộc có điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội (KT-XH) hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách, chương trình, dự án được triển khai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), đã từng bước giúp cho bộ mặt nông thôn vùng DTTS&MN có sự chuyển biến rõ nét, điện, đường, trường, trạm được cải thiện, đời sống người dân được nâng cao,…Song bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc rất ít người vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bấp bênh, nhiều vấn đề cơ bản, cấp bách trong đời sống KT-XH của đồng bào tồn tại đến nay chưa được giải quyết, trong khi các vấn đề mới tiếp tục nảy sinh trong quá trình phát triển. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong nhiều năm qua, các dân tộc rất ít người được thụ hưởng nhiều chính sách, tới mức chính sách chồng chính sách và chính sách bao trùm gần như mọi mặt đời sống, nhưng hiện tại vẫn đang đứng trước hàng loạt vấn đề: nguy cơ tụt hậu phát triển kinh tế, mai một văn hóa, đồng hóa về ngôn ngữ, thậm chí có nguy cơ mất thành phần dân tộc, vấn đề chất lượng dân số, nguồn nhân lực và cán bộ thấp kém…; kết quả của nhiều chính sách dành cho dân tộc rất ít người vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tiếp tục hướng tới mục tiêu? Phải chăng, hệ thống chính sách đối với dân tộc rất ít người vẫn còn nhiều điểm thiếu thực tiễn, chưa bám sát tình hình cụ thể và đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người; hay quá trình 1
- hoạch định, xây dựng, thực thi chính sách thiếu sự tham gia của chủ thể thụ hưởng; hay quá trình triển khai, thực hiện chưa đồng bộ, hợp lý, đảm bảo tiến độ, lộ trình,…? Do đó, việc lựa chọn nghiên cứu về Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam để làm luận án tiến sỹ trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết các câu hỏi đang đặt ra nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận án là tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người; thực trạng thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam trong thời gian qua và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; dự báo những yếu tố tác động và đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, phân tích, xác định những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực hiện chính sách, những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người - Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011-2022; đề xuất mục tiêu, giải pháp để thực hiện hiệu qủa hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: Các tổ chức, cơ quan, đơn vị có liên quan đến thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trong hệ thống chính trị cấp tỉnh bao gồm: Tỉnh ủy và Ban Thường vụ tỉnh ủy; Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh, và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) tỉnh 2
- (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Tỉnh Đoàn thanh niên); đồng thời nghiên cứu thực tế việc thực hiện chính sách ở hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã ở tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Quảng Bình để làm sáng tỏ hơn việc tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Luận án cũng nghiên cứu mức độ tham gia thực hiện chính sách của các dân tộc rất ít người là chủ thể thực hiện và hưởng lợi từ chính sách; Những chính sách dành riêng cho các dân tộc rất ít người và hiệu quả đã đạt được. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Đến nay, chính sách đối với các dân tộc rất ít người của Đảng và Nhà nước ta thực hiện trên một số lĩnh vực như phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ,...Trong Luận án này tập trung vào hai lĩnh vực chính là: nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển KT-XH và chính sách phát triển giáo dục dành riêng cho các dân tộc rất ít người được thể hiện trong 04 quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 1672/QĐ-TTg, ngày 26/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025; Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010 về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 và Nghị định số 57/QĐ-TTg, ngày 09/5/2017 của Chính phủ Quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người. Thực hiện chính sách là lĩnh vực rộng, trong nghiên cứu này tập trung vào việc thực hiện chính sách của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh theo trình tự 05 bước là: (1) Ban hành kế hoạch thực hiện chính sách; (2) Tuyên truyền về chính sách; (3) Phối hợp thực hiện chính sách; (4) Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách; (5) Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách. - Về thời gian nghiên cứu: 3
- Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta từ năm 2011 đến năm 2022 và đề xuất mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn 2013 - 2030. - Về kh ng gian nghiên cứu: Phạm vi về không gian là thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam nói chung, trong đó chuyên sâu tại 03 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai và Quảng Bình. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận - Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về thực hiện chính sách đối với các DTTS nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng. - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người nằm trong hệ thống chính sách công của Việt Nam. Các chính sách này được thực hiện đồng bộ trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, trong đó thực hiện chính sách là một khâu trong chu trình chính sách (gồm hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện và đánh giá, bổ sung chính sách, thay thế chính sách). - Luận án sử dụng phương pháp luận về tính đặc thù để nghiên cứu sâu về những đặc điểm tương đồng, khác biệt của từng vùng, từng dân tộc rất ít người và nhóm các dân tộc rất ít người so với các dân tộc trọng cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Luận án vận dụng phương pháp luận liên ngành để đánh giá khách quan, toàn diện, bao quát, tổng thể nhiều chiều trong việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta trong những năm qua. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập th ng tin, tư liệu, số liệu Luận án thu thập, khai thác thông tin từ các chiến lược, cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, những chính sách, pháp 4
- luật của Nhà nước có liên quan đến các dân tộc rất ít người và việc thực hiện chính sách đối với dân tộc này; các báo cáo của các bộ, ban, ngành, địa phương về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. Đồng thời, thu thập, sử dụng kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu đã công bố. Trong đó, ngoài thu thập số tư liệu, số liệu liên quan, Nghiên cứu sinh còn trực tiếp khảo sát tại 03 tỉnh là: Lai Châu, Lào Cai, Quảng Bình. 4.2.2. Phương pháp chuyên gia: Luận án tiến hành tham vấn một số nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực nghiên cứu và thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta. 4.2.3. Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu dùng để so sánh, đánh giá kết quả và hạn chế trong thực hiện chính sách giữa các dân tộc, từng địa phương, đối chiếu với mục tiêu đề ra trong việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người qua các năm, các giai đoạn. 4.2.4. Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015, năm 2019 của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê; kết quả thống kê hằng năm của các bộ, ban, ngành và địa phương. Trong đó, tập trung vào một số thông tin về: hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người của dân tộc rất ít người; thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, huyện có dân tộc rất ít người; chỉ số về đường giao thông, công trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, nhà ở, trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên; nhà sinh hoạt cộng đồng; cán bộ khuyến nông, cán bộ dân tộc rất ít người trong xã; y bác sĩ ở sản nhi ở trạm xá; thôn bản có chi bộ; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ;... 4.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở các tư liệu, số liệu thu thập được, Luận án tiến hành phân tích theo từng nhóm vấn đề, tiến hành đánh giá và tổng hợp để tìm ra những luận điểm, kết luận có giá trị khoa học và thực tiễn theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã nghiên cứu làm rõ hơn, sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với các DTTS nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng ở nước ta. 5
- - Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam, Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng, hiệu quả và các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2022 và đúc rút ra các bài học kinh nghiệm; - Trên cơ sở lý luận, thực tiễn, thực trạng và những bài học kinh nghiệm trong thực hiện hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam, Luận án đề xuất mục tiêu, giải pháp thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; chính sách và pháp luật của Nhà nước dành riêng cho các dân tộc rất ít người; làm rõ quan điểm thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án phân tích làm rõ hơn những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số rất ít người. - Luận án làm sâu sắc và cụ thể hơn cơ sở thực tiễn trong thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người, trên cơ sở đó có thể tham khảo để nghiên cứu, vận dụng trong quá trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người thời gian tới. - Góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta hiện nay. Đây là cơ sở khoa học để các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tham khảo trong quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, và đánh giá hiệu quả chính sách. Đồng thời cũng là cơ sở, luận cứ để điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các nội dung Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án kết cấu thành bốn chương chính. 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số nói chung và các dân tộc rất ít người nói riêng ở nước ngoài Hầu hết các nước trên thế giới đều có nhiều dân tộc. Phần lớn các nước thường không có chính sách riêng lẻ cho từng nhóm dân tộc, do đó việc nghiên cứu của các học giả trên thế giới về việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ít được đề cập. Tuy nhiên, cũng có những công trình nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở một số nước trên thế giới mà Luận án có thể tham khảo như: Alfonso Castro và Erik Nielsen (2001), Andrew Jason (2001), Phan Thị Hồng Lan (2003), Grima và cộng sự (2003), Waterloos và Rutherford (2003), Lê Ngọc Thắng (2005), Irish Aid, UNDP và Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (2011), Koyuncu và Yilmaz (2013), Adam và Eltayed (2016), Đậu Tuấn Nam (2020), Trần Đình Thao (2020), Nguyễn Bình Định (2020), Lưu Văn An (2020), Hoàng Minh Lợi (2010), Bounkhong Phouangmany (2021). 1.2. Một số công trình nghiên cứu về dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam Một số công trình nghiên cứu về dân tộc rất ít người như: Vương Xuân Tình (2013), Nguyễn Văn Mạnh (2013), Lưu Hùng (2013), Nguyễn Thị Quế Loan (2013), Nguyễn Văn Chính (2018), Phạm Thị Phương Thái (2020), Bùi Thị Bích Lan (2021), Nguyễn Ngọc Thanh (2022). 1.3. Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công nói chung và thực hiện chính dân tộc nói riêng 1.3.1. Một số c ng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách c ng 7
- Những công trình nghiên cứu đều chia quy trình thực hiện chính sách công ra làm nhiều bước cơ bản, như: Học viện Hành chính quốc gia (2019) chia làm 4 bước; Lê Thị Thu (2017) chia ra 7 bước; Văn Tất Thu (2016) đưa ra 07 nhóm; Trần Minh Đức (2021) chia việc thực hiện chính sách thành 5 bước; Hoàng Mạnh Tưởng (2020) đưa ra 5 bước; Hồ Việt Hạnh (2021), quy trình thực hiện chính sách công gồm 8 bước. 1.3.2. Một số c ng trình nghiên cứu về thực hiện chính sách dân tộc Đối với Quy trình thực hiện chính sách dân tộc, một số công trình nghiên cứu cũng chia làm các bước như: Hoàng Hữu Bình và Phan Văn Hùng (2013) đưa ra quy trình thực hiện chính sách dân tộc gồm 6 bước. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện chính sách dân tộc như nhiên cứu của Trịnh Quang Cảnh (2019), Ngô Ngọc Thắng (2018), Hoàng Hữu Bình (2012), Ủy ban Dân tộc (2019), Nguyễn Tài Đông (2020), Bùi Sỹ Lợi (2021),Nguyễn Duy Dũng (2018). Một số công trình nghiên cứu cũng đã phân tích một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách dân tộc như: Tổ chức Action Aid (2004), Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), Trần Văn Thuật (2010), Đoàn Minh Huấn (2010), Trần Hồng Hạnh (2010), Hoàng Hữu Bình (2012), Đặng Kim Sơn, Thái Thị Minh và Phạm Thị Hồng (2012), Nguyễn Duy Dũng (2018), World bank (2019), Đại sứ quan Ai Len tại Việt Nam (2019), Nhóm công tác về DTTS (EMWG, 2019), Nguyễn Lâm Thành (2014, 2019, 2020), Trần Đình Thao và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2021), Trịnh Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Giáng Hương (2020), Vũ Chung Thủy (2020), Đào Thị Ái Thi (2020), Nguyễn Văn Dũng (2020), Nguyễn Trọng Bình (2020), Hoàng Mạnh Tưởng (2020), Điểu K’ré (2020), Nguyễn Tài Đông (2020), Trần Minh Đức (2021). 1.4. Một số công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam Nhóm những công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người như: Phạm Thị Phương Thái và các cộng sự (2020), 8
- Nguyễn Minh Duy (2005), Phan Văn Hùng, Nguyễn Văn Chính (2018), Nguyễn Ngọc Thanh (2022) Một số công trình nghiên cứu về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách công đối với dân tộc rất ít người như: Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Lâm Thành, Điểu K’ré, Trần Minh Đức, Đặng Kim Sơn, Thái Thị Minh và Phạm Thị Hồng, Nguyễn Lâm Thành (2014), Nguyễn Trọng Bình (2020), Điểu K’ré (2020), Trần Minh Đức (2021), Trần Đình Thao và cộng sự (2020), Trịnh Thị Thanh Thủy và cộng sự (2020), Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2021). 1.5. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu đƣợc tổng quan và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.5.1. Những vấn đề đã được làm rõ mà luận án có thể tham khảo, kế thừa Các công trình nghiên cứu đã gợi mở một số vấn đề về thực hiện chính sách đối với DTTS, các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách. Các công trình nghiên cứu đã xác định được khung lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về nội dung thực hiện chính sách. 1.5.2. Những vấn đề chưa được đề cập hoặc đề cập nhưng chưa rõ trong các công trình tổng quan Các nghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ về quan điểm thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta; các nghiên cứu thường chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung chung, mà chưa có những kết quả cụ thể đối với từng nội dung trong quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; kiến nghị, đề xuất còn chung chung. Các nghiên cứu cũng chưa thể làm rõ được từng yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. Các nghiên cứu cũng chưa đề xuất được những nhóm giải pháp đồng bộ, toàn diện và cụ thể về thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở nước ta đến năm 2030. 1.5.3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ Luận án tiếp tục làm rõ hơn cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về thực hiện chính sách đối với nhóm 9
- dân tộc rất ít người. Luận án tiếp tục làm rõ hơn những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta hiện nay. Luận án cũng tập trung phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021; đề xuất một số mục tiêu và giải pháp để thực hiện hiệu quả hơn chính sách đối với dân tộc rất ít người ở nước ta đến năm 2030. Tiểu kết chƣơng 1 Qua tổng quan cho thấy hầu hết các nghiên cứu đều đạt được những kết quả tương đồng như về các khái niệm, quan điểm lý luận về thực hiện chính sách; về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách và đề xuất những khuyến nghị. Đây là những kết quả khoa học rất có giá trị để Luận án kế thừa, phát triển, là cơ sở để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi đã đề ra. Kết quả tổng quan cho thấy vẫn còn còn ít công trình nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã công bố cũng chưa làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người, nhất là quan điểm thực hiện, yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách và chưa đi sâu vào đánh giá quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; chưa đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và toàn diện để thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người hiệu quả hơn. 10
- Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2.1. Dân tộc thiểu số, dân tộc đa số và dân tộc rất ít người Luận án căn cứ vào định nghĩa trong Nghị định số 05/2011/NĐ/CP của Chính phủ về công tác dân tộc [51], đó là: “Dân tộc đa số là dân tộc có dân số chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”. “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam”. “Vùng DTTS là địa bàn có đông các DTTS cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người”. Như vậy có thể hiểu dân tộc rất ít người là dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người (tại thời điểm năm 2011). 2.2.2. Chính sách công và chính sách đối với dân tộc rất ít người Chính sách (chính sách công) ở Việt Nam là những quyết định của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị được trao quyền nhằm thực hiện đường lối, mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra; chính sách đối với dân tộc rất ít người là những quyết định cụ thể của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị dành riêng cho dân tộc rất ít người, nhằm thực hiện định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. 2.2.3. Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người là đưa những chính sách công do các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp ban hành dành riêng cho dân tộc rất ít người trở thành trở thành hiện thực trong đời sống, theo những quy trình, quy định cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn, thu 11
- hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. 2.2. Chính sách đối với các dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam giai đoạn 2011-2022 2.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội Chính sách phát triển KT-XH vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao được Thủ tướng Chính phủ ban hành thông qua Quyết định số 1672/QĐ-TTg, ngày 26/9/2011. Chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành thông qua Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016. 2.2.2. Chính sách phát triển giáo dục Chính sách phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 – 2015 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010. Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS rất ít người được Chính phủ ban hành thông qua Nghị định số 57/NĐ-CP, ngày 09/5/2017. 2.3. Quan điểm thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít ngƣời Thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người là nhiệm vụ của hệ thống chính trị; cấp ủy, chính quyền các cấp phải nắm rõ tình hình, đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách; đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào dân tộc rất ít người trong thực hiện chính sách; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức và cán bộ thực hiện chính sách; chú trọng công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người của cơ quan nhà nước; thúc đẩy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. 2.4. Quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người 12
- + Một là, ban hành kế hoạch thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. + Hai là, tuyên truyền chính sách đối với dân tộc rất ít người. + Ba là, phân công, phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. + Bốn là, kiểm tra thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. + Năm là, sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. 2.5. Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít ngƣời ở nƣớc ta giai 2011 - 2022 2.5.1. Những yếu tố khách quan Tính chất của vấn đề cần giải quyết đối với dân tộc rất ít người; điều kiện tự nhiên vùng đồng bào dân tộc rất ít người rất khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội; trình độ dân trí và giáo dục của đồng bào dân tộc rất ít người còn rất thấp; mức độ tham gia thực hiện của đồng bào dân tộc rất ít người còn hạn chế; điều kiện và nguồn lực phát triển kinh tế hộ của các dân tộc rất ít người còn thấp kém 2.5.2. Những yếu tố chủ quan Bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế; thủ tục hành chính còn nhiều bất cập; nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hạn hẹp. 2.5. Khái quát về các dân tộc rất ít ngƣời ở Việt Nam hiện nay 2.5.1. Khái quát chung về các DTTS rất ít người ở Việt Nam Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 DTTS. Mỗi dân tộc đều có lịch sử tộc người riêng. Có 14/16 DTTS rất ít người ở nước ta có cùng nguồn gốc tộc người với các dân tộc ở các quốc gia láng giềng (trừ dân tộc La Ha và Rơ Măm). Đồng bào sinh sống tập trung thành các thôn bản, xen kẽ với các dân tộc trên cùng địa bàn hành chính cấp xã và các thôn bản và xã này thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, khu vực đầu nguồn, núi cao hiểm trở, địa hình chia cắt mạnh và thường bị cô lập vào mùa mưa bão, được xếp vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 13
- 2.5.2. Khái quát về từng dân tộc rất ít người ở Việt Nam Luận án đã khái quát về 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam gồm: La Hủ, La Ha, Chứt, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Cơ Lao, Lô Lô, Bố Y, Mảng, Cống, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu. Tiểu kết chƣơng 2 Chương 2 đã làm rõ một số khái niệm cơ bản và quan điểm thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người. Đồng thời đã làm rõ được quy trình thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người gồm 05 bước. Luận án cũng xác định được những yếu tố chủ yếu tác động đến thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Luận án cũng đã dành dung lượng đáng kể để đánh giá một số đặc trưng của các dân tộc rất ít người ở Việt Nam; làm rõ được những đặc điểm riêng của từng dân tộc rất ít người. Từ đó để có cái nhìn bao quát, cụ thể về thực trạng hiện nay của các dân tộc rất ít người, là cơ sở hình thành tư duy đổi mới về chính sách, thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người phù hợp với tình tình thực tiễn. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC RẤT ÍT NGƢỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2022 3.1. Quy trình thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít ngƣời ở nƣớc ta giai đoạn 2011 - 2022 3.1.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách * Ưu điểm: Các cấp ủy đã ban hành kế hoạch lãnh đạo việc thực hiện chính sách; ủy ban nhân dân các tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách trên địa bàn để triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chính sách. 14
- * Hạn chế: một số tổ chức trong hệ thống chính trị ở một số địa phương chưa có kế hoạch thực hiện chính sách; chất lượng xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, điều tra, khảo sát chưa kỹ lưỡng nên khi thực hiện thực tế gặp vướng mắc, thậm chí không thể triển khai. 3.1.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách đối với dân tộc rất ít người * Ưu điểm: Ủy ban nhân dân các tỉnh đều ban hành kế hoạch tuyên truyền chính sách pháp luật; hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và ngành giáo dục đã chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách trên địa bàn; các phương tiện thông tin đại chúng duy trì việc tuyên truyền chính sách, nhất là thông qua hệ thống đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử, báo chí, xuất bản, và thệ thống truyền thanh xã đến thôn, bản; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên tuyền chính sách cho đoàn viên, hội viên. * Hạn chế: Hầu hết kế hoạch tuyên truyền chính sách của UBND, của Ban Dân tộc các tỉnh đều chưa đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; các địa phương, cơ sở chưa có kế hoạch tuyên truyền chính sách riêng đối với dân tộc rất ít người; hệ thống đài phát thanh, truyền hình các địa phương chưa có điều kiện tổ chức tuyên truyền bằng tiếng dân tộc rất ít người; hiệu quả tuyên truyền thông qua truyền thông, báo chí, công thông tin điện tử chưa cao. 3.1.3. Phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người * Ưu điểm: các cơ quan, đơn vị có liên quan đã làm tốt công tác ký kết chương trình phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người; hoạt động phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người ngày càng nhịp nhàng, mang lại hiệu quả. * Hạn chế: ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương, việc phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc vẫn còn chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; công tác lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động phối hợp thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người chưa thường xuyên. 3.1.4. Công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người 15
- * Ưu điểm: tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách; chính quyền các cấp đã chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh những sai sót, vi phạm; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các tỉnh đã chủ trì, phối hợp giám sát việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người, đã có những phát hiện, kiến nghị xử lý những vi phạm, khuyết điểm, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách; qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đã phát hiện ra nhiều sai sót. * Hạn chế: việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người nhiều nơi chưa được chú trọng; một số tỉnh khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy đã có những ảnh hưởng nhất định đến công tác thanh tra; một số nội dung kiến nghị trong Kết luận thanh tra còn chung chung, chưa xác định rõ chủ thể phải kiểm điểm rút kinh nghiệm; vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn hạn chế, kiến nghị sau giám sát còn chung chung, chưa chỉ ra được những sai sót; kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa có đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung chính sách và công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra còn hạn chế. 3.1.5. Tổng kết, đánh giá chính sách đối với dân tộc rất ít người * Ưu điểm: các tỉnh ủy, thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết chính sách đối với dân tộc rất ít người theo quy định, và tùy vào tình hình thực để chỉ đạo sơ kết, đánh giá sớm hơn quy định; chính quyền các cấp định kỳ sơ kết, đánh giá việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người theo quy định và theo hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. * Hạn chế: công tác lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách đối với dân tộc ít người chưa thực sự được chú trọng; các cơ quan được giao chủ trì thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người chưa thực sự chú trọng đến công tác sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách. 16
- 3.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít ngƣời: những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân 3.2.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được 3.2.1.1. Những thuận lợi Điều kiện tự nhiên – xã hội ở vùng đồng bào dân tộc rất ít người có những thuận lợi trong thực hiện chính sách; hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện chính sách đối với DTTS rất ít người theo trình tự 5 bước; các chính sách dành riêng cho các dân tộc rất ít người về cơ bản là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra nên được đồng bào đón nhận, tích cực tham gia. 3.2.1.2. Một số kết quả chủ yếu Hạ tầng thiết yếu ở các thôn, bản nơi tập trung sinh sống của các dân tộc rất ít người cơ bản được hoàn thiện; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ nghèo, cận nghèo dân tộc rất ít người được thực hiện cơ bản kịp thời, mang lại hiệu quả; văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy; thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo có hiệu quả, trình độ học vấn và dân trí các dân tộc rất ít người được nâng lên; chính sách chăm sóc sức khỏe cho đồng bào được quan tâm hơn đảm hơn. 3.2.2. Những khó khăn, hạn chế Triển khai thực hiện chính sách theo chu trình 5 bước vẫn còn hạn chế; việc thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người trong giai đoạn vừa qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về nguồn lực tài chính; một số mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà chính sách đối với DTTS rất ít người đề ra nhưng chưa hoàn thành; hạ tầng giao thông thôn, bản, xã (nơi DTTS rất ít người sinh sống tập trung) nhiều nơi vẫn hết sức khó khăn; mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người chưa được thực hiện hiệu quả; đội ngũ cán bộ DTTS rất ít người trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn thiếu hụt, chưa cấn đối, hài hòa với tỷ lệ dân số. 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 17
- 3.2.3.1. Nguyên nhân khách quan: phần lớn vị trí địa lý nơi các dân tộc rất ít người sinh sống thuộc khu vực khó khăn nhất của cả nước; hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển vùng dân tộc rất ít người chưa hoàn chỉnh; ngân sách đảm bảo cho thực hiện chính sách còn chậm; chính sách được thực hiện trong giai đoạn thường là 05 năm, độ trễ của chính sách khá dài; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; tổ chức bộ máy thực hiện chính sách chưa thực sự đồng bộ. 3.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan: Các địa phương thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người đều là các tỉnh nghèo, vốn bố trí đối ứng gặp nhiều khó khăn; Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy các tỉnh chưa có nhiều chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo riêng về việc thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người trên địa bàn của tỉnh; các Tỉnh ủy, Ban Thường vụ tỉnh ủy cũng chưa có thể ban hành quy định về quy chế phối hợp giữa các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan trong hệ thống chính trị; kế hoạch thực hiện chính sách của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa thực sự tổng thể; Hội đồng nhân dân tỉnh ít có nghị quyết chuyên đề về giám sát việc thực hiện chính sách đối với dân tộc thiểu số rất ít người hằng năm; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ít có kế hoạch riêng về thực hiện chính sách đối với các dân tộc rất ít người; Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người của UBND tỉnh chưa cao; nội dung, phương thức xây dựng đề án thực hiện chính sách chưa có nhiều đổi mới phù hợp; cấp ủy cấp tỉnh có nơi chưa thực sự quan tâm lãnh đạo thực hiện chính sách. 3.3. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quán triệt nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của thực hiện chính sách đối với dân tộc rất ít người Hai là, nguồn ngân sách thực hiện các chính sách đối với các dân tộc rất ít người phải kịp thời, đầy đủ; cần phải có kế hoạch cấp ngân sách thực 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn