Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng sông Hồng
lượt xem 5
download
TMục tiêu của đề tài "Quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng sông Hồng" là xây dựng khung lý luận làm cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của các ban tuyên giáo vùng ĐBSH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh, tp ở hiện tại và các năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng sông Hồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM PHẠM THU HÀ QUẢN LÝ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG GIÁO DỤC CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC TỈNH, THÀNH ỦY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2021
- Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Hùng PGS.TS. Nguyễn Như An 1. PGS.TS. Phạm Minh Mục 1 2GS.TS. Nguyễn Xuân HảiPGS.TS. Phạm Minh M Phản biện 1: .................................................................... Phản biện 2: .................................................................... Phản biện 3: .................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm..... Có thể tìm hiều luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ công chúng (tiếng Anh là “Public Relations”) hay trong một số trường hợp còn được gọi truyền thông hoặc với một số tên gọi khác như: quan hệ cộng đồng, quan hệ giao tế,..., đã và đang là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm nghiên cứu, đầu tư của các quốc gia, các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân trong nước và thế giới. Thậm chí QHCC còn được coi như một hoạt động hấp dẫn và đầy thách thức, một nghề được nhiều người không chỉ giới trẻ ưu tiên lựa chọn. Thực tế, QHCC đã, đang và sẽ tiếp tục được coi là một chức năng quản lý quan trọng của các tổ chức, bao gồm các tổ chức GD&ĐT, đặc biệt là các cơ quan liên quan đến tuyên truyền, định hướng phát triển GD&ĐT như BTG tại Việt Nam. Trong lĩnh vực GD&ĐT, từ năm 2006, một số trường đại học, học viện tại Việt Nam cũng đã chính thức tuyển sinh các khóa đào tạo về QHCC và QHCC cũng đã, đang và sẽ thực sự trở thành một nghề được nhiều người ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn tại Việt Nam. Liên quan đến BTG, BTG tỉnh ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ chịu trách nhiệm tham mưu cho tỉnh ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT, thông qua thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT đến cán bộ,đảng viên và Nhân dân, để đưa Nghị quyết của Đảng về GD đi vào cuộc sống. Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy những chủ trương, giải pháp về phát triển giáo dục cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Như vậy, có thể thấy QHCC trong GD đóng vai trò, to lớn, quan trọng trong công tác tuyên giáo của Đảng. Trong những năm qua, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác tuyên giáo của các BTG vùng ĐBSH còn một số hạn chế, nhất là công tác tuyên truyền, chỉ đạo, định hướng báo chí trong lĩnh vực giáo dục có mặt chưa kịp thời ; công tác nắm bắt và dự báo tình hình tư tưởng , tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân về những vấn đề giáo dục đôi khi còn hạn chế… Một trong các nguyên nhân của hạn chế trên là do hiểu biết về QHCC trong GD còn khá mờ nhạt, dẫn đến việc vận dụng QHCC trong hoạt động của các tổ chức GD, trong đó có BTG còn hạn chế. Tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng các tài liệu QHCC của nước ngoài vào đào tạo tại một số CSGD đại học; còn các công trình NC về QHCC trong GD rất ít, quản lý QHCC trong GD hầu như không có và đặc biệt là chưa có công trình nào NC về quản lý QHCC trong GD của BTG. Vì vậy, đề tài luận 1
- án “Quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy vùng ĐBSH“ được xem cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn cần NC. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý luận làm cơ sở NC thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý QHCC trong GD của các BTG vùng ĐBSH, góp phần nâng cao chất lượng GD của tỉnh, tp ở hiện tại và các năm tiếp theo. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động của BTG trong GD. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ công chúng và quản lý QHCC trong GD của BTG vùng ĐBSH. 4. Giả thuyết khoa học Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD Việt Nam, một trong các chức năng quan trọng của các BTG là tổ chức và thiết lập được các mối quan hệ hai chiều với công chúng GD để tham mưu, định hướng và chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giải thích cho công chúng hnhận thức rõ, từ đó thực hiện thành công các chủ trương, nghị quyết về đổi mới GD của tỉnh, tp để điều chỉnh, bổ sung hay xây dựng mới các nghị quyết phát triển GD cho phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có NC hệ thống và toàn diện về QHCC và đặc biệt là quản lý QHCC để nâng cao chất lượng hoạt động QHCC trong GD của BTG vùng ĐBSH. Vì vậy, nếu xây dựng được khung lý luận làm tiền đề NC thực trạng, đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp và khả thi với bối cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như xu thế thế giới thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động QHCC và quản lý QHCC trong GD của các BTG vùng ĐBSH. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về QHCC, quản lý QHCC trong GD của BTG. - Đánh giá thực trạng về QHCC và quản lý QHCC trong GD của các BTG vùng ĐBSH. - Đề xuất giải pháp quản lý QHCC trong GD của các BTG vùng ĐBSH. - Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp do đề tài luận án đề xuất và lựa chọn giải pháp 1 để khảo nghiệm sâu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung NC chính về lý luận giới hạn gồm: (1) Khái niệm và bản chất của QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG; (2) Lý thuyết về QHCC và mô hình để thiết kế và vận hành các kênh giao tiếp thông tin hai chiều trong QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG; (3) Qui trình thiết kế và vận hành các hoạt động/chương 2
- trình QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG. - Nghiên cứu thực trạng quản lý QHCC trong GD của BTG vùng ĐBSH. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp dựa trên bối cảnh thực tế/trạng của QHCC và quản lý trong GD của BTG vùng ĐBSH. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận hệ thống - Tiếp cận lịch sử/logic - Tiếp cận so sánh - Tiếp cận tham dự - Tiếp cận chính trong hoạt động và quản lý QHCC trong GD. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi + Phương pháp phỏng vấn + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp xử lí thông tin, số liệu - Phương pháp khảo/thử nghiệm 7. Luận điểm bảo vệ Để đảm bảo xây dựng được khung lý luận về QHCC trong GD của BTG toàn diện, khoa học..., đòi hỏi cần được xây dựng dựa trên các lý thuyết và mô hình liên quan đến QHCC trong GD, cần kết hợp vận dụng lý thuyết tham dự, phân cấp...để tổ chức lập và thực hiện kế hoạch chiến lược gắn với kiểm tra, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin tới các bên liên quan nhằm cải tiến hoạt động QHCC trong GD của BTG. Để có thể kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả trên đảm bảo chính xác, minh bạch, công bằng, đòi hỏi cần dựa vào khung lý luận, phải xây dựng được một Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo gắn với quy trình liên quan, để có thể thường xuyên tự đánh giá và phản hồi thông tin tới các bên liên quan, nhằm cải tiến hoạt động QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy vùng ĐBSH. Tiếp theo, các giải pháp đề xuất cần đảm bảo phát huy được thế mạnh, khắc phục các hạn chế của thực trạng QHCC và quản lý QHCC của BTG các tỉnh, thành ủy của vùng ĐBSH. Các giải pháp do đề tài luận án đề xuất cần được khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi theo ý kiến của CCMT và các bên liên quan. 3
- 8. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hoá và phát triển được cơ sở lí luận về QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG. - Xây dựng và phân tích được bức tranh thực trạng vấn đề NC tại vùng ĐBSH, thông qua xây dựng bộ phiếu hỏi ý kiến và tổ chức phỏng vấn các nhóm trọng tâm với các đối tượng liên quan để khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng, dựa vào kết quả NC về lý luận và đặc biệt là Khung tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo theo quy trình QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy. - Đề xuất được 05 giải pháp cấp thiết và khả thi theo kết quả khảo nghiệm và thử nghiệm, đặc biệt là Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và thang đo, đánh giá QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy, cũng như các giải pháp thực hiện nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục được các hạn chế của thực trạng vấn đề NC tại vùng ĐBSH. 9. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. 10. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của đề tài luận án được cấu trúc thành 03 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG Chương 2. Thực trạng QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy vùng ĐBSH. Chương 3. Giải pháp quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy vùng ĐBSH. 4
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢN LÝ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG GIÁO DỤC CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC TỈNH, THÀNH ỦY 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Quan hệ công chúng 1.1.1.1. Lịch sử phát triển quan hệ công chúng Quan hệ công chúng đã có lịch sử hơn 100 năm (Watson, 2012) [71] và theo Cutlip et al. (2000) về “Effective Public Relations” (tạm dịch là QHCC hiệu quả), QHCC được xem là ra đời tại Hoa Kỳ từ những năm đầu thế kỷ XX. 1.1.1.2. Khái niệm về quan hệ công chúng Ước tính hiện nay có khoảng 500 cách hiểu, định nghĩa khác nhau về QHCC. Tuy nhiên, có 04 định nghĩa về QHCC thường được chấp nhận trên phạm vi quốc tế. Có thể hiểu QHCC là tạo các mối liên hệ ảnh hưởng đối với môi trường bên trong và bên ngoài của cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp, đặc biệt, khi đề cập đến QHCC thì bản thân nó bao hàm khía cạnh quản lý hay nói cách khác bản thân QHCC là hoạt động, công việc quản lý. 1.1.1.3. Vai trò của quan hệ công chúng Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm dịch vụ cho nội bộ cũng như công chúng; Khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến trong công chúng đối với tổ chức, cơ quan; Đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi; Thu hút và giữ chân người có tài làm việc cho mình (quan hệ nội bộ); Tạo cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ; Xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức, doanh nghiệp. 1.1.1.4. Bản chất và mô hình của quan hệ công chúng Bản chất của QHCC là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể của tổ chức và công chúng liên quan nhằm tác động tới nhận thức của công chúng để đạt được mục đích của chủ thể. QHCC thường bao gồm 04 thành tố chính: chủ thể, công chúng, thông điệp, kênh truyền tải, giao tiếp thông tin. 1.1.2. Quan hệ công chúng trong giáo dục Thực tế, còn ít công trình NC về QHCC trong GD và luận án nêu một số công trình tiêu biểu: Jones, E. (2008), Using PR strategies to enhance public relations in state secondary schools (tạm dịch là Sử dụng các chiến lược QHCC để nâng cao QHCC tại các trường trung học của bang), University Huddersfield.; Smith, L. and Mounter, P. (2005), Effective Internal Communication (tạm dịch là Giao tiếp hiệu quả 5
- bên trong)… 1.1.3. Đánh giá chung và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu Các đề tài, công trình NC về QHCC đã tập trung phân tích tương đối sâu sắc theo nhiều khía cạnh khác nhau về QHCC nói chung và đã có một số ít công trình có thể vận dụng QHCC trong GD. Tuy nhiên, trong thực tế thì các công trình NC liên quan đến QHCC trong GD, quản lý QHCC trong GD và đặc biệt là quản lý QHCC trong GD của BTG hầu như không có. Đây chính là các nội dung mà đề tài luận án cần tiếp tục NC để vận dụng QHCC vào trong GD và đặc biệt là quản lý QHCC trong GD của BTG. Cũng cần nhấn mạnh, các nghiên cứu về QHCC đều coi bản chất QHCC bao hàm khía cạnh “quản lý” QHCC và vì vậy, rất khó để có thể trình bày và phân tích QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG thành những nội dung riêng biệt. 1.2. Khái quát về quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy 1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan chính - Quan hệ công chúng, QHCC trong GD và quản lý QHCC trong GD QHCC là một chức năng quản lý nhằm thiết lập, thực hiện và duy trì mối quan hệ giữa tổ chức với công chúng, thông qua giao tiếp thông tin truyền thông chiến lược hai chiều để đảm bảo sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa “chủ thể” với "công chúng" của mình. - Chức năng, nhiệm vụ của BTG liên quan đến GD và quan hệ công chúng trong GD Tuyên truyền và tham mưu giúp tỉnh, thành ủy về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng về công tác GD&ĐT của tỉnh, tp. - Quan hệ công chúng trong GD và quản lý QHCC trong GD của BTG. QHCC trong GD của của BTG là thiết lập quá trình giao tiếp thông tin chiến lược hai chiều với công chúng, để tham mưu cho tỉnh, thành ủy các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị về vấn đề giáo dục trên địa bàn, đồng thời triển khai công tác tuyên truyền, giám sát và giải trình xã hội trong quá trình thực hiện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu công chúng và xã hội. Quản lý QHCC trong GD của BTG là quá trình tổ chức lập và thực hiện kế hoạch QHCC liên quan đến vấn đề GD tỉnh, tp cần giải quyết, gắn với kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin tới các bên liên quan để cải tiến, từ đó tham mưu cho tỉnh, thành ủy những nghị quyết về GD phù hợp, khả thi, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội. 1.2.2. Bản chất quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy - Bản chất của QHCC trong GD của BTG là quá trình trao đổi, giao tiếp thông 6
- tin hai chiều giữa chủ thể là BTG và công chúng liên quan nhằm tác động tới nhận thức của họ để đạt được mục đích của chủ thể; bao gồm 04 thành tố chính: chủ thể, thông điệp, công chúng, kênh truyền tải giao tiếp thông tin. (Hình 1.1) MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI (2) Thông điệp (1) (3) Hiểu, quan tâm, tin tưởng, Công Chủ thể/ ủng hộ và làm theo chúng BTG (4) Kênh truyền tải thông tin - Bản chất của quản lý QHCC trong GD của BTG là quá trình tổ chức “Lập – Thực hiện – Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả và Phản hồi cải tiến” kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của tỉnh, tp và tham mưu cấp ủy các nghị quyết về phát triển GD phù hợp, khả thi, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với vấn đề GD của tỉnh, tp. 1.2.3. Mục tiêu, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc và hình thức - Mục tiêu: tổ chức thiết kế và giao tiếp thông tin với công chúng hiện tại và tương lai, để thuyết phục họ duy trì ủng hộ với định hướng phát triển, cách lãnh đạo và tổ chức, các quyết định quan trọng cũng như các dịch vụ... của ngành GD tỉnh, tp. - Vai trò: vai trò kỹ thuật và vai trò quản lý. - Chức năng: tham mưu cho tỉnh, thành ủy liên quan đến các quyết định chính sách, các tiến trình hoạt động và giao tiếp, xem xét và phân tích các luồng công luận khác nhau về vấn đề GD. - Nhiệm vụ: lập và tổ chức thực hiện kế hoạch QHCC (liên quan đến mục tiêu, ngân sách, nhân lực và vật lực, tài chính…) cũng như đánh giá kết quả và phản hồi thông tin cải tiến, để tạo ra sự thay đổi nhằm đạt tới mục tiêu của ngành GD. - Nguyên tắc: Quan hệ công chúng là dịch vụ công chứ không phải cá nhân; Trung thực; Hướng đến CCM; Tạo mối quan hệ gần gũi với cơ quan truyền thông; Sử dụng kênh truyền thông phù hợp; Thời gian hợp lý; Kiểm tra kỹ thông tin trước khi công bố; Sử dụng hình ảnh bắt mắt. - Hình thức : có nhiều hình thức QHCC khác nhau và vận dụng trong GD của BTG, có thể phân loại như sau: Dựa theo kênh QHCC chia thành các hình thức như QHCC qua báo chí, QHCC qua tổ chức sự kiện, QHCC cá nhân, QHCC qua tài liệu,... Dựa theo đối tượng chia thành 02 nhóm: QHCC nội bộ và QHCC ngoài BTG ; 7
- Dựa theo mục tiêu QHCC nhằm thay đổi nhận thức; tạo dựng hay củng cố thái độ, niềm tin, sự quan tâm...; thay đổi hành vi: lôi cuốn tham gia hoạt động, tạo thói quen mới...; để điều tra về nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng... 1.3. Lý thuyết, mô hình và vận dụng vào quan hệ công chúng, quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy 1.3.1. Lý thuyết và vận dụng vào quan hệ công chúng, quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy - Lý thuyết về các quan hệ - Lý thuyết về thuyết phục và ảnh hưởng xã hội - Lý thuyết giao tiếp đại chúng - Lý thuyết tham dự và phân cấp 1.3.2. Mô hình giao tiếp và vận dụng trong quan hệ công chúng, quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy - Mô hình tuyên truyền thông tin một chiều từ BTG tới công chúng. - Thông tin công khai. - Mô hình giao tiếp hai chiều không đối xứng. - Mô hình giao tiếp hai chiều cân đối. 1.4. Quy trình, nội dung và tiêu chí về quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy Từ trình bày và phân tích ở trên, dưới đây là quy trình, nội dung và tiêu chí QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG theo 04 giai đoạn và được chi tiết thành 09 bước như sau (Hình 1.2) 1.4.1. Giai đoạn 1: Tổ chức nghiên cứu hình thành để phân tích, xác định vấn đề giáo dục, công chúng mục tiêu, thực trạng quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo Mục tiêu kép của Giai đoạn 1 là: BTG tổ chức NC phân tích bối cảnh để xác định chính xác các vấn đề GD của tỉnh, tp ở hiện tại và những năm tiếp theo, các nguyên nhân liên quan cần khắc phục. Tiếp theo là xác định CCMT liên quan, đánh giá nhận thức của họ để tham mưu cho tỉnh, thành ủy ban hành các nghị quyết để giải quyết vấn đề GD đó; đồng thời phân tích thực trạng để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược về QHCC trong GD của BTG trong các giai đoạn tới. 8
- Giai đoạn 1 - Tổ chức NC hình thành để phân tích, xác định vấn đề GD, CCMT và thực trạng QHCC, quản lý QHCC của BTG Bước 1 - Tổ chức NC phân tích bối cảnh để xác định vấn đề GD của tỉnh, tp. và nguyên nhân Bước 2 - Tổ chức NC xác định nhóm CCMT và phân tích nhận thức của họ liên quan đến vấn đề GD tỉnh, tp. Bước 3: Tổ chức NC phân tích thực trạng QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG liên quan đến vấn đề GD tỉnh, tp. Giai đoạn 2 - Tổ chức lập kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG Bước 4 - Tổ chức thiết lập MTC&CT của quản lý QHCC Bước 5 - Tổ chức thiết kế, lựa chọn chiến lược/giải pháp QHCC và nguồn lực cần có để đạt tới MTCT Giai đoạn 3 - Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG Bước 6: Thiết lập cấu trúc tổ chức để thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC Bước 7 - Tổ chức thiết kế thông điệp và giao tiếp/truyền thông hiệu quả để thực hiện kế hoạch hiến lược QHCC Bước 8 -Quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên và tổ chứcnâng cao năng lực Giai đoạn 4/Bước 9 –Tổ chức NC đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để điều chỉnh, bổ sung và cải tiến Hình 1.2. Quy trình quản lý QHCC trong GD của BTG 1.4.2. Giai đoạn 2: Tổ chức lập kế hoạch chiến lược quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo để giải quyết vấn đề giáo dục của tỉnh, tp. Mục tiêu của Giai đoạn này nhằm tổ chức lập kế hoạch chiến lược để xác định rõ QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG muốn đi đến đâu thông qua các MTC&CT; làm thế nào để đi đến đó thông qua các giải pháp hành động, chiến thuật giao tiếp, truyền thông, góp phần thực hiện thành công nghị quyết của tỉnh, thành ủy liên quan đến các vấn đề GD cần giải quyết. 9
- 1.4.3. Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược quan hệ công trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy Mục tiêu nhằm thiết lập cấu trúc tổ chức, thiết kế thông điệp và các quá trình giao tiếp, truyền thông cũng như lựa chọn PTTT hiệu quả để thực hiện thành công các chiến lược QHCC trong GD của BTG liên quan đến vấn đề GD tỉnh,tp cần giải quyết. 1.4.4. Giai đoạn 4: Tổ chức nghiên cứu đánh giá và phản hồi thông tin để cải tiến Mục tiêu nhằm tổ chức NC đánh giá chất lượng, hiệu quả các chiến lược và phương pháp giao tiếptruyền thông trong quá trình đạt tới các MTCT và phản hồi thông tin để điều chỉnh hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược mới. Đây là bước NC đánh giá xác định mức độ đạt tới của các MTCT và phản hồi thông tin tới các bên liên quan để điều chỉnh, cải tiến các hoạt động giao tiếp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tác giả đã tổng hợp nghiên cứu về QHCC và QLQHCC trong GD trên thế giới và trong nước. Khái niệm, bản chất, mục tiêu, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và các hình thức QHCC; các lý thuyết, mô hình và vận dụng vào quản lý QHCC trong GD của BTG tỉnh, thành ủy. Trong nội dung Chương 1, luận án đã giới thiệu quy trình, nội dung và tiêu chí quản lý QHCC trong giáo dục của BTG tỉnh, thành ủy với 4 giai đoạn, 9 bước. Trên cơ sở các nội dung trên, Chương 2 sẽ cụ thể hoá các nội dung đề xuất thành các sản phẩm để đánh giá thực trạng QL QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng sông Hồng nhằm làm rõ các ưu điểm, hạn chế, các thuận lợi cũng như khó khăn trong hoạt động QL QHCC. 10
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ QUẢN LÝ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG GIÁO DỤC CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC TỈNH, THÀNH ỦY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1. Khái quát vùng Đồng bằng sông Hồng và ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy vùng đồng bằng sông Hồng 2.1.1. Khái quát vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai vùng phát triển năng động là vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. 2.1.2. Khái quát về ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy vùng Đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng có 11 cơ quan ban tuyên giáo, gồm Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Hải Phòng; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Quảng Ninh. Theo Quy định số 04-Qđi/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng: BTG cấp tỉnh là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương. Biên chế của ban tuyên giáo tỉnh ủy do ban thường vụ tỉnh ủy quyết định. Về số phòng chuyên môn không quá 5 phòng, trong đó có phòng khoa giáo với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp lãnh đạo Ban về công tác Giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp, lao động, giải quyết việc làm…trên địa bàn tỉnh. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục tiêu Mục tiêu nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng QHCC, quản lý QHCC trong GD của các BTG vùng ĐBSH để xác định các mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó làm tiền đề đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để khắc phục ở Chương 3 tiếp theo. 2.2.2. Nội dung, công cụ và phương pháp khảo sát 2.2.2.1. Nội dung khảo sát: được thiết kế theo quy trình, nội dungvà tiêu chí QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG đã trình bày và phân tích lý luận ở Chương 1, bao gồm 04 giai đoạn và chi tiết thành 09 bước 2.2.2.2. Công cụ khảo sát: 02 Phiếu thu thập ý kiến dành cho 02 đối tượng chính: (1) CBQL, NV của BTG và Cơ quan quản lý, HĐND và Đoàn thể liên quan tại cấp 11
- tỉnh, tp; và (2) CCMT, được chia thành: 2a) CBQL và NV của các CSGD (trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học và Trung tâm GD thường xuyên; 2b) Người học; và 2c) Gia đình người học và cộng đồng. 2.2.2.3. Phương pháp khảo sát Phương pháp khảo sát kết hợp giữa hồi cứu tư liệu và khảo sát thực địa. 2.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Có 05 mức đánh giá chính về thực trạng QHCC và đặc biệt là quản lý QHCC của các BTG vùng ĐBSH của các đối tượng tham gia khảo sát với ý nghĩa như sau: (1) 1,00 - 1,80: “Chưa đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, chỉ báo, nên cần đánh giá toàn diện để cải tiến chất lượng” (2) 1,81 - 2,61: “Đáp ứng chưa đầy đủ yêu cầu của tiêu chí, chỉ báo, nên cần đánh giá theo chuyên đề/lĩnh vực cải tiến chất lượng” (3) 2,62 - 3,42: “Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí, chỉ báo, nhưng cần tiếp tục cải tiến chất lượng theo vấn đề GD tỉnh, tp” (4) 3,43 - 4,23: “Đáp ứng khá tốt yêu cầu tiêu chí, chỉ báo và tiếp tục cải tiến theo kế hoạch” (5) 4,24 - 5,00: “Đáp ứng tốt yêu cầu tiêu chí, chỉ báo và được xem là hình mẫu để nhân rộng trong địa phương, quốc gia” 2.2.3. Đối tượng và qui mô khảo sát Khảo sát 2364 phiếu với 2 nhóm đối tượng: (1) 453 CBQL và NV BTG, cơ quan quản lý liên quan (gồm 93 CBQL BTG, 115 NV; 119 CBQL các cơ quan liên quan, 126 NV); (2) 1911 Công chúng mục tiêu (gồm 231 CBQL CSGD, 385 NV, Người học 525, Cộng đồng 770) 2.3. Thực trạng quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy vùng Đồng bằng sông Hồng 2.3.1. Thực trạng tổ chức nghiên cứu hình thành để phân tích, xác định vấn đề giáo dục, công chúng mục tiêu và quan hệ công chúng, quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục (GIAI ĐOẠN 1) 2.3.2. Thực trạng tổ chức lập kế hoạch chiến lược quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy (GIAI ĐOẠN 2) 2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy (GIAI ĐOẠN 3) 2.3.4. Thực trạng tổ chức nghiên cứu đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến (GIAI ĐOẠN 4 - Bước 9) 2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo tỉnh, thành ủy 2.3.5.1. Mặt mạnh và nguyên nhân - Mục tiêu đặt ra cho các Giai đoạn/Bước của QHCC và quản lý QHCC của BTG vùng ĐBSH nhìn chung đảm bảo được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp, khả thi. 12
- Lập kế hoạch chiến lược QHCC: Các nhóm CCMT liên quan đến vấn đề GD tỉnh, tp được tổ chức NC phân tích phù hợp, do được NC xác định dựa trên các đặc trưng của các nhóm CCMT. Mục tiêu và các nội dung liên quan đến QHCC và đặc biệt là quản lý QHCC được định kỳ tổ chức NC điều chỉnh, bổ sung hay làm mới theo bối cảnh. Tổ chức thiết kế và thực hiện cấu trúc tổ chức, thông điệp và giao tiếp truyền thông để thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC: Xây dựng được cấu trúc tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC phù hợp, cũng như quy trình “Chủ trì - phối hợp” giữa BTG và các bên liên quan. Tổ chức thiết kế các “thông điệp” để giao tiếp với CCMT rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với truyền thống văn hóa, đặc trưng, giá trị, sự quan tâm của CCMT và nhất quán với nhau. Quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG: Kế hoạch hoạt động 03 năm và chi tiết cho từng năm của cán bộ, chuyên viên QHCC của BTG được tổ chức thiết lập phù hợp và khả thi để thực hiện thành công kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG theo bối cảnh. Thông tin về giám sát, đánh giá theo “dấu vết” tiến trình thực hiện kế hoạch của cán bộ, chuyên viên QHCC được phản hồi chính xác, kịp thời để cải tiến cho cán bộ, chuyên viên QHCC và các bên liên quan. Nguyên nhân là do: Có cơ chế, qui định đảm bảo các bên liên quan, đặc biệt là Ngành GD và CCMT tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình hoạt động dưới sự “chủ trì” và “chủ động” của BTG. Thông tin, kết quả hoạt động, qui định liên quan đảm bảo được công khai và dễ tiếp cận với các bên liên quan/CCMT để điều chỉnh, bổ sung, cải tiến kịp thời. 2.3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân Tổ chức nghiên cứu đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến: Nội dung và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược, quá trình giao tiếp truyền thông và PTTT cần được NC đề xuất phù hợp và khả thi với mục tiêu cụ thể về nhận thức, chấp nhận và hành động theo bối cảnh. Cần kết hợp được đánh giá kết quả thực hiện theo tiến trình và kết quả cuối cùng (thời điểm đánh giá), các phương pháp đánh giá định tính, định lượng nhất quán với nhau và phù hợp, khả thi với mục tiêu cụ thể về nhận thức, chấp nhận và hành động theo bối cảnh; Quy trình QHCC và quản lý QHCC của BTG cần gắn với bộ tiêu chuẩn, chí và chỉ báo chất lượng/thành công của QHCC và quản lý QHCC của BTG phù hợp và khả thi theo bối cảnh. Tổ chức NC hình thành để phân tích, xác định vấn đề GD tỉnh, tp, CCMT, chiến lược QHCC: Đảm bảo nội dung các vấn đề GD và nguyên nhân tỉnh, tp phải đương đầu mà QHCC trong GD có thể thực hiện theo trách nhiệm của BTG được tổ chức xác định chính xác và phù hợp theo bối cảnh/CCMT; Nghiên cứu nhận thức của các nhóm 13
- CCMT là những vấn đề tiếp tục cải tiến. Tổ chức thiết kế và lựa chọn giao tiếp, truyền thông: Các quá trình giao tiếp truyền thông (thông tin, thuyết phục, đối thoại); Tổ chức thiết kế và lựa chọn các quá trình giao tiếp, truyền thông và PTT cần được tiếp tục cải tiến phù hợp với đặc trưng của vấn đề GD tỉnh, tp và CCMT. Quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG: Khung năng lực và các cấp độ tương ứng của đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC; Kế hoạch hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC cần được tổ chức phát triển phù hợp và khả thi theo bối cảnh, đặc biệt tương ứng vị trí việc làm của đội ngũ này trong thực tế. Tổ chức giám sát, đánh giá theo “dấu vết” tiến trình thực hiện kế hoạch của cán bộ, chuyên viên QHCC cần không chỉ về kết quả đạt được so với với kế hoạch chiến lược QHCCmà cả mức độ năng lực được thể hiện. Cần tổ chức phát triển được khung chính sách khuyến khích và tạo động lực làm việc tích cực cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC phù hợp và khả thi theo bối cảnh. Tổ chức nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG để thực kế hoạch chiến lược: Năng lực của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG cần tổ chức nâng cao để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo bối cảnh. Cần phát triển khung chính sách đảm bảo khuyến khích và hỗ trợ giúp cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD để phát triển nghề nghiệp. Cần thực hiện tốt lộ trình phát triển mạng lưới học tập bên trong và bên ngoài để đảm bảo chia sẻ và học tập kiến thức, kinh nghiệm giữa các cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD với nhau KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận án đã thiết kế phiếu khảo sát theo 04 giai đoạn, được chi tiết thành 09 bước và 102 chỉ báo (câu) và kết hợp với phỏng vấn các nhóm trọng tâm, phối hợp một số phương pháp khác, như NC tài liệu thứ cấp liên quan…, để thu thập các thông tin, dữ liệu và phân tích thực trạng QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG vùng ĐBSH, làm tiền đề đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để khắc phục ở Chương 3 tiếp theo. 14
- Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG GIÁO DỤC CỦA BAN TUYÊN GIÁO CÁC TỈNH, THÀNH ỦY VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính liên ngành 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 3.2. Các giải pháp quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy 3.2.1. Đề xuât bộ 04 tiêu chuẩn, 09 tiêu chí và 78 chỉ báo và thang đo, đánh giá thành công quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy TIÊU CHUẨN 1. Tổ chức NC hình thành để phân tích, xác định vấn đề GD tỉnh, tp, CCMT và thực trạng QHCC, QL QHCC trong GD (Giai đoạn 1) Tiêu chí 1. Tổ chức NC phân tích bối cảnh để xác định vấn đề GD của tỉnh, tp và nguyên nhân (Bước 1) Tiêu chí 2. Tổ chức NC xác định CCMT và phân tích nhận thức của họ liên quan đến vấn đề GD của tỉnh, tp (Bước 2) Tiêu chí 3. Tổ chức NC phân tích thực trạng QHCC và Quản lý QHCC trong GD của BTG liên quan đến vấn đề GD của tỉnh, tp (Bước 3) TIÊU CHUẨN 2. Tổ chức lập kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG tỉnh, thành ủy (Giai đoạn 2) Tiêu chí 4. Tổ chức thiết lập MTC&CT của quản lý QHCC (Bước 4) Tiêu chí 5. Tổ chức thiết kế, lựa chọn chiến lược, nguồn lực và kế hoạch hành động để đạt tới MTCT (Bước 5) TIÊU CHUẨN 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG (Giai đoạn 3) Tiêu chí 6. Thiết lập cấu trúc tổ chức để thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG (Bước 6) Tiêu chí 7. Tổ chức thiết kế thông điệp và giao tiếp, truyền thông hiệu quả để thực hiện kế hoạch chiến lược QHCC trong GD của BTG (Bước 7) 15
- Tiêu chí 8. Quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG và tổ chức nâng cao năng lực (Bước 8) TIÊU CHUẨN 4. Tổ chức NC đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến (Giai đoạn 4) Tiêu chí 9. Tổ chức NC đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để điều chỉnh, bổ sung và cải tiến (Bước 9) 3.2.2. Quản lý giao tiếp thông tin với các bên liên quan và công chúng để giải quyết vấn đề giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy 3.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp Mục tiêu của giải pháp này nhằm đề xuất quy trình quản lý giao tiếp thông tin/truyền thông với các bên liên quan và công chúng để giải quyết vấn đề GD của tỉnh, tp theo trách nhiệm QHCC của BTG. 3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp Bước 1. Nghiên cứu thu thập và đánh giá dữ liệu để xác định vấn đề GD của tỉnh, tp cần giải quyết theo các giai đoạn khác nhau Bước 2. Lập kế hoạch giao tiếp thông tin Bước 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giao tiếp thông tin Bước 4. Đánh giá kết quả và tổ chức phản hồi thông tin để cải tiến 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện giải pháp Hệ thống hóa, hoàn thiện và công khai các văn bản quy định. Tổ chức tuyên truyền, tổ chức bồi dưỡng cho các cấp QL, đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC của BTG các tỉnh, thành ủy và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng tổ chức vận hành hệ thống giao tiếp thông tin. Đạt được sự ủng hộ, đồng thuận tham gia của các bên liên quan bên trong và bên ngoài của BTG các tỉnh, thành ủy. 3.2.3. Quy trình nghiên cứu đánh giá và phản hồi thông tin để cải tiến của quan hệ công chúng và quản lý quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy 3.2.3.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp Mục tiêu của giải pháp này nhằm đề xuất quy trình đánh giá vấn đề GD tỉnh, tp và phản hồi thông tin để cải tiến dựa vào mô hình MAIE, góp phần không chỉ xây dựng thực trạng mà còn để đề xuất các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, chiến lượcliên quan đến trách nhiệm QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy. 3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp Bước 1. Tổ chức đo lường để thu thập, xử lý và phân tích sơ bộ dữ liệu liên quan đến vấn đề GD tỉnh, tpcần giải quyết (M-A) Bước 2. Tổ chức phân tích sâu để xác định bản chất của vấn đề GD tỉnh, tp cần 16
- khắc phục (A-I) Bước 3. Tổ chức đánh giá để đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, chiến lược khắc phục vấn đề GD tỉnh, tp cần giải quyết (E-PDCA) Bước 4. Tổ chức phản hồi thông tin để cải tiến (F) 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện thành công giải pháp Văn bản hóa các quy định, hướng dẫn về quy trình nghiên cứu đánh giá và phản hồi thông tin để cải tiến của QHCC và quản lý QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy theo mô hình đề xuất mới trên. Tổ chức tuyên truyền, vận động để các bên liên quan bên trong và ngoài của BTG các tỉnh, thành ủy tham gia. Thiết lập được mạng lưới các chuyên gia. Lập kế hoạch ngân sách phù hợp và khả thi. 3.2.4. Quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực 3.2.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp Mục tiêu của giải pháp này nhằm đổi mới quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD dựa vào năng lực, đảm bảo hoạt động của họ phù hợp, đáp ứng được mục tiêu phát triển GD tỉnh, tp theo trách nhiệm của BTG các tỉnh, thành ủy. 3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp Bước 1. Lập kế hoạch hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy Bước 2. Tổ chức giám sát, đánh giá theo “dấu vết” thực hiện kế hoạch của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực Bước 3.Tổ chức phản hồi thông tin để cải tiến 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện thành công giải pháp Văn bản hóa các quy định, quy trình, thủ tục liên quan đến quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy; Tổ chức tuyên truyền để đội ngũ cán bộ, chuyên viên và các bên liên quan nhận thức sâu sắc được vai trò và tầm quan trọng của quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy; Lập kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí và tổ chức nâng cao năng lực quản lý hoạt động của cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy cho các cấp quản lý và các bên liên quan... 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyên viên quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực 3.2.5.1. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp Mục tiêu của giải pháp này nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC, đáp ứng yêu cầu phát triển GD của tỉnh, 17
- tp thông qua QHCC theo trách nhiệm của BTG các tỉnh, thành ủy theo các giai đoạn khác nhau. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Bước 1. Tổ chức phát triển khung năng lực cần có của đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy theo các giai đoạn khác nhau Bước 2. Tổ chức phát triển chương trình bồi dưỡng tổng thể cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực Bước 3. Tổ chức đánh giá nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực Bước 4. Tổ chức lập và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ, chuyên viên QHCC trong GD của BTG các tỉnh, thành ủy dựa vào năng lực Bước 5. Giám sát, đánh giá kết quả đạt được và phản hồi thông tin để cải tiến 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện thành công giải pháp Văn bản hóa các quy định, nội dung và quy trình tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, chuyên viên QHCC dựa vào năng lực; Tổ chức tuyên truyền, vận động để các bên liên quan bên trong và ngoài của BTG các tỉnh, thành ủy, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên viên nhận thức được tầm quan trọng cần chuẩn hóa năng lực thông qua bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng; Lập kế hoạch ngân sách phù hợp và khả thi. 3.2.6. Mối quan hệ giữa các giải pháp Các giải pháp có mối liên hệ hữu cơ, ràng buộc, đan xen với nhau. Nội dung của giải pháp này là mục tiêu của giải pháp kia hoặc là cách thức thực hiện của giải pháp khác và ngược lại. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không coi nhẹ một giải pháp nào. Tuy nhiên, có thể thấy Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo của Giải pháp 1 được xem là nền tảng để thực hiện và kết nối nội dung các giải pháp còn lại với nhau. 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp và thử nghiệm nội dung Giải pháp 1 3.3.1. Mục đích khảo/thử nghiệm Mục đích khảo/thử nghiệm nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp. Dựa vào kết quả khảo/thử nghiệm để điều chỉnh nội dung cho phù hợp, khả thi và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn