intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học theo lý thuyết học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên kinh tế gia đình

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Dạy học theo lý thuyết học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên kinh tế gia đình" với mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất quy trình và biện pháp DH theo lý thuyết học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên KTGĐ, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học theo lý thuyết học tập tự định hướng trong đào tạo giáo viên kinh tế gia đình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI<br /> _________________<br /> <br />  ________________<br /> <br /> NGUYỄN THỊ CẨM VÂN<br /> <br /> DẠY HỌC<br /> THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP TỰ ĐỊNH HƯỚNG<br /> TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KINH TẾ GIA ĐÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Kỹ thuật Công nghiệp<br /> Mã số: 62.14.01.11<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Phương pháp dạy học, Khoa<br /> Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Trần Sinh Thành<br /> 2. TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Hà Thế Truyền - Học viện Quản lý giáo dục<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Hồng Sơn - Hội Khuyến học Việt Nam<br /> Phản biện 3: PGS. TS. Lê Huy Hoàng - Trường ĐHSP Hà Nội<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp<br /> tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc<br /> Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Bước sang thế kỷ 21, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã<br /> dẫn đến đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động về phẩm chất<br /> và năng lực của người lao động. Do đó nền giáo dục cũng phải đổi<br /> mới quá trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước.<br /> Nghị quyết TW Đảng khoá XI về đổi mới căn bản và toàn diện<br /> giáo dục VN đã nêu rõ mục tiêu giáo dục con người VN phát triển<br /> toàn diện, phát huy tốt nhất khả năng, tiềm năng của mỗi cá nhân.<br /> Chương trình giáo dục phổ thông mới được Bộ giáo dục và đào tạo<br /> xây dựng theo định hướng phân hoá. Điều này đòi hỏi các trường sư<br /> phạm đào tạo giáo viên nói chung và giáo viên Kinh tế gia đình<br /> (KTGĐ) nói riêng phải đổi mới hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo<br /> viên; giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên (SV) trải<br /> nghiệm các phương pháp học tập, các mô hình học tập theo hướng<br /> phân hoá.<br /> Học tập tự định hướng (HTTĐH) là hoạt động học tập chủ động,<br /> tự giác, tích cực ở mức độ cao của người học. Dạy học (DH) theo lý<br /> thuyết HTTĐH cho phép người học được học theo phương hướng,<br /> chiến lược, kế hoạch học tập do chính họ xây dựng dựa trên nhu cầu,<br /> năng lực và điều kiện riêng của bản thân mình. Quá trình HTTĐH<br /> giúp thúc đẩy tính chủ động, tích cực học tập của người học. HTTĐH<br /> rất thích hợp để vận dụng trong đào tạo đại học nhằm đáp ứng mục<br /> tiêu cá thể hoá quá trình DH và tạo điều kiện cho người học được rèn<br /> luyện những kỹ năng hữu ích để tự học và học tập suốt đời.<br /> Với tất cả những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xây dựng những<br /> cơ sở lý luận bước đầu cho việc vận dụng lý thuyết HTTĐH vào quá<br /> trình DH trong đào tạo giáo viên KTGĐ là cần thiết nhằm nâng cao<br /> <br /> 2<br /> hiệu quả đào tạo theo xu thế giáo dục hiện đại.<br /> II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Đề xuất quy trình và biện pháp DH theo lý thuyết HTTĐH trong<br /> đào tạo giáo viên KTGĐ, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.<br /> III. KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 3.1 Khách thể nghiên cứu<br /> Quá trình dạy học theo lý thuyết HTTĐH trong đào tạo giáo viên<br /> KTGĐ tại các trường đại học và cao đẳng.<br /> 3.2 Đối tượng nghiên cứu<br /> Lý thuyết về HTTĐH, những định hướng cho DH theo lý thuyết<br /> HTTĐH bao gồm các nguyên tắc DH, mô hình DH, quy trình DH<br /> trong đào tạo giáo viên KTGĐ.<br /> 3.3 Phạm vi nghiên cứu<br /> Quá trình DH trong đào tạo giáo viên KTGĐ. Khảo sát thực tế và<br /> kiểm nghiệm tại một số trường Đại học có đào tạo giáo viên KTGĐ.<br /> IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC<br /> Nếu thực hiện quy trình và các biện pháp DH theo lý thuyết<br /> HTTĐH sẽ đáp ứng yêu cầu đào tạo phân hoá theo nhu cầu, năng lực<br /> và điều kiện của SV; thúc đẩy tính chủ động, tích cực học tập của<br /> SV; qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.<br /> V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về DH theo lý<br /> thuyết HTTĐH.<br /> - Vận dụng DH theo lý thuyết HTTĐH trong đào tạo giáo viên<br /> KTGĐ: đề xuất quy trình, biện pháp DH theo lý thuyết HTTĐH áp<br /> dụng cho đào tạo giáo viên KTGĐ bậc Cao đẳng.<br /> - Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình,<br /> biện pháp DH theo lý thuyết HTTĐH đã đề xuất.<br /> <br /> 3<br /> VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu, phân<br /> tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá.<br /> 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> Phương pháp điều tra khảo sát<br /> Phương pháp chuyên gia<br /> Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br /> 6.3 Phương pháp thống kê toán học<br /> VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> - Xác lập được cơ sở khoa học về DH theo lý thuyết HTTĐH<br /> trong đào tạo giáo viên KTGĐ.<br /> - Phân tích, tổng hợp và hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận cơ<br /> bản về HTTĐH. Xây dựng luận điểm cơ bản về DH theo lý thuyết<br /> HTTĐH làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn DH phù hợp với<br /> yêu cầu đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên KTGĐ hiện nay.<br />  Đề xuất quy trình, biện pháp DH theo lý thuyết HTTĐH trong<br /> đào tạo giáo viên KTGĐ và tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm<br /> đánh giá các đề xuất đó.<br /> VIII. CẤU TRÚC LUẬN ÁN<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục; luận án cấu<br /> trúc gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo lý thuyết<br /> học tập tự định hướng.<br /> Chương 2: Dạy học một số nội dung theo lý thuyết học tập tự<br /> định hướng trong đào tạo giáo viên Kinh tế gia đình.<br /> Chương 3: Kiểm nghiệm - Đánh giá.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0