intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các Bộ

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án: Hệ thống hóa và phân tích làm rõ các lý luận cơ bản về chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; các lý luận kiểm toán hoạt động do kiểm toán Nhà nước thực hiện; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động chi tại một số Bộ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước làm minh chứng cho kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách được thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nước, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các Bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI<br /> -------------------------<br /> <br /> VŨ THỊ THU HUYỀN<br /> <br /> KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CHI TIÊU TỪ NGUỒN VỐN<br /> NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC BỘ<br /> <br /> Chuyên ngành: Kế toán<br /> Mã số<br /> <br /> : 62.34.03.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Hà Nội, Năm 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Thương mại<br /> <br /> Người hướng dẫn Khoa học:<br /> <br /> Phản biện 1: ……………………………………………………<br /> Phản biện 2: …………………………………………………..<br /> Phản biện 3: ……………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại………………….<br /> Vào hồi… giờ… ngày… tháng….. năm …<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia<br /> Thư viện Trường Đại học Thương mại<br /> <br /> NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN<br /> QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> <br /> 1. Vũ Thị Thu Huyền (2016), “Kiểm hoạt động với vấn đề chống tham nhũng<br /> trong lĩnh vực công”, tạp chí Kế toán- Kiểm toán, số tháng 4/2016.<br /> 2. Vũ Thị Thu Huyền (2016-2017), “Nghiên cứu Kiểm hoạt động trong lĩnh<br /> vực công”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường<br /> 3. Vũ Thị Thu Huyền (2017), “Tiêu chí kiểm toán hoạt động tại các cơ quan<br /> hành chính ở trung ương do KTNN thực hiện”, Tạp chí Công thương, số tháng<br /> 3/2017<br /> 4. Vũ Thị Thu Huyền (2017), “Quy trình kiểm toán hoạt động tại các cơ quan<br /> hành chính ở trung ương do KTNN thực hiện”, Tạp chí Công thương số tháng 5/2017<br /> 5. Vũ Thị Thu Huyền (2017), “Kiểm toán hoạt động: Thực trạng và những vấn<br /> đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính số tháng 6/2017<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án<br /> Thực tế, tại KTNN kiểm toán hoạt động đã được nâng tầm như là một loại hình kiểm toán độc lập<br /> trong hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, vì ra đời muộn hơn các loại hình kiểm toán khác nên tiêu chí,<br /> nội dung, quy trình KTHĐ còn mang tính tổng quát, chưa có các hướng dẫn chi tiết cụ thể cho KTHĐ<br /> chi tiêu từ nguồn vốn NSNN. Chính vì vậy, việc áp dụng các chuẩn mực, quy trình kiểm toán vào thực<br /> tiễn KTHĐ chi tiêu từ nguồn vốn NSNN chưa hiệu quả cao, mang tính tự phát và chịu tác động từ năng<br /> lực thực tế của kiểm toán viên (KTV) được giao nhiệm vụ kiểm toán. Bên cạnh đó, sự đòi hỏi của công<br /> chúng về công khai thông tin số liệu kiểm toán về hiệu quả quản lý chi NSNN của các Bộ ngành. Dù đã<br /> công khai trong nhiều nghiên cứu và báo cáo nhưng với mức độ đánh giá chi tiêu từ nguồn vốn NSNN<br /> còn khác nhau, lượng thông tin cung cấp còn hạn chế, chưa đồng nhất do dựa trên nhiều nguồn cung cấp<br /> tư liệu, số liệu khác nhau<br /> Bên cạnh đó, lý luận về kiểm toán hoạt động trong đó có kiểm toán hoạt động chi tiêu từ<br /> nguồn vốn Ngân sách đang được các nhà khoa học quan tâm nhưng chưa có nhiều công trình<br /> nghiên cứu và cũng còn có nhiều quan điểm tranh luận cần tiếp tục nghiên cứu là sáng rõ. Đặc biệt,<br /> tổng chi ngân sách đều tăng qua từng năm, quy mô chi ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Đối<br /> với chi tiêu thường xuyên Ngân sách, tốc độ tăng chi thường xuyên giai đoạn 2011-2016 bình<br /> quân là 17% /năm. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là cho giao dục và dạy nghề chiếm khoản<br /> 38%, chi quản lý hành chính chiếm 23%, chi sự nghiệp y tế chiếm 12%. Trong giai đoạn 20112016, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bố trí trong dự toán tổng chi ngân sách nhà nước bình quân<br /> khoản 18%. Như vậy, chi tiêu ngân sách ở Việt Nam liên tục ở mức cao gây thâm hụt Ngân sách, đe<br /> dọa đến tính bền vững của ngân sách Nhà nước<br /> Do vậy, nghiên cứu đề tài “Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách<br /> Nhà nước tại các Bộ” là một yêu cầu của lý luận và thực tiễn kiểm toán và phù hợp với định hướng<br /> đẩy mạnh kiểm toán hoạt động trong chiến lược phát triển của KTNN đến năm 2020.<br /> 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu<br /> Qua nghiên cứu tổng quan, có thể thấy: Hiện nay để thực hiện nghiên cứu kiểm toán hoạt động<br /> trong một lĩnh vực cụ thể như hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước còn gặp nhiều thách<br /> thức và là khoảng trống lớn cần được hoàn thiện trên các khía cạnh: chuẩn mực hướng dẫn thực hiện,<br /> nội dung kiểm toán, quy trình, mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán và phương pháp kiểm toán.... Bên cạnh đó,<br /> mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán hoạt động nhưng chưa có công trình nghiên cứu<br /> nào về kiểm toán hoạt động riêng biệt đối với chi tiêu từ nguồn vốn NSNN do KTNN thực hiện. Luận<br /> án xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu như sau:<br /> <br /> 2<br /> <br /> (1) Tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về KTHĐ như: tiêu chí, nội dung, quy trình<br /> và phương pháp kiêm toán hoạt động<br /> (2) Nghiên cứu thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước<br /> do kiểm toán Nhà nước thực hiện<br /> (3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn<br /> vốn ngân sách Nhà nước do KTNN thực hiện trong bối cảnh hội nhập quốc tế.<br /> Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà<br /> nước tại các Bộ” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay<br /> cũng như trong tương lai lâu dài.<br /> 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án<br /> - Hệ thống hóa và phân tích làm rõ các lý luận cơ bản về chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà<br /> nước; các lý luận kiểm toán hoạt động do kiểm toán Nhà nước thực hiện<br /> - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động chi tại một số Bộ sử dụng<br /> nguồn vốn ngân sách Nhà nước làm minh chứng cho kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn<br /> ngân sách được thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nước, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và<br /> nguyên nhân của những hạn chế<br /> - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà<br /> nước tại các Bộ do kiểm toán Nhà nước thực hiện và điều kiện thực hiện các giải pháp.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án: luận án tập trung nghiên cứu hoàn thiện kiểm toán<br /> hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.<br /> - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án đi sâu vào nghiên cứu KTHĐ chi đầu tư xây dựng<br /> cơ bản (khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi đầu tư phát triển) và chi thường xuyên sử dụng<br /> nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp tại Bộ đã thực hiện bởi KTNN. Các dữ liệu thông tin thực tế<br /> được nghiên cứu trong các năm gần đây từ, 2013 cho đến 2017.<br /> 5. Các câu hỏi đặt ra trong quá trình nghiên cứu<br /> - Cơ sở lý luận về kiểm toán hoạt động chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là gì? Kinh<br /> nghiệm của kiểm toán Nhà nước các nước phát triển trên thế giới về kiểm toán hoạt động như thế<br /> nào?<br /> - Thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước như thế<br /> nào? Có những ưu nhược điểm và hạn chế gì trong khi vận dụng? Nguyên nhân của những hạn chế<br /> do đâu?<br /> - Cần những giải pháp nào vừa phù hợp với khung lý thuyết đã xây dựng ban hành của<br /> KTNN, vừa có thể ứng dụng trong thực tiễn kiểm toán? và những điều kiện nào để thực hiện giải<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0