intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục "Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc" với mục tiêu đề xuất biện pháp vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức; đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng những sơ đồ kiến thức đã xây dựng ở trên theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VI VĂN THẢO VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Khoa LLCT - GDCD, Trường ĐHSP Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hưởng Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Dương Văn Khoa Phản biện 1: PGS.TS. Lại Quốc Khánh Cơ quan công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh Cơ quan Công tác: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng … năm 2024
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất đang là xu thế của giáo dục hiện đại. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh việc cải cách giáo dục để hội nhập quốc tế, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định cần phải “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới” [48; tr. 6]. Ở một góc nhìn khác, Việt Nam phấn đấu đến 2030, trở thành nước đang phát triển, từ đó đặt ra yêu cầu cần phải có nguồn nhân lực chất lượng. Chính vì vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học trong đào tạo đại học đang trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. 1.2. Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức là phương trực quan có ưu thế lớn trong dạy học, nhất là các môn thuộc lĩnh vực xã hội, trong đó có môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, khi dụng công nghệ thông tin như sử dụng các phần mềm tin học canva, mindmap,… trong xây dựng sơ đồ kiến thức nhằm hệ thống hóa kiến thức là rất cần thiết. Đây là một phương pháp dạy học ổn định, có khả năng khái quát, hệ thống và tóm tắt kiến thức trở nên ngắn gọn, tạo biểu tượng sâu sắc và trực quan cao. Ngoài ra, còn có khả năng truyền tải lượng lớn thông tin trong một thời gian ngắn, giúp người học dễ hiểu, tiếp thu, lĩnh hội và làm chủ kiến thức và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất cần thiết cho người học. Vận dụng phương phâp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thật sự rõ nét. Bởi phương phâp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung, dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng được nghiên cứu từ rất lâu và khá nhiều, nhất là kết quả những công trình nghiên cứu về vận dụng nó trong dạy học các môn học,… đã khái quát về quan điểm, quy trình xây dựng và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, điều kiện vận dụng. Tuy nhiên, vấn đề của luận án mà chúng tôi xác định thì chưa có một nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện và cụ thể, vì vậy trên cơ sở xác định những nội dung, phương pháp liên quan tới môn học, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu, phục vụ dạy học bộ môn. 1.3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Đây là môn học có tầm quan trọng rất đặc biệt, cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước, hình thành niềm tin, lí tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, giáo dục lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, đây là môn học mang tính chính trị, vừa cụ thể, vừa trừu tượng, khô khan, khối lượng kiến thức lớn gây khó khăn cho giảng viên trong việc tuyền tải thông tin và sinh viên trong việc lĩnh hội, làm chủ tri thức, việc học tập của sinh viên đang gặp nhiều khó khăn và rào cản…Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học bộ môn là cần thiết, trong đó vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng dạy học. 1
  4. 1.4. Khu vực phía Bắc có nhiều trường đại học Y tế với đặc thù riêng, có thể vận dụng phương pháp dạy học mới, trong đó có thể vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức. Mục tiêu của các trường chính là đào tạo ra nguồn nhân lực về lĩnh vực y tế của nước nhằm phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đây là một lĩnh vực đào tạo đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người và được cả xã hội đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh mang tính chất toàn cầu xuất hiện. Do vậy, mục tiêu của các trường không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực giỏi về mặt chuyên môn, mà còn phải có năng lực và phẩm chất đặc biệt để có thể đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đặt ra. Trong thời gian qua, với sự quan tâm đặc biệt tới đổi mới phương pháp dạy học, các trường đã đào tạo ra nhân lực ngành y tế cho cả nước với chất lượng cao. Trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên của các trường đã có những đổi mới về phương pháp dạy học, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là phương pháp dạy học của một bộ phận giảng viên còn mang tính hình thức, lạc hậu, tinh thần học tập của không ít sinh viên vẫn còn mang tính đối phó, dẫn đến những mục tiêu dạy học nhằm đạt được cho người học còn hạn chế. Có nhiều biện pháp để khắc phục những hạn chế trên, nhất là vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng sơ đồ kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức. Qua thực tiễn tìm hiểu phương pháp dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc, tác giả chọn khu vực này làm đối tượng nghiên cứu chính thông qua điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc” làm đề tài Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác giả sẽ đề xuất biện pháp vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức (được cụ thể hóa bằng một hệ thống sơ đồ kiến thức phục vụ dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam); đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng những sơ đồ kiến thức đã xây dựng ở trên theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Tìm hiểu lý luận về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng ở các trường đại học. - Khảo sát, điều tra thực trạng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; thực tiễn của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Tìm hiểu chương trình môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng để xác định nội dung cơ bản cần xây dựng sơ đồ kiến thức phục vụ dạy học bộ môn. 2
  5. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. - Xây dựng kế hoạch bài dạy và tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng về tính hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp đã nêu trong luận án, từ đó rút ra kết luận và khuyến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ hóa kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thứ (cách thức sử dụng những sơ đồ kiến thức đã được tác giả xây dựng) trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên (năm thứ 2 và năm thứ 3) ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào 3 nhóm chính, cụ thể là: Về lý luận dạy học bộ môn: Nghiên cứu lý luận về phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thứ trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 ở các trường đại học. Trên cơ sở phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức, đề tài tập trung vào đề xuất các biện pháp vận dụng việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thứ để góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Về nội dung kiến thức áp dụng: Kiến thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho sinh viên các trường đại học. Tác giả chọn nội dung II chương 2 “Lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954–1975)”. Về địa bàn điều tra, khảo sát và thực nghiệm sư phạm: Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát ở 10 trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; chọn thực nghiệm sư phạm ở 4 trường là Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục Lý luận chính trị cho thế hệ trẻ nói chung, sinh viên các trường đại học nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhóm phương pháp toán học thống kê, xử lý số liệu: 5. Giả thuyết khoa học Nếu giảng viên có nhận thức đúng đắn về lý luận và phương pháp dạy học, trong đó có 3
  6. phương pháp xây dựng sơ đồ; vận dụng đúng quy trình phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (như tác giả đã đề xuất, bảo đảm đúng các yêu cầu cơ bản được trình bày trong luận án ở chương 3) sẽ góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 6. Đóng góp của luận án Luận án sẽ có những đóng góp cơ bản về lý luận và thực tiễn sau đây: - Xây dựng được cơ sở lý luận (có tính hệ thông) về việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. - Phác họa được bức tranh chân thực về xây dựng sơ đồ kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của giảng viên và sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc (thông qua số liệu về điều tra, khảo sát tình hình). - Đề xuất được phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức, đồng thời cụ thể hóa bằng một hệ thống sơ đồ kiến thức phục vụ dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc; Những sơ đồ kiến thức do tác giả xây dựng được chia sẻ rộng rãi cho giảng viên và sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc để phục vụ việc dạy học hiệu quả. - Đề xuất được các biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 tại các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Những đề xuất này đã được kiểm chứng qua kết quả thực tập sư phạm tại 4 trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 7. Ý nghĩa của đề tài Về ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung, làm phong phú lý luận dạy học bộ môn môn Lý luận chính trí, đặc biệt là vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được vận dụng vào thực tiễn dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. 8. Cấu trúc của luận án Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên liên quan đến đề tài. Chương 2. Cơ sở khoa học của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Chương 3. Yêu cầu và biện pháp vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Chương 4. Thực nghiệm sư phạm. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung 4
  7. 1.1.1. Những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài * Về quan niệm phương pháp sơ đồ và phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học * Về tầm quan trọng, ý nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức * Về nguyên tắc, quy trình xây dựng sơ đồ kiến thức * Về phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức 1.1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước * Về quan niệm phương pháp sơ đồ và phương pháp sơ đồ hóa kiến thức * Về tầm quan trọng, ý nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức * Về nguyên tắc, quy trình xây dựng sơ đồ kiến thức * Về phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức 1.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lý luận chính trị nói chung và dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng 1.2.1. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lý luận chính trị nói chung 1.2.2. Những nghiên cứu về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1.3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của những tài liệu đã công bố được luận án kế thừa và nhiệm vụ tiếp tục giải quyết 1.3.1. Khái quát những nghiên cứu được luận án kế thừa Thứ nhất, các nghiên cứu đều cho rằng sơ đồ hóa kiến thức vừa là phương tiện, công cụ hỗ trợ dạy học, đồng thời cũng là phương pháp dạy học (phương pháp trực quan). Một số nghiên cứu đã giới thiệu các loại sơ đồ hóa kiến thức với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhằm ứng dụng trong dạy học. Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung, trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, ngoài việc hình thành kiến thức còn phát triển năng lực và phẩm chất cho người học. Sơ đồ hóa kiến thức có khả năng khái quát hóa cao về nội dung kiến thức bài học và truyền tải thông tin kiến thức cho người học trong một thời gian ngắn nhất, với khối lượng kiến thức lớn nhất. Thứ ba, một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các yêu cầu có tính nguyên tắc khi vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học. Thứ tư, các nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học với cách thức tổ chức dạy học khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu bài học, mục đích sử dụng sơ đồ và nội dung kiến thức môn học,… Tuy vậy, cho đến nay, số lượng các nghiên cứu về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn hạn chế, số lượng ít ỏi. Nội dung mới bước đầu đề cập đến một số khía cạnh về sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học. Quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu của thế giới và trong nước, đề tài luận án kế thừa những vẫn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, tham khảo những vấn đề lý luận chung về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức 5
  8. trong dạy học nói chung và phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Đây chính là những tiền đề lý luận quan trọng, cần thiết để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những cơ sở lý luận về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình. Thứ hai, tham khảo các yêu cầu, quy trình xây dựng sơ đồ kiến thức, về phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Từ đây, tác giả luận án có cái nhìn khái quát, đầy đủ nhất và các bước xây dựng sơ đồ kiến thức từ trước đến nay, đặc biệt là xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học các bộ môn khoa học xã hội có khối lượng kiến thức lớn, khả năng truyền tải kiến thức tới người học khó khăn, mất nhiều thời gian, trong đó có các bộ môn khoa học xã hội ở các trường đại học, cao đẳng. Thứ ba, tham khảo các cách thức, biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức được nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy quan tâm, đặc biệt là giảng viên trực triếp giảng dạy các bộ môn Lý luận chính trị nói chung, môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, mỗi nghiên cứu ở trên đều khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng. Mỗi nghiên cứu đều có những đóng góp riêng về một khía cạnh nào đó của vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học bộ môn, trong đó có biện pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và biện pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức. Những công trình nghiên cứu ở trên chính là những định hướng, gợi ý quan trọng để tác giả trong quá trình thực hiện luận án của mình có thể làm rõ thêm từng loại sơ đồ và vận dụng phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng nội dung bài học và đối tượng sinh viên. Đồng thời, giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn ở chương 2, chương 3 của luận án. Đề xuất những căn cứ quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta trong bối cảnh hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa kết quả những công trình đã công bố, luận án sẽ xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Thứ hai, luận án sẽ làm rõ cơ sở thực tiễn liên quan phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Kết quả nghiên cứu về thực tiễn sẽ là cơ sở quan trọng để đề xuất phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ ba, tìm hiểu thời lượng, nội dung môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho sinh viên đại học, cao đẳng; từ đó xác định nội dung kiến thức cơ bản cần đạt, cần trang bị cho sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3. Thứ tư, nghiên cứu những yêu cầu cơ bản về phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt 6
  9. Nam dành cho sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 các trường đại học nhằm bảo đảm tính chính xác, khoa học, định hướng và hiệu quả khi xây dựng sơ đồ kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học bộ môn. Thứ năm, nghiên cứu quy trình, phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và vận dụng quy trình đó vào xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên (năm thứ 2 và năm thứ 3) để hỗ trợ quá trình dạy học bộ môn này. Những sơ đồ kiến thức được tác giả luận án xây dựng là sản phẩm tích hợp của nhiều yếu tố: từ lý luận, cơ sở thực tiễn, nội dung môn học đến kĩ năng công nghệ thông tin, ý tưởng sư phạm,… để phục vụ việc dạy học, nâng cao chất lượng môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Thứ sáu, đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc (chương 3); Xây dựng kế hoạch bài dạy và thực nghiệm sư phạm có vận dụng những đề xuất đã nêu để kiểm chứng tính khả thi về các phương pháp trong luận án (chương 4). Cuối cùng, từ những vấn đề giải quyết của luận án (Cơ sở lý luận; Cơ sở thực tiễn; Nội dung, phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam), luận án rút ra những kết luận và khuyến nghị để việc dạy học bộ môn này đạt hiệu quả. Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Quan niệm về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung * Sơ đồ và sơ đồ hóa kiến thức Sơ đồ vừa là một phương tiện dạy học, vừa là một phương pháp dạy học trực quan, có khả năng tóm tắt khối lượng lớn kiến thức trở nên ngắn gọn, chuyển kiến thức từ trừu tượng, khó hiểu thành dễ hiểu, chuyển kiến thức từ phức tạp thành đơn giản bằng các từ khóa, hình ảnh, số liệu, kí hiệu tương ứng,… để diễn tả thông tin kiến thức bài học trên mô hình và có thể truyền tải thông tin đó tới người học trong một thời gian nhanh nhất, giúp người học dễ khai thác, dễ hiểu và ghi nhớ thông tin kiến thức lâu hơn. Sơ đồ hóa kiến thức là những kiến thức dưới dạng văn bản được chuyển hóa sang dạng khác (sơ đồ: sơ đồ tư duy, sơ đồ hình cây, sơ đồ xương cá,…) nhằm mục đích cho việc sử dụng. Để xây dựng được sơ đồ phải có phương pháp (gọi là phương pháp xây dựng sơ đồ). * Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học là hoạt động của giảng viên thực hiện chuyển hóa nội dung bài học bằng văn bản, dạng chữ với khối lượng kiến thức lớn, trừu tượng, khó hiểu và truyền tải cho người học gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian sang dạng sơ đồ (tùy vào nội dung của bài học có thể lựa chọn các loại sơ đồ khác nhau) được mô hình hóa bằng các từ ngữ, kí hiệu, hình ảnh, số liệu,… nhằm mô tả nội dung bài học, đơn giản hóa kiến thức, biến những kiến thức từ dạng phức tạp sang đơn giản, từ khó hiểu sang dễ hiểu, đây chính là giúp người học tiếp cận kiến thức thông qua mô hình, hình ảnh trực quan nhằm tiếp thu tri 7
  10. thức hiệu quả hơn trong quá trình dạy học. Mặt khác, sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học còn nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết cho người học thông qua các hoạt động tổ chức dạy học hiệu quả của người dạy. * Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Trên cơ sở tiếp cận một số tài liệu trên về phương pháp sơ đồ hóa, chúng tôi đưa ra quan điểm về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức gồm hai hàm nghĩa: Thứ nhất, phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức, là những cách thức chuyển hóa các đơn vị kiến thức từ dạng văn bản (có nhiều chữ), khó hiểu hoặc các hình vẽ phức tạp, khó tiếp cận,… sang các dạng sơ đồ đơn giản nhằm giúp cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu, khai thác và trình bày đối tượng được mô tả đó một cách dễ dàng, thuận tiện và hiệu quả nhất. Thứ hai, phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức, là phương pháp sử dụng các sơ đồ đã được xây dựng (đã được đề cập ở hàm ý thứ nhất). Như vậy, phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức không tách rời phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức, hai hàm nghĩa này thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau (được chúng tôi trình bày chi tiết trong chương 3). 2.1.2. Quan niệm về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam * Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đó là cách thức giảng viên, sinh viên tạo ra các dạng sơ đồ của môn học (môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) từ loại hình văn bản - chữ sang các dạng sơ đồ cho phù hợp; làm cho kiến thức của môn học trở nên dễ hiểu thông qua những từ khóa rút gọn, có tính trực quan sinh động nhưng không làm thay đổi ngữ nghĩa của kiến thức ban đầu. Việc tạo ra sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở đây là hướng vào phục vụ cho việc dạy học môn học này (khác với sơ đồ hóa kiến thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là tạo ra các sơ đồ kiến thức của môn học này). * Phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Từ hai hàm nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa kiến thức, chúng tôi đưa ra quan niệm về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được hiểu với hai hàm nghĩa: Thứ nhất, phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là phương pháp chuyển hóa các đơn vị kiến thức của môn học từ dạng văn bản - chữ, kiến thức lớn, trừu tượng, khó tiếp cận và truyền tải thông tin sang dạng sơ đồ đơn giản (kiến thức trong sơ đồ hóa đã trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ quan sát, dễ hiểu, thể hiện mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức bài học những không làm thay đổi ngữ nghĩa kiến thức ban đầu). Thứ hai, là các biện pháp sử dụng những sơ đồ kiến thức đã được xây dựng vào tổ chức các hoạt động dạy học, kết hợp nhiều phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để đạt được mục tiêu (năng lực, phẩm chất). * Vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng 8
  11. sản Việt Nam Từ những quan niệm về sơ đồ hóa kiến thức, phương pháp sơ đồ hóa kiến thức và phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi đưa ra quan niệm về vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như sau: Thứ nhất, đó là việc vận dụng những lý luận và phương pháp, cách thức vào xây dựng các dạng sơ đồ kiến thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để phục vụ cho việc dạy - học môn học này mang lại hiệu quả. Việc vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể kết hợp phương pháp thủ công - truyền thống (phấn trắng, bảng đen, bút viết,…) với phương pháp sử dụng phần mềm, công nghệ hiện đại. Thứ hai, là việc vận dụng các biện pháp sư phạm vào khai thác và sử dụng các dạng sơ đồ hóa kiến thức môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (cách thức sử dụng các dạng sơ đồ đã được xây dựng ở trên), bảo đảm những yêu cầu cơ bản về mục tiêu, nội dung chính xác, theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học. Việc vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt nam đều có một số điểm chung, đó là: thể hiện ý tưởng sư phạm của xây dựng và sử dụng; gắn với mục tiêu, nội dung môn học; là công cụ, phương tiện dạy học, đồng thời cũng là phương pháp trực quan,… Có thể khái quát về phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học nói chung, phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng như sau: Nó là phương pháp khái quát vào biểu đạt (biến hoặc chuyển hóa) nội dung kiến thức (cốt lõi) trong tài liệu (nội dung môn học) thành sơ đồ (xây dựng sơ đồ kiến thức) và sử dụng chúng trong rảnh và học,… theo mục tiêu đã xác định. 2.1.3. Phân loại sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Sơ đồ dưới dạng Timeline (sơ đồ theo băng thời gian - trục thời gian): - Sơ đồ tập hợp: - Sơ đồ hình ảnh: - Sơ đồ hình cây: - Sơ đồ xương cá: - Sơ đồ tư duy: 2.1.4. Đặc điểm môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học cho sinh viên Thứ nhất, đặc điểm bao trùm của môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc. Thứ hai, tính đảng và tính khoa học. Thứ ba, tính kế thừa. Thứ tư, tính hệ thống, logic. Thứ năm, các quan điểm, đường lối của Đảng gắn với thực tiễn. Thứ sáu, là môn học thuộc nhóm ngành khoa học xã hội mang tính tích hợp cao. 2.1.5. Những ưu điểm, hạn chế và điều kiện để vận dụng hiệu quả phương pháp sơ 9
  12. đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1.5.1. Những ưu điểm, hạn chế của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam * Những ưu điểm Thứ nhất, tính trực quan và truyền tải thông tin cao. Thứ hai, khả năng khái quát hệ thống kiến thức cao. Thứ ba, tích hợp với công nghệ trong học tập và giảng dạy. Thứ tư, tính tích hợp và tương tác cao. Thứ năm, hình thành năng lực tự chủ và tự học. Thứ sáu, hình thành kĩ năng trình bày, tư duy cho sinh viên. Thứ bảy, giúp sinh viên hình thành năng lực khai thác thông tin. Thứ tám, phát triển năng lực công nghệ thông tin. Thứ chín, hình thành cho sinh viên phẩm chất, nhân cách của người công dân mới. * Những hạn chế Thứ nhất, làm cho kiến thức của môn học quá cô động, khô khan. Thứ hai, quá trình chuẩn bị dạy học bằng sơ đồ hóa kiến thức cần nhiều thời gian. Thứ ba, cần phải có kĩ năng về công nghệ thông tin. 2.1.5.2. Những điều kiện để vận dụng hiệu quả phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam * Nhóm điều kiện về nhận thức * Nhóm điều kiện về làm chủ kiến thức môn học * Nhóm điều kiện về xây dựng sơ đò kiến thức * Nhóm điều kiện về sử dụng sơ đồ hóa kiến thức 2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1.6.1. Đối với giảng viên Việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức thường xuyên sẽ góp phần củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn: Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ, phương tiện kĩ thuật: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học: Giúp giảng viên rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm: 2.1.6.2. Đối với sinh viên Về năng lực: Về phẩm chất: 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Khái quát thực trạng việc dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng 2.2.2. Điều tra thực trạng việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc 2.2.2.1. Giới thiệu về các trường đại học Y tế ở khu vực phía Bắc 2.2.2.2. Điều tra, khảo sát thực trạng vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong 10
  13. dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc * Mục đích điều tra, khảo sát Tác giả luận án tiến hành điều tra, khảo sát tình hình nhằm đánh giá đúng thực trạng vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên; chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, từ kết quả điều tra, khảo sát sẽ là cơ sở để đề xuất các phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. * Đối tượng, địa bàn điều tra, khảo sát Tác giả luận án tiến hành điều tra, khảo sát đối với 53 giảng viên và 520 sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 tại các trường Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công cộng và Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương thông qua phiếu hỏi để điều tra, khảo sát. Quá trình điều tra, khảo sát được tiến hành từ tháng 1-2020 đến 12 - 2022. * Nội dung điều tra, khảo sát Nhóm 1: Thực trạng chất lượng dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. Nhóm 2: Nhận thức của giảng viên, sinh viên về sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm 3: Điều kiện triển khai và mức độ vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm 4: Các hình thức, phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm 5: Những khó khăn/ rào cản đối với giảng viên, sinh viên khi xây dựng sơ đồ kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhóm 6: Những ý kiến trao đổi khác của giảng viên và sinh viên liên quan đến vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. * Phương pháp điều tra, khảo sát * Kết quả điều tra, khảo sát Qua khảo sát thực tiễn sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường Đại học Y tế khu vực phía Bắc, chúng tôi nhận thấy hầu hết giảng viên và sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học bộ môn. Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức còn những hạn chế nhất định. Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ KHU VỰC PHÍA BẮC 3.1. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ 11
  14. kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3.1.1. Những yêu cầu chung khi vận dụng các phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và sử dụng sơ đồ hóa kiến thức * Bảo đảm mục tiêu bài học * Căn cứ vào cấu trúc và thời lượng chương trình của môn học * Bảo đảm tính khoa học, chính xác * Bảm đảo tính Đảng và tư tưởng * Bảo đảm tính cơ bản, điển hình, thống nhất * Bảo đảm tính thẩm mỹ, sư phạm * Bảo đảm điều kiện về công nghệ, kĩ thuật và tính phổ biến, tính khả thi 3.1.2. Một số yêu cầu khác khi vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Thứ nhất, phải tạo được sự hứng thú và giúp sinh viên lĩnh hội được kiến thức cốt lõi của môn học khi sử dụng. Thứ hai, giảng viên cần linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học khác. Thứ ba, phải có sự tương tác (giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên với nhau) trong quá trình tổ chức dạy học. Thứ tư, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong sử dụng sơ đồ hóa kiến thức thì phải lưu ý nguyên tắc 3Đ (đúng lúc, đúng chỗ, đúng độ). 3.2. Vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc 3.2.1. Tìm hiểu chương trình, xác định cấu trúc và mối quan hệ của các đơn vị kiến thức trong môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Các đơn vị kiến thức của bộ môn được sắp xếp theo trình tự logic. Đơn vị kiến thức của môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu là các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi quan điểm, đường lối của Đảng ra đời là sự tổng kết kết các quan điểm, đường lối trước đó và thực tiễn cách mạng của đất nước để hình thành được đường lối trong các giai đoạn tiếp theo. 3.2.2. Xác định, lựa chọn các công cụ, phần mềm và kĩ thuật để xây dựng sơ đồ kiến thức Việc xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có thể dùng phương pháp thủ công - truyền thống như sử dụng phấn trắng, bảng đen; sử dụng bút vẽ sơ đồ trên các loại giấy A0, A1, A2, A3 hay A4. Trong thời đại 4.0, đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng sơ đồ kiến thức. Chẳng hạn, khi xây dựng xong sơ đồ trên phần mềm Mindmap. Nhưng trong luận án này những sơ đồ kiến thức mà chúng tôi xây dựng chủ yếu dùng phần mềm Canva. 3.2.3. Lập quy trình và xây dựng sơ đồ kiến thức theo đúng quy trình Bước 1: Xác định mục tiêu khi xây dựng sơ đồ kiến thức trong dạy học 12
  15. Bước 2: Nghiên cứu, chọn lọc nội dung kiến thức có thể xây dựng sơ đồ kiến thức Bước 3: Xác định, lựa chọn loại sơ đồ hóa kiến thức phù hợp để xây dựng Bước 4: Phác thảo ý tưởng sư phạm và xây dựng sơ đồ kiến thức theo ý tưởng Bước 5: Xử lý kĩ thuật, công nghệ, kiểm tra, đóng gói sản phẩm 3.2.4. Hệ thống sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 3.3. Vận dụng phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc 3.3.1. Nghiên cứu định hướng về hình thức, phương pháp sử dụng các sơ đồ hóa kiến thức đã được tác giả luận án xây dựng 3.3.2. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức chuẩn bị kế hoạch dạy - học 3.3.2.1. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong chuẩn bị kế hoạch bài dạy của giảng viên Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong chuẩn bị kế hoạch bài dạy là việc chuẩn bị các kịch bản lên lớp của giảng viên bằng sơ đồ, các kịch bản lên lớp được giảng viên xây dựng thông qua mô hình ngắn gọn, dễ quan sát, dễ hiểu, từ mô hình giảng viên có thể triển khai theo các ý tưởng đã được trình bày giúp cho việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy được đầy đủ, chi tiết, cụ thể, không bỏ sót các bước trong trong kế hoạch bài dạy, nhất là các đơn vị kiến thức cần chuẩn bị để truyền tải cho sinh viên nhằm đạt được mục tiêu đưa ra. 3.3.2.2. Hướng dẫn sinh viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức chuẩn bị cho kế hoạch học tập Bước 1: Giáo viên giúp sinh viên xác định được mục tiêu, kế hoạch bài dạy. Bước 2: Xác định nội dung cần chuẩn bị của sinh viên cho tiết học. Bước 3: Xác định hình thức, thời gian làm việc. Bước 4: Xác định loại hình sản phẩm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm. Bước 5: Báo cáo sản phẩm ở buổi sau. 3.3.3. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên theo mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với dạy học dự án * Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để chuyển giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên theo mô hình lớp học đảo ngược Bước 1: Giảng viên hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài học tiếp theo thông qua hệ thống câu hỏi để sinh viên hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa kiến thức ở nhà. Bước 2: Sinh viên tiến hành chuẩn bị nội dung kiến thức mà giảng viên yêu cầu. * Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để chuyển giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên bằng dạy học dự án Bước 1: Giảng viên lựa chọn nội dung kiến thức dạy học bằng sơ đồ hóa kiến thức và mở rộng, vận dụng kiến thức trong thực tiễn thông qua hoạt động dạy học dự án. Nội dung được lựa chọn bảo đảm các yếu tố về xây dựng sơ đồ, có tính mở và vận dụng cao trong thực tiễn. Giảng viên đưa ra các dự án gắn với nội dung bài học cũng như mục tiêu cần đạt được trong quá trình thực hiện. Bước 2: Tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức cho sinh viên bằng sơ đồ hóa kiến thức. Sau đó, mở rộng, vận dụng kiến thức thông qua hoạt động dự án cho sinh viên thực hiện. Giảng viên cần phân tích rõ mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án; những biện pháp 13
  16. thực hiện; dự kiến những vấn đề phát sinh, đề xuất hướng giải quyết và thời gian thực hiện. 3.3.4. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp 3.3.4.1. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động Mở đầu/ khởi động Hoạt động khởi động chính là hoạt động kết nối, đưa người học hướng vào những nội dung cơ bản của bài học, người học nắm được những mục tiêu, yêu cầu cơ bản mà mình cần phải thực hiện trên lớp. Thành công trong hoạt động khởi động sẽ phụ thuộc vào cách thức tổ chức của giảng viên, trong đó có vận dụng sơ đồ hóa kiến thức. Hiện nay, với ưu thế của công nghệ thông tin, giảng viên có thể tận dụng để khai thác các hình ảnh, clip, biểu đồ,… xây dựng sơ đồ kiến thức kết hợp xen kẽ hình ảnh (tranh ảnh hoặc video) trình chiếu cho người học xem, quan sát. Từ đó tạo ra không khí học tập sôi nổi, hào hứng, thu hút người học tham gia tích cực hơn. 3.3.4.2. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để tổ chức hoạt động tìm hiểu, khám phá kiến thức mới * Kết hợp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức với các phương pháp dạy học tích cực - Kết hợp với dạy học nêu vấn đề Bước 1: Giảng viên lựa chọn nội dung sơ đồ hóa kiến thức để có thể đặt vấn đề cho sinh viên giải quyết. Nội dung lựa chọn cần đảm yêu cầu về xây dựng sơ đồ có tính mở nhằm phát huy được tối đa sự chủ động, sáng tạo của người học. Nội dung lựa chọn gắn thực tiễn hay cần nghiên cứu chuyên sâu làm phát sinh những phát sinh ý tưởng mới. Bước 2: Giảng viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức, giới thiệu và nêu vấn đề. Sau đó, giảng viên định hướng nhiệm vụ học tập để sinh viên lĩnh hội kiến thức thông qua đặt vấn đề. Bước 3: Các nhóm tiến hành thảo luận. Sinh viên cần phải phân tích vấn đề, hình thành các nguyên nhân của vấn đề, hình thành các giải pháp và lựa chọn giải pháp hợp lý nhất để trình bày trước lớp. Bước 4: Trình bày kết quả. Sinh viên sẽ trình bày toàn bộ sản phẩm của mình từ việc phát hiện vấn đề đến việc hình thành các giải pháp của giải quyết vấn đề. Ngoài ra, các thành viên khác trong nhóm và cả lớp lắng nghe, bổ sung thêm ý kiến. Bước 5: Giảng viên kết luận. Giảng viên cần chỉ ra những yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của ainh viên có đạt được hay không trong quá trình giải quyết vấn đề và trình bày kết quả, từ đó rút ra bài học cho sinh viên. - Kết hợp với dạy học nhóm Bước 1: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập. Nhiệm vụ học tập gắn với nội dung kiến thức cụ thể. Nội dung kiến thức có khả năng phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo, tư duy, kinh nghiệm của người học, mặt khác nội dung có tính mở, phát triển được các ý tưởng không ngừng, mở rộng được nhiều nhánh trong sơ đồ. Bước 2: Sinh viên tiến hành thảo luận nhóm. Trước khi tiến hành thảo luận, giảng viên cần phân tích, nêu rõ yêu cầu, mục tiêu và sản phẩm cần đạt được. Bước 3: Sinh viên báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Sinh viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức của mình và diễn giải nội dung thông qua sơ đồ. Các nhóm khác tiến hành đặt câu hỏi phản biện nhằm làm rõ về mặt kiến thức. Bước 4: Giảng viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức đã chuẩn bị để sinh viên đối chiếu. 14
  17. Giảng viên phân tích những ưu điểm và hạn chế của quá trình làm việc nhóm, những bài học cho các hoạt động nhóm tiếp theo. Ngoài ra, giảng viên có thể mở rộng, vận dụng kiến thức bằng các hệ thống câu hỏi nhằm giúp cho sinh viên khắc sâu kiến thức. - Kết hợp với phương pháp tranh luận khi làm việc nhóm Bước 1: Giảng viên xác định mục tiêu của phương pháp tranh luận (nhằm phát triển năng lực tìm hiểu sự kiện, phát triển tư duy, phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho sinh viên,…). Bước 2: Xây dựng câu hỏi phù hợp với nội dung tranh luận (lựa chọn vấn đề gắn với thực tiễn, có cơ sở khoa học, có minh chứng, cơ sở dữ liệu để tranh luận). Bước 3: Dẫn dắt vấn đề và đưa ra các quan điểm, ý kiến (có thể không đúng hoặc chỉ đúng một phần,…) để chuyển giao nhiệm vụ cho sinh viên tranh luận, tìm ra lời giải thích đúng đắn. Bước 4: Chia nhóm và hướng dẫn sinh viên tranh luận (dựa trên các nguồn tư liệu trong giáo trình hoặc bổ sung tư liệu ngoài giáo trình). Sinh viên làm việc nhóm để tranh luận. Bước 5: Tổ chức cho sinh viên (các nhóm) tranh luận theo định hướng đã nêu, sau đó giảng viên nhận xét, trình bày sơ đồ hóa kiến thức đã chuẩn bị để đưa ra kết luận, giúp sinh viên nhận thức đúng vấn đề. - Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức tổ chức cho sinh viên báo cáo sản phẩm học tập theo mô hình lớp học đảo ngược và dạy học dự án Ở biện pháp 3.3.3, tác giả đã đề xuất phương pháp chuyển giao nhiệm vụ cho sinh viên thông qua mô hình lớp học đảo ngược. Khi tổ chức trên lớp phải cho sinh viên báo cáo quá trình học tập của mình với phương pháp sơ đồ hóa kiến thức. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Giảng viên nhắc lại nhiệm vụ học tập để chuyển giao cho sinh viên ở các buổi học trước đó. Bước 2: Tổ chức cho các nhóm sinh viên lần lượt báo cáo kết quả bằng sơ đồ hóa kiến thức. Báo cáo kết quả có thể sử dụng một số kĩ thuật như kĩ thuật 5 xin. Bước 3: Tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận. Trong bước này có thể sử dụng kĩ thuật 321 (3 điều tôi không đồng ý, 2 điều tôi đồng ý và 1 điều tôi học tập được) để tiến hành trao đổi, thảo luận sản phẩm các nhóm vừa trình bày xong. Bước 4: Giảng viên kết luận bằng sơ đồ hóa kiến thức. Cũng ở biện pháp 3.3.3, tác giả đã đề xuất phương pháp chuyển giao nhiệm vụ cho sinh viên thông qua dạy học dự án. Khi tổ chức trên lớp phải cho sinh viên báo cáo quá trình học tập dự án của mình với sơ đồ hóa kiến thức như sau: Bước 1: Giảng viên nhắc lại những yêu cầu, nhiệm vụ học tập mà giảng viên đã chuyển giao cho các nhóm ở các bài học trước đó. Bước 2: Giảng viên tổ chức cho các nhóm sinh viên lần lượt báo cáo kết quả bằng sơ đồ hóa kiến thức kết hợp với kĩ thuật 5 xin và 321. Bước 3: Tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến, nhận xét. Bước 4: Giảng viên kết luận bằng sơ đồ hóa kiến thức 3.35. * Kết hợp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức với các kĩ thuật dạy học tích cực - Kết hợp với kĩ thuật KWLH Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xây dựng sơ đồ kiến thức nhằm định hướng, dẫn dắt sinh 15
  18. viên lĩnh hội kiến thức nội dung bài học. Bước 2: Giảng viên trình chiếu mô hình KWLH nhằm định hướng nhiệm vụ học tập cho sinh viên thực hiện. Bước 3: Giảng viên tổ chức quá trình dạy học bằng sơ đồ 3.28 kết hợp mô hình kĩ thuật KWLH để định hướng mục tiêu mục học tập cho sinh viên. - Kết hợp với kĩ thuật 5W-1H Bước 1: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập cho sinh viên bằng việc tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu về nội dung bài học và xây dựng sơ đồ kiến thức theo mô hình kĩ thuật 5W-1H. Bước 2: Sinh viên tiến hành thảo luận, xây dựng sơ đồ kiến thức về nội dung mà giảng viên yêu cầu. Bước 3: Sinh viên trình bày sơ đồ đã được xây dựng. Sinh viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức của mình và diễn giải nội dung thông qua sơ đồ. Các nhóm nhận xét chéo và có thể đặt các câu hỏi nhằm tạo không khí tranh luận sôi nổi trong quá trình trình bày sơ đồ. Bước 4: Giảng viên trình chiếu sơ đồ đã chuẩn bị để sinh viên đối chiếu xem sơ đồ mình xây dựng và trình bày đã đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu, những nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện. * Kết hợp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức với ứng dụng công nghệ thông tin - Kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn Ngoài việc trình chiếu các video ngắn, có thể kết hợp sơ đồ hóa kiến thức với thuyết trình có giọng nói, giảng viên có thể sử dụng kết nối với loa, míc,… để người học có thể nghe, tiếp nhận thông tin từ các phương tiện nghe, nhìn một cách chủ động hơn. - Kết hợp với các phần mềm dạy học Trong dạy học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể sử dụng một số phần mềm dạy học trực tuyến nhằm hỗ trợ cho hoạt động tổ chức dạy học như Zoom, Microsoft teams, Google classroom,… Để có thể sử dụng sơ đồ hóa kiến thức thông qua dạy học trực tuyến trên phần mềm dạy học, giảng viên cần phải soạn thảo sline trên phần mềm soạn bài giảng microsoft powerpoint bằng việc sử dụng các sơ đồ chèn vào các sline, với mới sơ đồ hóa kiến thức có thể kèm theo hình ảnh hoặc video giới thiệu minh họa. Sau đó giảng viên tải bài giảng online soạn bằng phần mềm microsoft powerpoint lên phần mềm dạy học và trình chiếu kết hợp với thuyết trình cho sinh viên quan sát, lắng nghe và tiếp nhận kiến thức từ sơ đồ. - Kết hợp với website dạy học Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức kết hợp với website bằng việc xây dựng trang website dạy học trực tuyến E-learning trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở đó giảng viên cung cấp đầy đủ các tài liệu, học liệu, kiến thức bằng sơ đồ hóa kiến thức kết hợp với các video, hình ảnh, số liệu,… Người học chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh,… kết nối internet là có thể tham gia học tập. 3.3.4.3. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để củng cố, hệ thống hóa kiến thức sinh viên đã học * Sinh viên củng cố kiến thức trong quá trình học tập trên lớp Bước 1: Giảng viên giới thiệu nội dung và nhiệm vụ học tập của sinh viên bằng việc 16
  19. trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức. Bước 2: Giảng viên giao nhiệm vụ học tập, sinh viên thảo luận theo từng nhánh của sơ đồ, đối chiếu với kết quả thảo luận của các nhóm khác nhau. Bước 3: Sinh viên trình bày kết quả học tập của mình, các nhóm còn lại có thể trao đổi, bổ sung hoặc phản biện. Bước 4: Giảng viên trình chiếu cho sinh viên xem những hình ảnh, đoạn phim ngắn, phóng sự để minh họa rõ hơn về nội dung của sơ đồ hóa kiến thức. Ngoài ra, giảng viên có thể lồng ghép giáo dục chính trị, trách nhiệm của người công dân cho sinh viên thông qua các phóng sự. Cuối cùng, kết luận bài học * Củng cố kiến thức đã học theo chương, phần, bài học Cách 1: Giảng viên yêu cầu sinh viên tự tóm tắt lại nội dung bài học bằng sơ đồ kiến thức, sau đó trình bày kết quả và giảng viên kết luận. Cách 2: Giảng viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức tổng kết một chương, một phần hay một bài học. Sau đó, giảng viên hướng dẫn sinh viên khai thác kiến thức thông qua các hoạt động tổ chức dạy học khác nhau, giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức hiệu quả và vận dụng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và học tập. 3.3.5. Hướng dẫn sinh viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong các hoạt động học tập ngoài lớp Tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp gồm nhiều hình thức khác nhau như ở nhà, ở thư viện, theo nhóm, theo cá nhân, trải nghiệm,… * Tự học, tự nghiên cứu cá nhân bằng sơ đồ hóa kiến thức Để sinh viên tự học, tự nghiên cứu cá nhân bằng sơ đồ hóa kiến thức có hiệu quả, giảng viên có thể hướng dẫn hoặc giao nhiệm vụ thực hiện thông qua sơ đồ để sinh viên lĩnh hội kiến thức hoặc tự xây dựng sơ đồ kiến thức. * Tự học, tự nghiên cứu theo nhóm bằng sơ đồ hóa kiến thức Bước 1: Giảng viên nêu mục tiêu bài học, đưa ra hệ thống các câu hỏi nhằm hướng dẫn sinh viên lập sơ đồ kiến thức hoặc giảng viên trình chiếu sơ đồ hóa kiến thức, sau đó sinh viên khai thác kiến thức từ sơ đồ. Bước 2: Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tự nghiên cứu nội dung kiến thức. Bước 3: Sinh viên trình bày kết quả học tập, cả lớp thảo luận và bổ sung. Cuối cùng, giảng viên kết luận. * Tự học trải nghiệm Trong việc hướng dẫn sinh viên học tập trải nghiệm với sơ đồ hóa kiến thức có các hình thức trải nghiệm như trải nghiệm cá nhân, trải nghiệm theo nhóm, trải nghiệm cả lớp,… Tùy theo điều kiện cụ thể, giảng viên lựa chọn hình thức trải nghiệm phù hợp. 3.3.6. Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên * Trong kiểm tra, đánh giá quá trình học tập Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập bằng sơ đồ hóa kiến thức có thể tiến hành theo theo các hình thức khác nhau như phỏng vấn, vấn đáp, kiểm tra bằng hình thức chuẩn bị kiến thức bằng sơ đồ hóa kiến thức, khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức, sinh viên tiến hành xây dựng sơ đồ kiến thức sau khi kết thức một nội dung lớn trong một 17
  20. chương hay một chương. * Trong kiểm tra, đánh giá định kì và thi kết thúc môn học Cách 1: Giảng viên trình chiếu và giới thiệu sơ đồ hóa kiến thức và đưa ra yêu cầu cho sinh viên. Cách 2: Giảng viên xác định nội dung kiểm tra, đánh giá và đưa ra hệ thống những câu hỏi, yêu cầu sinh viên xây dựng sơ đồ kiến thức theo hệ thống câu hỏi mà giảng viên đưa ra. Chương 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Một số yêu cầu, điều kiện cơ bản để tiến hành thực nghiệm sư phạm - Phải xác định đúng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài dạy. - Đối tượng dạy thực nghiệm và đối chứng: - Giảng viên dạy thực nghiệm sư phạm: - Biện pháp vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức: - Phương tiện, kĩ thuật: 4.2. Mục đích, đối tượng thực nghiệm sư phạm * Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá được tính chính xác của cơ sở lý luận, các yêu cầu về vận dụng phương pháp xây dựng sơ đồ kiến thức và phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đánh giá được tính hiệu quả và sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên các trường đại học Y tế khu vực phía Bắc. * Đối tượng thực nghiệm sư phạm và thời điểm thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm đợt 1, tác giả luận án hiện tổng cộng với 509 sinh viên vào học kì I năm học 2021 - 2022. Thực nghiệm sư phạm đợt 2, tác giả luận án cũng thực hiện tổng cộng với 509 sinh viên nhưng trên đối tượng sinh viên khác so với đợt 1, tác giả luận án tiến hành trong học kì II năm học 2021 - 2022. Chúng tôi lựa chọn đối tượng sinh viên đang là năm thứ 2, năm thứ 3 đang học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Để lựa chọn lớp dạy thực nghiệm sư phạm, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên các lớp đang học môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 4.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm * Nội dung thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở đánh giá về điều kiện cá nhân, cơ sở vật chất kĩ thuật của các nhà trường, thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm, trình độ nhận thức của sinh viên, chúng tôi lựa chọn nội dung II chương 2 “Đảng lãnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975)” để xây dựng kế hoạch bài dạy theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức để tiến hành thực nghiệm sư phạm. * Phương pháp tổ chức thực nghiệm sư phạm Chúng tôi kết hợp với một số giảng viên của các trường để tiến hành lựa chọn các lớp nhằm thực nghiệm sư phạm, tiến hành giảng dạy, khảo sát, điều tra, trao đổi cách tiến hành. Để đảm bảo tính chính xác và khách quan nhất, giảng viên tiến hành giảng dạy thực nghiệm 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2