intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm nổi bật tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII với sự vận động mang tính lịch sử qua các giai đoạn với những khuynh hướng, tác giả, tác phẩm tiêu biểu Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐINH THỊ PHƢƠNG THU TƢ TƢỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XVII Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN (Chuyên ngành Văn học Việt Nam) HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lã Nhâm Thìn Phản biện 1: PGS.TS. Biện Minh Điền - Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS. Lê Thời Tân - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Dương Tuấn Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Vào hồi …….giờ ……..phút, ngày …… tháng……. năm 2020. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội. - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học Tư tưởng thân dân là một tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhận thức về vai trò, sức mạnh của dân đối với sự tồn vong, phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và định ra những đường lối chính trị, chính sách xã hội tiến bộ theo hướng thân dân là một quá trình lâu dài trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm riêng so với văn học hiện đại. Trải qua quá trình phát triển thăng trầm của các triều đại phong kiến, các thế hệ Nho sĩ trí thức trung đại đã tiếp thu nguồn ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho, Phật, Đạo đồng thời kết hợp với tinh thần dân tộc, tinh thần thời đại để đem đến cho văn học những màu sắc phong phú của tư tưởng thân dân. Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử tư tưởng Việt Nam, văn học Việt Nam. Tìm hiểu tư tưởng thân dân góp phần tìm hiểu sâu hơn những vấn đề về tác giả, tác phẩm, những qui luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Với những ý nghĩa đó, luận án lựa chọn đề tài Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII. 1.2. Về thực tiễn Văn học trung đại được giảng dạy với số lượng lớn ở nhà trường từ phổ thông đến đại học, đặc biệt là nhóm tác phẩm văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII liên quan đến vấn đề tư tưởng thân dân. Đề tài có ý nghĩa thiết thực trong việc vận dụng vào thực tiễn dạy - học và tiếp cận văn bản tác phẩm văn học trung đại. Đề tài từ góc độ văn học góp phần lí giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Nhân dân vừa là chủ thể lịch sử, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Vì vậy, bất cứ một giai cấp cầm quyền nào muốn duy trì được sự ổn định của mình thì phải gắn bó với dân, phải có chính sách dưỡng dân, giáo dân phù hợp. Việc đánh giá đúng đắn vị trí và vai trò của dân trong lịch sử có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn vong của mỗi hình thái xã hội trong lịch sử, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Với những lý do trên, đề tài có tính cần thiết, thời sự, khoa học và thực tiễn.
  4. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm nổi bật tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XVII với sự vận động mang tính lịch sử qua các giai đoạn với những khuynh hướng, tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Trong đó, luận án tập trung phân tích, lý giải căn rễ của tư tưởng thân dân, những nội dung cơ bản của tư tưởng thân dân, xác định đặc trưng cũng như khả năng tiếp nối, phát triển trong quá trình vận động của tư tưởng này qua các giai đoạn. Tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam gợi những bài học về tư tưởng thân dân trong thời hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu: - Khái niệm dân và tư tưởng thân dân. Tiêu chí xác định tư tưởng thân dân trong tác phẩm văn học; - Nghiên cứu những nội dung biểu hiện của tư tưởng thân dân trong từng giai đoạn văn học với các khuynh hướng, tác giả, tác phẩm tiêu biểu; - Đánh giá về đặc điểm của tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn X - XVII, sự vận động phát triển của tư tưởng thân dân trong tiến trình lịch sử; - Nghiên cứu những phương diện nghệ thuật thể hiện tư tưởng thân dân khi cần thiết. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tìm hiểu tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam theo giai đoạn văn học với những khuynh hướng, tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII. Ở bốn thế kỷ đầu, chủ yếu tập trung khảo sát các tác giả thời Lí - Trần. Tư tưởng thân dân trong văn học thế kỷ XV thể hiện qua sáng tác của các nhà văn thời kì khởi nghĩa Lam Sơn, thời Hồng Đức. Tư tưởng thân dân trong văn học thế kỷ XVI với các tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm; Phùng Khắc Khoan; thế kỉ XVII với các tác phẩm Thiên Nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục,... 3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Tác giả luận án sẽ khảo sát tập trung những sáng tác của các tác giả thể hiện tư tưởng thân dân từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII. Các nguồn tư liệu chính mà chúng tôi lấy làm căn cứ để sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: Thơ văn Lí - Trần [12,13,16]; Tổng tập văn học Việt Nam [116,134]; Nguyễn Trãi toàn tập [94]; Nguyễn Trãi toàn
  5. 3 tập. Tân biên [95,96,97]; Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông [52]; Hồng Đức quốc âm thi tập [42]; Tuyển tập thơ phú thời Mạc [184]; Toàn Việt thi lục [45]; Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tổng tập) [164]; Phùng Khắc Khoan, Hợp tuyển thơ văn [129]; Thiên Nam ngữ lục - Diễn ca lịch sử [117]; Thiên Nam minh giám [47]. Ngoài văn học viết luận án còn khảo sát thêm cả văn học dân gian. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử cụ thể; Phương pháp nghiên cứu liên ngành; Phương pháp so sánh; Phương pháp hệ thống. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án được hoàn thành sẽ có những đóng góp sau: - Xác lập và phân tích những tiền đề của tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII; Làm sáng rõ sự vận động mang tính lịch sử của tư tưởng thân dân trong văn học thế kỉ thứ X - hết thế kỉ XVII, sự kế thừa, tiếp nối và phát triển của tư tưởng thân dân qua các giai đoạn thế kỉ X - thế kỉ XIV; thế kỉ XV; thế kỉ XVI - thế kỉ XVII; - Phân tích nội dung tư tưởng thân dân ở từng giai đoạn, ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu; - Từ tư tưởng thân dân, luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề mang tính quy luật trong sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam; - Luận án là tài liệu tham khảo có ý nghĩa và thiết thực đối với công việc nghiên cứu, giảng dạy văn học trung đại Việt Nam, đồng thời có thể hữu ích với những người làm công tác xã hội quan tâm tới tư tưởng thân dân. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án nội dung chính của luận án được triển khai thành năm chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề liên quan đến đề tài (15 trang, từ trang 7 đến trang 22); Chương 2: Những tiền đề của tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII (14 trang, từ trang 23 đến trang 37); Chương 3: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV (41 trang, từ trang 38 đến trang 79); Chương 4: Tư tưởng thân dân trong văn học thế kỉ XV (34 trang, từ trang 80 đến trang 114); Chương 5: Tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII (34 trang, từ trang 115 đến trang 149).
  6. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Giới thuyết khái niệm dân và tƣ tƣởng thân dân 1.1.1. Giới thuyết khái niệm dân Chúng tôi đã truy xuất khái niệm dân bắt nguồn từ nghĩa gốc Hán, từ trong các sách Từ điển tiếng Việt, đồng thời tìm hiểu kĩ khái niệm này theo quan niệm của Nho giáo và sự mở rộng nội hàm của khái niệm dân theo quan niệm hiện đại. Từ những điều đã trình bày ở trên, tác giả luận án xin rút ra mấy điểm chung về khái niệm dân (ở đây là trong thời trung đại, bởi tư tưởng “thân dân” mà luận án nghiên cứu gắn với thời này) với ý nghĩa khoa học sau: Dân là một khái niệm xuất hiện và tồn tại khi xã hội có giai cấp, có nhà nước, dùng để chỉ những người lao động bình thường, đông đảo, không có chức quyền và tương phản với những người cầm quyền ở các địa bàn lãnh thổ, các nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt động tinh thần của một xã hội nhất định. Do đó, khái niệm dân mang màu sắc và ý nghĩa chính trị khá rõ rệt, phần nào phản ánh được các mối quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, tuy không còn bị xem là những công cụ lao động biết nói nhưng dân vẫn nằm trong điạ vị phụ thuộc mà chế độ phong kiến Trung Quốc gọi là “thần dân”. Trong xã hội hiện đại, vai trò của người dân mới được nhận thức đầy đủ hơn. Người dân được đặt trong mối quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với nhà nước. Người dân có quyền bầu cử, bầu ra những người xứng đáng vào bộ máy nhà nước, có thể đại diện cho quyền lợi của mình thì khi đó dân mới có tư cách là công dân. 1.1.2. Giới thuyết khái niệm tư tưởng thân dân Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm tư tưởng thân dân theo quan niệm Nho giáo, luận án đề xuất nội hàm cơ bản của khái niệm tư tưởng thân dân như sau: Tư tưởng thân dân được hiểu là quan niệm, nhận thức về dân, cách ứng xử với dân theo hướng: gần gũi, gắn bó với dân; thương dân, đề cao sức mạnh của dân (trọng dân), ơn dân. Tính chất phức tạp, nhiều chiều trong khái niệm tư tưởng thân dân còn thể hiện ở việc xác định chủ thể của tư tưởng thân dân. Đây là tư tưởng của giai cấp thống chí và của cả các sĩ phu, nho sĩ trí thức. Tầng lớp thống trị dùng tư tưởng này để quản trị đất nước. Tư tưởng thân dân của các sĩ phu - trí thức phong kiến thì trong tư tưởng ấy có gửi gắm những mong ước, khát vọng của quần chúng. Vì vậy, nội hàm “tư tưởng thân
  7. 5 dân” ở từng triều đại tương ứng với khái niệm “dân” ở mỗi thời, qua đó cũng thể hiện trình độ, nhận thức của tầng lớp “quân tử” thời ấy. Qua tư tưởng thân dân, có thể đánh giá được sự tiến bộ, văn minh hay bảo thủ, lạc hậu của các triều đại. 1.1.3. Tiêu chí xác định tư tưởng thân dân trong tác phẩm văn học Từ việc phân tích các mối quan hệ, các bình diện, các khía cạnh khác nhau trong khái niệm dân và tư tưởng thân dân, luận án xác định tìm hiểu tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII với các nội dung: Tư tưởng thân dân thể hiện một cách trực tiếp là khi nói đến người dân, đây là nội dung chủ yếu mà đề tài quan tâm nghiên cứu. Tư tưởng thân dân thể hiện một cách gián tiếp là khi viết về đất nước, xã hội,… nhưng qua đó gửi gắm nguyện vọng về cuộc sống của người dân. Khi viết về người dân trong cảnh đói khổ nhưng đồng thời bày tỏ niềm mơ ước về một đất nước hòa bình, thịnh vượng để người dân đỡ khổ. Vì thế, có những trường hợp, tư tưởng thân dân và tư tưởng yêu nước giao thoa với nhau. Tuy nhiên, đây lại là hai phạm trù bởi lẽ, tư tưởng thân dân nhìn từ góc độ mục đích viết về người dân cơ bản đứng trên lập trường nhân bản - nhân đạo về quyền sống con người. Còn tư tưởng yêu nước về cơ bản đứng trên lập trường dân tộc. Luận án của chúng tôi đề cập đến tư tưởng thân dân trong văn học tập trung qua ba phương diện: Thứ nhất, thân dân là thương dân (ái dân). Đây là nền tảng cũng là gốc rễ của tư tưởng thân dân. Thứ hai, thân dân là trọng dân, tức là đề cao người dân, coi trọng vai trò, vị trí của người dân; coi dân là gốc của nước. Trọng dân thì mới phát huy được sức mạnh của dân. Do đó, trọng dân là mức độ thứ hai, tiến lên một bước khi nhận ra vai trò, ý nghĩa của dân trong kiến tạo xã hội. Thứ ba, thân dân là ơn dân. Khi giới cầm quyền biết “ơn dân” là vị thế của dân đã được đánh giá cao và được tôn trọng thật sự. Thái độ “biết ơn” dân là thái độ của kẻ dưới đối với người trên. Chỉ khi có nhận thức cao mới có suy nghĩ và tình cảm biết ơn này và khi “biết ơn” mới có cách hành xử, đối xử tương ứng. Về cơ bản nội dung này chỉ xuất hiện ở Nguyễn Trãi. Tư tưởng của Nguyễn Trãi về dân là tư tưởng vượt lên thời đại ông và rất có ý nghĩa đối với thời hiện đại khi mà vai trò và vị trí cũng như nhận thức về dân đã có những bước tiến bộ vượt bậc. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhìn chung có những hướng nghiên cứu sau liên quan tới đề tài của luận án:
  8. 6 1.2.1. Nghiên cứu tư tưởng thân dân từ góc độ tư tưởng, triết học, lịch sử liên quan tới đề tài Có thể kể tới các tài liệu tiêu biểu sau: Lịch sử tư tưởng Việt Nam của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Thục; Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu của tác giả Cao Xuân Huy; Tư tưởng Việt Nam thời Trần (2014) của Trần Thuận; Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam (2016) của nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Đông, Nguyễn Tài Thư; Vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỉ XV- XVIII của tác giả Nguyễn Bá Cường, Đại Việt sử ký toàn thư,.… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam một mặt chỉ ra rằng “thân dân” là một tư tưởng lớn của thời đại, nó có liên quan chặt chẽ với lịch sử, tư tưởng, văn hóa, triết học, tôn giáo, đặc biệt là Nho giáo, Phật giáo, mặt khác, tư tưởng thân dân còn là tinh hoa trong truyền thống yêu nước, nhân đạo và văn hóa Việt Nam được kết tinh trong sáng tác của nhiều tác gia lớn trong văn học trung đại Việt Nam. 1.2.2. Nghiên cứu tư tưởng thân dân trong văn học 1.2.2.1. Nghiên cứu tư tưởng thân dân trong sự phát triển của lịch sử văn học Việt Nam Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học trung đại Việt Nam đều coi tư tưởng thân dân là một truyền thống trong văn học Việt Nam. Có thể kể đến các tài liệu nghiên cứu của tác giả Đinh Gia Khánh trong Hợp tuyển Văn học Việt Nam từ thế kỉ X - XVII (1962); Văn học Việt Nam (Thế kỉ X - nửa đầu thế kỉ XVIII) (1978); Văn chương Nguyễn Trãi (1984) của Bùi Văn Nguyên; Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) của Trần Nho Thìn. Văn học trung đại Việt Nam, Tập 1, (2006) của Đinh Thị Khang; Văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ X - cuối thế kỉ XIX) (2006) của Đoàn Thị Thu Vân,…Vấn đề tư tưởng thân dân đã được các nhà nghiên cứu chú ý nhưng mới đặt ra ở mức độ sơ lược, khái quát vì đó chưa phải là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng thân dân trong văn học. Điểm mới trong nghiên cứu của chúng tôi là nhìn nhận thấu đáo hơn tư tưởng thân dân ở những tác giả, tác phẩm văn học cụ thể. 1.2.2.2. Nghiên cứu về các tác gia văn học, đặc biệt là các tác gia lớn có đề cập đến tư tưởng thân dân Nghiên cứu về tư tưởng thân dân từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII chúng tôi nhận thấy các công trình, tài liệu nghiên cứu tập trung bàn luận đến các tác gia lớn là
  9. 7 Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, …Nhìn chung các ý kiến đều đánh giá cao sự kết tinh tư tưởng thân dân sâu sắc của các nhà nho trung đại ở các khía cạnh tiêu biểu: thương dân, trọng dân - đề cao dân và thể hiện trách nhiệm đối với dân. Tiểu kết chƣơng 1 Từ chỗ giới thuyết các khái niệm và thuật ngữ, chúng tôi đã mô tả tình hình nghiên cứu vấn đề tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII theo ba hướng chủ yếu: nghiên cứu về tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam; nghiên cứu về tư tưởng thân dân trong sự phát triển của lịch sử văn học Việt Nam; nghiên cứu tư tưởng thân dân ở các tác gia văn học, đặc biệt là các tác gia lớn của văn học trung đại Việt Nam. Những công trình khảo sát lớn, vừa hay nhỏ đều có ý nghĩa to lớn đối với người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Chƣơng 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA TƢ TƢỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC TỪ THẾ KỶ X ĐẾN HẾT THẾ KỶ XVII 2.1. Tiền đề lịch sử, xã hội của tƣ tƣởng thân dân trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII 2.1.1. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta luôn đề cao tư tưởng thân dân, coi khoan thứ sức dân là một quốc sách và thượng sách giữ nước. Từ xa xưa thân dân được thể hiện qua những truyền thuyết về thời các vua Hùng đến thời Thục An Dương Vương, thời Trưng Nữ Vương,... Suốt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, lịch sử đã đặt nước Đại Việt độc lập trong tình thế luôn luôn phải đối phó với chiến tranh xâm lược từ phía Bắc và phía Nam. Tuyệt đại đa số những vị vua sáng nghiệp được ca ngợi là những người yêu nước, có tài năng và đức độ, có tinh thần thân dân, lấy việc “ái dân trị quốc” làm đầu. Trong công cuộc xây dựng chính quyền phong kiến, về cơ bản giai cấp phong kiến biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, phát huy truyền thống yêu nước để xây dựng và bảo vệ quốc gia, dân tộc. 2.1.2. Chế độ giáo dục, khoa cử Thế kỉ X - XIV là giai đoạn đầu xây dựng Nhà nước phong kiến Việt Nam. Các vị vua của cả triều Lí và triều Trần đều chú trọng đến giáo dục và tổ chức các cuộc thi để tuyển chọn người tài giúp dân, giúp nước. Triều đình đã mở rộng Quốc tử giám để
  10. 8 đào tạo con em quý tộc, quan lại. Hơn nữa, việc học còn được mở rộng đến người dân, con em thứ dân nếu có tài năng cũng được theo học, đỗ đạt sẽ được bổ nhiệm làm quan. Các kì thi được tổ chức đều đặn để tuyển chọn nhân tài giúp nước, giúp dân. Sang thế kỉ XV, Nho giáo thịnh trị thì triều đình nhà Lê càng chú trọng đến giáo dục, thi cử, khuyến khích nhân tài ra giúp nước. Thành phần học trong Quốc tử giám được mở rộng, việc sử dụng nhân tài không câu nệ vào đẳng cấp mà hướng đến cả người dân. Thế kỉ XVI - XVII, tuy chế độ phong kiến trên đà suy thoái nhưng việc học, việc thi vẫn được các tập đoàn phong kiến coi trọng. Nhà Mạc ngay sau khi xây dựng triều chính, nhanh chóng tổ chức thi cử để chọn nhân tài. Nho giáo vẫn được đề cao, tầng lớp nho sĩ, những người vốn đắc lực cho Nhà nước phong kiến vẫn được trọng dụng. 2.2. Tiền đề tƣ tƣởng, văn hóa của tƣ tƣởng thân dân trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII 2.2.1. Tín ngưỡng bản địa và văn hóa dân gian Nền văn hóa cổ truyền dân tộc và tín ngưỡng dân gian chính là nguồn sức mạnh to lớn, là cơ sở để người Việt cổ chống lại sự “Hán hóa” suốt một ngàn năm Bắc thuộc của phong kiến Trung Hoa. Những hình thức tín ngưỡng sinh hoạt tâm linh mang màu sắc bản địa, luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đại bộ phận cư dân Việt. Cùng với tín ngưỡng văn hóa bản địa, những cơ sở tư tưởng cũng đã sớm xuất hiện từ thời dựng nước: yêu nước và thương người hay tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân văn, nhân đạo. Những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích được lưu truyền chính là bằng chứng sắc nét về sự phong phú của tư tưởng, tâm hồn người Việt. Văn hóa dân gian luôn luôn được tiếp thu, bồi đắp để xây dựng văn hóa chính thống của Nhà nước Đại Việt qua các triều đại. Từ các nhân tố của văn hóa, tín ngưỡng dân gian truyền thống và sức sống nội tại của tinh thần dân tộc đã tạo nên nét riêng trong đạo lí làm người của người Việt. Từ xa xưa, trong kho tàng văn học dân gian , nhân dân lao động vừa là tập thể sáng tác văn học vừa là “nhân vật” trung tâm của đời sống xã hội. Truyền thống của người Việt Nam bao đời nay luôn coi trọng con người. Họ đề cao lối sống thủy chung, tình nghĩa; đề cao tinh thần đoàn kết, yêu thương gắn bó giữa gia đình, làng xóm với cộng đồng, xã hội, dân tộc,… Những quan niệm đó được diễn tả súc tích qua nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, qua các câu chuyện truyền thuyết đậm giá trị nhân văn.
  11. 9 2.2.2. Nho giáo và tư tưởng thân dân Trong nội dung của Nho giáo, chứa đựng các học thuyết, tư tưởng, đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của đời sống xã hội và con người, trong đó có tư tưởng về dân và vai trò, vị trí của người dân như “Dân vi bang bản”, “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”,… Ảnh hưởng tư tưởng về dân của Nho giáo thể hiện khá cụ thể trong tư tưởng nhân chính, nhân nghĩa; đường lối cai trị, quản lý xã hội, pháp luật và việc thực hiện những chủ trương chính trị lớn của đất nước như việc dời đô, kế vị ngôi báu, phát động kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển bộ máy Nhà nước, kiến lập và thực thi pháp luật, giáo dục - khoa cử, xây dựng và phát triển đất nước,… Bên cạnh việc phát huy những yếu tố khả thủ của Nho giáo thì việc đưa những tư tưởng tích cực của quần chúng như tư tưởng thân dân, chủ trương nhập thế, nêu cao phẩm chất, khí tiết trong sạch của kẻ sĩ,…đã khiến cho tư tưởng Nho học ngày càng có vị trí và vai trò to lớn hơn, nhiều mặt hơn trong đời sống, tư tưởng của người Việt. 2.2.3. Phật giáo và tư tưởng thân dân Đạo Phật chủ trương bình đẳng, từ bi, bác ái. Từ bi, bác ái của Phật làm cho lòng thương dân, thương người phong phú, tốt đẹp hơn. Những tư tưởng và hạt nhân tích cực của giáo lí Phật giáo được người Việt Nam tiếp thu và truyền bá một cách rộng rãi trong đời sống xã hội. Phật giáo chính là một tiền đề tôn giáo quan trọng của tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam trong nhiều thế kỉ. Tinh thần bình đẳng và bác ái của đạo Phật tìm thấy sự hòa điệu với tinh thần dân chủ, nhân ái truyền thống có từ buổi đầu dựng nước là một ví dụ. Không những thế, khi chọn hệ tư tưởng này, các nhà trí thức của dân tộc còn lọc ra từ nó cái gì cần thiết nhất cho thời đại và luôn chú ý vận dụng vào thực tiễn đời sống. Bằng quan điểm thân dân, họ đã tập hợp được sức mạnh vĩ đại của quần chúng trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Tiểu kết chƣơng 2 Ở chương 2, luận án đã nghiên cứu, lí giải lịch sử, xã hội là cơ sở hình thành tư tưởng thân dân trong văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII. Lịch sử của cha ông ta ngay từ những ngày đầu dựng nước đã nổi bật lên đặc thù là sự gắn kết cộng đồng. Qua các triều đại phong kiến ở nước ta, có những bậc đế vương rất nhân từ, thương dân, trọng dân, đề cao “đức trị” trong việc chăm lo muôn dân, cho nên vừa cố kết được
  12. 10 lòng dân, vừa đảm bảo được sự bền vững, thịnh trị lâu dài của vương triều. Luận án cũng chỉ ra ảnh hưởng của tiền đề tư tưởng, văn hóa tới tư tưởng thân dân trên các khía cạnh: tín ngưỡng bản địa, văn hóa dân gian; hệ tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và chế độ khoa cử, giáo dục của các triều đại phong kiến ở nước ta trong các thế kỉ X - XVII. Tín ngưỡng bản địa, văn hóa, văn học dân gian truyền thống không chỉ tạo nên sức sống nội tại của tinh thần dân tộc mà còn tạo nên nét riêng trong tư tưởng thân dân của người Việt. Nền giáo dục, khoa cử của các triều đại phong kiến luôn luôn được quan tâm ngay trong hoàn cảnh chống ngoại xâm. Chính sách cầu hiền tài, coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” khiến cho tầng lớp thứ dân cũng được học, được bổ nhiệm làm quan khi đỗ đạt. Điều đó tạo nên điều kiện thuận lợi để đất nước có những danh sĩ, trí thức tài năng cống hiến cho nhân dân. Chƣơng 3 TƢ TƢỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIV 3.1. Khái quát về tƣ tƣởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam Bức tranh toàn cảnh về tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam được biểu hiện phong phú, chúng tôi nhìn nhận đối tượng theo tiến trình vận động lịch sử. Ở từng giai đoạn văn học sẽ xuất hiện những tác giả, tác phẩm lớn và những khuynh hướng khác nhau. Văn học trung đại Việt Nam mở ra từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV kéo dài thịnh vượng nhất trong thời đại Lí - Trần. Văn học giai đoạn này đã hướng đến nội dung phản ánh công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, các vương triều phong kiến Việt Nam không ngừng củng cố, phát triển đất nước, giai cấp phong kiến có những tư tưởng tiến bộ về cơ bản đi theo nguyện vọng của người dân. Văn học trung đại Việt Nam có bước chuyển tiếp theo ở thế kỷ XV, bên cạnh những điểm tiếp nối tư tưởng thân dân của văn học Lí - Trần, văn học thế kỉ này tập trung phản ánh kì tích của vương triều nhà Lê trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, ca ngợi sức mạnh thời đại và truyền thống dân tộc, sự phát triển ổn định, thịnh trị của vương triều phong kiến qua những tác phẩm thơ, phú, văn chính luận cả về chữ Hán và chữ Nôm đều đạt được thành tựu xuất sắc. Sang thế kỉ XVI - XVII, giai cấp phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng. Thời Lê sơ, Lê Mạc giai cấp phong kiến có những lúc đi ngược lại quyền lợi của người dân. Tư tưởng thân dân giai đoạn này gắn với sự trỗi dậy của tinh thần dân tộc, đi từ âm điệu ngợi ca vương triều phong kiến
  13. 11 sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội, đấu tranh chống lại sự suy thoái của chế độ phong kiến vì quyền lợi của nhân dân. Khi chế độ phong kiến suy thoái dẫn đến suy vong, về cơ bản đi ngược lại quyền lợi của người dân thì tư tưởng thân dân trong văn học thế kỉ XVIII - thế kỉ XIX tập trung ở tư tưởng nhân đạo vì quyền sống của người dân, xây dựng hình tượng người nông dân anh hùng trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. Nổi bật trong tư tưởng thân dân của văn học giai đoạn này là niềm thương cảm đối với người dân, hướng về những con người nhỏ bé, đau khổ, những con người bị áp bức; ước mơ về công lí chính nghĩa của nhân dân, mong ước cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng cho nhân dân. Nội dung đó được thể hiện trong những tác phẩm thơ ca, khúc ngâm, tiểu thuyết chương hồi, văn tế… Trong môi trường quân chủ chuyên chế, tư tưởng thân dân về cơ bản mang tính phê phán thực trạng xã hội phong kiến và rất ít đề cập đến nhân nghĩa. Đây là bước chuyển tiến bộ của tư tưởng thân dân trong giai đoạn cuối cùng của văn học trung đại. Tư tưởng thân dân không chỉ là vấn đề có ý nghĩa ở thời trung đại mà nó còn được kế thừa, phát triển xuyên suốt trong suốt tiến trình của lịch sử văn học Việt Nam. Tư tưởng thân dân tiếp tục được quan tâm và vận dụng linh hoạt trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Tinh thần “lấy dân làm gốc” đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò của quần chúng nhân dân, tạo nên động lực lớn lao đối với sự phát triển của đất nước. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tư tưởng thân dân từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII là bởi lẽ trong suốt tám thế kỉ văn học gắn với năm triều đại phong kiến này, tư tưởng thân dân đã có một quá trình vận động, phát triển với những nét riêng, vừa kế thừa lại vừa nối tiếp liên tục từ giai đoạn này sang giai đoạn khác nhưng cũng có một số điểm cơ bản chung mang tính quy luật của tư tưởng thân dân trong văn học trung đại Việt Nam. Điều này đã được chúng tôi phân tích cụ thể và tổng hợp qua từng giai đoạn văn học ở những nội dung tiếp theo của luận án. Tư tưởng thân dân hình thành trong suốt chiều dài tám trăm năm của văn học đã trở thành sản phẩm tinh thần đầy tự hào, làm nên hồn cốt sức mạnh của dân tộc Việt Nam. 3.2. Tƣ tƣởng thân dân trong văn học thời Lí 3.2.1. Trọng dân và hướng tới ước nguyện của người dân Ca ngợi tấm lòng thương dân sâu sắc, luôn chăm lo cho cuộc sống nhân dân no ấm, thịnh trị là một nội dung nổi bật của văn học đời Lí. Thời đại này, đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc trước các thế lực ngoại xâm phương Bắc, là nhiệm vụ xây
  14. 12 dựng và củng cố vương quyền, chế độ, tạo lập cuộc sống thanh bình, no ấm cho nhân dân. Xây dựng đất nước cường thịnh đồng nghĩa với việc có một vương triều hợp lòng dân. Đất nước muốn yên ổn, đời sống muôn dân muốn an vui, no ấm, trước hết cần có những người lãnh đạo tốt, những nhà lãnh đạo đúng. Đó là yêu cầu, là nguyện vọng, mong muốn của nhân dân. Vì thế, việc thay đổi nhà Tiền Lê đã suy yếu, việc lựa chọn và ủng hộ nhà Lí lên lãnh đạo đất nước là tất yếu, phù hợp với ý nguyện của nhân dân, cũng như của mọi tầng lớp người trong xã hội. Các tác phẩm trực tiếp đề cập đến vấn đề này về thơ có Quốc tự (Chữ “quốc”), Yết bảng thị chúng (Treo bảng nói rõ với mọi người) của Nguyễn Vạn Hạnh (Thiền sư Vạn Hạnh); Nam quốc sơn hà (Khuyết danh). Về văn chính luận có Khuyến Lí Công Uẩn (Khuyên Lí Công Uẩn), Xá thuế chiếu (Chiếu xá thuế) của Lí Thái Tông; Ngộ đại hàn, vị tả hữu bách quan (Gặp tiết đại hàn, bảo các quan tả hữu) của Lí Thánh Tông; Cố động Thiên công chúa, vị ngục lại (Nhìn công chúa Động Thiên, bảo ngục lại); Lâm chung di chiếu (Chiếu để lại lúc sắp mất) của Lí Nhân Tông,… Hai tác phẩm chính luận tiêu biểu nhất thể hiện rõ tư tưởng thân dân thời Lý là: Thiên đô chiếu của Lí Công Uẩn (974 - 1028) và “Phạt Tống lộ bố văn” (Bài văn lộ bố khi đánh Tống) của Lí Thường Kiệt . Không chỉ ca ngợi một chiều mẫu hình những vị vua tài tướng giỏi, yêu nước thương dân, văn học cuối thời Lí còn cất lên tiếng nói thẳng thắn, nghiêm khắc các vị vua đi ngược lại tư tưởng thân dân, không còn “lấy dân làm gốc”, coi trọng việc hưởng lạc cá nhân hơn việc chăm lo đời sống nhân dân (Gián Lý Cao Tông hiếu văn bi thiết chi thanh - Khuyên vua Lí Cao Tông đừng xây dựng cung điện; “Truy hối tiền quá chiếu” (Chiếu hối lỗi); “Gián Lí Cao Tông đại hưng lâu các (Khuyên vua Lí Cao Tông đừng xây dựng cung điện). Những tiếng nói can gián đó dù không làm thay đổi triều đại nhưng lại nói lên ước mong của tầng lớp nho sĩ trí thức về một nền chính sự lý tưởng cho nhân dân. 3.2.2. Ý thức về trách nhiệm trước người dân Khát vọng mong muốn vận nước lâu dài, cuộc sống no đủ, hạnh phúc là khát vọng muôn đời của con người. Để được như vậy nhà vua cần dùng đức của mình để trị vì khiến nhân dân ngưỡng mộ, thuần phục, tin tưởng. Nhà thơ Đỗ Pháp Thuận đã nói về nguyện vọng tha thiết đó của mình trong bài thơ “Quốc tộ” (Vận nước). Một điểm đặc sắc ở các bài văn chiếu và văn nghị luận thời Lí là đã ghi lại khá trực tiếp đời sống tư tưởng, tình cảm của vua chúa nhà Lí. Nội dung của các bài văn chiếu thời Lí trước hết tập trung thể hiện tinh thần trách nhiệm của vua đối với nhân dân. Đó là một số
  15. 13 hoạt động được ghi lại trong sử, thể hiện trong những bài chiếu lệnh: Xá thuế chiếu” (Chiếu xá thuế) của Lí Thái Tông Ngộ đại hàn, vị tả hữu bách quan (Gặp tiết đại hàn, bảo các quan tả hữu) của Lí Thánh Tông; Cố động Thiên công chúa, vị ngục lại (Nhìn công chúa Động Thiên, bảo ngục lại); “Lâm chung di chiếu” (Chiếu để lại lúc sắp mất) của Lí Nhân Tông . Nội dung thứ hai trong các bài văn chiếu, văn nghị luận thời Lí là thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi về đạo đức và phẩm chất, ý thức tự tu dưỡng, tinh thần trách nhiệm vì dân, vì đất nước của người làm vua. Đó có thể là yêu cầu của thần dân đối với vua, nhưng đó cũng có thể là đòi hỏi của chính các vị vua đối với bản thân. Nội dung này được thể hiện trong “Thiên hạ hưng vong trị loạn tri nguyên luận” của Nguyễn Nguyên Ức; “Lâm chung di chiếu (Chiếu để lại lúc sắp mất) của Lí Nhân Tông; “Lâm chung chúc Thái tử (Dặn Thái tử lúc sắp mất) của Lí Anh Tông; Truy hối tiền quá chiếu, (Chiếu hối lỗi) của Lí Cao Tông,… 3.3. Tƣ tƣởng thân dân trong văn học thời Trần 3.3.1. Lấy dân làm gốc và khoan thứ sức dân trong thời Thịnh Trần Xét từ góc độ chính trị - lịch sử, hiếm có triều đại quân chủ phong kiến nào mà vua quan giữ cách ứng xử hòa mục, gần gũi với người dân như thời thịnh Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cũng như công cuộc xây dựng phát triển đất nước, tư tưởng thân dân thể hiện ở việc hiểu thấu nguyện vọng của người dân về nền thái bình, độc lập của đất nước. Những nội dung này được thể hiện qua các bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư (Phò giá về kinh) của Trần Quang Khải; Nghệ An hành điện (Hành cung ở Nghệ An) của Trần Minh Tông; Văn chính luận tiêu biểu là Dụ chư tì tướng hịch văn (Bài văn hịch dụ bảo các tì tướng). Không chỉ nói lên vai trò, nguyện vọng độc lập của nhân dân trong bài hịch nổi tiếng, Trần Quốc Tuấn còn tha thiết để lại lời gan ruột trong Lâm chung di chúc (Căn dặn trước khi mất). Các bài phú đời Trần đề cao vai trò quyết định của yếu tố con người trong các chiến thắng của nhà Trần (Bạch Đằng giang phú - Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu; Thiên Hưng trấn phú (Phú trấn Thiên Hưng) của Nguyễn Bá Thông; Cảnh Tinh phú (Phú sao Cảnh Tinh) của Đào Sư Tích,... Ngay cả trong những tác phẩm của nhà chùa như Cư trần lạc đạo phú (Phú ở cõi trần vui đạo) của Trần Nhân Tông hoặc Vịnh Vân Yên tự phú (Phú vịnh chùa Vân Yên) của Lí Đạo Tái (Huyền Quang),… thì những nội dung trên cũng thể hiện một cách rõ rệt. Sau công cuộc bình Nguyên, vương triều Trần xây dựng quốc gia thịnh trị. Lí tưởng giúp dân, đường lối trị nước, trách nhiệm, đạo đức của
  16. 14 người làm vua, phẩm chất, trách nhiệm của kẻ sĩ,… là những vấn đề quan trọng được đặt ra. Trong thơ trữ tình, cảm hứng về dân được biểu hiện trong những rung cảm đầy chất thơ của tâm hồn nghệ sỹ (Thiên Trường vãn vọng - Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường; Tặng Bắc sứ Lí Tư Diễn (Tặng sứ Bắc Lí Tư Diễn); Tống Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng (Tiễn sứ Bắc Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng) của Trần Nhân Tông; Tặng Bắc sứ Sài Tràng Khanh, Lí Chấn Văn đẳng (Tặng sứ Bắc Sài Tràng Khanh, Lí Chấn Văn) của Trần Quang Khải. Có thể nói, tư tưởng thân dân đã thành cơ sở của đường lối trị nước thời thịnh Trần. Trọng dân, lấy dân làm gốc, “khoan sức cho dân” cùng những chính sách an dân, vì dân đã làm nền tảng cho Đại Việt có cuộc sống ổn định, thực túc, binh cường, dân giàu, nước mạnh. 3.3.2. Thương xót người dân và xót xa trước thế sự trong thời Vãn Trần Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng thân dân trong thơ thời Trần chính là lòng thương xót người dân và nỗi xót xa trước thế sự đương thời. Nỗi khổ của con người xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Xã hội rối ren, loạc lạc, nhà vua bỏ bê chính sự, quan lại thi nhau vơ vét tiền bạc, thóc gạo của dân, trộm cướp nổi lên như ong rồi mất mùa, hạn hán liên tiếp xảy ra. Thực trạng ấy đã khiến cho các nhà nho chân chính hết sức đau lòng, không ít nhà Nho đã cất lên tiếng than bất bình về thời thế. Phạm Nhữ Dực nói về nỗi khổ của người dân khi đất nước có chiến tranh. Ông đã viết bài “Tị tặc sơn trung trừ dạ” (Đêm ba mươi tết tránh giặc trong núi). Chu Đường Anh phê phán, oán trách nhà vua bỏ bê chính sự, mê đắm với những thú vui riêng, khiến cho dân đen cơ cực trong bài “Đề Đường Minh Hoàng dục mã đồ” (Đề bức tranh Đường Minh Hoàng tắm ngựa). Phạm Sư Mạnh tha thiết mong muốn vua “Phụng tuyên đế đức thiếp kiềm lê” (Vâng đem đức chính nhà vua tới cho dân đen) trong bài“Đề Gia Cát thạch” (Đề đá Gia Cát). Tiêu biểu cho tiếng nói thân dân - thế sự đó là những tác phẩm của Trần Nguyên Đán (1325 - 1390) và Nguyễn Phi Khanh (1355 - 1428). Thơ Trần Nguyên Đán nhiều lần nhắc đến chữ dân, có lúc ông gọi dân là thương sinh, dân sinh hàm ý như ngấn lệ xót xa. Ông thể hiện tâm trạng day dứt bất lực của bậc đại thần triều đình với muôn dân trong nhiều bài thơ trữ tình với giọng điệu trầm uất, xót xa. Nguyễn Phi Khanh có điều kiện sống gần gũi nhân dân nhiều hơn nên ông trực tiếp nói lên nỗi khổ của người dân với lòng thương xót vô hạn. Ông tỏ thái độ phê phán gay gắt, quyết liệt đối với bọn thống trị tàn bạo, tham lam đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn quẫn. Trong hoàn cảnh đất nước khủng hoảng, thời thế loạn
  17. 15 lạc, rất nhiều trí thức thời cuối Trần đã thể hiện lý tưởng, trách nhiệm giúp dân, giúp nước của mình. Điều này được nói lên nhiều hơn cả ở thể phú: Thiên thu kim giám phú (Tấm gương sáng ngàn thu); Đề gia Cát thạch (Đề đá Gia Cát) của Phạm Sư Mạnh; Cần Chính lâu phú (Phú lầu Cần Chính) của Nguyễn Pháp. Với Trần Nguyên Đán là nỗi thẹn của một bậc quan đại thần ý thức về sự bất lực của chính mình trước thế sự rối ren, ở Nguyễn Phi Khanh là sự tự vấn về trách nhiệm của kẻ sĩ là phải giúp dân.Cùng chung lí tưởng với Trần Nguyên Đán, thơ Nguyễn Phi Khanh không chỉ dừng lại ở những nỗi niềm thở than, thương xót mà còn thể hiện một ý chí nung nấu, khắc khoải đem ngọn lửa nhiệt huyết giúp dân, giúp nước. Tiểu kết chƣơng 3 Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các tác phẩm thơ văn thời Lí - Trần thể hiện tư tưởng thân dân. Trước tiên ở thời Lí, cảm hứng sáng tác về thân dân thể hiện ở đội ngũ các tác giả thuộc nhiều thành phần xã hội lúc bấy giờ: vua quan, tướng lĩnh đến nho sĩ trí thức, đáng chú ý hơn cả là sáng tác của các thiền sư. Họ đã mang đến cho tư tưởng thân dân một màu sắc độc đáo bởi cảm hứng tôn giáo không tách rời vận mệnh của xã tắc, nhân dân. Tiếp nối văn học đời Lí, chủ đề thân dân trong văn học thời Trần thể hiện qua hai giai đoạn, chủ yếu là thể loại thơ trữ tình. Thời thịnh Trần với những kỳ tích, âm vang chiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc là lí do chủ yếu khiến cho thơ văn thời này đề cao địa vị, vai trò của người dân. Thời cuối Trần do chế độ phong kiến có biểu hiện suy thoái nên văn học hướng đến dân với âm hưởng sâu lắng, trữ tình hơn, vừa thương xót dân vừa xót xa thế sự đồng thời thể hiện ý thức sâu sắc về trọng trách của kẻ sĩ đối với dân. Các tác giả tiêu biểu giai đoạn này là Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh. Nhìn chung, với tính chất là giai đoạn mở đầu nền văn học dân tộc, thơ văn Lí - Trần đã đóng góp tích cực trong việc hình thành các truyền thống tư tưởng - nghệ thuật của nền văn học.
  18. 16 Chƣơng 4 TƢ TƢỞNG THÂN DÂN TRONG VĂN HỌC THẾ KỶ XV 4.1. Tƣ tƣởng thân dân trong văn học nửa đầu thế kỷ XV 4.1.1. Thương dân, đề cao vai trò sức mạnh của người dân trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn Việc khẳng định vai trò của “địa linh, nhân kiệt”, ca ngợi vai trò của Lê Lợi, lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn là thể hiện sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong công cuộc chống xâm lược. Đây là một đề tài xuất hiện khá nhiều trong thơ, phú thời đầu Lê, tiêu biểu là các tác giả: Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Trãi, Lí Tử Tấn, Trình Thuấn Du. Chắc hẳn những bậc Nho sĩ, trí thức như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn muốn lấy văn chương, và qua văn chương để kín đáo, tế nhị nhắc nhở các bậc đế vương. Từ vua sáng nghiệp như Lê Thái Tổ, tiếp sau đến vua Lê Thái Tông lên ngôi còn trẻ tuổi, sự nghiệp trị vì lâu dài trước mắt, cho nên bài học về truyền thống đoàn kết nhân dân càng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, biên cương ổn định, vương triều vững mạnh thì vua Lê Thái Tổ lại có những việc làm trái ngược với thân dân, nghi ngờ những nhân vật lỗi lạc đã cùng nhà vua lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược. Vì vậy, tư tưởng thân dân không phải là tư tưởng một chiều, bất biến mà có khi lại chịu sự quy định của điều kiện hiện thực lịch sử. 4.1.2. Ý thức về trách nhiệm của kẻ sĩ đối với người dân Sau chiến tranh, đứng trước nhiệm vụ xây dựng đất nước và đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, Lê Thái Tổ đã ban hành Chiếu cầu hiền tài, kêu gọi những ai có năng lực, có lương tâm, có lòng yêu nước thương dân thì hãy tham gia xây dựng, củng cố đất nước. Những lời lẽ sâu sắc và tiến bộ trong bài Chiếu cầu hiền tài của Lê Lợi quả đã thôi thúc mạnh mẽ nhân sĩ hăng hái tham ra giúp nước như Nguyễn Phu Tiên, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn, Nguyễn Trãi,… Hình ảnh “Đài xuân” đất nước trở thành nguồn cảm hứng trong thơ phú của nhiều nhân sĩ thời đó. Cùng trong bài phú về núi Chí Linh, bốn tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn, Trình Thuấn Du đều đề cao triết lí vì dân, nhờ có “thịnh đức”, “đại đức” của chủ tướng Lê Lợi đã làm nên chiến thắng giặc Minh. Nhìn chung, tư tưởng thân dân của các tác giả thời khởi nghĩa Lam Sơn đã được thể hiện một cách phong phú và tiến bộ, không phải là nhận thức mơ hồ, chung chung mà nảy sinh từ thực tiễn của đất
  19. 17 nước. Nêu cao sức mạnh và vị trí, vao trò của dân, thương dân, luôn nghĩ về trách nhiệm của mình với dân, các tác giả thời kì này đã phản ánh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử. 4.1.3. Tư tưởng thương dân, trọng dân và ơn dân trong sáng tác của Nguyễn Trãi Đối với Nguyễn Trãi, nước gắn với dân và ngược lại. Yêu nước phải đi đôi với thương dân, hướng tới người dân vô tội. Cứu nước trước hết là để cứu dân thoát khỏi ách áp bức của ngoại bang. “Trừ bạo, yên dân” là ngọn cờ giương cao trong kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, đồng thời cũng là đường lối chính trị mà Nguyễn Trãi theo đuổi trong suốt thời kì xây dựng đất nước.Tấm lòng yêu dân, quan điểm thân dân của Nguyễn Trãi có nhiều điểm tiến bộ so với Nho giáo. Ức Trai cảm thông sâu sắc với quần chúng lao động - tầng lớp thấp nhất trong xã hội phong kiến - luôn hứng chịu những áp bức, nhất là dưới ách đô hộ của giặc Minh. Ông đã gọi họ là “dân đen”, “con đỏ” với tất cả tình thương xót chân thành; lên án mạnh mẽ những kẻ xâm lược bạo tàn đã gây ra thương đau đối với người dân vô tội (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập). Trong các bài Lam Sơn thực lục, Chí Linh sơn phú và các bài chiếu, biểu sau này dưới triều Lê, Nguyễn Trãi cũng luôn xuất phát từ lòng thương xót người dân vô tội mà chỉ ra những lầm than khốn khổ của họ. Nếu trong thơ Nôm, tấm lòng ái quốc ưu dân thôi thúc, mãnh liệt như “nước triều đông” cuồn cuộn chảy trong trái tim đầy nhiệt huyết của nhà thơ, thì trong thơ chữ Hán, Ức Trai đã bày tỏ lòng ưu ái vì nước vì dân cô đọng, kết tinh như hạt châu nơi đáy bể. Nguyễn Trãi nhắc nhiều đến lí tưởng "ái quốc ưu dân" - một nội dung quan trọng của học thuyết Nho giáo. Tuy nhiên thơ ông không phải là sự lặp lại một cách khô cứng những lí thuyết có sẵn mà thể hiện chiều sâu những suy tư trăn trở. Nhưng nỗi lòng thương dân của Nguyễn Trãi thường đặt trong những thử thách, biến cố lớn của chính sự, thời cuộc, có lúc đã rơi vào bi kịch đớn đau. Hoài bão cháy bỏng về một xã hội vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi không thực hiện được, nhưng trong lòng Ức Trai, đó là lí tưởng chân thành và tha thiết muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó có những bậc đế vương luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, coi đời sống nhân dân là mục đích của đời mình. Trong sáng tác của Nguyễn Trãi ta còn thấy một điểm mới ở tư tưởng thân dân của ông. Đó là sự trân trọng dân, biết ơn dân. Ông không chỉ coi dân là niềm ưu ái thứ nhất của đời mình mà còn nhận ra vai trò sức mạnh to lớn của dân, chở thuyền và lật thuyền cũng là dân. Trọng dân, ông xem dân là động lực, là sức mạnh tạo
  20. 18 nên mọi biến cố xã hội. Trong cuộc kháng chiến gian khổ chống giặc Minh, người anh hùng yêu nước ấy thấy rõ vai trò của nhân dân trong việc làm nên chiến thắng của dân tộc. Khẳng định vai trò của tầng lớp manh (người dân cày lưu tán), lệ (người tôi tớ đi ở), đó là một tư tưởng lớn của Ức Trai trong “Đại cáo bình Ngô”. Chính vì trọng dân mà vị đại quan như Nguyễn Trãi luôn giữ mình thanh cao. Ông luôn sợ mất lòng người dân. Nỗi lo ấy là lo giữ được chữ tín trong dân, để dân tin, dân trọng, dân làm theo. Nỗi lo ấy là nỗi lo không giữ được phẩm chất, cốt cách của mình thanh cao giữa cuộc sống mà “miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn”. Nguyễn Trãi thấy được vai trò lớn lao của dân không chỉ trong kháng chiến mà ngay trong cuộc sống đời thường. Ông nhận thức sâu sắc rằng những phường dân đen, con đỏ ấy làm ra của cải vật chất cho xã hội. Thóc gạo, cơm ăn, áo mặc đều là do dân; lâu đài, cung điện đều do mồi hôi, công sức của nhân dân. Những suy nghĩ đó khiến ông day dứt, cảm giác mang nợ dân, phải đền ơn dân: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” (Bảo kính cảnh giới, bài 19). Câu thơ cho thấy tầm nhìn, tầm tư tưởng lớn của Ức Trai. Thông thường, người làm quan thời trước phải “ơn vua” “ơn xã tắc” nhưng Ức Trai lại tự nhủ phải “đền ơn kẻ cấy cày”, đền ơn những người một nắng hai sương lam lũ vất vả, làm ra hạt lúa củ khoai, bát canh thơm ngọt hôm nay. Nguyễn Trãi đã có một nhận thức mới mẻ “ơn dân” - đây là một bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển tư tưởng thân dân của thời đại. 4.2. Tƣ tƣởng thân dân trong văn học nửa cuối thế kỷ XV 4.2.1. Tư tưởng thân dân thể hiện qua tinh thần ca ngợi cuộc sống thái bình, trăm họ yên vui Văn học nửa cuối thế kỷ XV được sáng tác trong hoàn cảnh chế độ phong kiến Việt Nam ở vào thời kì đỉnh cao thịnh trị. Nói đến tư tưởng thân dân trong văn học nửa cuối thế kỷ XV không thể không nói đến sự đóng góp đáng kể của những cây bút trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Tập thơ mang vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của vị Hoàng đế anh minh và của các văn nhân thời đại ông. Bên cạnh âm hưởng chung là khẳng định triều đại Lê Thánh Tông, ca ngợi bậc minh quân và cuộc sống thái bình, thịnh trị, ca ngợi đất nước, chan chứa niềm tự hào dân tộc thì chủ đề tư tưởng thân dân là một nội dung nổi bật của tập thơ. Không chỉ vịnh cảnh, vịnh người mà cả những bài vịnh vật như con cóc, cái cối xay, các nhà thơ cũng mượn chúng để nhắc đến dân. Hình ảnh người dân lao động trong Hồng Đức quốc âm thi tập là ông ngư, người đi cày, người quẩy củi,… trong con mắt của thi nhân qua nghệ thuật ước lệ viết về tứ thú, người dân hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2