Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon" nhằm nghiên cứu vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực (dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp đồng trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI HOÀNG ĐÌNH XUÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2021
- Công trình đƣợc hoàn thành tại: KHOA HÓA HỌC – TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đức Dũng 2. PGS.TS. Phạm Văn Hoan Phản biện 1: PGS.TS. Cao Cự Giác Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS. Dƣơng Bá Vũ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới, giáo dục là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai. Phát triển năng lực (NL) cho học sinh (HS) là vấn đề rất cần thiết. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra chân dung mới về HS với 5 phẩm chất và 10 NL. HS trong thời đại mới phải hết sức năng động, sáng tạo với những kiến thức đa dạng, những kĩ năng, phẩm chất, NL cần thiết để sống, tồn tại, thích ứng và phát triển. Một trong những NL đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra đó là năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) và sáng tạo. Hóa học là một trong những môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, trong đó có phát triển những NL cần thiết cho HS, giúp họ có khả năng làm việc chủ động, độc lập và sáng tạo trong thực tiễn. Việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực vào trong quá trình dạy học hóa học (DHHH) ở trường Trung học phổ thông (THPT) đang là vấn đề hết sức cần thiết, mang tính thời sự. Trong chương trình môn Hóa học THPT nói chung, phần Dẫn xuất của hiđrocacbon nói riêng, có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn, thuận lợi cho giáo viên (GV) sử dụng các PPDH tích cực, giúp HS tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả, qua đó hình thành và phát triển những NL cần thiết đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng một số PPDH tích cực (dạy học dự án (DHDA), dạy học giải quyết vấn đề (DHGQVĐ), dạy học hợp đồng (DHHĐ)) trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DHHH ở trường THPT. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHHH ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Một số PP, kĩ thuật dạy học tích cực; NLGQVĐ và biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS THPT thông qua phần Dẫn xuất của hiđrocacbon.
- 2 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được cấu trúc của NLGQVĐ, vận dụng một số PPDH tích cực (DHDA, DHGQVĐ, DHHĐ) hợp lí và phù hợp với đối tượng HS trong DH phần Dẫn xuất của hiđrocacbon thì sẽ phát triển được NLGQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DHHH ở trường THPT. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng phát triển NL; Cơ sở lí luận về NL, NLGQVĐ; Đổi mới PPDH hóa học theo hướng phát triển NL cho HS;... nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. - Điều tra, đánh giá thực trạng việc DHHH ở một số trường THPT hiện nay về vấn đề sử dụng PPDH tích cực và phát triển những NL cần thiết (đặc biệt phát triển NLGQVĐ) cho HS. 6.2. Nghiên cứu, phân tích nội dung, cấu trúc chương trình hoá học THPT phần Dẫn xuất của hiđrocacbon. 6.3. Nghiên cứu những biện pháp nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. 6.4. Nghiên cứu, đề xuất và sử dụng DHDA, DHGQVĐ và DHHĐ nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. 6.5. Xây dựng cấu trúc NLGQVĐ và đề xuất bộ công cụ đánh giá NL này của HS thông qua sử dụng PPDH tích cực. 6.6. Thiết kế một số kế hoạch dạy học trong phần Dẫn xuất của hiđrocacbon có sử dụng PPDH tích cực nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS THPT. 6.7. Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đề xuất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lí thông tin 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc phát triển NLGQVĐ cho HS THPT thông qua DH bộ môn Hoá học. 8.2. Trên cơ sở điều tra 95 GV hóa học ở 23 trường THPT của 13 tỉnh thành trên cả 3 miền đất nước, đánh giá được thực trạng DHHH theo hướng phát triển những NL cần thiết, đặc biệt là NLGQVĐ cho HS ở một số trường THPT hiện nay.
- 3 8.3. Xác định 10 tiêu chí với 3 mức độ biểu hiện của NLGQVĐ thông qua sử dụng PPDH tích cực. Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ của HS thông qua các biện pháp đề xuất. 8.4. Xây dựng được 40 BTHH có nội dung thực tiễn, sử dụng phối hợp với các PPDH tích cực nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS THPT. 8.5. Đề xuất được 3 biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS thông qua việc vận dụng PPDH tích cực (DHDA, DHGQVĐ và DHHĐ) trong DHHH phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trường THPT. 9. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học Chương 2. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon Chương 3. Thực nghiệm sư phạm CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về năng lực và phát triển năng lực giải quyết vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua DH phần Dẫn xuất của hiđrocacbon” được tác giả nghiên cứu có sự kế thừa và phát triển của các nghiên cứu trước đây về NL, NLGQVĐ, sử dụng PPDH tích cực để phát triển NLGQVĐ, phù hợp với việc đổi mới PPDH hóa học theo hướng phát triển NL cho HS. 1.2. Một số lí thuyết học tập định hƣớng phát triển năng lực 1.2.1. Thuyết nhận thức 1.2.2. Thuyết kiến tạo 1.2.3. Lí thuyết vùng phát triển gần 1.2.4. Thuyết đa trí tuệ
- 4 1.3. Cơ sở lí luận về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trƣờng Trung học phổ thông 1.3.1 Khái niệm và cấu trúc của năng lực 1.3.1.1. Khái niệm năng lực "NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” 1.3.1.2. Cấu trúc của năng lực NL có cấu trúc động, bao gồm thành tố hàm chứa không chỉ kiến thức, kĩ năng và thái độ mà bao gồm cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm và tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tiễn cụ thể. 1.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học phổ thông 1.3.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề Chúng tôi cho rằng: NLGQVĐ là khả năng của cá nhân nhận ra các mâu thuẫn nhận thức trong các vấn đề học tập hoặc các vấn đề trong thực tiễn, và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt qua các khó khăn và trở ngại, từ đó tiếp thu được kiến thức, kĩ năng mới hoặc giải quyết được vấn đề trong thực tiễn. 1.3.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng cấu trúc của CT GDPT nhưng thiết kế thành 4 năng lực thành phần để xây dựng khung NLGQVĐ và bộ công cụ đánh giá này của HS THPT. 1.3.2.3. Các phương pháp đánh giá năng lực 1.3.2.4. Định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học hóa học 1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 1.4.1. Một số phương pháp dạy học tích cực 1.4.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 1.4.1.2. Dạy học dự án 1.4.1.3. Dạy học giải quyết vấn đề 1.4.1.4. Dạy học hợp đồng
- 5 1.4.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực 1.4.2.1. Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực 1.4.2.2. Kĩ thuật 5W1H 1.4.2.3. Kĩ thuật KWL 1.5. Thực trạng dạy học hoá học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở một số trƣờng THPT hiện nay 1.5.1. Mục đích của việc điều tra, khảo sát Mục đích của việc điều tra, khảo sát là đánh giá được thực trạng DHHH theo hướng phát triển những NL cần thiết (đặc biệt là phát triển NLGQVĐ) cho HS và thực trạng NLGQVĐ của HS ở một số trường THPT hiện nay. 1.5.2. Nội dung, đối tượng, địa bàn và thời gian điều tra 1.5.3. Phương pháp điều tra 1.5.4. Kết quả và phân tích kết quả khảo sát Chúng tôi đã thu được 95 phiếu tham khảo ý kiến của GV ở 23 trường THPT của 13 tỉnh thành trên cả 3 miền đất nước. Kết quả khảo sát được thể hiện trên các hình 1.12, 1.14 và 1.17. Hình 1.12. Ý kiến GV về mức độ sử dụng các PP và kĩ thuật DH tích cực.
- 6 Hình 1.14. Ý kiến GV về thực trạng năng lực của HS THPT tại một số trường được khảo sát. Hình 1.17. Ý kiến của GV về hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học để phát triển NLGQVĐ cho học sinh THPT. Thông qua kết quả điều tra khảo sát, chúng tôi đã xác định được thực trạng và những biểu hiện NLGQVĐ của HS, những PPDH có thể đem lại hiệu quả cao trong việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong DHHH ở trường THPT. Tiểu kết chƣơng 1
- 7 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON 2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc và vị trí phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong Chƣơng trình môn Hóa học Trung học phổ thông 2.1.1. Mục tiêu phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong Chương trình môn Hóa học Trung học phổ thông 2.1.2. Nội dung, cấu trúc và vị trí phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong Chương trình môn Hóa học Trung học phổ thông 2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học phổ thông 2.2.1. Thiết kế khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT 2.2.1.1. Quy trình thiết kế khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT 2.2.1.2. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT Bảng 2.2. Bảng mô tả chi tiết các năng lực thành phần, tiêu chí/biểu hiện và chỉ báo mức độ của NLGQVĐ dành cho HS THPT Mức độ Năng lực Tiêu chí đánh thành phần giá Mức độ 1: Mức độ 2: Mức độ 3: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 1. Phát hiện và 1. Phát hiện và Phát hiện và Phát hiện và nêu Phát hiện và nêu làm rõ vấn đề nêu tình huống nêu được tình được tình huống được tình huống có vấn đề trong huống có vấn có vấn đề đầy đủ có vấn đề đầy đủ, học tập và thực đề nhưng chưa nhưng chưa chính xác. tiễn (tình huống/ đầy đủ, chưa chính xác. bối cảnh thực chỉnh xác. hiện). 2. Đề xuất câu Đề xuất được 1 Đề xuất được 1- Đề xuất được hỏi định hướng – 2 câu hỏi 2 câu hỏi định nhiều câu hỏi nghiên cứu. định hướng hướng nghiên định hướng nghiên cứu cứu chính xác, nghiên cứu chính nhưng chưa nhưng chưa phù xác và phù hợp chính xác, hợp. chưa phù hợp. 2. Đề xuất và 3. Thu thập và Thu thập chưa Thu thập đầy đủ Thu thập đầy đủ, lựa chọn giải làm rõ các thông đầy đủ và chưa nhưng chưa làm làm rõ tất cả các pháp GQVĐ tin có liên quan làm rõ các rõ tất cả các thông tin có liên đến vấn đề trong thông tin có liên thông tin có liên quan đến vấn đề học tập và thực quan đến vấn đề quan đến vấn đề trong học tập và tiễn. trong học tập và trong học tập và thực tiễn. thực tiễn. thực tiễn.
- 8 Mức độ Năng lực Tiêu chí đánh thành phần giá Mức độ 1: Mức độ 2: Mức độ 3: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4. Đề xuất và Đề xuất và Đề xuất và phân Đề xuất và phân phân tích một số phân tích được tích được một số tích được các giải pháp một vài giải giải pháp giải pháp GQVĐ GQVĐ. pháp GQVĐ GQVĐ hợp lí hợp lí, trình bày nhưng chưa nhưng trình bày rõ ràng và logic. hợp lí, chưa rõ chưa rõ ràng và ràng. logic. 5. So sánh, đánh So sánh, đánh So sánh, đánh So sánh, đánh giá giá và lựa chọn giá các giải giá được các giải được các giải giải pháp pháp chưa đầy pháp nhưng lựa pháp và lựa chọn GQVĐ. đủ và chưa lựa chọn giải pháp được giải pháp chọn được giải GQVĐ chưa phù GQVĐ phù hợp. pháp GQVĐ. hợp. 3. Thực hiện 6. Xây dựng kế Xây dựng được Xây dựng kế Xây dựng kế giải pháp hoạch triển khai kế hoạch triển hoạch triển khai hoạch triển khai GQVĐ thực hiện giải khai thực hiện thực hiện giải thực hiện giải pháp GQVĐ giải pháp pháp GQVĐ pháp GQVĐ một GQVĐ nhưng một cách chi tiết cách chi tiết và chưa chi tiết và nhưng chưa phù phù hợp. chưa phù hợp. hợp. . 7. Thực hiện Thực hiện giải Thực hiện được Thực hiện được giải pháp pháp GQVĐ giải pháp giải pháp GQVĐ GQVĐ chưa tốt GQVĐ linh hoạt một cách linh (không đúng/ nhưng chưa hoạt, hiệu quả. không linh hiệu quả. hoạt/không hiệu quả). 8. Trình bày kết Trình bày được Trình bày kết Trình bày kết quả quá trình kết quả GQVĐ quả quá trình quả quá trình GQVĐ nhưng chưa GQVĐ tương GQVĐ đầy đủ, đầy đủ và chưa đối đầy đủ và rõ rõ ràng và khoa rõ ràng. ràng học. 4. Đánh giá 9. Đánh giá giải Nhận ra nhưng Nhận ra nhưng Nhận ra và giải pháp và pháp GQVĐ chưa phân tích phân tích chưa phân tích đầy đủ, phát triển vấn được ưu điểm đầy đủ, rõ ràng rõ ràng ưu điểm đề và hạn chế của ưu điểm và hạn và hạn chế của giải pháp thực chế của giải giải pháp thực hiện GQVĐ. pháp thực hiện hiện GQVĐ GQVĐ
- 9 Mức độ Năng lực Tiêu chí đánh thành phần giá Mức độ 1: Mức độ 2: Mức độ 3: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 10. Phát triển Đề xuất giải Đề xuất giải Đề xuất giải giải pháp để vận pháp vận dụng pháp vận dụng pháp vận dụng dụng vào tình vào tình huống vào tình huống vào tình huống huống mới (có mới chưa phù mới đầy đủ mới đầy đủ và biến đổi). hợp, chưa đầy nhưng chưa sáng sáng tạo đủ. tạo. 2.2.2. Thiết kế phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh dành cho giáo viên sử dụng) PHIẾU ĐÁNH GIÁ (Dành cho giáo viên sử dụng) Họ và tên giáo viên: ................................................................................................. Trường THPT: ......................................................................................................... Quận/Huyện………………………………… Tỉnh................................................ Đối tượng quan sát: Lớp .............................. Nhóm ............................................... Tên bài học: ............................................................................................................ Ngày ..... tháng ..... năm 20.......... Mức độ phát triển Tiêu chí/biểu hiện NLGQVĐ STT Nhận xét NLGQVĐ của HS Mức Mức Mức độ 1 độ 2 độ 3 Phát hiện và nêu tình huống có vấn đề trong 1 học tập và thực tiễn (tình huống/ bối cảnh thực hiện). 2 Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu. Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan 3 đến vấn đề trong học tập và thực tiễn. Đề xuất và phân tích một số giải pháp 4 GQVĐ. So sánh, đánh giá và lựa chọn giải pháp 5 GQVĐ. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giải 6 pháp GQVĐ 7 Thực hiện giải pháp GQVĐ 8 Trình bày kết quả quá trình GQVĐ 9 Đánh giá giải pháp GQVĐ Phát triển giải pháp để vận dụng vào tình 10 huống mới (có biến đổi).
- 10 . .3. Phiếu h i học sinh về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi giáo viên tổ chức thực hiện dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Dành cho học sinh) Họ và tên HS:............................................................... Lớp: .................................... Trường THPT: .......................................................................................................... Quận/Huyện………………………………… Tỉnh................................................ Tên bài học: .............................................................................................................. Ngày ..... tháng ..... năm ........... Dựa vào các tiêu chí và mức độ biểu hiện của NLGQVĐ trong bảng dưới đây, em hãy tự đánh giá sự phát triển NL này của mình khi GV tổ chức thực hiện dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon (khoanh tròn vào ô em lựa chọn). Các tiêu chí/ Biểu Lựa TT Các mức độ hiện chọn Em đã phát hiện Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề nhưng 1 và nêu tình huống chưa đầy đủ, chưa chính xác. có vấn đề trong Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề đầy đủ 2 học tập và thực nhưng chưa chính xác. 1 tiễn (tình huống/ bối cảnh thực Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học 3 hiện) ở mức độ tập và thực tiễn đầy đủ, chính xác nào? 2 Em đã đề xuất câu Đề xuất được 1 – 2 câu hỏi định hướng nghiên cứu 1 hỏi định hướng nhưng chưa chính xác, chưa phù hợp. nghiên cứu ở mức Đề xuất được 1-2 câu hỏi định hướng nghiên cứu 2 độ nào? chính xác, nhưng chưa phù hợp . Đề xuất được nhiều câu hỏi định hướng nghiên cứu 3 chính xác và phù hợp 3 Em đã thu thập và Thu thập chưa đầy đủ và chưa làm rõ các thông tin có 1 làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề trong học tập và thực tiễn. có liên quan đến Thu thập đầy đủ nhưng chưa làm rõ tất cả các thông 2 vấn đề trong học tập tin có liên quan đến vấn đề trong học tập và thực tiễn. và thực tiễn ở mức Thu thập đầy đủ, làm rõ tất cả các thông tin có liên 3 độ nào? quan đến vấn đề trong học tập và thực tiễn. 4 Em đã đề xuất và Đề xuất và phân tích được một vài giải pháp GQVĐ 1 phân tích được một nhưng chưa hợp lí, chưa rõ ràng. số giải pháp GQVĐ Đề xuất và phân tích được một số giải pháp GQVĐ 2 ở mức độ nào? hợp lí nhưng trình bày chưa rõ ràng và logic. Đề xuất và phân tích được các giải pháp GQVĐ hợp 3 lí, trình bày rõ ràng và logic. 5 Em đã so sánh, đánh So sánh, đánh giá các giải pháp chưa đầy đủ và chưa 1 giá và lựa chọn giải lựa chọn được giải pháp GQVĐ.
- 11 pháp GQVĐ ở mức So sánh, đánh giá được các giải pháp nhưng lựa chọn 2 độ nào? giải pháp GQVĐ chưa phù hợp. So sánh, đánh giá được các giải pháp và lựa chọn 3 được giải pháp GQVĐ phù hợp. 6 Em đã xây dựng kế Xây dựng được kế hoạch triển khai thực hiện giải 1 hoạch triển khai pháp GQVĐ nhưng chưa chi tiết và chưa phù hợp. thực hiện giải pháp Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp 2 GQVĐ ở mức độ GQVĐ một cách chi tiết nhưng chưa phù hợp. nào? Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp 3 GQVĐ một cách chi tiết và phù hợp. 7 Em đã thực hiện Thực hiện giải pháp GQVĐ chưa tốt (không đúng/ 1 giải pháp GQVĐ ở không linh hoạt/không hiệu quả). mức độ nào? Thực hiện được giải pháp GQVĐ linh hoạt nhưng 2 chưa hiệu quả. Thực hiện được giải pháp GQVĐ một cách linh hoạt, 3 hiệu quả. 8 Em đã trình bày kết Trình bày được kết quả GQVĐ nhưng chưa đầy đủ và 1 quả quá trình chưa rõ ràng. GQVĐ ở mức độ Trình bày kết quả quá trình GQVĐ tương đối đầy đủ 2 nào? và rõ ràng. Trình bày kết quả quá trình GQVĐ đầy đủ, rõ ràng và 3 khoa học. 9 Em đã đánh giá giải Nhận ra nhưng chưa phân tích được ưu điểm và hạn 1 pháp GQVĐ ở mức chế của giải pháp thực hiện GQVĐ. độ nào? Nhận ra nhưng phân tích chưa đầy đủ, rõ ràng ưu 2 điểm và hạn chế của giải pháp thực hiện GQVĐ Nhận ra và phân tích đầy đủ, rõ ràng ưu điểm và hạn 3 chế của giải pháp thực hiện GQVĐ 10 Em đã phát triển Đề xuất giải pháp vận dụng vào tình huống mới chưa 1 giải pháp để vận phù hợp, chưa đầy đủ. dụng vào tình huống Đề xuất giải pháp vận dụng vào tình huống mới đầy 2 mới (có biến đổi) ở đủ nhưng chưa sáng tạo. mức độ nào? . Đề xuất giải pháp vận dụng vào tình huống mới đầy 3 đủ và sáng tạo. 2.2.4. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án 2.2.5. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi giáo viên tổ chức thực hiện dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon 2.3. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trƣờng THPT 2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- 12 2.3.3. Hệ thống bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trường THPT Đã xây dựng và lựa chọn 40 bài tập có tác dụng phát triển NLGQVĐ cho HS. Các bài tập được sắp xếp theo các chương, bài của sách giáo khoa Hóa học 11 và Hóa học 12 để tiện theo dõi, sử dụng. Ví dụ 1 (Bài 1). Cho bảng số liệu sau về nhiệt độ sôi của một số chất: TT Chất Công thức cấu tạo Nhiệt độ sôi, 0C/1 atm 1 Etanol CH3-CH2OH 78,0 2 Đimetyl ete CH3-O-CH3 - 24,0 3 Propan-1-ol CH3-CH2-CH2OH 97,1 4 Propan-2-ol CH3-CH(OH)-CH3 82,6 5 Etyl metyl ete CH3-OCH2CH3 7,4 Hãy giải thích sự khác nhau về các số liệu giữa một số ancol so với các ete đồng phân với nó. Hƣớng dẫn giải và phân tích theo các biểu hiện của NLGQVĐ: a. Phát hiện và làm rõ vấn đề: - TC1: Các chất CH3-CH2OH và CH3-O-CH3 có cùng phân tử khối; CH3-CH2-CH2OH, CH3-CH(OH)-CH3 và CH3-OCH2CH3 có cùng phân tử khối, cùng công thức phân tử (đồng phân cấu tạo của nhau) nhưng có nhiệt độ sôi khác nhau. - TC2: Vì sao các chất có cùng công thức phân tử (đồng phân cấu tạo của nhau, cùng phân tử khối) lại có nhiệt độ sôi khác nhau? Ở một điều kiện áp suất nhất định, nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc chủ yếu vào những yếu tố nào? Cấu tạo của hợp chất hữu cơ ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ sôi của một chất? b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4 và TC5): - Ở một điều kiện áp suất nhất định, nhiệt độ sôi của một chất phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: (i) khối lượng phân tử - khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao; (ii) tương tác hút giữa các phân tử (liên kết hiđro, tương tác Van de Van,...) - các phân tử tương tác với nhau càng mạnh thì nhiệt độ sôi càng cao. - Các chất đồng phân có cùng khối lượng phân tử; - Các chất đồng phân cấu tạo về nhóm chức (ví dụ: ancol và ete) có tương tác giữa các phân tử khác nhau: + Giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro do đó tương tác giữa các phân tử mạnh hơn. + Giữa các phân tử ete không có liên kết hiđro do đó tương tác giữa các phân tử rất yếu. + Lực tương tác Van de Van giữa các phân tử ancol mạnh hơn giữa các phân tử ete do phân tử ancol phân cực hơn phân tử ete. c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): - Dựa vào khối lượng phân tử, cấu tạo của hợp chất hữu cơ và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nhiệt độ sôi của một chất để xem xét. - Sự khác nhau về các số liệu nhiệt độ sôi giữa một số ancol so với các ete đồng phân với nó: Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều so với các ete đồng phân với nó vì lực hút
- 13 giữa các phân tử ancol lớn hơn rất nhiều lực hút giữa các phân tử ete là do giữa các phân tử ancol với nhau có liên kết hiđro còn giữa các phân tử ete không có liên kết hiđro. d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề: - TC9: Từ dữ kiện ở bảng nhiệt độ sôi và các thông tin (i), (ii), cho thấy: Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều so với các ete đồng phân với nó. Điều đó chứng tỏ: + Lực hút giữa các phân tử ancol lớn hơn rất nhiều lực hút giữa các phân tử ete. + Cấu tạo/cấu trúc của phân tử đã tạo nên sự khác biệt về nhiệt độ sôi của các chất. Lực hút đó là do liên kết hiđro giữa các phân tử ancol với nhau do có nhóm -OH mà phân tử ete không có. - TC10: Vận dụng vào việc giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các cặp đồng phân nhóm chức: axit cacboxylic và este; anđehit và xeton;... Ví dụ 5 (Bài 14). Tại sao ở nông thôn, người ta hay gác đồ tre, nứa trên bếp để đồ dùng được bền hơn? Hƣớng dẫn giải và phân tích theo các biểu hiện của NLGQVĐ: a. Phát hiện và làm rõ vấn đề: - TC1: Trong tre, nứa có các phân tử xenlulozơ, trong khói bếp có các chất khí gì và các chất đó có mối quan hệ như thế nào? - TC2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bền chắc của các đồ dùng làm bằng tre, nứa? Vì sao đồ dùng bằng tre, nứa khi để trên gác bếp thì bền? Đồ dùng bằng tre, nứa nếu được để trên gác bếp thì bền là do nguyên nhân gì? b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4 và TC5): - Nguyên nhân các đồ bằng tre, nứa kém bền là do có nấm mốc, mối mọt bám kí sinh bám vào. Như vậy, đồ bằng tre, nứa sẽ bền chắc hơn nếu các loại mối, mọt, nấm mốc bị tiêu diệt. - Đồ vật tre, nứa bền hơn khi để trên gác bếp chứng tỏ trong khói bếp rơm rạ có các chất có thể tiêu diệt nấm mốc. c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): - Khói bếp có CO, HCHO,... sẽ có tác dụng diệt nấm mốc, mối mọt nên đồ bằng tre, nứa sẽ không bị hỏng, bền hơn. - HCHO tác dụng với nhóm OH trong phân tử xenlulozơ trong tre nứa tạo liên kết giữa các phân tử xenlulozơ, do đó làm cho vật liệu bền vững hơn. - Trong khói bếp có các chất khí CO, CO2, HCHO, N2…khi hấp phụ vào tre nứa làm cho các vi sinh vật, nấm mốc bám trong tre nứa bị tiêu diệt. d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề: - TC9: Vi khuẩn, nấm mốc, mối mọt bị tiêu diệt thì đồ dùng bằng tre nứa sẽ bền chắc hơn. Các chất có khả năng diệt nấm mốc (khói bếp, các muối NaF, NaCl,.., hợp chất của lưu huỳnh) có thể được dùng để làm tăng độ bền của các đồ dùng bằng tre, nứa. - TC10: Vận dụng vào việc giải thích những đồ vật muốn bền chắc cần xử lí tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc, mối mọt (sấy bằng SO2, xử lí bằng nước clo,...).
- 14 2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trƣờng THPT 2.4.1. Những cơ sở để lựa chọn biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 2.4.2. Biện pháp 1. Sử dụng dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon 2.4.2.1. Mối quan hệ giữa tiến trình của dạy học dự án với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bảng 2.3. Mối quan hệ giữa tiến trình DHDA và các năng lực thành phần, tiêu chí/biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ở HS THPT Các NL thành phần và tiêu chí/biểu hiện của NLGQVĐ Tiến trình của DHDA Các NL thành Tiêu chí/biểu hiện phần Bước 1. Lập kế hoạch (lựa 1. Phát hiện và 1. Phát hiện và nêu tình huống có vấn đề chọn chủ đề, xây dựng tiểu làm rõ vấn đề trong học tập và thực tiễn (tình huống/ chủ đề, lập kế hoạch các bối cảnh thực hiện). nhiệm vụ học tập). 2. Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu. 2. Đề xuất và 3. Thu thập và làm rõ các thông tin có lựa chọn giải liên quan đến vấn đề trong học tập và pháp GQVĐ thực tiễn. 4. Đề xuất và phân tích một số giải pháp GQVĐ. 5. So sánh, đánh giá và lựa chọn giải pháp GQVĐ. 3. Thực hiện 6. Xây dựng kế hoạch triển khai thực giải pháp hiện giải pháp GQVĐ Bước 2. Thực hiện dự án (thu GQVĐ 7. Thực hiện giải pháp GQVĐ thập thông tin, xử lí thông tin, tổng hợp thông tin). Bước 3. Tổng hợp báo cáo 4. Đánh giá giải 8. Trình bày kết quả quá trình GQVĐ kết quả (xây dựng sản phẩm, pháp và phát 9. Đánh giá giải pháp GQVĐ báo cáo trình bày sản phẩm, triển vấn đề 10. Phát triển giải pháp để vận dụng vào đánh giá). tình huống mới (có biến đổi). 2.4.2.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để xây dựng chủ đề dự án học tập phần dẫn xuất hiđrocacbon trong chương trình Hóa học THPT 2.4.2.3. Xây dựng các dự án học tập và nghiên cứu phần dẫn xuất hiđrocacbon trong chương trình Hóa học Trung học phổ thông Đã đề xuất 08 chủ đề dự án cùng các tiểu chủ đề sử dụng trong quá trình dạy học.
- 15 Bảng 2.4. Các chủ đề dạy học dự án Chủ đề Chủ đề Chủ đề 1. Ancol với vấn đề sức khỏe, xã hội và Chủ đề 5. Este và thực phẩm, mĩ môi trường. phẩm 1. Đại cương về ancol 2. Sử dụng ancol etylic và vấn đề sức khỏe 3. Sử dụng ancol etylic và vấn đề an toàn giao thông 4. Sản xuất rượu và vấn đề kinh tế, môi trường Chủ đề 2. Phenol và vấn đề kinh tế, xã hội, môi Chủ đề 6. Cacbohiđrat và đời trường sống 1. Đại cương về phenol 1. Cacbohiđrat và dinh dưỡng 2. Phenol với vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường 2. Cacbohiđrat và nguyên liệu Chủ đề 3. Anđehit và một số ứng dụng trong mĩ Chủ đề 7. Một số loại hợp chất phẩm, thực phẩm hữu cơ chứa nitơ 1. Đại cương về anđehit 1. Sơ lược về một số hợp chất 2. Một số anđehit có nhiều ứng dụng hữu cơ chứa nitơ 2. Vai trò của amino axit, protein với sự sống Chủ đề 4. Axit cacboxylic và một số ứng dụng Chủ đề 8. Polime với vấn đề 1. Đại cương về axit cacboxylic phát triển kinh tế và môi trường 2. Một số axit cacboxylic có nhiều ứng dụng 2.4.2.4. Vận dụng dạy học dự án trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Đã thiết kế và tổ chức thực nghiệm 03 kế hoạch dạy học (KHDH) vận dụng DHDA. 2.4.3. Biện pháp 2. Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon 2.4.3.1. Mối quan hệ giữa tiến trình của dạy học giải quyết vấn đề với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- 16 Bảng 2.5. Mối quan hệ giữa tiến trình dạy học giải quyết vấn đề với các năng lực thành phần và các tiêu chí/biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề Các NL thành phần và tiêu chí/ biểu hiện của NLGQVĐ Tiến trình của DHGQVĐ Các NL thành Tiêu chí/ biểu hiện của NLGQVĐ phần Giai đoạn 1. Đặt vấn đề, 1. Phát hiện và 1. Phát hiện và nêu tình huống có vấn xây dựng bài toán nhận làm rõ vấn đề đề trong học tập và thực tiễn (tình thức: Tạo tình huống có vấn huống/ bối cảnh thực hiện). đề; Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; Phát biểu vấn đề cần giải quyết. Giai đoạn 2. Giải quyết vấn 2. Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên đề đặt ra: Đề xuất các giả cứu. thuyết; Lập kế hoạch giải 2. Đề xuất và lựa 3. Thu thập và làm rõ các thông tin có quyết vấn đề; Thực hiện kế chọn giải pháp liên quan đến vấn đề trong học tập và hoạch giải quyết vấn đề. GQVĐ thực tiễn. 4. Đề xuất và phân tích một số giải pháp GQVĐ. 5. So sánh, đánh giá và lựa chọn giải pháp GQVĐ. 3. Thực hiện giải 6. Xây dựng kế hoạch triển khai thực pháp GQVĐ hiện giải pháp GQVĐ 7. Thực hiện giải pháp GQVĐ 8. Trình bày kết quả quá trình GQVĐ Giai đoạn 3. Kết luận: Thảo 4. Đánh giá giải 9. Đánh giá giải pháp GQVĐ luận kết quả và đánh giá; pháp và phát triển 10. Phát triển giải pháp để vận dụng Khẳng định hay bác bỏ giả vấn đề vào tình huống mới (có biến đổi). thuyết đưa ra; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới 2.4.3.2. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon 2.4.3.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Đã chọn được một số nội dung có thể sử dụng DHGQVĐ; đã thiết kế và tổ chức thực nghiệm 3 KHDH có sử dụng DHGQVĐ để phát triển NLGQVĐ cho HS.
- 17 2.4.4. Biện pháp 3. Sử dụng dạy học hợp đồng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 2.4.4.1. Mối quan hệ giữa tiến trình của dạy học hợp đồng với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Bảng 2.7. Mối quan hệ giữa tiến trình tổ chức DHHĐ và các năng lực thành phần, tiêu chí/biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ở HS THPT Các NL thành phần và tiêu chí/ biểu hiện của NLGQVĐ Tiến trình tổ chức Các NL thành DHHĐ Tiêu chí/ biểu hiện phần Hoạt động 1: Nghiên cứu 1. Phát hiện và 1. Phát hiện và nêu tình huống có vấn đề và kí hợp đồng làm rõ vấn đề trong học tập và thực tiễn (tình huống/ bối cảnh thực hiện). 2. Đề xuất câu hỏi định hướng nghiên cứu. 2. Đề xuất và 3. Thu thập và làm rõ các thông tin có liên lựa chọn giải quan đến vấn đề trong học tập và thực pháp GQVĐ tiễn. 4. Đề xuất và phân tích một số giải pháp GQVĐ. 5. So sánh, đánh giá và lựa chọn giải pháp GQVĐ. 3. Thực hiện 6. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Hoạt động 2: HS tiến giải pháp giải pháp GQVĐ hành thực hiện hợp đồng GQVĐ 7. Thực hiện giải pháp GQVĐ Hoạt động 3: Thanh lí 8. Trình bày kết quả quá trình GQVĐ hợp đồng Hoạt động 4: Nhận xét và 4. Đánh giá giải 9. Đánh giá giải pháp GQVĐ đánh giá pháp và phát triển vấn đề 10. Phát triển giải pháp để vận dụng vào tình huống mới (có biến đổi). 2.4.4.2. Yêu cầu lựa chọn bài tập, nhiệm vụ để xây dựng hợp đồng học tập phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong chương trình hóa học THPT 2.4.4.3. Xây dựng kế hoạch dạy học theo dạy học hợp đồng phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong chương trình hóa học Trung học phổ thông: Đã thiết kế 02 KHDH có sử dụng DHHĐ. 2.4.4.4. Tổ chức dạy học theo hợp đồng Tiểu kết chƣơng 2
- 18 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm - Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra trong luận án. - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp đề xuất (sử dụng DHGQVĐ, DHDA và DHHĐ) trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon thuộc Chương trình hóa học THPT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS THPT. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm - Lựa chọn đối tượng và địa bàn để tổ chức TNSP. - Xác định nội dung và phương pháp TNSP. - Chuẩn bị các kế hoạch dạy học, phương tiện dạy học, trao đổi với GV dạy thực nghiệm (TN) về: Các biện pháp đề xuất, cách tổ chức hoạt động dạy học, PP đánh giá NL của HS, bộ công cụ đánh giá kết quả sự phát triển NLGQVĐ của HS khi sử dụng DHGQVĐ, DHDA và DHHĐ nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS. - Thiết kế thang đo và bộ công cụ đánh giá kết quả học tập (kiến thức, kĩ năng) và NLGQVĐ của HS theo DHGQVĐ, DHDA và DHHĐ: Phiếu đánh giá, phiếu hỏi GV dạy thực nghiệm, phiếu hỏi HS lớp TN, phiếu đánh giá sản phẩm dự án, đề kiểm tra. - Lập kế hoạch và tiến hành TNSP theo kế hoạch: TN thăm dò để rút kinh nghiệm, tổ chức TNSP chính thức các vòng 1, 2, 3. - Thu thập và xử lí kết quả TNSP (định tính, định lượng), rút ra kết luận. 3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm 3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm 3.3.1.1. Chọn địa bàn thực nghiệm 3.3.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm 3.3. . Quy trình thực nghiệm 3.3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm 3.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 3.3.3.1. Thực nghiệm sư phạm thăm dò Đã TNSP thăm dò các KHDH vào năm học 2014-2015 ở 04 trường THPT thuộc 03 tỉnh với tổng số 207 HS ở cả lớp 11, lớp 12 nhằm mục đích tìm hiểu, chỉnh sửa các biện pháp đề xuất và đánh giá thực trạng NLGQVĐ của HS tại các địa điểm TN. 3.3.3.2. Thực nghiệm sư phạm chính thức Chúng tôi tiến hành tổ chức TNSP với 3 vòng trong các năm học từ 2015 – 2016 đến 2017 – 2018 tại các địa bàn đã lựa chọn, thực hiện tại 2 khối lớp 11 và 12, mỗi khối lớp tổ chức TN cả 3 biện pháp đề xuất, lớp 11 được thực hiện bởi 5 KHDH, lớp 12 được thực hiện bởi 3 KHDH. Nội dung các bài dạy thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.2.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 307 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn