intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học qua dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đề xuất một số biện pháp dạy học các học phần phương pháp dạy học Toán nhằm chuẩn bị những năng lực nghề nghiệp cho SV ngành Giáo dục tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học qua dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ KIỀU CHUÈN BÞ N¡NG LùC NGHÒ NGHIÖP CHO SINH VI£N NGµNH GI¸O DôC TIÓU HäC QUA D¹Y HäC C¸C HäC PHÇN PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC TO¸N Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2019
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vƣơng Dƣơng Minh 2. TS Trần Luận Phản biện 1: PGS.TS Trần Kiều – Viện KHGD - VN Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng – Trƣờng ĐH Vinh Phản biện 3: PGS.TS Trần Trung – Học viện Dân Tộc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1) Nguyễn Thị Kiều (2019). Dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học theo định hướng phát triển NLNN của SV. Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số 452, kì 2 – 4/2019. 2) Nguyễn Thị Kiều (2018). Một số biện pháp phát triển NL thiết kế và tổ chức HĐTH&TN trong dạy học môn Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học. Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số 444, kì 2 – 12/2018. 3) Nguyen Thi Kieu (2018). Developing Mathematics teaching competence for primary education students through teaching Mathematics teaching method courses. Viet Nam Journal of Education. Vol 05, 2018 December. 4) Nguyễn Thị Kiều (2018). Dạy học nội dung “PPDH Toán Tiểu học theo chủ đề” qua trải nghiệm nhằm chuẩn bị NL dạy Toán cho SV ngành Giáo dục tiểu học. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 11 tháng 11/2018. 5) Nguyễn Thị Kiều (2018). Quy trình dạy học môn "PPDH Toán" cho sinh viên giáo dục tiểu học bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 02 tháng 02/2018. 6) Nguyen Thi Kieu (2018). Using lesson study to develop the competence of designing math lesson plan for primary education students at Dong Thap university. Viet Nam Journal of Education. Vol 02, 2018 March. 7) Nguyễn Thị Kiều (2017). Bồi dưỡng NL thiết kế kế hoạch bài học cho sinh viên Giáo dục tiểu học. Tạp chí Giáo dục Việt Nam, số 399, kì 1 – 2/2017. 8) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm học 2018 – 2019: Tên đề tài: “Dạy học các học phần PPDH Toán tiểu học theo hướng phát triển NLNN của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học” Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kiều Mã số: SPD2018.01.13 Đã nghiệm thu theo Quyết định số 27/ QĐ-ĐHĐT, ngày 6 tháng 5 năm 2019 Kết quả xếp loại Đạt
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về chủ trương thực hiện đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực (NL) của người học”. 1.2. Vai trò và thực tiễn trong công tác đào tạo của nhà trường sư phạm Trường sư phạm có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong công tác đào tạo theo hướng tập trung phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp (NLNN) của giáo viên (GV), đảm bảo chất lượng đầu ra. Trên thực tiễn, các trường sư phạm đã thực hiện việc đổi mới từ chương trình đến phương pháp, hình thức tổ chức dạy học (DH) trong đào tạo GV, nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để người học có những NLNN cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội. 1.3. Xuất phát từ tầm quan trọng của các học phần Phương pháp dạy học Toán trong đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên Các học phần PPDH Toán thuộc nhóm các học phần chuyên nghiệp bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học, không những cung cấp cho SV những tri thức nghề nghiệp quan trọng, mà còn dạy cho SV những kĩ năng nghề nghiệp và bước đầu cho SV nhận thức được ý nghĩa, vai trò của nghề nghiệp. Gần đây có nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề NLNN và kĩ năng nghề nghiệp cho GV các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Nhưng chưa có nhiều kết quả nghiên cứu đề xuất biện pháp chuẩn bị NLNN cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học (SVGDTH) qua DH các học phần về Phương pháp dạy học (PPDH) Toán. Xuất phát từ những lý do chính nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học qua dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán” để thực hiện nghiên cứu. Mặc dù tên đề tài nghiên cứu đã được lựa chọn như trên đây nhưng chúng tôi cũng ý thức được rằng kết quả mong đợi của luận án phải là những biện pháp dạy học cụ thể để tác động tích cực đến mỗi SV trong quá trình chuẩn bị NLNN. Chính vì vậy, định hướng nghiên cứu và quá trình nghiên cứu phải là nghiên cứu về Giáo dục Toán học dựa trên những cơ sở lí luận về Giáo dục học và Tâm lí học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán nhằm chuẩn bị những NLNN cho SV ngành Giáo dục tiểu học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông, những lý luận liên quan tâm lí lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của HS tiểu học, lý luận về NLNN của GVTH. - Nghiên cứu chương trình, chuẩn đầu ra, nội dung, nhiệm vụ các học phần PPDH Toán tiểu học.
  5. 2 - Nghiên cứu mối quan hệ, tác động giữa nội dung các học phần PPDH Toán của ngành Giáo dục tiểu học với những NLNN cần chuẩn bị cho SV đáp ứng những NLNN sau khi ra trường. - Thực trạng dạy học các học phần PPDH Toán theo hướng chuẩn bị NLNN cho SV. - Đề xuất các biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán nhằm chuẩn bị NLNN cho SV. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: + Quá trình dạy học các học phần PPDH Toán ngành Giáo dục tiểu học ở các trường sư phạm. + Chuẩn đầu ra từ chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán nhằm chuẩn bị NLNN cho SVGDTH. 5. Giả thuyết khoa học Nếu triển khai dạy học các học phần PPDH Toán theo các biện pháp đã được đề xuất thì SV có được những tri thức và kĩ năng dạy học đáp ứng tốt chuẩn nghề nghiệp của người GVTH sau khi ra trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GVTH ở các trường sư phạm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Chúng tôi dùng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp điều tra, quan sát; Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7. Luận điểm khoa học sẽ đƣa ra bảo vệ 7.1. Những biểu hiện và cơ hội chuẩn bị NLNN cho SV trong dạy học các học phần PPDH Toán. Những biểu hiện và cơ hội này có căn cứ, phù hợp với chuẩn đầu ra của các học phần và Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông. 7.2. Những biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán theo nhằm chuẩn bị những NLNN cho SV ngành Giáo dục tiểu học, có tính khả thi và hiệu quả. 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Về lí luận: + Làm sáng tỏ thêm những NLNN của GVTH trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông của một số nước và của Việt Nam. + Làm sáng tỏ thêm một số NLNN chủ yếu chuẩn bị cho SV và những biểu hiện cụ thể của những NL này trong dạy học các học phần PPDH Toán. + Làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa những NLNN cần chuẩn bị cho SV trong dạy học các học phần PPDH Toán với NLNN của chuẩn đầu ra từ chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học. 8.2. Về thực tiễn: Đề xuất được 4 nhóm biện pháp sư phạm dạy học các học phần PPDH Toán nhằm chuẩn bị NLNN cho SV. 9. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương
  6. 3 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chuẩn bị NLNN qua DH các học phần PPDH Toán; Chương 2: Biện pháp chuẩn bị NLNN cho SVGDTH qua DH các học phần PPDH Toán; Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP QUA DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.3. Các nhận định đƣợc rút ra từ nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước trên cho thấy: - Nghiên cứu nâng cao NL sư phạm đã được nhiều tác giả quan tâm, nhằm hướng tới mục đích đào tạo GV có NLNN nhất định đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. - Hình thành các NL sư phạm cần có của người GV, các kĩ năng, kỹ xảo sư phạm cho SV trong quá trình đào tạo hướng tới phát triển kĩ năng nghề nghiệp. - Các kết quả nghiên cứu đã góp phần xây dựng một nền tảng cơ sở lý luận về rèn luyện kĩ năng DH cho SV sư phạm và xem hoạt động (HĐ) rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) là HĐ chủ yếu để hình thành và phát triển kĩ năng nghề nghiệp. - Nghiên cứu nội dung PPDH môn Toán cũng được các tác giả quan tâm nhưng tập trung vào hai lĩnh vực: nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và biện pháp rèn kĩ năng dạy học cho SV. Điều này cho thấy, nghiên cứu dạy học các học phần PPDH Toán nhằm tới chuẩn bị NLNN cho SV sư phạm nói chung và SVGDTH nói riêng còn chưa đầy đủ. Từ việc phân tích các kết quả trên, chúng tôi nhận thấy cần tập trung nghiên cứu theo hướng: nghiên cứu xác định những NLNN cần chuẩn bị cho SV từ Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông và chuẩn đầu ra các học phần PPDH Toán, từ đó đề xuất các biện pháp dạy học các học phần PPDH Toán nhằm chuẩn bị cho SV những NL thực hiện tốt các HĐDH ở nhà trường tiểu học. 1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 1.2.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của một số nƣớc trên thế giới 1.2.1.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của Hoa Kỳ 1.2.1.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của Anh 1.2.1.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của Cộng hòa liên bang Đức 1.2.1.4. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Nga 1.2.1.5. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông của một số nước Đông Nam Á 1.2.2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông ở Việt Nam Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông ở Việt Nam được BGD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018, gồm có 5 tiêu
  7. 4 chuẩn, 15 TC, mỗi TC có 3 mức: mức đạt, mức khá, mức tốt, chỉ cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, NL. Cấp độ của các mức tăng dần, mức cao hơn đã bao gồm mức thấp hơn liền kề. Nội dung của chuẩn thể hiện ở hai nội dung chính: Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và tính dân chủ trong nhà trường. Trong phạm vi nghiên cứu chuẩn bị NLNN cho SV qua dạy học các học phần PPDH Toán nên chúng tôi tập trung nghiên cứu tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 5 TC: Phát triển chuyên môn của bản thân; Xây dựng kế hoạch DH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; Sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; Tư vấn và hỗ trợ HS. 1.2.3. Kết luận rút ra từ việc phân tích chuẩn nghề nghiệp giáo viên của ngoài nƣớc và Việt Nam Xét về bản chất nội dung của các chuẩn GV của một số nước và của Việt Nam vẫn sự giống nhau, tập trung ở các tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ: + Am hiểu, làm chủ kiến thức môn học / lĩnh vực mình giảng dạy + Am hiểu về chương trình môn học + Xây dựng kế hoạch DH và giáo dục + Triển khai kế hoạch DH và giáo dục hiệu quả + Vận dụng các PPDH và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và NL + Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và NL HS + Hiểu HS và phát triển nhân cách HS thông qua môn học (2) Phát triển nghề nghiệp + Có khả năng tự đánh giá, tự học, tự nghiên cứu + Giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đáp ứng sự đổi mới giáo dục (3) Giao tiếp: giao tiếp với HS, với đồng nghiệp, với cha mẹ HS và với cộng đồng 1.3. Năng lực và năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 1.3.1. Năng lực Trong luận án này, theo quan điểm của chúng tôi NL là sự kết hợp các kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của cá nhân để thực hiện có hiệu quả một HĐ (hay hành động) nào đó trong điều kiện nhất định. 1.3.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học 1.3.2.1. Nghề nghiệp giáo viên tiểu học Nghề GVTH là một lĩnh vực HĐ lao động chuyên biệt, giáo dục lứa tuổi HS tiểu học một cách toàn diện về kiến thức nền tảng của giáo dục phổ thông, nhân cách và những NL cần thiết để trẻ thích ứng với nhu cầu phát triển cá nhân và sự phát triển của xã hội. 1.3.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học - GVTH là người trực tiếp tổ chức, thực hiện quá trình phát triển về nhận thức, nhân cách của HS tiểu học; - Lao động sư phạm của GVTH là loại hình lao động phức hợp, tinh tế, cùng lúc phải huy động tổng lực các NL sư phạm để triển khai HĐDH và giáo dục; - Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên xem HĐ học là HĐ chủ đạo (chuyển tiếp từ
  8. 5 học thông qua HĐ chơi); - GVTH là người có uy tín vào bậc nhất đối với HS; - GVTH là người có ý nghĩa đặc biệt đối với xã hội, vì là người giữ vai trò chính, chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giáo dục dành cho HS lớp mình phụ trách. 1.3.2.3. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học Theo quan điểm về NL (1.3.1) và đặc điểm nghề nghiệp của GVTH (1.3.2.2), NLNN của GVTH là sự huy động tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và thuộc tính khác của người GVTH để thực hiện có hiệu quả một HĐDH và giáo dục HS tiểu học trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở phân tích các Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông và Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông ở Việt Nam (mục 1.2.2 và 1.2.3), NLNN của GVTH bao gồm các NL thành phần: NL chuyên môn, nghiệp vụ, NL giao tiếp và NL phát triển nghề nghiệp, cụ thể: (1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Thể hiện ở những NL thành phần: NL hiểu chương trình và sách giáo khoa (SGK); NL chuẩn bị bài học theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện kế hoạch bài học (KHBH) theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong DH; NL giáo dục HS (theo nghĩa hẹp). (2) Năng lực giao tiếp (3) Năng lực phát triển nghề nghiệp 1.4. Phân tích chƣơng trình, nội dung các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán 1.4.1. Các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán trong chƣơng trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học của một số cơ sở đào tạo sƣ phạm Phân tích chương trình đào tạo ngành GDTH của một số cơ sở đào tạo sư phạm cho thấy, chúng có chung các học phần PPDH Toán gồm: PPDH Toán tiểu học 1 (PPDH Toán tiểu học phần đại cương) – 3 tín chỉ; PPDH Toán tiểu học 2 (PPDH các nội dung cụ thể) – 3 tín chỉ; Chuyên đề kiểm tra, đánh giá HĐDH môn Toán tiểu học – 2 tín chỉ; RLNVSPTX (Rèn kĩ năng dạy học Toán tiểu học) – 2 tín chỉ. Trong luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chuẩn bị NLNN cho SVGDTH qua dạy học các học phần PPDH Toán nói trên. 1.4.2. Chuẩn đầu ra của chƣơng trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học và các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán 1.4.2.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học Phân tích chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành GDTH của các trường như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư pham Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Nguyên, Đại học Cần Thơ, Đại học Đồng Tháp… đều hướng đến mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình học, SV đạt được những NL cần thiết để thực hiện các HĐ dạy học và giáo dục HS tiểu học. 1.4.2.2. Chuẩn đầu ra của các học phần Phương pháp dạy học Toán Sau hoàn thành các học phần PPDH Toán, SV cần đạt được chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm để thực hiện tốt các HĐDH môn Toán ở trường tiểu học. (nội dung cụ thể được trình bày trong luận án)
  9. 6 1.4.3. Nội dung các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán trong chƣơng trình đào tạo (1) PPDH Toán tiểu học 1 (phần đại cƣơng) Nội dung PPDH Toán tiểu học 1 gồm: những vấn đề chung về lý luận; chương trình môn Toán tiểu học; một số PPDH Toán ở tiểu học, một số hình thức tổ chức DH ở tiểu học; sử dụng các phương tiện, thiết bị trong DH toán; thiết kế KHBH toán ở tiểu học. (2) PPDH Toán tiểu học 2 (nội dung cụ thể) Gồm: Một số yếu tố nâng cao hiệu quả giờ dạy môn Toán và PPDH các nội dung toán ở tiểu học (phần cụ thể) (3) Chuyên đề kiểm tra, đánh giá HĐDH môn Toán ở tiểu học Trong chương trình, học phần này gồm các nội dung như: Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá HĐDH môn Toán của HS tiểu học, Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì HĐ học tập môn Toán của HS tiểu học. (4) RLNVSPTX (Rèn kĩ năng DH môn Toán) 1.4.4. Nhiệm vụ của các học phần về PPDH Toán 1.4.4.1. Trang bị những tri thức cơ bản về DH môn Toán ở tiểu học 1.4.4.2. Rèn luyện các kĩ năng cơ bản về DH môn Toán 1.4.4.3. Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của giáo viên 1.4.4.4. Phát triển năng lực tự đào tạo, tự nghiên cứu về phương pháp DH Toán 1.5. Học toán của học sinh và dạy học môn Toán ở tiểu học 1.5.1. Các lí thuyết học tập và việc học toán của học sinh tiểu học Từ cơ sở các lí thuyết học tập, việc học toán của HS tiểu học có đặc điểm sau: - Việc học toán của HS sẽ làm biến đổi hành vi theo chiều hướng tích cực bởi sự tác động của môi trường thích hợp; - HS học toán thông qua sự tìm tòi, khám phá, HS sẽ được làm quen với thất bại, không sợ thất bại và qua thất bại điều chỉnh HĐ học (thử - sai); - HS học toán thông qua sự thu thập, phân tích, …, xử lí các tri thức đã có để giải quyết vấn đề, hình thành tri thức mới; - HS học toán thông qua mô tả và bằng những suy luận có lí (trực quan được xem là phương tiện đặc trưng); - HS là chủ thể tích cực kiến tạo kiến thức mới trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm đã có. 1.5.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực toán học của học sinh tiểu học 1.5.3. Dạy học môn Toán ở tiểu học theo hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh DH môn Toán ở tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và NLHS cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổ chức cho HS được học trong môi trường có tác động tích cực đến việc tìm tòi, khám phá tri thức. Muốn vậy, GV phải thiết kế, tổ chức các HĐ học toán trên cơ sở khai thác các yếu tố thực tiễn, để HS thực hành, quan sát, … qua đó hình thành tri thức mới. - Các HĐDH hướng đến cho HS tự lực, tự kiến tạo tri thức trên cơ sở tri thức nền
  10. 7 mà HS đã có. - Các HĐDH được thiết kế gần gũi với HS, dễ nhận dạng, dễ thực hiện, để lĩnh hội tri thức và ngược lại xem tri thức toán học là công cụ để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Tổ chức các HĐDH chú ý khai thác tiềm lực cá nhân của mỗi HS, khuyến khích HS tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề, diễn đạt các ý tưởng, suy nghĩ, lập luận chính kiến, từ đó rèn luyện sử dụng ngôn ngữ toán học trong thực tiễn. - Tổ chức HĐDH theo hướng nâng cao khả năng tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, thông qua đó phát triển NL chung của cá nhân HS. 1.6. Những năng lực nghề nghiệp cần chuẩn bị cho sinh viên Giáo dục tiểu học trong dạy học các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán 1.6.1. Những năng lực nghề nghiệp cần chuẩn bị cho sinh viên trong dạy học các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán 1.6.1.1. Cơ sở xác định những năng lực nghề nghiệp cần chuẩn bị cho SV trong dạy học các học phần phương pháp dạy học Toán 1.6.1.2. Những năng lực nghề nghiệp thành phần cần chuẩn bị cho sinh viên trong dạy học các học phần phương pháp dạy học Toán Từ cơ sở trên và tiếp cận từ bình diện lí luận dạy học bộ môn Toán, NLNN cần chuẩn bị cho SV được hiểu là NL nghề dạy học. Với quan điểm này, chúng tôi chuẩn bị cho SV có khả năng huy động tổng hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thuộc tính cá nhân của SV để thực hiện có hiệu quả HĐDH trong bộ môn Toán tiểu học trong dạy học các học phần PPDH Toán. Xuất phát từ quan điểm trên, những NLNN cần chuẩn bị cho SVGDTH trong dạy học các học phần PPDH Toán gồm các NL thành phần: NL hiểu chương trình và SGK môn Toán; NL thiết kế KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện KHBH theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS; NL thực hiện HĐ kiểm tra, đánh giá phẩm chất, NLHS; NL phát triển nghề nghiệp của bản thân. Những NL thành phần này được biểu hiện và có cơ hội phát triển trong dạy học các học phần PPDH Toán, được trình bày ở bảng 1.1 (luận án trang 40) 1.6.2. Các mức độ biểu hiện của những năng lực nghề nghiệp thành phần cần chuẩn bị cho sinh viên trong dạy học các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán - Căn cứ vào những BH của NLNN thành phần cần chuẩn bị cho SV và chuẩn đầu ra của các học phần PPDH Toán; - Chúng tôi xây dựng các mức độ trên cơ sở thang nhận thức (NL nhận thức) của B.S. Bloom (1956) được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản đến phức tạp (biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá) và thang kĩ năng (NL vận hành) của R.H. Dave (1970) (bắt chước, thao tác theo, làm đúng, làm có chọn lọc và làm thành thạo); Xuất phát từ các căn cứ trên, chúng tôi xây dựng mức độ BH của NLNN cần chuẩn bị cho SV trong dạy học các học phần PPDH Toán. Mỗi NL thành phần có các BH, mỗi BH xây dựng 4 mức. Mức của BH là cấp độ đạt được về NLNN. Các mức độ thể hiện ở cấp độ tăng dần, mức độ cao hơn sẽ bao gồm mức độ thấp hơn liền kề, được trình bày ở bảng 1.2 (luận án trang 42) 1.6.3. Các mức độ đạt đƣợc năng lực nghề nghiệp của sinh viên khi hoàn thành
  11. 8 các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán (1) Đánh giá mức độ đạt được NLNN của SV khi hoàn thành các học phần PPDH Toán bằng các mức độ được xây dựng ở bảng 1.1 và 1.2, theo 3 mức độ như sau: Mức đạt, mức khá và mức tốt. Về cách đánh giá, giảng viên sử dụng mức độ BH thực hiện đánh giá như sau: Thứ nhất, SV tự đánh giá sau khi hoàn thành các học phần PPDH Toán; Thứ hai, giảng viên đánh giá SV trước khi thực hiện học phần thực tập tốt nghiệp cuối khóa; Thứ ba, GVTH đánh giá SV trong và sau khi thực tập tốt nghiệp. (2) Kết quả mong đợi về NLNN được chuẩn bị cho SV sau khi hoàn thành các học phần PPDH Toán: SV có khả năng thực hiện tốt các HĐDH môn Toán từ khâu chuẩn bị bài đến triển khai KHBH môn Toán ở trường Tiểu học một cách hiệu quả, đảm bảo được các yêu cầu như đã trình bày ở mục 1.5.3 và có khả năng thích ứng với những đổi mới thực tiễn trong dạy học môn Toán nói riêng. 1.7. Hoạt động dạy học chủ yếu của các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán nhằm tới việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Qua nghiên cứu chương trình, mục tiêu, nội dung các học phần PPDH Toán trong chương trình đào tạo GVTH, chúng tôi xác định các HĐDH chủ yếu của các học phần PPDH Toán, thông qua các HĐDH này chuẩn bị NLNN của SV, cụ thể sau: Bảng 1.3. Các HĐDH chủ yếu nhằm tới việc chuẩn bị NLNN cho SV Học phần Nội dung HĐDH chủ yếu BH, NL Nhóm biện pháp Phân tích tổng thể chương trình BH 1.1, môn Toán tiểu học NL 1 Chương trình Phân tích sự kết nối logic của các BH 1.2, môn Toán tiểu mạch kiến thức trong chương NL 1 học trình môn Toán tiểu học Nhóm các biện pháp chuẩn bị Tìm hiểu nội dung SGK và phân BH 1.3, NL 1 tích dụng ý sư phạm của các mạch 1.4, NL PPDH kiến thức được cài đặt trong nội 1 Toán tiểu dung SGK học 1 Xác định mục tiêu học tập của bài BH 1.5, học NL 1 Một số PP và Một số PPDH Toán ở tiểu học BH 2.1, Nhóm các biện hình thức tổ NL 2 pháp chuẩn bị Một số hình thức tổ chức DH chức DH môn NL 2 Toán ở tiểu học Toán ở tiểu học Sử dụng các Sử dụng phương tiện DH BH 2.2, phương tiện NL 2 trong DH môn Toán
  12. 9 Thiết kế kế Thiết kế kế hoạch bài học BH 2.3, hoạch bài học NL 2 Thiết kế các HĐ thực hành và trải BH 2.4, nghiệm trong môn Toán NL 2 Một số yếu tố Ngôn ngữ trong DH môn Toán BH 3.1, nâng cao hiệu NL 3 quả giờ dạy Hiểu HS và việc học toán của HS BH 3.2, PPDH môn Toán NL 3 Nhóm các biện Toán tiểu PPDH Toán ở DH nội dung số học pháp chuẩn bị học 2 tiểu học theo DH các yếu tố hình học BH 3.3, NL 3 chủ đề (nội DH đại lượng và đo đại lượng NL 3 dung cụ thể) DH các yếu tố thống kê DH giải toán có lời văn Chuyên đề Kiểm tra, đánh Những vấn đề về lí luận kiểm tra, BH 4.1, Nhóm các biện kiểm tra, giá theo hướng đánh giá thường xuyên và định kì NL 4 pháp chuẩn bị đánh giá phát triển theo định hướng phát triển phẩm NL 4 hoạt động phẩm chất chất, NLHS dạy học NLHS Ra đề kiểm tra, đánh giá theo BH 4.2, môn Toán hướng phát triển phẩm chất, NL 4 ở tiểu học NLHS Rèn luyện kĩ năng DH môn Toán NL 2, RLNVSPTX NL 3, NL 4 Ngoài những nghiên cứu về các HĐDH của các học phần PPDH Toán với việc chuẩn bị NLNN của SV ở bảng 1.3, hình thức tổ chức DH của các HĐ như: thảo luận nhóm, DH bằng dự án, ... Các hình thức DH này góp phần chuẩn bị cho SV các BH của NL 5. 1.8. Thực trạng chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học qua dạy học các học phần Phƣơng pháp dạy học Toán 1.8.1. Mục đích khảo sát Tiến hành khảo sát nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc dạy học các học phần PPDH Toán theo hướng chuẩn bị NLNN cho SV. 1.8.2. Đối tƣợng khảo sát: Giảng viên, GVTH và SV 1.8.3. Nội dung khảo sát - Tìm hiểu về thực trạng chuẩn bị NLNN cho SVGDTH trong DH các học phần PPDH môn Toán. - Tìm hiểu đánh giá của GVTH về mức độ đạt được NLNN của SV thực tập và SV mới tốt nghiệp (GV tập sự) 1.8.4. Phƣơng pháp khảo sát 1.8.5. Kết quả khảo sát và phân tích 1.8.5.1. Sự cần thiết chuẩn bị NLNN cho sinh viên 1.8.5.2. Mức độ đạt được năng lực nghề nghiệp của sinh viên
  13. 10 1.8.5.3. Một số ý kiến khác của giáo viên tiểu học 1.8.5.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chuẩn bị năng lực nghề nghiệp của SV qua các học phần PPDH Toán 1.8.6. Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế Qua tham khảo ý kiến của một số giảng viên dạy PPDH Toán, chúng tôi nhận định một vài nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên như sau: - Do ảnh hưởng bởi thời lượng của các học phần, nên phần lớn giảng viên dành nhiều thời gian hơn để giảng dạy lý luận; - Cũng do ảnh hưởng từ hình thức tổ chức và PPDH giảng viên chưa thật sự tạo cho SV động lực học tập và ý nghĩa của việc rèn nghề qua học phần PPDH Toán dẫn đến ý thức rèn nghề của SV chưa cao. - Một số BH của NLNN chưa được giảng viên chú trọng đúng mức trong dạy học, chẳng hạn: BH 3.1, BH 3.2, BH 2.2, BH 4.2 và NL phát triển nghề nghiệp. - Đánh giá quá trình trong các học phần chưa đi vào chiều sâu, các nhiệm vụ và BH đánh giá còn mờ nhạt, dẫn đến đòi hỏi và yêu cầu trong học tập chưa thật sự lôi cuốn SV vào quá trình học và rèn luyện. CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC CÁC HỌC PHẦN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 2.1 Định hƣớng xây dựng các biện pháp chuẩn bị NLNN cho SVGDTH 2.2 Căn cứ đề xuất các biện pháp chuẩn bị NLNN cho SVGDTH 2.2.1 Căn cứ vào chuẩn đầu ra các học phần PPDH Toán tiểu học và những năng lực nghề nghiệp thành phần 2.2.2 Căn cứ vào nội dung và thời lượng được quy định trong chương trình đào tạo của các học phần Phương pháp dạy học Toán tiểu học 2.2.3 Căn cứ vào quá trình dạy học ở đại học với sự phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên qua hoạt động dạy học 2.2.4 Căn cứ vào những định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 2.2.5 Căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng chuẩn bị năng lực nghề nghiệp cho sinh viên trong dạy học các học phần phương pháp dạy học Toán 2.3 Các biện pháp chuẩn bị NLNN cho SVGDTH qua dạy học các học phần Phương pháp dạy học Toán 2.3.1 Nhóm các biện pháp chuẩn bị NL hiểu chƣơng trình và SGK Toán tiểu học 2.3.1.1 Biện pháp 1: Tập dượt cho SV phân tích Chương trình môn Toán tiểu học a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 1.1, chuẩn bị cho SV NL 1. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện biện pháp Chúng tôi tổ chức cho SV thực hiện hai nội dung sau: 1) Đối với chƣơng trình môn Toán hiện hành, các HĐ học tập nhƣ sau:
  14. 11 HĐ 1: Tổ chức cho SV phân tích mục tiêu chương trình môn Toán, yêu cầu cần đạt của chương trình, yêu cầu cần đạt của từng nội dung chi tiết. HĐ 2: Tổ chức SV nắm vững mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, hình thành và phát triển các NL tư duy của HS được quy định trong chương trình môn Toán Hai HĐ này, giảng viên tổ chức học tập theo hình thức: + Hướng dẫn SV đọc trước chương trình môn Toán và tài liệu có liên quan; + Tổ chức dạy học trên lớp bằng hình thức nêu vấn đề; + SV trao đổi trả lời trước lớp; + Giảng viên nhận xét và rút ra kết luận. HĐ 3: Tổ chức cho SV phân tích cấu trúc chương trình môn Toán bằng hình thức SV nghiên cứu theo nhóm học tập, thực hiện vào giờ tự học, nhóm SV báo cáo sản phẩm trước lớp. 2) Đối với chƣơng trình giáo dục phổ thông 2017 và chƣơng trình môn Toán 2018 Để tổ chức cho SV thực hiện nội dung này, giảng viên đề xuất các HĐ học tập. SV làm việc theo nhóm và cáo cáo sản phẩm học tập trước lớp.  Các căn cứ để đề xuất các HĐ học tập:  Đề xuất các HĐ học tập sau: HĐ 1: Phân tích những quan điểm về việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông năm 2017. HĐ 2: So sánh mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông năm 2017. HĐ 3: So sánh bảng tổng hợp kế hoạch của giáo dục ở cấp tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 (thời lượng, môn học). HĐ 4: So sánh, đối chiếu chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (tiểu học) hiện hành với chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (tiểu học) năm 2018. HĐ 5: Trình bày những yếu tố được cho là có tính đột phá của chương trình giáo dục phổ thông năm 2017 so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đáp ứng được sự đổi mới giáo dục hiện nay. Lấy ví dụ trong môn Toán ở cấp tiểu học. 2.3.1.2 Biện pháp 2: Tập dượt cho SV nắm vững nội dung chương trình và quan hệ giữa các mạch kiến thức trong chương trình a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 1.2, chuẩn bị cho SV NL 1. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện biện pháp Giảng viên tổ chức cho SV làm việc theo nhóm với hai nhiệm vụ học tập chính: HĐ 1: Lập được bảng ma trận hai chiều, một chiều là lớp, một chiều là mạch kiến thức. HĐ 2: Phân bậc – Thiết lập quan hệ - Phân tích lôgic giữa các kiến thức trong một mạch kiến thức - Phân bậc kiến thức theo cấp, về cơ bản, giống như sự phân bậc trong toán học. - Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức theo các cấp bằng cách sử dụng sơ đồ
  15. 12 mũi tên, trong đó mũi tên có thể một chiều hoặc hai chiều thể hiện mối quan hệ trước tác động sau () hoặc sau tác động trước (). (ví dụ 2.3, sơ đồ 2.1) - Phân tích lôgic giữa các kiến thức trong cùng một mạch hoặc các mạch kiến thức, SV có thể thực hiện theo hai dạng sơ đồ: sơ đồ dạng đơn - tuyến tính, sơ đồ có chứa các khối kiến thức, dạng song - tuyến tính. Chẳng hạn, sơ đồ sự phát triển kiến thức phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 (ví dụ 2.4, sơ đồ 2.2) 2.3.1.3 Biện pháp 3: Tổ chức cho SV tìm hiểu nội dung và khai thác dụng ý sư phạm của các đơn vị kiến thức được cài đặt trong nội dung SGK Toán tiểu học a) Mục đích của biện pháp Biện pháp nhằm tác động đến các BH 1.3, BH 1.4 và BH 1.5, chuẩn bị cho SV NL 1 b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện biện pháp Giảng viên tổ chức cho SV thực hiện các HĐ sau: (1) Nghiên cứu theo chủ để kiến thức SV làm việc theo nhóm, nghiên cứu chủ đề theo định hướng sau: Thứ nhất, phân tích nội dung nhằm tìm ra cấu trúc chương trình; cái chung, cái riêng của các bài học trong nhóm Ví dụ 2.5: Chủ đề “Các số trong phạm vi 10” Các số đến 10 được học trong 8 bài học: Các số 1, 2, 3; Các số 1, 2, 3, 4, 5; Số 6; Số 7; Số 8; Số 9; Số 0; Số 10. Các bài này có cùng cấu trúc, nhưng có một vài điểm riêng như: Hai bài Các số 1, 2, 3; Các số 1, 2, 3, 4, 5 không có bước so sánh số và phân tích số; Bài Số 0 có cách lập số riêng và không có phân tích số; Bài Số 10, so sánh số được thay bằng bài tập “Tìm số lớn nhất”. Thứ hai, xác định mục tiêu học tập của nhóm bài học Ví dụ 2.6: Chủ đề “Các số trong phạm vi 10”, sau khi phân tích ở bước thứ nhất đến bước thứ hai xác định được mục tiêu của nhóm cụ thể: - Nhận biết số là số lượng của các tập hợp tương đương về số lượng; - Biết đọc số và viết các chữ số theo đúng quy trình, đủ nét; - Nhận biết vị trí các số trong dãy số từ số đến số : đọc xuôi, đọc ngược; số đứng trước, số đứng sau; - Phải biết so sánh các số trong phạm vi , ban đầu dựa vào so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, sau đó dựa vào vị trí các số trong dãy số; - Biết phân tích số về hai số đã học. Thứ ba, xác định mục tiêu học tập của bài học Trên cơ sở mục tiêu của nhóm bài học, xác định mục tiêu của bài học Ví dụ 2.7: Bài “Số 6” (Toán 1, tr 26) (2) Phân tích nội dung bài học Phân tích nội dung bài học giúp SV hiểu được dụng ý sư phạm của SGK và nắm vững tri thức khoa học, làm cơ sở xây dựng bài học hiệu quả. Ví dụ 2.8: (luận án trang 73) Ở nội dung này, giảng viên yêu cầu cá nhân SV nghiên cứu, xem đây là HĐ tự học của mỗi SV. Giảng viên đánh giá thường xuyên HĐ này theo hình thức lồng ghép vào các bài dạy khác, chẳng hạn: DH các nội dung cụ thể, thiết kế KHBH, …
  16. 13 2.3.2 Nhóm các biện pháp chuẩn bị năng lực thiết kế kế hoạch bài học toán tiểu học theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 2.3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức cho SV nghiên cứu và thực hành vận dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức DH môn Toán ở tiểu học bằng PPDH nghiên cứu trường hợp a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 2.1, nhằm chuẩn bị cho SV NL 2. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện Tổ chức DH một số PPDH và hình thức tổ chức DH Toán tiểu học cho SV được thực hiện theo hai giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị (lập kế hoạch HĐ) Việc lập kế hoạch được tiến hành theo các bước: Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt (kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, NL cần đạt của SV) Bước 2: Chuẩn bị các trường hợp DH - Trường hợp DH được thiết kế (theo kiểu mô tả lại HĐDH): Trường hợp DH được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, vừa sức, phù hợp với điều kiện thời gian và người học nhằm đạt được mục tiêu bài học. - Trường hợp DH là một tiết DH ở tiểu học được quay lại bằng video, hoặc thực tiễn. Bước 3: Tổ chức lớp học Bước 4: Xác định nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu Bước 5: Kết quả mong đợi sau khi nghiên cứu trường hợp Bước 6: Đánh giá kết quả Khi tiến hành tổ chức DH bằng phương pháp nghiên cứu trường hợp cần kết hợp cả hai hình thức đánh giá: Đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Giai đoạn 2: Tiến hành HĐ Tổ chức cho SV nghiên cứu trường hợp theo tiến trình sau đây: Các bƣớc Nhiệm vụ học tập 1. Tiếp cận trường hợp (tình huống) SV tiếp cận trường hợp 2. Thu thập thông tin SV nắm được thông tin về trường hợp từ các tài liệu, thu thập thông tin và giải quyết trường hợp 3. Nghiên cứu trường hợp, tìm ra SV nghiên cứu, phân tích trường hợp, tìm ra các phương án giải quyết phương án giải quyết vấn đề 4. Ra quyết định SV đưa ra quyết định của nhóm về cách giải quyết vấn đề nên ra trong trường hợp 5. Bảo vệ quan điểm SV giới thiệu và bảo vệ quan điểm về quyết định của nhóm 6. So sánh giải pháp SV so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất Sau khi SV hoàn thành nhiệm vụ học tập, giảng viên tổng kết các kết quả thu được và xác nhận kết quả đánh giá HĐ học tập của nhóm và các nhân. Ví dụ 2.9: Một ví dụ về tổ chức DH bằng PPDH nghiên cứu trường hợp, DH nội dung “PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề” được trích từ nội dung DH một số
  17. 14 PPDH toán ở tiểu học (luận án trang 77) 2.3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức cho SV trao đổi, thảo luận về sử dụng và khai thác các phương tiện DH Toán theo hướng tăng cường HĐ học của HS a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 2.2, nhằm chuẩn bị cho SV NL 2. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện Chia lớp thành các nhóm nghiên cứu hoàn thành các nhiệm vụ sau: (1) Tổ chức cho SV tìm hiểu một số loại phương tiện thông dụng trong DH Toán và cách hướng dẫn HS sử dụng một số loại phương tiện này trong học tập môn Toán. (2) Tổ chức cho SV tìm hiểu và sử dụng một số loại phương tiện trực quan trong HĐDH. - Đối với nội dung hình thành kiến thức mới, việc sử dụng phương tiện trực quan có tác dụng tích cực giúp HS dễ hiểu bài và nhớ sâu kiến thức. Ví dụ 2.11: Hình thành kiến thức “Phân số bằng nhau” (Toán 4, tr 111) Nội dung ví dụ đã trình bày cụ thể cách sử dụng phương tiện trực quan kết hợp với PPDH và hình thức tổ chức DH. - Đối với nội dung bài tập, củng cố, ôn tập, SV cần phải biết sử dụng một số loại phương tiện trực quan như: sơ đồ, biểu, bảng, tranh ảnh, … phù hợp với mỗi loại HĐ. (3) Tổ chức cho SV khai thác một số loại phương tiện trong HĐDH theo hướng tăng cường HĐ của HS. Ví dụ 2.12: Bài “Số 6” (Toán 1, tr 26) (4) Tập cho SV thiết kế một số loại phương tiện sử dụng trong dạy học Toán. 2.3.2.3 Biện pháp 3: Tập dượt cho sinh viên thiết kế KHBH Toán theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 2.3, nhằm chuẩn bị cho SV NL 2. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện (1) Tổ chức cho SV nắm vững các yêu cầu của một KHBH theo định hƣớng phát triển phẩm chất, NLHS Các yêu cầu cụ thể như sau: i) Tăng cường HĐ học tập của HS, bởi vì phẩm chất và NL được hình thành và phát triển thông qua HĐ và bằng HĐ. ii) Khai thác triệt để các yếu tố thực tiễn trong bài học. iii) Chú trọng tổ chức cho HS trải nghiệm khám phá, hình thành kiến thức mới. Ví dụ 2.14: Bài “26+4; 36+24” (Toán 2, tr 13) Trước khi học bài này, HS đã học bài “Phép cộng có tổng bằng 10” với kĩ thuật thực hiện tính viết “ 6 + 4 = 10, viết 10”. HS trải nghiệm tính 26 + 4, dự đoán sẽ có 3 kết quả là: 30 (đúng); 210 hoặc 10. Dự đoán nguyên nhân dẫn đến 2 sai lầm là: + Trong trường hợp kết quả là 210, do áp dụng một cách máy móc bài “Phép cộng có tổng bằng 10” (“6 + 4 = 10, viết 10”), HS chưa hiểu cấu tạo thập phân của
  18. 15 số, nên thực hiện một cách “cơ học” hạ 2 xuống. +Trường hợp kết quả là 10, sai lầm này nặng hơn (ngoài kiến thức như đã nêu trên, còn thái độ học tập thiếu quan sát, thiếu tích cực). Nhiệm vụ của GV trong tình huống này là giúp HS tìm ra nguyên nhân để tự sửa chữa điều chỉnh hành động của mình có thể theo cách sau: + HS nhẩm 26 + 4 để xác định kết quả đúng (là 30); + HS trong nhóm đúng giải thích cách làm; + HS trong nhóm sai chỉ ra nguyên nhân sai; + HS trong nhóm sai tự điều chỉnh; + Kết luận hình thành tri thức mới. iv) Chú trọng đến kĩ thuật đặt câu hỏi cho HĐDH Đặt câu hỏi trong DH cần đảm bảo một số yêu cầu sau: - Câu hỏi đảm bảo tính vừa sức của HS, tùy vào mức độ nhận thức của HS có thể đặt câu hỏi ở các cấp độ khác nhau (các mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá); - Câu hỏi phải dựa trên cơ sở mục tiêu cần đạt được của HĐ - Câu hỏi phải hướng tới phát triển tư duy của HS, kích thích sự tìm tòi cách giải quyết vấn đề, chú ý rằng hệ thống câu hỏi trong dạy toán không quá mịn. Ví dụ 2.15: Bài “Tìm một số hạng trong một tổng” (Toán 2, tr 45) v) KHBH thể hiện rõ mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu học tập và HĐ Một KHBH cần thể hiện rõ được mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu học tập và HĐ, mục tiêu quyết định nội dung, cách thức HĐ, ngược lại cách thức HĐ hiệu quả sẽ đáp ứng mục tiêu. Ví dụ 2.16: Bài “Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc” (Toán 2, tr 103) (2) Tập dƣợt cho SV thiết kế KHBH Giảng viên tập dượt cho SV thiết kế KHBH theo các bước sau: Bƣớc 1: Chuẩn bị thiết kế KHBH Bƣớc 2: Thiết kế KHBH Bƣớc 3: Trình bày, thảo luận, phản ánh về KHBH đã thực hiện Bƣớc 4: Điều chỉnh thiết kế KHBH tiếp theo (3) Đánh giá HĐ thiết kế KHBH Kết hợp hai hình thức đánh giá: Đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc. Ví dụ 2.17: Một KHBH hoàn chỉnh của SV, bài “9 cộng với một số: 9 + 5” (Toán 2, tr 15) 2.3.2.4 Biện pháp 4: Tập dượt cho SV thiết kế các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán a) Mục đích của biện pháp Biện pháp này tác động tới BH 2.4, nhằm chuẩn bị cho SV NL 2. b) Cơ sở của biện pháp c) Tổ chức thực hiện biện pháp Theo Chương trình môn Toán năm 2018, nội dung thực hành cần luyện tập cho SV: (1) Nội dung 1: Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan đến phép tính số học - Tập dượt SV xây dựng hệ thống các bài toán có dụng ý phân bậc HĐ từ bài
  19. 16 toán trong SGK bằng các hình thức khác nhau như: trắc nghiệm, điền khuyết, tự luận,... Trên cơ sở mục tiêu của bài, giảng viên tập SV xây dựng hệ thống bài toán từ bài tập SGK như sau: + Dạng 1: Xây dựng hệ thống bài toán từ bài toán củng cố kiến thức dạng cơ bản trong SGK Ví dụ 2.18: Hệ thống bài tập củng cố kiến thức “Bảng chia 7” + Dạng 2: Xây dựng hệ thống bài toán từ bài toán mở trong SGK Ví dụ 2.19: Khai thác một số bài toán từ bài toán mở hình a) của bài toán 4 (Toán 1, tr59) - Tập dượt SV thiết kế và khai thác các bài toán có tính thực tiễn. Ví dụ 2.20: Cách thiết kế và khai thác các bài toán có tính thực tiễn từ bài toán 2 (Toán 2, tr 99) “Mỗi ô tô có 4 bánh xe. Hỏi 5 ô tô như thế có bao nhiêu bánh xe?” (2) Nội dung 2: Thực hành giải quyết các vấn đề liên quan hình học, đo đại lượng và làm quen với khả năng xảy ra một sự kiện - Thực hành nội dung hình học gồm có các HĐ như: Thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình gắn với hình phẳng và một số hình khối. - Thực hành nội dung đo lường gồm các HĐ như: Sử dụng công cụ thông dụng để thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian và biết tính toán ước lượng với các số đo đại lượng; - Làm quen với khả năng xảy ra một sự kiện gồm: mô tả các hiện tượng thực tế liên quan tới các thuật ngữ có thể, chắc chắn, …; thực hiện thí nghiệm ngẫu nhiên. Giảng viên tổ chức thực hiện theo trình tự sau: (1) Trang bị tri thức: về kỹ thuật thực hành và đo lường; cách tổ chức trò chơi; cách sử dụng công cụ thực hành; kỹ thuật tích hợp các môn học khác vào nội dung thực hành. (2) Về yêu cầu thực hiện HĐ + SV cần chuẩn bị trước nội dung theo yêu cầu của giảng viên; + Hình thức tổ chức (đối tượng là HS tiểu học, hay SV cùng lớp); + Dụng cụ thực hành và phương tiện hỗ trợ. (3) Tổ chức cho SV thực hành Giảng viên cho SV rèn luyện các HĐ ngay trên lớp hoặc ngoại khóa dưới hình thức HĐ như: thiết kế một trò chơi, tổ chức bài học có tích hợp với các môn học khác (Mỹ thuật, Kỹ thuật), tổ chức một thí nghiệm thực tiễn đơn giản.  Thiết kế một HĐ trò chơi hình học, trò chơi làm quen với khả năng xảy ra một sự kiện, SV thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định tên trò chơi phù hợp với mục tiêu bài học Bước 2: Xác định luật chơi Bước 3: Các bước tiến hành một HĐ trò chơi: Xác định loại đồ dùng; Cách thực hiện; Nội dung chuyên biệt; Tự kiểm tra; Kiến thức có thể lĩnh hội; Hình thức chơi (theo cặp, nhóm, tự do). Bước 4: Đánh giá kết quả HĐ Các ví dụ được trình bày trong luận án như ví dụ 2.21, ví dụ 2.22
  20. 17  Thiết kế các HĐ thực hành đo đại lượng Ví dụ 2.23: Tổ chức thực hành bài “Xăng-ti-mét. Đo độ dài” (Toán 1, tr 119) (3) Nội dung 3: Thiết kế hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong môn Toán Vận dụng DH dự án, tổ chức tập dượt cho SV thiết kế HĐTN dưới hình thức dự án trung bình, thời gian hoàn thành dự án từ 5 đến 7 ngày. Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của dự án Cần xác định rõ mục tiêu của dự án: Nội dung cần đề cập, NL cần đạt. Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện Làm rõ nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành, sản phẩm cụ thể. Bƣớc 3: Viết dự án Viết dự án theo cấu trúc sau: : Nội dung HĐTN trong chương trình môn Toán (dự thảo năm 2018) thể hiện hai HĐ chính: HĐ 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn; HĐ 2: Tổ chức các HĐ ngoài giờ như trò chơi học Toán, thi đua học Toán. Nội dung của dự án cần thể hiện rõ những nội dung sau: Thứ nhất, xác định chủ đề (hoặc đề tài) của HĐTN Ví dụ 2.24: Cách xác định chủ đề HĐTN ở Chương trình Toán lớp 1 (luận án trang 101) Thứ hai, thiết kế kịch bản tổ chức các HĐTN Kịch bản HĐ của một chủ đề được thiết kế theo cấu trúc sau: 1. Mục tiêu Trên cơ sở nội dung và mức độ cần đạt về NL cần xác định rõ mục tiêu học tập gồm: mức độ nhận thức về kiến thức, NL. 2. Phương tiện và thiết bị Trình bày rõ loại phương tiện và thiết bị dùng để thực hiện HĐTN cho HS và GV, có thể nêu tóm tắt cách sử dụng loại phương tiện đó để được thuận tiện khi tổ chức HĐ. 3. Nội dung Trong nội dung cần nêu tên các HĐ chủ yếu, trong HĐ chủ yếu có các HĐTP, trong mỗi HĐTP trình bày ngắn gọn định hướng thực hiện HĐ. 4. Đánh giá Cần nêu rõ TC đánh giá cho mỗi HĐ, chủ yếu đánh giá NL dựa vào mục tiêu Ví dụ 2.25: Thiết kế kịch bản cho chủ đề “Cộng đồng địa phương” (luận án trang 104) Thứ ba, hình thức tổ chức Hình thức tổ chức thông thường được tiến hành theo nhóm nhỏ trên lớp hoặc ngoại khóa. Nội dung này cần trình bày rõ cách thức tổ chức cho từng HĐ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2