Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học" nhằm hướng tới việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy viết sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----------------------------- VŨ TRỌNG ĐÔNG DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học tiểu học Mã số: 9.14.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2023
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Phương Nga, Trường ĐHSP Hà Nội 2. PGS. TS. Chu Thị Thủy An, Trường ĐH Vinh Phản biện 1: PGS. TS Trần Thị Hiền Lương Viện KHGD Việt Nam Phản biện 2: PGS. TS Phạm Thị Thu Hương Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Bùi Minh Đức Trường ĐHSP Hà Nội 2 Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ………… họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Bài đăng Kỉ yếu Hội thảo khoa học, Tạp chí khoa học [1] Vũ Trọng Đông, Hiểu đúng "mẫu" và vai trò của "mẫu" trong dạy học Tập làm văn cho học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 111, tháng 7/2016. [2] Vũ Trọng Đông, Phát triển sự sáng tạo trong viết văn cho học sinh thông qua việc tạo hứng thú học tập, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 123, tháng 7/2017. [3] Vũ Trọng Đông, Dạy trẻ viết hiệu quả bằng một số bài tập phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 128, tháng 12/2017. [4] Vũ Trọng Đông, Tìm hiểu về viết sáng tạo và một số quan điểm dạy viết sáng tạo có thể áp dụng trong dạy học ở tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 138, tháng 10/2018. [5] Vũ Trọng Đông, Thay đổi cách ra đề đối với kiểu bài sử dụng tranh trong phân môn Tập làm văn để phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 139, tháng 11/2018. [6] Vũ Trọng Đông, Phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh tiểu học từ việc thay đổi cách ra đề Tập làm văn, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 63, Issue 8, tháng 11/2018. [7] Vũ Trọng Đông, Tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 154 tháng 2/2020. [8] Vũ Trọng Đông, Xây dựng và sử dụng rubric đánh giá bài văn kể chuyện của học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 162 tháng 10/2020. [9] Vũ Trọng Đông, Xây dựng và sử dụng rubric đánh giá bài văn miêu tả của học sinh tiểu học, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 163 tháng 11/2020. [10] Vũ Trọng Đông, Tìm hiểu việc dạy kĩ năng viết cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 trong Sách giáo khoa Tiếng Việt, bộ sách Cánh Diều, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 184 tháng 8/2022. [11] Vũ Trọng Đông, Hiện thực hóa biện pháp “Xây dựng các đề bài viết sáng tạo phù hợp với người học” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 – bộ sách Cánh Diều, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, Số 185 tháng 9/2022
- 2. Sách đã xuất bản Năm Tác giả/ TT Tên sách Nhà xuất bản xuất đồng tác giả bản 1 Tiếng Việt 4 – tập 2 NXB ĐHSP TP Hồ 2023 Đồng tác giả (Bộ sách Cánh Diều) Chí Minh 2 Sách giáo viên NXB ĐHSP TP Hồ 2023 Đồng tác giả Tiếng Việt 4 – tập 2 Chí Minh 3 Vở bài tập NXB ĐHSP TP Hồ 2023 Đồng tác giả Tiếng Việt 4 – tập 2 Chí Minh 4 Tiếng Việt 3 – tập 1 NXB ĐHSP TP Hồ 2022 Đồng tác giả Chí Minh 5 Sách giáo viên NXB ĐHSP TP Hồ 2022 Đồng tác giả Tiếng Việt 3 – tập 1 Chí Minh 6 Luyện viết 3 – tập 1 NXB ĐHSP TP Hồ 2022 Đồng tác giả Chí Minh 7 Vở bài tập NXB ĐHSP TP Hồ 2022 Đồng tác giả Tiếng Việt 3 – tập 1 Chí Minh 8 Thực hành Tiếng Việt 3- NXB Đại học Quốc 2022 Đồng tác giả tập 1, tập 2 gia Hà Nội 9 Giúp em học Tiếng Việt NXB Đại học Huế 2022 Đồng tác giả 3 – tập 1, tập 2 10 Giúp em học Tiếng Việt NXB Đại học Huế 2022 Đồng tác giả 2 – tập1, tập 2 11 Thực hành Tiếng Việt 2- NXB Đại học Quốc 2021 Đồng tác giả tập 1. gia Hà Nội 12 Phiếu ôn luyện cuối NXB Đại học Quốc 2021 Đồng tác giả tuần Tiếng Việt 2–tập 1 gia Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 xác định Tiếng Việt là một môn học bắt buộc, là nội dung cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học ở cấp tiểu học. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt tiểu học được thể hiện trong Chương trình Ngữ văn 2018 là “Giú p học sinh bươc đầ u hình thành cấ c năng lưc chung, phấ t triển năng lưc ngôn ngữ ́ ̣ ̣ ở tấ t cẩ cấ c kĩ năng đọc, viết, nó i và nghe vơi mưc độ căn bẩ n; … viết ́ ́ đươc một só câu, đoậ n, bài văn ngấ n (chủ yếu là bài văn kể và tả), phát ̣ biểu rõ ràng, nghe hiểu ý kiến người nói”.[10] Theo đó , dậ y học viết nó i chung và dậ y học viết sấ ng tậ o nó i riêng, đó ng vai trò quan trọng trong việc phấ t triển năng lưc ngôn ngữ cho học sinh tiểu học. ̣ 1.2. Đối với hoạt động tạo lập văn bản, viết là hoạt động đòi hỏi yêu cầu sáng tạo cao. Tuy nhiên thực tế triển khai, bởi nhiều lí do, chúng tâ đã tự đưâ mình vào những "quy phạm", đặc biệt là ở lĩnh vực dạy viết. Học sinh không được thực sự khích lệ viết theo điều các em nghĩ, viết bằng kinh nghiệm, vốn sống của các em, viết bằng nhãn quan, giọng điệu của các em,… điều này đã góp phần tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người thiếu khả năng sáng tạo, không biết sáng tạo và không dám sáng tạo, chỉ quẩn quanh trong những "vùng an toàn", theo lối mòn sẵn có, "nói theo", "nghĩ theo", "viết theo" người khác, tự mình đánh mất chính mình. 1.3. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, viết đoạn văn, văn bản là kĩ năng ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với các kĩ năng ngôn ngữ khác, chính vì thể mà nó được xem là kĩ năng khó dạy học nhất. Những năm gần đây, mặc dù các giáo viên tiểu học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tuy nhiên, việc dạy kĩ năng viết đoạn văn, văn bản sáng tạo cho học sinh tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế. Tài liệu hướng dẫn dạy viết sáng tạo cho học sinh và giáo viên tiểu học chưâ nhiều, do đó việc dạy học viết sáng tạo vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng dẫn đến thực tế năng lực viết sáng tạo của học sinh còn chưâ thực sự được phát huy. Từ những phân tích trên, có thể khẳng định “Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học” là đề tài có tính cấp thiết. Nếu thực hiện
- 2 thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học viết sáng tạo hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy viết sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quấ trình dậ y học viết sáng tạo câuvăn, đoậ n văn, bài văn cho học sinh tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Dạy học viết nói chung, dạy học viết sáng tạo nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt. Nếu đề xuất và áp dụng được các biện pháp dạy học viết sáng tạo đảm bảo tính khoa học, tính mới, hấp dẫn và phù hợp thực tiễn thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: vấn đề về dạy viết sáng tạo, lí thuyết văn bản, quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 5.2. Nghiên cứu cớ sở thực tiễn trong dạy học viết sáng tạo ở nhà trường tiểu học hiện nay. 5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn ở trường tiểu học. 5.4. Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề dạy học viết sáng tạo đối với thể loại viết văn kể chuyện và miêu tả ở các lớp 3, 4, 5.
- 3 - Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và thực nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề gồm: 7.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để phục vụ cho đề tài. 7.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: nhằm phân tích, khái quát các quan điểm về viết sáng tạo và tạo lập văn bản; xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng để nghiên cứu thực trạng vấn đề, biện pháp giải quyết vấn đề gồm: 7.2.1. Phương pháp quan sát: tổ chức quan sát các hoạt động giảng dạy, học tập trong nhà trường liên quân đến việc dạy và học viết sáng tạo ở tiểu học, từ đó rút râ một số kết luận liên quân đến vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: sử dụng phiếu điều trâ để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng dạy và học viết sáng tạo ở tiểu học hiện nay. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong qúa trình dạy học các kiến thức Tiếng Việt ở trường tiểu học. 7.3. Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các số liệu thống kê liên quan đến thực trạng dạy và học viết sáng tạo, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp đề xuất trong quá trình dạy học viết sáng tạo ở trường tiểu học. 8. Đóng góp mới của luận án Những đóng góp chính của luận án là: Những đóng góp chính của luận án là: - Tổng quân đầy đủ về tình hình nghiên cứu về dạy học viết sáng tạo (các quan điểm về dạy viết sáng tạo; vấn đề dạy viết và viết sáng tạo ở Việt Nam và trên thế giới). - Tổng hợp, phân tích một cách hệ thống một số vấn đề có liên
- 4 quan đến đề tài như: các khái niệm cơ bản (sáng tạo và năng lực sáng tạo; viết sáng tạo; dạy học viết sáng tạo trong môn Tiếng Việt…), các vấn đề về lý thuyết văn bản và tạo lập văn bản với việc dạy học viết sáng tạo, đặc điểm của học sinh tiểu học và việc dạy học viết sáng tạo, hoạt động trải nghiệm và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong tạo lập văn bản, hứng thú vai trò của hứng thú đối với việc viết sáng tạo… - Tìm hiểu các yêu cầu của dạy học viết sáng tạo ở tiểu học, nội dung dạy học viết và viết sáng tạo trong sách giáo khoa Tiếng Việt, thực trạng dạy học viết sáng tạo của giáo viên và học sinh. - Đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của việc dạy học viết sáng tạo ở tiểu học Chương 2: Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO Ở TIỂU HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học viết sáng tạo 1.1.1.1. Các quan điểm về dạy viết sáng tạo * Quan điểm dạy viết sáng tạo là dạy một quy trình cụ thể Các tác giả Graham Stanley (2003); Paul Dawson (2005); Christopher Essex; Christopher Taylor; Randy Koch …trong các nghiên cứu đã công bố của mình, có chung một quan điểm cho rằng dạy viết nói chung, dạy viết sáng tạo nói riêng là dạy một quy trình gồm các bước cụ thể. Nhìn chung các tác giả đồng nhất quan điểm cho rằng việc dạy viết cần quan tâm đến việc dạy một quy trình chứ không phải là quan tâm đến kết quả (bài viết) của học sinh.
- 5 * Quan điểm dạy viết sáng tạo là dạy một kĩ năng thực hành Các nghiên cứu của Mark Nichol; David Cutler; Franz Andres Morrissey; Steve Graham; Stacia Levy; … có chung quan điểm đánh giá cao vai trò của việc thực hành. Các nghiên cứu này khẳng định rằng, kĩ năng viết sáng tạo được hình thành thông qua việc thực hành liên tục và giáo viên có thể dạy cho học sinh viết sáng tạo; năng lực viết sáng tạo của học sinh sẽ được nâng lên cùng với quá trình thực hành viết. * Quan điểm dạy viết sáng tạo là dạy học sinh thể hiện (bộc lộ) trí tưởng tượng, cảm xúc của mình. Một số nhà nghiên cứu như Betthan Jones; Carol Read; Wai Ming Cheung; Paul Dawson; Deirdre Fangan; … quan tâm đến vai trò của trí tưởng tượng, cảm xúc của học sinh đối với việc viết sáng tạo và cho rằng dạy viết sáng tạo là dạy học sinh thể hiện (bộc lộ) trí tưởng tượng, cảm xúc của mình. * Quan điểm dạy viết sáng tạo là dạy phát triển năng lực viết, năng lực giao tiếp ở Việt Nam hiện nay. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chỉ rõ “Chương trình môn Ngữ văn lấy các kỹ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán liên tục trong tất cả các cấp/lớp. …Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số văn bản phức tạp hơn.” 1.1.1.2. Vấn đề dạy viết và viết sáng tạo ở Việt Nam Việc dạy viết và viết sáng tạo cho học sinh được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu và thể hiện trong các giáo trình về Phương pháp dạy học Tiếng Việt của Lê Phương Nga, Lê A, Diệp Quang Ban, Nguyễn Trí, Nguyễn Minh Thuyết, Hoàng Hòa Bình… Bên cạnh đó, các bài báo khoa học và các nghiên cứu khác của Hồ Ngọc Đại, Trần Thị Hiền Lương; Đỗ Ngọc Thống; Đỗ Xuân Thảo…cũng nhiều lần đề cập đến vấn đề này. Các quan điểm về dạy học viết sáng tạo của các tác giả trong và ngoài nước tuy có những điểm khác nhau, nhưng tựu trung, đều thống nhất ở một
- 6 điểm đó là viết sáng tạo có thể dạy được và có quy trình để dạy học sinh thực hiện việc đó. Các quan điểm này là tiền đề, là nguồn tư liệu quý cho tác giả khi nghiên cứu đề tài về dạy viết sáng tạo cho học sinh tiểu học. 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Sáng tạo và năng lực sáng tạo Kế thừâ quân điểm về sáng tạo và năng lực sáng tạo, chúng tôi định nghĩâ: “Năng lực sáng tạo là khả năng của cá nhân tạo ra cái mới có giá trị dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó. Năng lực sáng tạo là cái tiềm ẩn bên trong cá nhân, sáng tạo là sự hiện thực hóa năng lực của chủ thể bằng những sản phẩm mới và có giá trị.” và xem đây là một trong các khái niệm công cụ củâ đề tài. 1.1.2.1. Viết sáng tạo Thông qua việc phân tích quân điểm của các tác giả về “viết” và “viết sáng tạo”, trong luận án này, chúng tôi quan tâm và nghiên cứu “viết” với nghĩâ là “quá trình tạo lập ngôn bản mà ở đó người viết có thể bày tỏ ý kiến, ý tưởng, chia sẻ cảm xúc và tương tác với thế giới xung quanh.” Từ đó, xem xét “viết sáng tạo” là viết về những điều mới mẻ hay viết một cách mới mẻ về những điều quen thuộc. Trong viết sáng tạo, học sinh có cơ hội tự do lựa chọn chủ đề và phương pháp viết, phát triển trình độ nhận thức và khả năng của mình. 1.1.2.3. Dạy học viết sáng tạo trong môn Tiếng Việt Dạy học viết sáng tạo trong môn Tiếng Việt, về khía cạnh nào đó có thể hiểu là dạy viết “văn” trong Tập làm văn. Theo cách hiểu này thì dạy viết sáng tạo tức là dạy học sinh tạo lập, sản sinh ngôn bản một cách sáng tạo. 1.1.2.4. Câu, đoạn văn và văn bản - Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất, có chức năng thông báo. Câu thường phản ánh sự tình và có kiểu cấu trúc nhất định. - Đoạn văn là đơn vị tạo thành văn bản. Đoạn văn có thể biểu đạt một hoặc hơn một tiểu chủ đề. Đoạn văn có đặc trưng hình thức là phần văn bản được định vị trong một khổ viết. Đoạn văn thường có câu mở đoạn (giới thiệu đối tượng, vấn đề được bàn đến); các câu triển khai ý
- 7 (thuyết minh, mở rộng) và câu kết (báo hiệu đoạn văn kết thúc, lưu ý người đọc những điểm chính củâ đoạn văn) tạo thành. - Văn bản là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, được tạo ra bằng sự liên kết các câu, các đoạn văn ... tạo thành một đơn vị hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức, hướng tới mục đích giâo tiếp xác định và là công cụ tốt nhất giúp con người thể hiện mọi cảm xúc và xúc cảm. Một văn bản thường có cấu trúc gồm 3 phần (khối) giao tiếp chính có tính chất định hình văn bản là: khối giao tiếp mở đầu (mở bài); khối giao tiếp liên kết (thân bài) và khối giao tiếp kết thúc (kết bài). Văn bản có các đặc trưng như: Tính hoàn chỉnh và khả phân; tính liên kết; tính hướng đích; tính giâo tiếp; tính thuyết phục… trong đó chúng tôi cho rằng hâi đặc trưng cơ bản cần chú ý là tính hoàn chỉnh và khả phân, tính liên kết và mạch lạc. Với cách hiểu như trên, chúng tâ thấy rằng bài văn của học sinh trong nhà trường chính là một loại văn bản và thuộc nhiều thể loại khác nhau: miêu tả, kể chuyện, viết thư, đơn từ… 1.1.2.5. Tạo lập văn bản và năng lực tạo lập văn bản Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình lớn của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Quá trình tạo lập văn bản (còn gọi là sản sinh văn bản), theo Chu Thị Hà Thanh gồm 4 giâi đoạn: định hướng, lập đề cương, thực hiện và kiểm tra văn bản.[51] Khi viết văn bản, người viết cần tính đến các nhân tố này để cho văn bản thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất. Năng lực tạo lập văn bản có thể xem là “khả năng thực hành sử dụng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực một cách thành thạo vào các tình huống giao tiếp giả định cụ thể”. 1.1.2.6. Văn kể chuyện và văn miêu tả ở tiểu học Văn kể chuyện là một loại văn bản nghệ thuật mà trong đó, người viết trình bày vấn đề dưới dạng một câu chuyện. Câu chuyện này pha vừâ có “chất truyện” và “chất văn”. Nó vừa phải mang tính hoàn chỉnh, tính thẩm mĩ, tính hình tượng lại phải mang phong cách riêng của cá nhân người kể.
- 8 Văn miêu tả được hiểu là một kiểu loại văn mà ở đó các em “miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh” [10]. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học viết sáng tạo 1.1.3.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học và việc dạy học viết sáng tạo Với tiềm năng vô tận của các em cùng với sự phát triển nhanh của tri giác, chú ý, tư duy và sức sáng tạo củâ các em trong giâi đoạn này tạo ra sự thích hợp tuyệt vời để dạy học sinh tạo lập văn bản, viết các bài viết mang tính sáng tạo cao. 1.1.3.2 Hoạt động trải nghiệm và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong tạo lập văn bản Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong phát triển năng lực viết văn cho học sinh tiểu học thể hiện ở chỗ từ những trải nghiệm, vốn sống, chất liệu sống sẽ được làm đầy trong các trang viết. Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh có thể khắc phục được những lỗi thường gặp như nghèo ý, xúc cảm nhạt nhòa. Chính nhờ trải nghiệm mà cảm xúc chân thật được hình thành, thấm sâu vào tâm hồn các em. Trải nghiệm cũng khiến cho cảm xúc trong bài viết tạo được niềm tin ở người đọc, dễ đồng cảm và dễ được đón nhận. 1.1.3.3 Hứng thú và vai trò của hứng thú đối với việc viết sáng tạo Theo Dâniel Golemân “khi bộ não hoạt động với hiệu quả tối đâ trong trạng thái sảng khoái (mức câo hơn củâ hưng phấn) thì có sự tương ứng giữa các vùng bị kích động và những đòi hỏi của nhiệm vụ phải làm. Trong trạng thái sảng khoái, ngay cả những nhiệm vụ khó khăn dường như cũng có thể gây cho người ta sự thư thái hây có tác dụng điều chỉnh hơn là cảm giác làm cho người ta phải chịu đựng. Đối với sự tập luyện, trạng thái sảng khoái là tiền đề cho sự thành công. Những học sinh học tập trong trạng thái sảng khoái thì thành công nhiều hơn học sinh khác”.[74] Việc viết văn vốn dĩ thường được học sinh xem là khó hiểu, bay bổng, nhàm chán, để học sinh có thể viết tốt, phải bắt đầu từ việc tạo ra cảm hứng, đâm mê cho các em.
- 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy viết sáng tạo 1.2.1. Các yêu cầu của dạy học viết ở tiểu học Qua việc so sánh yêu cầu về dạy viết trong hâi chương trình, ta thấy chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2006 ít, hoặc thể hiện chưâ rõ ràng mục tiêu về viết sáng tạo. Chính điều này, khiến giáo viên chỉ quân tâm đến việc giúp học sinh hoàn thành bài viết mà không chú ý nhiều đến việc dạy học sinh viết sáng tạo. Chương trình 2018 quân tâm và mở ra một không gian mới cho các yêu cầu về viết sáng tạo. Đây là thách thức cho giáo viên khi tiếp cận với chương trình, vì thế, luận án của chúng tôi, bên cạnh việc hỗ trợ giáo viên trong việc dạy viết sáng tạo trong thời điểm hiện nay, còn thể hiện mong muốn trở thành chỉ dẫn, gợi ý cho giáo viên khi dạy nội dung viết câu, đoạn trong chương trình 2018. 1.2.2. Nội dung dạy học viết sáng tạo trong SGK Tiếng Việt 1.2.2.1. Nội dung dạy học viết sáng tạo trong SGK Tiếng Việt, chương trình 2006 Trong sách giáo khoa Tiếng Việt chương trình 2006, đề văn cho học sinh tiểu học tập trung chủ yếu vào các dạng văn miêu tả, kể chuyện, viết thư, tự sự và một vài kiểu viết văn bản thông thường theo mẫu. Vì thế đề bài thường yêu cầu học sinh kể/ tả... Những dạng đề như thế này, theo Nguyễn Trí là: ''tạo nên nhiều hạn định bó buộc học sinh nếu các em muốn làm đúng yêu cầu củâ đề bài” [70]. Việc gò học sinh vào các kiểu viết như vậy phần nào kìm hãm khả năng sáng tạo của các em. Một bài văn hây không bâo giờ đơn thuần chỉ là kể hay tả, mà phải là sự kết hợp kể, tả và lồng cảm xúc thực củâ các em vào đó. Các đề văn củâ chúng tâ cũng thường giới hạn suy nghĩ của học sinh về những câu chuyện, sự việc, người, vật quen thuộc với các em. Sự quen thuộc là tốt, nhưng cách râ đề hiện nay học sinh khó có thể phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo, khó tạo điều kiện cho các em sáng tác, hư cấu, giúp cho bài văn sinh động, hấp dẫn hơn.
- 10 1.2.2.2. Nội dung dạy học viết và viết sáng tạo trong SGK Tiếng Việt, chương trình 2018 Thông qua việc tìm hiểu việc dạy viết trong 3 bộ sách giáo khoa hiện nay, chúng tôi thấy ở cả 3 bộ sách, các tác giả đã tuân thủ các yêu cầu cần đạt củâ chương trình môn Ngữ văn quy định cho từng lớp cả về mặt nội dung và hình thức văn bản. Dù ít, dù nhiều ở mỗi bộ sách, các tác giả cũng đã xây dựng được những đề bài dạy viết sáng tạo. Các đề bài trong dạy học viết không còn bị rập khuôn bởi cách râ đề truyền thống, chỉ nêu yêu cầu thông qua một số câu lệnh lặp đi lặp lại, nhàm chán, đơn điệu mà đã từng bước khơi dậy những suy nghĩ riêng ở các em. Tạo cơ hội cho các em nhìn nhận yêu cầu dưới các vai khác nhau để tạo râ được những bài viết sáng tạo khác nhau, không bị lệ thuộc quá nhiều vào các bài văn mẫu. Đây được xem là tín hiệu rất đáng mừng, bởi vì, nó thể hiện tính phù hợp, hiện đại củâ chương trình GDPT nói chung và chương trình môn Ngữ Văn nói riêng. 1.2.3. Thực trạng dạy học viết sáng tạo của giáo viên và học sinh Phần lớn GV có tâm lý ngại dạy các tiết TLV, bởi như trên đã nói, đây là một phân môn khó dạy. Hiệu quả giảng dạy viết sáng tạo trong các tiết TLV ở tiểu học còn thấp. Tìm hiểu những vấn đề cụ thể, chúng tôi nhận thấy bên cạnh những lí do khách quan, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, nằm ở phía GV. Việc khảo sát các bài viết của HS tiểu học cho thấy kết quả các bài viết ít thể hiện được tính sáng tạo. Số lượng bài viết thể hiện được tính sáng tạo, hay, chiếm không nhiều Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận án đã khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về dạy viết sáng tạo. Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy: Vấn đề dạy viết sáng tạo cho học sinh tiểu học được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm. Vấn đề dạy viết sáng tạo được các tác giả xem xét theo nhiều quân điểm khác
- 11 nhau: xem dạy viết sáng tạo là dạy một quy trình gồm những bước cụ thể; xem việc dạy viết sáng tạo là dạy một kĩ năng thực hành; xem việc dạy viết sáng tạo là dạy thể hiện (bộc lộ) trí tưởng tượng, cảm xúc; xem việc dạy viết sáng tạo là dạy hình thành một năng lực cụ thể… Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra cách thức, phương pháp, quy trình dạy viết theo hướng sáng tạo. Điểm chung của các tác giả là sự thống nhất quân điểm viết sáng tạo là công việc có thể học được. Những tiền đề giúp luận án nhận thấy những điểm khuyết, thiếu, bất cập trong việc vận dụng các quân điểm dạy viết sáng tạo trong thực tế dạy học viết cho học sinh tiểu học hiện nây. Đây chính là cơ sở để luận án triển khai vấn đề nghiên cứu. Luận án đã xấ c lập đươc một khung lí thuyết làm cơ sở cho việc ̣ triển khâi đề tài. Các khấ i niệm then chó t của luận ấ n như: sấ ng tậ o và năng lưc sấ ng tậ o, viết sấ ng tậ o, dậ y học viết sấ ng tậ o, cấ c đơn vị tham ̣ gia tậ o lập văn bẩ n (câu, đoậ n văn, văn bẩ n) và quấ trình tậ o lập văn bẩ n, năng lưc tậ o lập văn bẩ n; văn kể chuyện và văn miêu tẩ ở tiểu học; ̣ … Cấ c yếu tó ẩ nh hưởng đến việc dậ y viết sấ ng tậ o ở tiểu học như đặc điểm của học sinh tiểu học; vai trò của hoậ t động trẩ i nghiệm trong dậ y học viết sấ ng tậ o; vai trò của hưng thú đó i vơi việc viết sấ ng tậ o ́ ́ đươc trình bày trong phầ n cơ sở lí thuyết cũng là những vấ n đề rấ t ̣ quan yếu đó i vơi đề tài. ́ Cùng với cơ sở lí thuyết, luận ấ n cũng đã xây dựng cơ sở thưc tiễn ̣ cho đề tài từ các góc độ: cấ c yêu cầ u của việc dậ y học viết ở tiểu học; nội dung dậ y học viết sấ ng tậ o trong sấ ch giấ o khoa Tiếng Việt (theo chương trình 2006 và chương trình 2018); thưc trậ ng dậ y học viết ̣ sấ ng tậ o của giấ o viên và học sinh ở trường tiểu học. Kết quẩ khẩ o sấ t thưc trậ ng dậ y học viết sấ ng tậ o ở tiểu học cho thấ y đâ só giấ o viên ̣ tiểu học mơi chỉ quan tâm đến kết quẩ bài viết mà ít quan tâm đến quy ́ trình viết, đến cấ c biện phấ p giú p học sinh nâng cao kĩ năng viết sấ ng tậ o. Đây là cơ sở quan trọng để luận ấ n đề xuất các biện pháp dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học ở chương 2.
- 12 Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm để tạo ý tưởng, nội dung viết bài 2.1.1. Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua việc tham quan, dã ngoại Quá trình trải nghiệm thông qua tham quan, dã ngoại có thể theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị - Thống nhất về nội quy, quy định. - Xác định rõ mục đích hoạt động trải nghiệm (trải nghiệm để làm gì?) - Chuẩn bị thời gian, địa điểm trải nghiệm. - Nhiệm vụ của học sinh (học sinh phài làm gì, phải đạt được điều gì qua trải nghiệm). Bước 2: Thực hành trải nghiệm theo chủ đề - Chia nhóm, tổ chức cho học sinh trải nghiệm theo những mục tiêu cụ thể tại địa điểm trải nghiệm. - Học sinh ghi chép, tương tác theo hướng dẫn để lấy thông tin, nên kết hợp với việc sử dụng phiếu thực hành để tiết kiệm thời gian. - Giáo viên khuyến khích và tạo cơ hội cho học sinh phát biểu cảm nghĩ, bộc lộ cảm xúc thông qua hệ thống câu hỏi, bài tâp, hoạt động đặc thù trong quá trình tham quan, dã ngoại. Khơi gợi để học sinh hiểu được lí do tại sao mình có cảm xúc, thái độ như vậy. Bên cạnh đó, có thể giúp học sinh biểu lộ tình cảm thông qua cách kể, cách tả khi tham quan một cách gián tiếp. Bước 3: Đánh giá, tổng kết 2.1.2. Tổ chức trải nghiệm cho học sinh thông qua việc tích hợp các hoạt động trải nghiệm trong giờ làm văn Mỗi giờ viết văn có mục tiêu riêng, vì thế các hoạt động trải nghiệm tích hợp trong mỗi giờ phải đòi hỏi có sự chắt lọc, tinh tế, phù hợp với mục tiêu tiết học cũng như đối tượng học sinh. Giáo viên cũng cần linh hoạt điều chỉnh cách thức tác động trong những trường hợp cần thiết để gia
- 13 tăng hiệu quả học tập của học sinh. Bên cạnh đó, việc tích hợp các hoạt động trải nghiệm trong giờ viết văn cần được triển khai sớm như những dự án học tập để học sinh chuẩn bị, làm quen với việc tiếp cận, cọ xát thực tiễn, cảm nhận “hơi thở của cuộc sống” một cách có chủ đích, một yếu tố quan trọng để tạo nên sự sáng tạo trong bài văn của mình. 2.1.3. Tổ chức trải nghiệm tích lũy kiến thức bằng các bài tập Nội dung dạy học viết sáng tạo được chia ra rất nhiều cấp độ. Để giúp học sinh viết tốt, giáo viên phải giúp các em nắm vững các mạch kiến thức - kĩ năng, cụ thể hóa đến nhóm, kiểu, dạng bài tập và cho đến tận từng bài tập cụ thể thông qua việc tổ chức cho các em trải nghiệm các dạng bài tập này. 2.1.4. Tổ chức trải nghiệm thông qua việc đọc những tác phẩm nổi tiếng, phù hợp với lứa tuổi “Không làm thân với văn thơ thì không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó” (Lê Trí Viễn). Học sinh trải nghiệm thông qua đọc các tác phẩm yêu thích, giúp các em đắm mình trong hoàn cảnh câu chuyện, đặt mình vào vị trí nhân vật, suy nghĩ cách ứng xử trong từng tình huống cụ thể, đồng thời học được cách ứng xử phù hợp hay tránh cách ứng xử không phù hợp của nhân vật mà tác giả xây dựng sẵn trong câu chuyện. 2.2. Xây dựng các đề bài viết sáng tạo 2.2.1. Xây dựng đề bài viết theo các chủ đề, chủ điểm Thay vì tả cảnh, tả người, ta cây cối, con vật... chúng ta xây dựng đề bài viết theo các chủ đề. Các chủ đề này có thể xây dựng theo kiểu đồng tâm, xuyên suốt qua các lớp Tiểu học, theo kiểu mở rộng về mặt không gian, lấy học sinh làm tâm, bắt đầu từ bản thân học sinh, gia đình, bạn bè, trường lớp, thế giới xung quanh ..., kết hợp với cảm xúc cá nhân, lồng ghép các yêu cầu tả, kể, biểu cảm. Các chủ đề có thể là Học sinh; Gia đình; Mái trường; Tổ quốc; Trái đất. Từ các chủ đề đó, xây dựng các chủ điểm nhỏ trong từng chủ đề như những thứ yêu thích, tình bạn, kỉ niệm, cá nhân và cảm xúc; động vật, thực vật; người nổi tiếng; sáng tác truyện (sử dụng trí tưởng tượng) ...
- 14 Theo chúng tôi, với dạng đề này, các em sẽ thoải mái sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo của các em trong việc xây dựng cốt truyện, bày tỏ cảm xúc. Chúng ta cũng có thể nhận thấy tâm tư, tình cảm, mong muốn của các em thông qua những bài viết của các em, đồng thời sử dụng cho nhiều cấp độ, lớp khác nhau (tất nhiên, với mỗi mức lớp, chúng ta phải xây dựng được các rubric đánh giá bài viết phù hợp với mức độ của lớp đó). Những đề bài này cũng giúp chúng ta tránh được việc chép các bài văn mẫu được tạo ra theo các đề văn truyền thống. 2.2.2. Xây dựng các đề bài chứa mẫu "Luyện tập theo mẫu” là một trong những phương pháp quân trọng của việc dạy ngôn ngữ nói chung và dạy học viết nói riêng. Biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ thì "mẫu" sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Lạm dụng để sao chép thì HS sẽ mất đi cảm xúc hồn nhiên, chân thật, từ đó dẫn đến sự dối trá, đối phó, lấy sự giả tạo làm điểm số cho kết quả học Tiếng Việt và các bài viết. Để làm được điều này, GV cần hiểu đúng về mẫu, vai trò của mẫu trong dạy học. GV có thể tạo mẫu bằng cách đưâ râ một cái "khung" định sẵn. “Khung” đó có thể là một đoạn mẫu trong đề có tác dụng gợi ý, khơi gợi sự sáng tạo cho các em. “Khung” đó cũng có thể là một dàn ý cơ bản mà dựâ trên đó, cùng với tranh minh họa, học sinh viết lại bài văn bằng ngôn ngữ, bằng sự diễn đạt và theo trí tưởng tượng củâ mình để tạo ra sản phẩm có tính riêng, độc đáo. 2.2.3. Xây dựng/ cải biến các đề bài sẵn có bằng cách thay đổi yêu cầu 2.2.3.1. Thay đổi hình thức thể hiện Thây vì cách râ đề yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đã đọc, ta có thể yêu cầu học sinh kể lại theo kiểu chuyển thể từ bài thơ đã đọc thành câu chuyện, hoặc ngược lại (kể lại câu chuyện dưới dạng thơ, văn vần). Ví dụ: “Em hãy kể lại câu chuyện Bê vàng và Dê trắng.” Hây: Viết bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu (TV3, T2, trâng 78).... Đây là cách râ đề tương đối mới mẻ, thông qua việc đọc (tiếp nhận) nội dung bài thơ hây câu chuyện, học sinh sẽ tái tạo lại nội dung đó quâ cách kể (viết) của mình. Chuyển thể câu chuyện từ thơ sâng văn xuôi hây từ văn xuôi sâng thơ (văn vần) chính là cách thây đổi hình thức thể hiện của tác phẩm. Cách râ đề này kích thích
- 15 hứng thú sáng tạo của các em, các em có thể thả trí tưởng tượng của mình để xây dựng câu chuyện, bài thơ theo cách riêng của mình. 2.2.3.2. Cải biến đề bài theo cách đổi vai giao tiếp Đổi vai giao tiếp là tạo điều kiện cho học sinh đặt mình vào các vai giao tiếp khác nhau, từ đó sáng tạo trong việc tạo ra hoàn cảnh, đích giao tiếp khác nhau. Ví dụ: Đề bài: Một con cáo lẻn vào cửa tiệm và ăn trộm đồ ăn nhưng một chuyện bất ngờ đã xảy ra, em hãy quan sát tranh và kể câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình dưới vai cáo, chủ tiệm hoặc người kể chuyện. Với đề bài này, học sinh có thể lựa chọn vai Cáo, kể lại câu chuyện của mình, tự nghĩ râ đoạn kết để thoát thân và rút ra bài học cho bản thân mình. Có thể chọn vai chủ tiệm, bộc lộ sự hài lòng vì đã đánh lừa được Cáo. Cũng có thể chọn vâi người kể chuyện, từ đó tạo ra cái kết hợp lí cho câu chuyện theo cách của mình. 2.2.3.3. Cải biến đề bài theo cách thay đổi mục đích, hoàn cảnh, nội dung Việc cải biến đề bằng cách thây đổi mục đích, hoàn cảnh, hay nội dung thông qua yêu cầu củâ đề cũng là một cách tạo ra hứng thú và phát triển khả năng sáng tạo tuyệt vời của trẻ. Có nhiều đề văn có thể thây đổi theo hướng này, ví dụ, với câu chuyện Bê Vàng và Dê Trắng, khi thây đổi nội dung, ta có thể cho học sinh tưởng tượng ra kết quả cuộc tìm kiếm Dê Trắng của Bê Vàng, xây dựng một kết cục có hậu. Cũng có thể thông qua vai Dê Trắng, kể về cuộc phiêu lưu của mình, khó khăn mình gặp phải cho đến lúc gặp Bê Vàng. Như vậy, thay vì nội dung mặc định là Dê Trắng gặp nạn, không bao giờ trở về, học sinh có thể xây dựng một cái kết nhân văn với những tình tiết hấp dẫn nằm ngoài nội dung sẵn có. 2.2.3.4. Xây dựng đề bài theo hướng mở Đâ số các đề bài viết ở tiểu học hiện này thường rất khuôn mẫu và ít tính sáng tạo, tính ứng dụng. Đặc biệt, các em không biết bài văn của mình có hiệu quả gì trong cuộc sống, vận dụng nó làm gì. Khi dạy học sinh viết, chúng tâ thường gặp khó khăn vì không biết phải bắt đầu với yêu cầu như thế nào. Nếu ra một đề bài như trong sách giáo khoâ thì học sinh thường không hứng thú để làm, tính hiệu quả của các bài viết đó hầu như không câo, tính sáng tạo củâ các em không có cơ hội để bộc
- 16 lộ. Để giúp học sinh thoát li khỏi các bài văn mẫu, phát triển kĩ năng viết sáng tạo, năng lực sáng tác chúng tôi xây dựng một số bài tập theo hướng mở. (Vui lòng xem các dạng bài tập này ở Luận án đầy đủ) 2.3. Xây dựng các bước phát triển và hoàn thiện bài viết 2.3.1. Xây dựng cách viết một mở bài sáng tạo Đối với bài văn kể chuyện, chúng tôi dề xuất 5 cách mở bài như sau: - Mở đầu bằng một hành động hoặc / và lời thoại. - Mở đầu bằng đặt một hoặc nhiều câu hỏi. - Mở đầu bằng việc mô tả bối cảnh xảy râ trong câu chuyện. - Mở đầu đầu với những thông tin cơ bản về câu chuyện thu hút sự quân tâm củâ người đọc. - Để nhân vật chính giới thiệu về bản thân mình một cách thật ấn tượng. Đối với bài văn miêu tả, chúng tôi dề xuất 4 cách mở bài như sâu: - Mở đầu bằng một đặc điểm đặc biệt, nổi bật củâ đối tượng miêu tả. - Mở đầu bằng một hoặc nhiều câu hỏi. - Mở đầu bằng ấn tượng đặc biệt với đối tượng miêu tả. - Mở đầu bằng cách so sánh đối tượng miêu tả với các đối tượng khác cùng loại. 2.3.2. Xây dựng cách viết một thân bài sáng tạo 2.3.2.1. Cách viết thân bài cho một bài văn kể chuyện (một câu chuyện). Một bài văn kể chuyện, một câu chuyện hấp dẫn thường có cấu trúc gồm 5 yếu tố: A. Định hướng; B. Xung đột; C. Hành động; D. Giải quyết vấn đề và E. Kết thúc. Các yếu tố đó được thể hiện theo sơ đồ sâu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn