-1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
NCS.NGUYỄN PHƯỚC MINH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VẬT LIỆU HỢP LÝ<br />
LỚP BÊ TÔNG NHỰA TẠO NHÁM MẶT ĐƯỜNG CẤP CAO<br />
Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố<br />
Mã số:<br />
<br />
62.58.30.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
TPHCM, 12/2013<br />
<br />
-2MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Để tạo tiền đề để phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất<br />
nước; Việt nam đang đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống đường ô tô cấp cao và<br />
cao tốc.<br />
Theo qui hoạch, đến năm 2020 hệ thống đường cao tốc của Việt Nam sẽ phủ khắp<br />
cả nước với chiều dài xấp xỉ 6000km. Hiện tại một số tuyến cao tốc huyết mạch<br />
như: Hà nội-Ninh Bình, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Sài Gòn-Trung<br />
Lương, Thành phố HCM-Long Thành-Dầu Dây đã và đang được triển khai xây<br />
dựng, khai thác.<br />
Đường cao tốc cho phép xe chạy với tốc độ trên 80km/h; với tốc độ như vậy, để<br />
đảm bảo an toàn xe chạy, mặt đường yêu cầu phải đạt được chất lượng khai thác<br />
cao như: độ nhám cao; độ bằng phẳng, độ ráo nước; trong đó độ nhám mặt đường<br />
là một yếu tố đặc biệt quan trọng.<br />
Tại các nước phát triển, người ta xây dựng lớp phủ mặt đường cao tốc bằng bê<br />
tông nhựa rỗng có độ nhám cao, lớp vật liệu này yêu cầu phải được thiết kế, chế<br />
tạo, thi công bằng công nghệ đặc biệt, đắt tiền.<br />
Ở Việt Nam, lớp phủ bê tông nhựa tạo nhám đã được áp dụng trên một số đường<br />
cao tốc, tuy nhiên mới ở mức độ thử nghiệm, chi phí cao và bị lệ thuộc vào công<br />
nghệ ngoại nhập.<br />
Trong tương lai với yêu cầu phát triển hệ thống đường cao tốc, đường cấp cao tới<br />
hàng vạn kilomet thì một yêu cầu bức thiết đặt ra là làm sao để có thể làm chủ<br />
công nghệ sản xuất lớp phủ mặt đường bằng vật liệu bê tông nhựa nhám ? Đây<br />
thực sự là một yêu cầu hết sức cấp thiết, một đòi hỏi, một thách thức gay gắt đối<br />
với những người làm đường Việt Nam.<br />
Muốn làm chủ công nghệ sản xuất vật liệu bê tông nhựa tạo nhám, trước hết phải<br />
nghiên cứu xác định được thành phần vật liệu hợp lý của lớp bê tông nhựa tạo<br />
nhám để vừa đạt được độ rỗng cần thiết, độ bền, độ nhám yêu cầu, phù hợp với<br />
điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đề tài luận án “Nghiên cứu xác định thành phần<br />
vật liệu hợp lý lớp bê tông nhựa tạo nhám mặt đườngcấp cao ở Việt Nam ” chính<br />
là nhằm giải quyết vấn đề khoa học và thực tiễn đặc biệt cấp thiết đó.<br />
2. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận án đó là xác định được<br />
thành phần vật liệu hợp lý lớp bê tông nhựa tạo nhám mặt đường cấp cao ở Việt<br />
Nam; với thành phần cấp phối cốt liệu dạng cấp phối hở (Open Graded), độ rỗng<br />
<br />
-3dư thiết kế từ 16%÷18%; đồng thời đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của vật<br />
liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám; từ đó có thể làm chủ công nghệ thiết kế; sản xuất;<br />
thi công và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác vật liệu bê tông<br />
lớp tạo nhám mặt đường ô tô tại Việt Nam.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám có độ<br />
rỗng cao với thành phần cốt liệu dạng cấp phối hở.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Nghiên cứu vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám đó là kết hợp lý thuyết xây<br />
dựng đường ô tô, kinh nghiệm sử dụng vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám<br />
ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam; điều tra phân tích, đánh giá hiện<br />
trạng mặt đường ô tô, vật liệu địa phương, điều kiện địa lý tự nhiên và khí<br />
hậu khu vực phía Nam;<br />
+ Nghiên cứu thực nghiệm trong phòng và hiện trường từ đó đề xuất thành<br />
phần hợp lý của bê tông nhựa lớp tạo nhám và các vấn đề liên quan để nâng<br />
cao chất lượng khai thác vật liệu lớp BTN tạo nhám;<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu đã đưa ra được các vấn đề với các nội dung có ý nghĩa bao<br />
gồm:<br />
Ý nghĩa khoa học<br />
4.1 Xác lập các thành phần hỗn hợp với yêu cầu kỹ thuật đặc trưng vật liệu hỗn<br />
hợp và qui định kỹ thuật cho vật liệu bê tông nhựa lớp tạo nhám;<br />
4.2 Lựa chọn thành phần vật liệu hợp lý hỗn hợp cho bê tông nhựa lớp tạo nhám<br />
mặt đường ô tô; trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý<br />
của các hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám;<br />
4.3 Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp vật liệu bê tông nhựa<br />
tạo nhám mặt đường ô tô với các nội dung sau:<br />
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa độ rỗng dư và độ nhám vĩ mô của lớp<br />
phủ bê tông nhựa lớp tạo nhám;<br />
Nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa độ nhám vĩ mô của lớp phủ bê tông<br />
nhựa tạo nhám và độ hút nước;<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng hiệu ứng màng nước đến điều kiện chạy xe;<br />
Nghiên cứu xác định sự thay đổi độ nhám vĩ mô theo thời gian của mặt<br />
đường nhám một số tuyến cao tốc ở phía Nam;<br />
<br />
-4 Nghiên cứu xác định hiệu quả tăng nhám vĩ mô và độ hút nước của mặt<br />
đường bê tông nhựa tạo nhám bằng công nghệ phun rửa cao áp;<br />
Nghiên cứu thiết lập và đề xuất chế độ kiểm tra bảo dưỡng định kỳ mặt<br />
đường tạo nhám của mặt đường cấp cao;<br />
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác vật liệu bê<br />
tông nhựa tạo nhám trên tất cả các khâu: sản xuất; thi công; kiểm tra giám<br />
sát; nghiệm thu chất lượng; duy tu-bão dưỡng vật liệu bê tông nhựa tạo<br />
nhám.<br />
Ý nghĩa thực tiễn<br />
Luận án nghiên cứu đã tổng quan xem xét vật liệu bê tông nhựa lớp tạo<br />
nhám trên các tuyến cao tốc của các nước và tại Việt nam đã sử dụng;<br />
Xây dựng được trình tự các bước thiết kế, phương pháp xác định thành phần<br />
hợp lý bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô phù hợp với điều kiện khai<br />
thác tại Việt Nam.<br />
Xây dựng các phương pháp thực nghiệm đánh giá chỉ tiêu cơ lý vật liệu bê<br />
tông nhựa lớp tạo nhám; yêu cầu kỹ thuật giới hạn của vật liệu phục vụ cho<br />
việc thiết kế thành phần vật liệu bê tông nhựa nhám;<br />
Đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng khai thác vật liệu lớp phủ bê tông<br />
nhựa tạo nhám cho các tuyến đường cấp cao khu vực Phía nam.<br />
5. Cấu trúc luận án<br />
Cấu trúc luận án bao gồm các chương sau:<br />
+ Chương I: Tổng quan bê tông nhựa lớp tạo nhám.<br />
+ Chương II: Xác lập thành phần các hỗn hợp bê tông nhựa lớp tạo nhám phục vụ<br />
nghiên cứu thực nghiệm<br />
+ Chương III: Nghiên cứu thực nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của các hỗn hợp bê<br />
tông nhựa tạo nhám và lựa chọn thành phần vật liệu hợp lý của hỗn hợp.<br />
+ Chương IV: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai thác lớp vật liệu bê<br />
tông nhựa tạo nhám mặt đường ô tô.<br />
*********<br />
Chương 1: TỔNG QUAN BÊ TÔNG NHỰA LỚP TẠO NHÁM<br />
Nghiên cứu tổng quan bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô cấp cao hay<br />
đường cao tốc bao gồm các nội dung chính sau:<br />
<br />
-51.1 Cấu trúc và thành phần hỗn hợp của bê tông nhựa thông thường<br />
a-Cấu trúc bê tông nhựa<br />
● Cấu trúc vi mô: gồm nhựa và bột khoáng tạo thành chất liên kết asphalt.<br />
● Cấu trúc trung gian: gồm cát và chất liên kết asphalt tạo thành vữa asphalt.<br />
● Cấu trúc vĩ mô: gồm đá dăm và vữa asphalt tạo thành hỗn hợp bê tông nhựa.<br />
b-Thành phần hỗn hợp bê tông nhựa [4],[7],[11]<br />
+ Cốt liệu, kích thước hạt lớn nhất.<br />
+ Chất liên kết [2],[4],[6],[43],[57]<br />
1.2. Thành phần hỗn hợp bê tông nhựa tạo nhám cấp phối hở<br />
1.2.1 Cốt liệu<br />
Bê tông nhựa tạo nhám cấp phối hở-OGFCA (Open Graded Friction Courses<br />
Asphalt) là loại cấu trúc khung dạng vĩ mô (hình 1.3), hỗn hợp bao gồm cốt liệu<br />
lớn, có ít hoặc không có cốt liệu nhỏ và bột khoáng; hỗn hợp vật liệu được thiết<br />
kế sao cho vật liệu đầm nén đạt được độ rỗng dư từ 18%÷25% [37],[40].<br />
<br />
Hình 1.1: Cấu trúc hỗn hợp OGFCA và hình ảnh bề mặt BTN truyền thống và<br />
BTN OGFCA.<br />
1.2.2 Chất liên kết: thông thường sử dụng là bitum cải tiến.<br />
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám mặt đường<br />
1.3.1 Khái niệm<br />
+ Độ nhám vi mô (micro-texture): Độ nhám vi mô là độ xù xì bề mặt của hạt cốt<br />
liệu thường khó nhìn thấy, có tác dụng làm triệt tiêu hiệu ứng màng nước.<br />
+ Độ nhám vĩ mô (macro-texture): Độ nhám vĩ mô tạo ra các kênh thoát nước.<br />
1.3.2 Ảnh hưởng của cốt liệu đến độ nhám mặt đường<br />
Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vi mô.<br />
Yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám vĩ mô.<br />
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng khác đến độ nhám mặt đường<br />
Thiết kế thành phần; quá trình thi công; đặc trưng khai thác.<br />
<br />