intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra khái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thông qua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Công Dụng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Đỗ Thị Quyên Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Nguyễn Đăng Nghị Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: (ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị, cơ quan công tác) Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Hoàng Công Dụng (2018), “Vài nét về xuất bản phẩm âm nhạc cấp học mầm non”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 408, tr. 63 - 66, 71. 2. Hoàng Công Dụng (2018), “Công tác sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc trong cơ sở giáo dục mầm non”, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (36), tr. 90 - 96. 3. Hoang Cong Dung (2015), “Equity and quality enhancement in Early childhood education and care in Vietnam”, Regional Consultative Meeting on Developing ASEAN Early Childhood Care, Development and Education (ECCDE) Quality Standards proceedings (“Bảo đảm sự công bằng và nâng cao chất lượng trong giáo dục và chăm sóc trẻ thơ ở Việt Nam”, Hội nghị tham vấn khu vực về Tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ thơ các nước Đông Nam Á (ECCDE), Malaysia.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non là sản phẩm văn hóa đặc trưng, phục vụ cho đối tượng trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Trong những năm qua, hoạt động xuất bản có những bước phát triển và thu nhận được những kết quả đáng kể. Công tác chỉ đạo, quản lý xuất bản có tiến bộ, chú trọng đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản, phát hiện xử lý và khắc phục những lệch lạc, sai phạm. Việc xuất bản ồ ạt các xuất bản phẩm âm nhạc tung ra thị trường như vậy sẽ không tránh khỏi sự lạm dụng, vi phạm, chồng chéo. Mạng lưới phát hành chưa đến được nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn khác. Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến phương thức hoạt động xuất bản. Bên cạnh những mặt đạt được trong quản lý nhà nước (QLNN) đối với xuất bản phẩm âm nhạc (XBPAN) còn nhiều tồn tại: văn bản quy phạm pháp luật đôi lúc chưa ban hành kịp thời, có văn bản chưa phù hợp với tình hình thực tiễn; đội ngũ làm công tác quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa thực sự thiết lập được một mô hình quản lý hiệu quả. Nhận thức được các vấn đề nêu trên, trong khuôn khổ của luận án, NCS lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra khái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thông qua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải
  5. 2 pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, cụ thể: Tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực QLNN về văn hóa, giáo dục; Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan điểm, khái niệm và lý thuyết liên quan đến QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; đưa ra một khái niệm về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non ở Trung ương và một số địa phương. - Xây dựng mô hình quản lý, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, cụ thể: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng một mô hình quản lý phù hợp với tính chất, đặc thù của XBPAN dành cho cấp học mầm non; Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: khảo sát, tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2017; rà soát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan trong khoảng từ năm 2005 đến nay và một số rất ít trước năm 2000. - Về không gian: NCS tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài tại Bộ GDĐT, Bộ TTTT, một số Nxb và khảo sát tại
  6. 3 Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Thái Bình và thành phố Hồ Chí Minh. - Về nội dung: nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung, mô hình/quy trình QLNN đối với hoạt động xuất bản XBPAN dành cho cấp học mầm non; khảo sát, tìm hiểu thực trạng quản lý quá trình xuất bản, in, phát hành và sử dụng XBPAN dành cho cấp học mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu NCS sử dụng một số phương pháp điển hình như Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, Phương pháp mô hình hóa, Phương pháp quan sát tham dự, Phương pháp phỏng vấn kết hợp điều tra. Thực hiện phương pháp điều tra bằng cách: Xây dựng bộ phiếu hỏi gồm 3 phiếu dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo viên mầm non, cha mẹ trẻ. Bộ phiếu hỏi được NCS thực hiện với sự hỗ trợ của phòng GDMN, sở GDĐT của 9 tỉnh, thành phố nêu trên với 164 trường mầm non công lập và sự tham gia trả lời của 190 cán bộ quản lý GDMN, 190 giáo viên, 183 cha mẹ trẻ. Tỷ lệ phản hồi của người trả lời đối với cả bộ phiếu là 100%, tỷ lệ phản hồi đối với từng câu hỏi thấp nhất là 186/190 CBQL (97,9%), 181/190 giáo viên (95,3%), 182/183 cha mẹ trẻ (99,5%). Bộ phiếu hỏi được xây dựng và xin ý kiến hoàn thiện từ tháng 9/2016 - 03/2017; gửi xin ý kiến và thu thập từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2017. .5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Mô hình/quy trình QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non hiện nay đã phù hợp chưa? - Những vấn đề gì đặt ra và cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non trong thời gian tới?
  7. 4 Giả thuyết nghiên cứu: Hoạt động QLNN hiện nay đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non chưa thực sự hiệu quả là do mô hình quản lý chưa phù hợp, giải pháp quản lý chưa sát thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, từ đó đưa ra nhận định, đánh giá những vấn đề tương đồng và khác biệt giữa việc quản lý XBPAN dành cho cấp học mầm non với các loại hình XBP khác; hệ thống hóa mô hình quản lý để từ đó so sánh, đối chiếu, nhận xét trong quá trình triển khai đánh giá thực trạng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Về mặt thực tiễn, NCS cố gắng tìm hiểu, xây dựng bức tranh về hiện trạng quá trình quản lý nhà nước đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; nhấn mạnh vai trò của XBPAN đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, làm cơ sở để đề xuất mô hình quản lý phù hợp với điều kiện hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phục vụ cho việc quản lý XBPAN dành cho cấp học mầm non một cách hiệu quả, khoa học hơn. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (76 trang), nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (43 trang); Chương 2: Âm nhạc đối với giáo dục mầm non và thực tiễn sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (30 trang); Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (41 trang); Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non (27 trang).
  8. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Luận án tìm hiểu nghiên cứu lý luận và thực tiễn của các tác giả đi trước về các vấn đề về quản lý, QLNN đối với các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xuất bản, phát hành như: Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của TSKH. Phan Hồng Giang và TS. Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên), Luận án tiến sĩ Khoa học kinh tế năm 1996: Xuất bản và phát hành sách giáo khoa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước của tác giả Trương Bích Châu, Luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế năm 1999 của tác giả Mạc Văn Thiện nghiên cứu Giải pháp chủ yếu đổi mới quản lý xuất bản và phát hành sách giáo khoa ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học năm 2008 của tác giả Đỗ Thị Quyên với đề tài Quản lý thị trường sách ở Việt Nam từ 1993 đến nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học năm 2011 của tác giả Lê Thị Phương Nga Nghiên cứu hoạt động quản lý xuất bản sách giáo khoa ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam năm 2015 của tác giả Nguyễn Anh Tú, Giáo dục mầm non - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết, 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam do CN. Phạm Thị Sửu chủ biên v.v. Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu nêu trên, có thể thấy một số điểm chính như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa nhiều khái niệm về vấn để quản lý. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định XBP là một loại sản phẩm đặc biệt bởi nó chứa đựng cả giá trị vật chất, giá trị sử dụng và giá trị tinh thần; XBP biểu hiện mối liên hệ kinh tế - văn hóa - giáo dục.
  9. 6 Thứ hai, các tác giả tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực tiễn QLNN theo cấu trúc: Quan điểm, định hướng - Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Tổ chức thực hiện - Thanh tra, kiểm tra, đánh giá. Từ đó, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Một số tác giả đã khái quát hóa thành các mô hình QLNN đối với đối tượng quản lý thuộc phạm vi nghiên cứu. Thứ ba, mỗi nghiên cứu đều đưa ra một hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng QLNN đối với đối tượng nghiên cứu. Một số điểm còn trống: Các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề về QLNN đối với hoạt động xuất bản dưới một số góc độ khác nhau. Toàn bộ các nghiên cứu trước đó đều chưa đề cập tới việc quản lý XBPAN như một đối tượng quản lý độc lập. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và mô hình quản lý 1.2.1. Những vấn đề lý luận về quản lý Qua tìm hiểu, phân tích một số vấn đề lý luận, có thể thấy QLNN đối với XBPAN là một quá trình tác động của nhà nước lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý. QLNN đối với XBPAN gồm ba yếu tố cơ bản là cơ chế, điều kiện quản lý và nguồn lực. 1.2.2. Một số mô hình quản lý Một số mô hình quản lý: từ trên xuống, từ dưới lên, trực tuyến, theo chức năng, tập trung, phân cấp. 1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non 1.2.3.1. Xuất bản phẩm âm nhạc Từ việc tìm hiểu các khái niệm, quy định về xuất bản, xuất bản phẩm và âm nhạc, có thể thấy XBPAN bao gồm: 1) Sản phẩm in ấn các bài hát, bản nhạc, các nghiên cứu, hướng dẫn, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu có thể là sách in thông thường hoặc in chữ nổi thuộc lĩnh vực âm nhạc;
  10. 7 2) Đồ dùng, đồ chơi, áp-phích, tờ rời, tờ gấp, tranh, ảnh chứa đựng các nội dung, kiến thức âm nhạc, hoặc để sử dụng cho việc tổ chức các hoạt động âm nhạc; 3) Băng, đĩa tiếng/hình chứa đựng các bài hát, bản nhạc, giới thiệu các tác phẩm âm nhạc, hướng dẫn, giảng dạy kiến thức âm nhạc; 4) Các chương trình ca nhạc, chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm âm nhạc, chương trình dạy hát, dạy đàn, cuộc thi về âm nhạc (hát, đàn, tác phẩm âm nhạc) trên đài phát thanh, truyền hình; 5) Các sản phẩm nêu trên, được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. 1.2.3.2. Cấp học mầm non GDMN được xác định là cấp học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Lứa tuổi xác định ở cấp học này là trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Cơ sở GDMN bao gồm nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non. Cấp học mầm non có chương trình, nội dung, phương pháp và các điều kiện hỗ trợ để đạt mục tiêu chương trình như đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu. 1.2.3.3. Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Tổng hợp và phân tích các vấn đề liên quan, có thể thấy: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non là quá trình tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách đối với toàn bộ hoạt động xuất bản liên quan đến xuất bản phẩm âm nhạc phục vụ đối tượng trẻ em lứa tuổi mầm non thông qua bộ máy quản lý nhà nước về các lĩnh vực xuất bản, văn hóa và giáo dục. Từ đó, giúp hoạt động xuất bản hiệu quả, đúng định hướng, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục thẩm mỹ cấp học mầm non.
  11. 8 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non - Triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. - Tổ chức xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan khác. - Quy hoạch xuất bản, xây dựng chương trình mục tiêu và hoạch định chiến lược phát triển giáo dục mầm non - Công tác thanh tra, kiểm tra. 1.4. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Đặc điểm: - Gắn liền với quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục. - Vừa là quản lý nhà nước về xuất bản, vừa là quản lý nhà nước về giáo dục. - Bảo đảm yêu cầu về tính đa dạng của các yếu tố văn hóa - xã hội đặc trưng của vùng miền. - Bảo đảm yêu cầu về nguyên tắc giáo dục và nội dung giáo dục. Vai trò: - Giúp xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản. - Bảo vệ lợi ích cho người sáng tạo ra các sản phẩm âm nhạc. - Chống thương mại hóa về xuất bản, bảo vệ lợi ích cho các đối tượng sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc. Tiểu kết Trong Chương 1, NCS tập trung rà soát, tìm hiểu các nghiên cứu đi trước liên quan đến QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm
  12. 9 non; xây dựng khái niệm về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; khẳng định XBPAN là một sản phẩm văn hóa đặc thù mà vai trò của nó được chuyển đổi căn bản từ chỗ là một sản phẩm văn hóa thương mại trở thành sản phẩm văn hóa giáo dục. NCS tìm hiểu, hệ thống hóa và phân tích một số mô hình quản lý, trình bày nội dung, đặc điểm và vai trò QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Chương 2 ÂM NHẠC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON 2.1. Âm nhạc đối với giáo dục mầm non 2.1.1. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non có ít nhất bốn thành tố là: nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và an toàn cho trẻ. Độ tuổi của trẻ em thuộc cấp học mầm non của Việt Nam từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. 2.1.2. Từ lý thuyết tiếp nhận đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non Ngay từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên, lý luận tiếp nhận văn học ở phương Đông đã hình thành hai quan niệm: “Tri âm” và “Ký thác”. Lý thuyết tiếp nhận hiện đại bổ sung thêm bình diện kinh tế, xã hội và văn hóa lịch sử. Lý thuyết tiếp nhận quan tâm đến đối tượng người đọc, sự tương đương giữa các nền văn học và sự thay đổi trong quan điểm nghệ thuật. Từ lý thuyết tiếp nhận cho thấy: - Hướng trẻ tới sự cảm nhận tác phẩm, trước hết là cảm nhận theo sự tự nhiên của trẻ. Một sự cảm thụ âm nhạc đơn giản, thuần túy sẽ là phù hợp đối với đối tượng trẻ mầm non. - Mối quan hệ biện chứng giữa tác giả - tác phẩm - người đọc khẳng định quan điểm dạy học âm nhạc “lấy trẻ làm trung tâm” là rất phù hợp trong quá trình trẻ tiếp nhận giá trị của nghệ thuật âm nhạc.
  13. 10 2.1.3. Quan điểm về việc học âm nhạc trong cấp học mầm non Sơ đồ 2.1: Hoạt động âm nhạc với sự phát triển của trẻ mầm non-NCS 2.1.4. Vai trò của xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non - Là phương tiện chứa đựng nội dung giáo dục thẩm mỹ - Là công cụ hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học - Chứa đựng bản sắc văn hóa Việt Nam và nét văn hóa đặc trưng vùng miền 2.2. Thực trạng sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non 2.2.1. Lịch sử quá trình sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Giai đoạn 1945 - 2009: XBPAN từ chỉ 1 cuốn ban đầu thì đến những năm 80 của thế kỷ thứ XX, hệ thống các bài hát đã được quy định cụ thể. Giai đoạn từ 2009 đến nay: Là thời kỳ chính thức áp dụng thống nhất một Chương trình GDMN trên toàn quốc. Đây thực sự là giai đoạn bùng nổ cả về số lượng và chất lượng XBPAN trên thị trường và trong các cơ sở GDMN toàn quốc.
  14. 11 2.2.2. Nội dung, loại hình xuất bản phẩm âm nhạc XBPAN thường được sử dụng trong cơ sở GDMN hiện nay gồm có: Sách bài hát; tuyển tập bài hát, trò chơi, thơ truyện, câu đố; sách trò chơi âm nhạc; băng hình, băng tiếng và đĩa hình, đĩa tiếng; tranh, ảnh, các thiết bị minh họa; XBP điện tử. 2.2.3. Thực trạng sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc Hầu hết giáo viên đạt chuẩn đều có khả năng tổ chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ với các hình thức và nội dung quy định trong Chương trình Giáo dục mầm non. Về hình thức, nội dung của XBPAN hiện được sử dụng trong các cơ sở GDMN hiện nay khá phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn có những XBP nghèo nàn, không phù hợp với lứa tuổi. Tiểu kết Trong chương 2, NCS đã hệ thống một số quan điểm về giáo dục mầm non, về việc học âm nhạc của trẻ em mầm non, khẳng định vai trò của XBPAN đối với cấp học mầm non như là phương tiện chứa đựng nội dung giáo dục thẩm mỹ, là công cụ hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và nó chứa đựng bản sắc văn hóa Việt Nam và nét văn hóa đặc trưng vùng miền. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào giáo dục âm nhạc cho trẻ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2014 - 2017 3.1. Khái quát thực trạng 3.1.1. Việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến quy hoạch, phát triển hoạt động xuất bản và quản lý xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Trong những năm gần đây, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan luôn được rà soát, điều
  15. 12 chỉnh, bổ sung đã ngày càng được cải thiện đáng kể. Ngoài công tác QLNN đối với hoạt động xuất bản, chính sách QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non còn có các chính sách đầu tư kinh phí, hỗ trợ phát triển GDMN. 3.1.2. Việc triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan đến quy hoạch, phát triển hoạt động xuất bản và quản lý xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non giai đoạn 2014 - 2017 3.1.2.1. Phát triển quy mô, mạng lưới xuất bản Tính đến năm 2015, toàn quốc có 63 nhà xuất bản. Trong đó có: 44 nhà xuất bản tổ chức hoạt động theo loại hình sự nghiệp, 19 nhà xuất bản hoạt động theo loại hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, thu hút khoảng 5.500 lao động, trong đó có khoảng 1.200 biên tập viên. Đến năm 2017, một số đơn vị kinh doanh XBP vượt qua khó khăn, chủ động đa dạng hóa đầu tư phát triển mạng lưới các nhà sách, mở rộng thị trường kinh doanh ở các tỉnh, thành khác. 3.1.2.2. Lĩnh vực xuất bản Tổng hợp số liệu trong 4 năm gần đây (từ năm 2014 đến năm 2017) cho thấy tình hình xuất bản có sự biến động đáng kể: Các nhà xuất bản luôn đăng ký số lượng XBP rất cao nhưng triển khai sản xuất chưa được nhiều (hàng năm chỉ đạt trên dưới 50%); số lượng XBP in có chiều hướng giảm dần, từ hơn 368 triệu bản năm 2014 thì năm 2017 chỉ đạt hơn 312 triệu bản. Tuy nhiên, các loại hình XBP khác như băng, đĩa, bản đồ, bưu ảnh, lịch các loại thì lại tăng hàng năm. 3.1.2.3. Lĩnh vực phát hành Số lượng XBP phục vụ giáo dục nói chung, XBPAN dành cho cấp học mầm non đều tăng hàng năm. Tuy nhiên, mạng lưới phát hành phát triển mất cân đối giữa thành thị và các vùng miền khác.
  16. 13 3.1.2.4. Việc quản lý xuất bản phẩm âm nhạc trong cấp học mầm non Việc quản lý được các cấp triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ. Tổng hợp XBPAN dành cho cấp học mầm non hiện nay cho thấy, toàn cấp học hiện sử dụng XBPAN của 37 Nxb, với 288 XBPAN và 5 XBPAN của Trung ương dưới hình thức cấp phát, không kinh doanh. Sơ đồ 3.1: Thực tiễn mô hình quản lý hoạt động xuất bản XBPAN 3.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra Tổng hợp từ báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, qua công tác thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện các quy định của pháp luật về xuất bản và phát hành tại một số đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc, tình trạng vi phạm hành chính còn diễn ra nhiều. Số XBP vi phạm ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
  17. 14 3.2. Một số nhận xét, đánh giá 3.2.1. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan và triển khai thực hiện 3.2.1.1. Ưu điểm Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản được Đảng và Nhà nước thường xuyên điều chỉnh, bổ sung. Các cơ quan chủ quản chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cơ quan QLNN về hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản đã có những thay đổi, tăng về số lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm; Các Nxb có XBPAN dành cho cấp học mầm non đã tuân thủ các quy định về xuất bản. Kiện toàn bộ máy tổ chức nhà xuất bản và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo kế cận. Mạng lưới phát hành XBP cho cấp học mầm non được phủ khắp toàn quốc. 3.2.1.2. Hạn chế Một số nội dung của văn bản còn hạn chế, thiếu tính ổn định, thiếu tính thực tiễn, thiếu khả thi. Các cấp quản lý một số nơi còn thụ động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Cơ chế phối hợp chưa được đồng bộ giữa các Bộ, ngành và các cấp chính quyền. Cơ cấu và hình thức XBP nói chung, XBPAN nói riêng còn bất hợp lý. Quá nhiều Nxb tham gia vào xuất bản loại hình XBPAN dành cho cấp học mầm non sẽ khó tránh khỏi việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các Nxb, giữa các nhà phân phối để giành thị trường. Mạng lưới phát hành chênh lệch giữa thành thị và các vùng khác. 3.2.2. Mô hình, quy trình quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc 3.2.2.1. Ưu điểm Đã áp dụng một số điểm mạnh của các mô hình quản lý; giảm thiểu tính áp đặt, tăng tính chủ động cho các cấp quản lý và đơn vị
  18. 15 thực thiện. Cơ chế tự chủ đã giúp các Nxb có nhiều cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. 3.2.2.2. Hạn chế Các cấp quản lý không đồng bộ, không có sự phối hợp trong công tác quản lý hoạt động xuất bản. Vai trò của Bộ TTTT chủ yếu thực hiện hai nhiệm vụ là duyệt, cấp phép cho các đề tài do Nxb đăng ký và thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Bộ GDĐT chỉ quản lý hoạt động xuất bản XBPAN từ Nxb Giáo dục Việt Nam. Bộ VHTTDL có vai trò vô cùng mờ nhạt. 3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra 3.2.3.1. Ưu điểm Từng bước chuẩn hóa, chuyên nghiệp hơn, được tiến hành thực hiện đồng bộ và có nhiều đổi mới về phương thức, quy trình, thủ tục và có kế hoạch cụ thể hàng năm và đột xuất. Các cấp quản lý đã có nhiều cố gắng trong việc thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất bản. 3.2.3.2. Hạn chế Lực lượng thanh tra liên ngành còn mỏng, không ổn định; một số còn hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa có sự phối hợp đồng bộ. Chế tài xử phạt vi phạm hiện hành chưa đủ sức răn đe, chưa sát với thực tiễn phát sinh và chưa đủ mạnh đối với hành vi vi phạm. Tiểu kết Việc ban hành các quy định về XBP sử dụng trong cơ sở GDMN đã được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, làm hành lang pháp lý để các cấp quản lý theo dõi, chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện theo đúng quy định; bộ máy QLNN đối với hoạt động xuất bản ngày càng củng cố, hoàn thiện. Bên cạnh đó, một số văn bản quy phạm pháp luật còn chưa sát với thực tiễn; phương thức, mô hình quản lý còn có những bất cập, chồng chéo nhưng cũng tồn tại khá nhiều lỗ hổng.
  19. 16 Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn có thể nhận định, hoạt động QLNN hiện nay đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non chưa thực sự hiệu quả là do mô hình quản lý chưa phù hợp, giải pháp quản lý chưa sát thực tiễn. Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON 4.1. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non 4.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Các chủ trương, định hướng, phương hướng của Đảng và Nhà nước được cụ thể hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, các báo cáo định kỳ và các văn bản chỉ đạo khác. Đây là yếu tố tiên quyết tác động đến toàn bộ hoạt động QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 4.1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa đối với xuất bản Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực liên quan đến xuất bản, từ việc tổ chức xuất bản, hoạt động kinh doanh, công tác truyền thông, công tác nhân sự đến phương thức quản lý. Toàn cầu hóa xuất bản đã tạo cơ hội cho quá trình sản xuất và lưu thông XBP ở Việt Nam phát triển nhanh chóng, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng khiến cho việc QLNN đối với lĩnh vực xuất bản rất dễ trở nên tụt hậu và gặp nhiều khó khăn, trở ngại hơn. 4.1.3. Nhu cầu của người dùng đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Các yếu tố chủ quan: gồm các yếu tố cơ bản như quan điểm về thẩm mỹ, năng lực tài chính, yếu tố vùng miền.
  20. 17 Các yếu tố khách quan: Thứ nhất là yêu cầu về XBP đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục phát triển thẩm mĩ cấp học mầm non theo hướng đổi mới giáo dục. Thứ hai là nhằm thỏa mãn các hạng mục cho các thư viện trong trường mầm non. 4.2. Đề xuất mô hình quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non Mô hình đề xuất: Sơ đồ 4.1: Mô hình quản lý tương tác đa chiều Quản lý xuất bản: chủ thể quản lý cao nhất là Bộ TTTT, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động xuất bản, phát hành; Quản lý giáo dục: chủ thể quản lý cao nhất là Bộ GDĐT, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý toàn bộ mục tiêu, chương trình GDMN và nội dung giáo dục âm nhạc cấp học mầm non;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2