intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án "Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE" tập trung đánh giá chính sách tiền tệ tác động đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1996-2021 thông qua thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập, từ đó đưa ra những bằng chứng khoa học về lý thuyết và thực nghiệm nhằm hàm ý điều hành chính sách tiền tệ hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam - bằng chứng từ mô hình DSGE

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRIỆU KIM LANH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI PHÂN PHỐI THU NHẬP KHU VỰC HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG TỪ MÔ HÌNH DSGE TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu về tác động phân phối của CSTT đối với bất bình đẳng thu nhập được quan tâm nhiều hơn từ sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu (giai đoạn 2007 – 2009). Trong khi đang còn nhiều tranh cãi ở các nền kinh tế phát triển liên quan đến mức độ tác động của nó thì tại các nền kinh tế mới nổi, vấn đề này cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Ở những thị trường tài chính chưa hoàn thiện cùng với việc không được tiếp cận đầy đủ với các tổ chức tài chính chính thức làm hạn chế khả năng của các hộ gia đình để bảo đảm chống lại trước các cú sốc và làm phóng đại hơn tác động phân bổ của các biến động kinh tế vĩ mô tổng thể. Về mặt lý thuyết, CSTT mở rộng có thể có những tác động không rõ ràng đối với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình biểu hiện thông qua chỉ tiêu bất bình đẳng thu nhập như: (i) làm gia tăng bất bình đẳng (làm tăng giá tài sản, điều này có lợi cho hộ gia đình thu nhập cao nắm giữ tài sản tài chính lớn hơn; làm gia tăng lạm phát, điều này ảnh hưởng đến hộ gia đình thu nhập thấp nắm giữ tài sản tính lỏng nhiều hơn), (ii) làm giảm bất bình đẳng (có lợi cho những người đi vay và bất lợi đối với những người gửi tiết kiệm; hoạt động kinh tế tác động nhiều hơn đến thu nhập của những người lao động ở nhóm thu nhập thấp nhất của phân phối). Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện theo từng quốc gia và từng khu vực trên thế giới trong thời gian vừa qua để tìm kiếm câu trả lời thống nhất cho các vấn đề nêu trên. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các nghiên cứu cho các kết quả không đồng nhất khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSTT với thu nhập, phân phối lại của cải và bất bình đẳng giàu nghèo, như nghiên cứu Alves và Silva (2021), Hohberger và cộng sự (2020), Ampudia và cộng sự (2018), Guerello (2018) và Lenza và Slacalek (2018) với nền kinh tế Châu Âu; Albert và Gómez-Fernández (2021), Albert và cộng sự (2020), Doepke và cộng sự (2019) và Davtyan (2017) với nền kinh tế Mỹ; Mumtaz và Theophilopoulou (2020) với nền kinh tế Anh; Israel và Latsos (2020) và Lee (2020) với nền kinh tế Nhật Bản; Kuncl và Ueberfeldt (2021) với nền kinh tế Canada; Zhang và cộng sự (2021) với nền kinh tế Trung Quốc. Trong đó, Guerello (2018); Hohberger và cộng sự (2020) và Israel và Latsos (2020) đồng thời nghiên cứu CSTT truyền thống và phi truyền thống; Lenza và Slacalek (2018) và Lee (2020) đánh giá tác động của nới lỏng định lượng đến phân phối thu nhập. Trong phạm vi các nước khu
  3. 2 vực Đông Nam Á, nghiên cứu của Punzi (2020) về tác động phân phối của CSTT ở các nền kinh tế ASEAN cho kết quả tương tự như Guerello (2018), Davtyan (2017). Cụ thể, cú sốc CSTT mở rộng có xu hướng làm giảm bất bình đẳng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tại Việt Nam, nghiên cứu về tác động phân phối của CSTT đến bất bình đẳng thu nhập được phát triển gần đây với nghiên cứu của Tran Huu Tuyen và cộng sự (2020); Vũ Ngọc Hương và cộng sự (2019) với kết quả tương tự như Punzi (2020). Ngày 08/8/2018 Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt bởi Thủ tướng chính phủ trong Quyết định số 986/QĐ-TTg, theo đó một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra là đổi mới “Khuôn khổ chính sách tiền tệ hướng đến mục tiêu ưu tiên cao nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững; tăng tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ chuyển dần từ điều hành theo khối lượng tiền sang chủ yếu điều hành theo giá; sử dụng công cụ gián tiếp, tiến tới dỡ bỏ dần các biện pháp hành chính về lãi suất khi điều kiện cho phép; tiếp tục điều hành nghiệp vụ thị trường mở theo hướng là công cụ chủ yếu điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ”. Cùng với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng, ngày 01/02/2019 Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát đã được ban hành kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg theo đó khu vực kinh tế chưa được quan sát sẽ được tiến hành thống kê bao gồm 05 nhóm: (i) Hoạt động kinh tế ngầm, (ii) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp, (iii) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát, (iv) hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và (v) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê (Triệu Kim Lanh & cộng sự, 2021). Ngày 22/01/2020 Thủ tướng phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm đạt được mục tiêu “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”. Với các Chiến lược trên, khu vực hộ gia đình ngày càng được quan tâm xây dựng phát triển nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, vấn đề đặt ra cho xu hướng điều hành CSTT trong tương lai là, bên cạnh mục tiêu cuối cùng theo Luật NHNN năm 2010, chúng ta có thể đặt mục tiêu hướng tới khu vực hộ gia đình hay không, ví dụ như mục tiêu giảm bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình.
  4. 3 Khi phân tích tương quan sự biến động trong điều hành CSTT với diễn biến thu nhập, chi tiêu hộ gia đình và bất bình đẳng thu nhập, từ số liệu thực tiễn luận án nhận thấy các giai đoạn NHNN thực thi CSTT (thông qua tăng/giảm công cụ lãi suất và các biện pháp khác phối hợp) có làm cho tiêu dùng hộ gia đình bị giảm/tăng trong ngắn hạn và bất bình đẳng thu nhập hộ gia đình có sự thay đổi. Tuy nhiên, khai thác ảnh hưởng của CSTT đến khu vực hộ gia đình đối với các nghiên cứu trong nước còn chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng mô hình DSGE, chưa kết hợp với phân tích tổng quan về thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập qua thông qua Kết quả Khảo sát mức sống dân cư. Nhằm mục tiêu nghiên cứu tác động của CSTT đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình nhằm hàm ý chính sách hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập. Đây cũng chính là động lực quan trọng thúc đẩy luận án thực hiện nghiên cứu này. Khác với các nghiên cứu trước đây về chủ đề này đã thực hiện tại Việt Nam, luận án đề xuất mô hình DSGE với 06 phương trình chính, phù hợp cho nền kinh tế nhỏ và mở của Việt Nam, bổ sung phương trình hàm cung tiền và phương trình hàm tiêu dùng nhằm đo lường phản ứng khu vực hộ gia đình đối với các cú sốc CSTT phù hợp với thực tiễn điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ thực nghiệm cùng bộ dữ liệu với mô hình VAR bổ sung thêm hệ số Gini, chỉ số bất ổn thương mại thế giới (WTUI) và chỉ số bất ổn thế giới (WUI), đo lường phản ứng hộ gia đình thông qua phân phối thu nhập có tính đến yếu tố bất ổn vĩ mô thế giới. Luận án kỳ vọng có thể đưa ra các ước lượng cụ thể và khoa học về hiệu quả của CSTT đến khu vực hộ gia đình và phân phối thu nhập tại Việt Nam. Sau cùng, luận án cũng có một đóng góp nhỏ khác là đưa ra dự báo về tác động của CSTT đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2025 trên cơ sở kết quả ước lượng mô hình DSGE luận án đề xuất. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Luận án tập trung đánh giá CSTT tác động đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 thông qua thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập từ đó đưa ra những bằng chứng khoa học về lý thuyết và thực nghiệm nhằm hàm ý điều hành CSTT hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình.
  5. 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá diễn biến điều hành CSTT của NHNN Việt Nam cùng với tổng quan về thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 1996 – 2021. - Đánh giá tác động của CSTT với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam thông qua chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 1996 – 2021. - Hàm ý chính sách và khuyến nghị về điều hành CSTT với phân phối thu nhập hộ gia đình tại Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Diễn biến điều hành CSTT của NHNN Việt Nam cùng với tổng quan về thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình giai đoạn 1996 – 2021 như thế nào? - Phản ứng của khu vực hộ gia đình đối với cú sốc chính sách tiền tệ như thế nào thông qua chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập giai đoạn 1996 – 2021? - Hàm ý chính sách cho vấn đề điều hành chính sách tiền tệ hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam là gì? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSTT của NHNN Việt Nam và phân phối thu nhập của khu vực hộ gia đình Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu về tác động của CSTT đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình tại Việt Nam. Phạm vi thời gian: - Về đánh giá tổng quan: đề tài đánh giá hoạt động điều hành CSTT của NHNN Việt Nam từ năm 1996 đến 2021, để có bức tranh tổng quan về công tác điều hành CSTT của NHNN trong giai đoạn này, kết hợp phân tích diễn biến thu nhập, chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình trong cùng giai đoạn nghiên cứu. - Về thực nghiệm: đề tài nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1996 – 2021 để lượng hoá các tác động vĩ mô mà CSTT mang lại đối với khu vực hộ gia đình thông qua phân tích
  6. 5 cú sốc CSTT lên chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ nhất, luận án tổng hợp những báo cáo về điều hành CSTT của NHNN, các báo cáo có liên quan đến khu vực hộ gia đình cùng thời kỳ và kết quả khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) từ Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng Thế giới (WB) để từ đó tiến hành phân tích các số liệu báo cáo, đưa ra những đánh giá một cách tổng thể về diễn biến điều hành CSTT và thu nhập, chi tiêu, bất bình đẳng thu nhập khu vực hộ gia đình trong giai đoạn 1996 – 2021. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể thứ hai, luận án thu thập dữ liệu các biến trong giai đoạn 1996 – 2021 từ các nguồn đáng tin cậy trong nước và quốc tế như NHNN (SBV), Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á - Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Regional Integration Center – ARIC, ADB), ST. Louis FED, Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập thế giới được chuẩn hóa (SWIID), Cơ sở dữ liệu về bất ổn vĩ mô thế giới (WUI) và thực nghiệm mô hình kinh tế lượng (mô hình DSGE và mô hình VAR) để lượng hóa tác động của CSTT đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình tại Việt Nam thông qua phân tích cú sốc CSTT đến chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập từ đó đưa ra được kết luận cho cả tổng thể bài nghiên cứu, làm cơ sở để khuyến nghị, hàm ý chính sách cho mục tiêu nghiên cứu thứ ba. Đặc biệt, luận án đề xuất đến NHNN Việt Nam mô hình DSGE phù hợp cho nền kinh tế nhỏ mở của Việt Nam trên cơ sở kế thừa từ mô hình DSGE đã được xây dựng dành cho NHNN và phát triển thêm phương trình liên quan đến hộ gia đình góp phần nâng cao khả năng phân tích, dự báo của NHNN trong mảng này. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Đề tài “Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình DSGE” có ý nghĩa về mặt khoa học, về mặt thực tiễn cũng như về mặt chính sách. Xét trên góc độ khoa học, nghiên cứu về tác động của CSTT đối với khu vực hộ gia đình và phân phối thu nhập chưa được khai thác nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là việc ứng dụng mô hình DSGE trong việc đánh giá tác động chính sách đến khu vực hộ gia đình, đề tài luận án sẽ cung cấp các bằng chứng thực nghiệm cho thấy mức độ tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực hộ gia đình Việt Nam tham khảo từ mô hình DSGE của các NHTW trên thế giới có hiệu chỉnh phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và điều hành CSTT tại Việt Nam,
  7. 6 trong khi các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của CSTT tại Việt Nam liên quan đến khu vực hộ gia đình được khai thác dựa trên mô hình DSGE còn khá mới và phức tạp, luận án đề xuất mô hình DSGE với 06 phương trình chính phù hợp nền kinh tế nhỏ mở Việt Nam trong đó có phương trình vi mô về khu vực hộ gia đình và luận án tiến hành thực nghiệm trên mô hình VAR từ đó đưa ra kết luận tổng thể các phát hiện về mức độ tác động của điều hành chính sách đến khu vực hộ gia đình và phân phối thu nhập. Từ góc độ chính sách, NHNN Việt Nam rất cần những thông tin phản biện từ phía các nhà khoa học trong việc đo lường mức độ tác động của chính sách, độ trễ của nó đối với thực tiễn, từ đó sẽ có nhiều thông tin đa chiều đóng góp định hướng tốt hơn cho người làm chính sách trong công tác dự báo và ra quyết định tiếp theo. Ngoài ra, đề tài “Chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam: Bằng chứng từ mô hình DSGE” còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh khu vực hộ gia đình là đối tượng ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong điều hành chính sách vĩ mô, kết quả của luận án cho thấy khu vực hộ gia đình có phản ứng trước tác động của CSTT và là cơ sở tham khảo cho các nhà quản lý trong việc đánh giá, dự báo và hoạch định chính sách vĩ mô trong tương lai. Trong khi các nghiên cứu thực nghiệm về khu vực hộ gia đình ở Việt Nam liên quan đến tác động của chính sách vĩ mô của nhà nước nói chung còn chưa nhiều, đề tài sẽ đóng góp thêm một bằng chứng khoa học có giá trị trong việc nghiên cứu về phân phối thu nhập của khu vực hộ gia đình và tác động của CSTT đến khu vực này tại Việt Nam. 1.7. Thiết kế nghiên cứu 1.8. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày gồm có 5 chương, với nội dung chính như sau: - Chương 1. Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. - Chương 2. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ, phân phối thu nhập và mô hình nghiên cứu. - Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. - Chương 5. Kết luận, hàm ý chính sách. 1.9. Tóm tắt chương 1
  8. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ truyền thống 2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ truyền thống 2.1.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ truyền thống 2.1.3. Truyền dẫn của chính sách tiền tệ truyền thống 2.2. Cơ sở lý thuyết về chính sách tiền tệ phi truyền thống 2.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ phi truyền thống 2.2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ phi truyền thống 2.2.2.1. Công cụ cung cấp thanh khoản 2.2.2.2. Công cụ mua tài sản quy mô lớn 2.2.2.3. Công cụ định hướng chính sách 2.2.2.4. Công cụ lãi suất âm 2.2.2.5. Một số công cụ khác 2.2.3. Truyền dẫn của chính sách tiền tệ phi truyền thống 2.3. Cơ sở lý thuyết về phân phối thu nhập 2.3.1. Các thước đo bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 2.3.1.1. Đường cong Lorenz 2.3.1.2. Hệ số Gini 2.3.2. Lý thuyết về phân phối thu nhập 2.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối của cải theo nhiều cách khác nhau. Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến hộ gia đình hoặc cá nhân thông qua ba tác động chính: tác động thu nhập (income effect), tác động của cải (wealth effect), tác động thay thế (substitution effect). Tổng các tác động phân bổ của chính sách tiền tệ được xác định bởi các
  9. 8 kênh truyền dẫn khác nhau mà chính sách tiền tệ có thể có đối với bất bình đẳng thu nhập, phân loại tổng các tác động phân bổ thành năm kênh cụ thể như sau: kênh thành phần thu nhập (Income Composition Channel), kênh phân khúc tài chính (Financial Segmentation Channel), kênh danh mục đầu tư (Portfolio Channel), kênh phân phối lại tiết kiệm (Savings Redistribution Channel), kênh không đồng nhất thu nhập (Earnings Heterogeneity Channel). Nakajima (2015) tóm tắt năm kênh của chính sách tiền tệ thành hai kênh phân phối chính: kênh lạm phát và kênh thu nhập. 2.5. Các cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu 2.5.1. Mô hình cân bằng tổng quát theo Lý thuyết chu kỳ kinh doanh 2.5.2. Mô hình cân bằng tổng quát theo Lý thuyết Tân cổ điển 2.5.3. Mô hình tự hồi quy theo véc tơ 2.6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan về chính sách tiền tệ với phân phối thu nhập hộ gia đình và mô hình DSGE áp dụng tại Việt Nam 2.6.1. Các nghiên cứu nước ngoài 2.6.2. Các nghiên cứu trong nước 2.6.3. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu Từ các vấn đề được tổng hợp, luận án xác định khoảng trống trong các nghiên cứu trước và đề xuất nội dung nghiên cứu của luận án như sau: - Luận án tiến hành phân tích tổng quan về điều hành CSTT tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 cùng với phân tích thực trạng thu nhập, chi tiêu và bất bình đẳng khu vực hộ gia đình thông qua Kết quả điều tra mức sống dân cư (VHLSS), từ đó cho thấy diễn biến của khu vực này trong cùng thời kỳ của điều hành của CSTT. - Luận án tiến hành thực nghiệm về tác động của CSTT đến kết quả phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình thông qua mô hình DSGE và mô hình VAR nhằm lượng hoá các cú sốc tác động. Mô hình DSGE là một trong những mô hình khá phức tạp nhưng mang tính bao quát và đang bắt đầu được khai thác nhiều hơn trong các nghiên cứu tại Việt Nam, đây là mô hình phổ biến được các NHTW trên thế giới sử dụng trong phân tích, dự báo kinh tế vĩ mô và là mô hình thích hợp với các nghiên cứu liên quan đến kết hợp giữa các biến số vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên cứu từ 02 mô hình định lượng cho thấy được mức độ tác động của CSTT
  10. 9 đối với chi tiêu tiêu dùng và bất bình đẳng thu nhập, từ đó đánh giá về mức độ tác động của CSTT của NHNN Việt Nam đối với khu vực hộ gia đình, đóng góp bằng chứng thực nghiệm cho các hàm ý chính sách và khuyến nghị. Các phương trình được đề xuất trong mô hình DSGE và mô hình VAR của luận án còn là đóng góp về mặt cơ sở lý thuyết và thực nghiệm cho quá trình nghiên cứu chính sách tại Việt Nam 2.7. Tóm tắt chương 2
  11. 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình DSGE đề xuất Trong phạm vi luận án, mô hình DSGE được đề xuất trên cơ sở kế thừa các phương trình từ mô hình DSGE được xây dựng bởi Vụ Dự báo Thống kê NHNN Việt Nam có sự tham vấn của các chuyên gia IMF và JICA Nhật Bản phù hợp cho nền kinh tế nhỏ và mở của Việt Nam nhằm ước lượng các cú sốc mà mô hình mang lại từ đó đánh giá tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Ngoài ra, luận án bổ sung thêm mô hình cung tiền (M2) được tham khảo từ mô hình DSGE nghiên cứu cho NHNN Việt Nam thuộc đề tài cấp ngành của nhóm nghiên cứu Nguyễn Đức Trung & cộng sự (2019), phương trình về cung ứng tiền (M2) là một trong các phương trình cơ bản bên cạnh phương trình xác định quan hệ lãi suất, tỷ giá để phù hợp hơn với thực tế điều hành chính sách của NHNN1. Cuối cùng, mô hình DSGE của luận án đề xuất bổ sung phương trình đại diện cho khu vực hộ gia đình nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá cú sốc CSTT đến khu vực này. Mô hình DSGE được đề xuất trong luận án như sau: 𝑥! = 𝑥!"# − ( 𝑟! − 𝑝!"# ) − 𝛽$ 𝑒! + 𝛽% 𝑢𝑠! + 𝛽#$ 𝑜𝑖𝑙! + 𝑔! (1) 𝑝! = 𝛽& 𝑝!"# + (1 − 𝛽& ) 𝑝!'# + 𝜅𝑥! − 𝛽( (𝑒!'# − 𝑒!'$ ) + 𝑛! (2) 𝑟! = 𝛽* 𝑟!"# + (1 − 𝛽* )( 𝑝! + 𝑥! + 𝑟!'# ) + 𝑢! (3) 𝑒! = 𝛽+ (𝑟! − 𝑝!"# ) + 𝑘! (4) 𝑚! = 𝛽, 𝑚!'# + 𝛽- 𝑥! + 𝛽#. 𝑝!"# + 𝑎! (5) 𝑐! = 𝑐!"# − 𝛽## ( 𝑟! − 𝑝!"#) + 𝑏! (6) Trong đó: - 𝑥! là độ lệch sản lượng (output gap) của Việt Nam (chênh lệch của GDP thực tế và GDP tiềm năng) - 𝑝! là lạm phát của Việt Nam - 𝑟! là lãi suất tái cấp vốn 1 Mô hình của IMF xác định sự thay đổi của chính sách tiền tệ thông qua phản ứng của lãi suất và tỷ giá. Điều này chỉ phù hợp với các NHTW sử dụng công cụ trung gian là lãi suất mục tiêu (hoặc tỷ giá mục tiêu) để đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định lạm phát (sản lượng)
  12. 11 - 𝑒! là tỷ giá hối đoái USD/VND - 𝑢𝑠! là độ lệch sản lượng (output gap) của Mỹ - 𝑜𝑖𝑙! là giá dầu thế giới (Brent) - 𝑚! là cung tiền M2 của Việt Nam - 𝑐! là chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình - 𝑔! , 𝑛! , 𝑢! , 𝑘! , 𝑎! , 𝑏! là các cú sốc của từng phương trình (là độ lệch của biến kiểm soát so với giá trị cân bằng của nó) - 𝜅, 𝛽$→#$ là các tham số cần ước lượng Phương trình (1) được xây dựng dựa trên phương trình đường cong IS cho nền kinh tế mở và nhỏ. Phương trình (1) xác định độ lệch sản lượng, là sự kết hợp tuyến tính của độ lệch sản lượng kỳ vọng, lãi suất thực, tỷ giá, độ lệch sản lượng của Mỹ và biến trạng thái 𝑔! . Phương trình (2) là phương trình đường cong Phillips biểu thị cho quan hệ giữa lạm phát và GDP. Phương trình (2) xác định lạm phát, là sự kết hợp tuyến tính của lạm phát kỳ vọng, lạm phát quá khứ, độ lệch sản lượng và sự thay đổi tỷ giá quá khứ và biến trạng thái 𝑛! . Phương trình (3) là phương trình lãi suất xây dựng dựa trên Quy tắc Taylor. Phương trình (3) xác định lãi suất, là sự kết hợp tuyến tính của lãi suất kỳ vọng, lãi suất quá khứ, độ lệch sản lượng, lạm phát và biến trạng thái 𝑢! . Trong nghiên cứu này, giả định rằng ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất để phản ứng với những thay đổi của lạm phát, sản lượng thực tế. Phương trình (4) là phương trình tỷ giá. Phương trình (5) là phương trình cung tiền, phản ánh quan hệ của cung tiền hiện tại với cung tiền quá khứ, sản lượng thực của nền kinh tế và lạm phát kỳ vọng. Phương trình (6) là phương trình hàm tiêu dùng hộ gia đình, phản ánh quan hệ của tiêu dùng hộ gia đình hiện tại với tiêu dùng trong tương lai và lãi suất thực. Trong đó, phương trình (1), (2), (3) được phát triển dựa trên nghiên cứu của Galí (2015) ứng dụng Lý thuyết Tân cổ điển (New Keyesian), phương trình (4) được tích hợp thêm vào hệ phương trình cơ sở theo nghiên cứu thực nghiệm của Ball (1999) đối với nền kinh tế Mỹ, phương trình (5) được tích hợp vào theo nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Đức Trung & cộng sự (2019) và Galí (2015). Phương trình (6) được xây dựng dựa trên Galí (2015), Nguyen Van Phuong (2021). Các phương trình từ (1) đến (5) thuộc nhóm phương trình vĩ mô, phương trình (6) thuộc nhóm phương trình vi mô, phản ánh thu nhập hộ gia đình thông qua hàm tiêu dùng. Các biến trạng thái được mô hình hóa dưới dạng quá trình tự hồi quy bậc nhất. Các
  13. 12 tham số có sự giải thích cấu trúc. Tham số 𝜅 được gọi là độ dốc của đường cong Phillips và được dự đoán mang giá trị dương; trong các mô hình Keynes mới, giá cả phụ thuộc vào sản lượng (output) và 𝜅 là thước đo của sự phụ thuộc đó. Tham số 𝛽& được gọi là hệ số chiết khấu (discount factor), thể hiện mức độ chiết khấu của các tác nhân trong tương lai so với thời kỳ hiện tại (liên quan đến độ lệch lạm phát hiện tại so với độ lệch lạm phát dự kiến trong tương lai), về lý thuyết nó thường được giới hạn giá trị là 0,96. Tham số 𝛽* đo lường mức độ mà lãi suất phản ứng với các chuyển động của lạm phát, liên quan đến độ lệch lãi suất với độ lệch lạm phát. 3.2. Mô hình thực nghiệm VAR Trong nghiên cứu này, vector 𝑦! bao gồm tăng trưởng GDP Việt Nam, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, cung tiền, tiêu dùng, chỉ số bất ổn thế giới, chỉ số bất ổn thương mại thế giới và hệ số Gini. Với GDP Việt Nam được đại diện bằng chỉ số tăng trưởng GDP, lạm phát được đại diện bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI, lãi suất chính sách được sử dụng trong nghiên cứu là lãi suất tái cấp vốn, tỷ giá được sử dụng là tỷ giá danh nghĩa USD/VND, giá dầu thế giới được đại diện bằng sự thay đổi của giá dầu Brent trong mô hình DSGE được thay thế bằng chỉ số bất ổn thế giới WUI, độ lệch sản lượng Mỹ trong mô hình DSGE được thay thế bằng chỉ số bất ổn thương mại thế giới WTUI. Hệ số Gini đã được sử dụng đa số trong các bài nghiên cứu trước để đại diện cho sự phân tán của bất bình đẳng thu nhập. Phân phối thu nhập của một nền kinh tế càng gần bằng nhau, chỉ số Gini càng thấp. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Mô hình ước lượng cho mẫu từ 1996Q1 đến hết 2021Q4 (104 quan sát) với số liệu được thu thập từ nguồn NHNN (SBV), Tổng cục Thống kê (GSO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm hội nhập khu vực Châu Á - Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Regional Integration Center – ARIC, ADB), ST. Louis FED, Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập thế giới được chuẩn hóa (SWIID) và Cơ sở dữ liệu về bất ổn vĩ mô thế giới (WUI). Các mốc thời gian cần lưu ý khi phân tích kết quả từ mô hình bao gồm giai đoạn 2009 – 2017 kinh tế Việt Nam có sự thay đổi về cấu trúc sau khi gia nhập WTO (2007), giai đoạn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), giai đoạn bùng phát dịch bệnh COVID-19 (2019 – 2021). Nguồn dữ liệu trong mô hình DSGE và mô hình VAR được trình bày trong bảng 3.1:
  14. 13 Bảng 3.1: Hệ thống biến số trong mô hình DSGE và mô hình VAR Các biến trong mô hình Nguồn số liệu Độ lệch sản lượng (output gap) của Việt Nam (chênh lệch 𝑥! Ước tính từ mô hình DSGE của GDP thực tế và GDP tiềm năng) 𝑟! Lãi suất tái cấp vốn của NHNN Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 𝑝! Lạm phát của Việt Nam IMF 𝑒! Tỷ giá hối đoái USD/VND IMF 𝑢𝑠! Độ lệch sản lượng (output gap) của Mỹ IMF Thay đổi giá dầu thô thế giới Brent: sử dụng làm đại diện cho toàn bộ biến động giá dầu thô quốc tế vì sản lượng Federal Reserve Bank of St. Louis 𝑜𝑖𝑙! dầu Brent giao dịch bình quân trên thị trường chiếm trên (FRED) 60% tổng lượng dầu thô giao dịch trên toàn thế giới Asia Regional Integration Center 𝑚! Cung tiền M2 của Việt Nam (ARIC, ADB) Tổng cục Thống kê và ước tính từ 𝑐! Tiêu dùng hộ gia đình (% GDP) mô hình DSGE 𝑔! , 𝑛! , 𝑢! , Các cú sốc của từng phương trình (là độ lệch của biến Ước tính từ mô hình DSGE 𝑘! , kiểm soát so với giá trị cân bằng của nó) 𝜀! , 𝑣! Các tham số cần ước lượng: - 𝜅 được gọi là độ dốc (slope) của đường cong Phillips và được dự đoán mang giá trị dương 𝜅, - 𝛽" được gọi là hệ số chiết khấu (discount factor), thể 𝛽" , Ước tính từ mô hình DSGE hiện mức độ chiết khấu của các tác nhân trong tương lai 𝛽# so với thời kỳ hiện tại - 𝛽# đo lường mức độ mà lãi suất phản ứng với các chuyển động của lạm phát 𝛽$ , 𝛽% , Các tham số cần ước lượng Ước tính từ mô hình DSGE 𝛽& , 𝛽'→)) Hệ số Gini, đại diện bất bình đẳng thu nhập, thể hiện sự Standardized World Income gini phân phối thu nhập không đồng đều giữa các nhóm hộ gia Inequality Database (SWIID) và đình ước tính từ mô hình VAR Ngân hàng Thế giới (WB) và ước ggdp Tăng trưởng GDP của Việt Nam tính từ mô hình VAR Chỉ số bất ổn thế giới (World Uncertaincy Index), đại diện https://worlduncertaintyindex.com wui cho biến động vĩ mô trên thế giới như dịch bệnh, xung đột /data/ địa chính trị, khủng bố… Chỉ số bất ổn thương mại thế giới (World Trade Uncertaincy Index), đại biện cho biến động vĩ mô về https://worlduncertaintyindex.com wtui thương mại trên thế giới như chiến tranh thương mại, /data/ khủng hoảng kinh tế… Nguồn: tác giả tự tổng hợp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.5. Quy trình nghiên cứu 3.6. Tóm tắt chương 3
  15. 14 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 4.1.1. Điều hành chính sách tiền tệ truyền thống 4.1.2. Điều hành chính sách tiền tệ phi truyền thống 4.2. Tổng quan về phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1996 – 2021 4.3. Phân tích và thảo luận kết quả từ các mô hình thực nghiệm 4.3.1. Thống kê mô tả Với 104 quan sát của các biến trong cả hai mô hình DSGE và mô hình VAR được thu thập dữ liệu tần suất quý cho giai đoạn 1996Q1 – 2021Q4, Bảng 4.12 tổng hợp thống kê mô tả các biến lãi suất 𝑟, biến lạm phát 𝑝, biến tỷ giá 𝑒, biến cung tiền 𝑚, biến tiêu dùng 𝑐, biến 𝑔𝑔𝑑𝑝, biến 𝑔𝑖𝑛𝑖, biến wui, biến wtui là các biến nội sinh có giá trị quan sát được (observed variables); biến độ lệch sản lượng Mỹ 𝑢𝑠, biến giá dầu oil là các biến ngoại sinh có giá trị quan sát được. 4.3.2. Kiểm định tính dừng của dữ liệu Kết quả kiểm định cụ thể được trình bày tại Bảng 4.13. 4.3.3. Phản ứng khu vực hộ gia đình Việt Nam đối với cú sốc chính sách tiền tệ: Tiếp cận từ mô hình DSGE Đo lường phản ứng của khu vực hộ gia đình được thực hiện trong mô hình DSGE với 06 phương trình chính được đề xuất (mục 3.1) cho ra kết quả ước lượng của các tham số trình bày tại Bảng 4.14. Từ kết quả ước lượng mô hình DSGE cho thấy hệ số hồi quy của các biến lạm phát kỳ vọng trong tương lai (𝛽& ), độ lệch sản lượng (𝜅) và lãi suất chính sách kỳ vọng ( 𝛽* ) có giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%. Như vậy, lạm phát kỳ vọng tương lai và độ lệch sản lượng có tác động đến lạm phát, lãi suất điều hành của NHNN cũng chịu sự ảnh hưởng của lãi suất kỳ vọng và lạm phát hiện tại, hoàn toàn phù hợp với Quy tắc Taylor. Tham số 𝜅 là độ dốc của đường cong Phillips (phương trình (2)), lý thuyết dự đoán rằng tham số này sẽ dương, và thật vậy trong Bảng 4.14, 𝜅 cho giá trị dương, hoàn toàn phù hợp với lý
  16. 15 thuyết. Tham số 𝛽* trong phương trình lãi suất (phương trình (3)) biểu thị phản ứng của NHNN với các chuyển động của lạm phát. Bảng 4.1: Ước lượng mô hình DSGE Mô hình DSGE Mẫu: 1996q2 - 2021q4 Số quan sát = 103 Log likelihood = -970.79021 Coef. Std. err. z P > |z| [95% conf. interval] /structural beta2 0.223284 0.835577 0.27 0.789 -1.41442 1.860984 beta3 0.098587 0.108998 0.9 0.366 -0.11504 0.312218 beta12 0.03073 0.012872 2.39 0.017 0.0055 0.055959 beta4 0.574219 0.153131 3.75 0.000 0.274088 0.87435 kappa 1.444545 0.452942 3.19 0.001 0.556796 2.332295 beta5 -34.7527 14.30303 -2.43 0.015 -62.7862 -6.71932 beta6 0.657777 0.108991 6.04 0.000 0.444159 0.871395 beta7 -0.0003 0.001155 -0.26 0.793 -0.00257 0.001961 beta8 0.27934 0.190665 1.47 0.143 -0.09436 0.653036 beta9 -0.98351 0.828 -1.19 0.235 -2.60636 0.639342 beta10 -1.55396 0.612458 -2.54 0.011 -2.75436 -0.35357 beta11 0.000617 0.000783 0.79 0.43 -0.00092 0.002151 rhog 0.952465 0.030733 30.99 0.000 0.89223 1.0127 rhon 0.924364 0.066778 13.84 0.000 0.793481 1.055246 rhou -0.0478 0.111445 -0.43 0.668 -0.26622 0.170632 rhov 0.812389 0.055233 14.71 0.000 0.704133 0.920644 rhok 0.998717 0.001842 542.26 0.000 0.995107 1.002326 rhoz 0.144618 0.095949 1.51 0.132 -0.04344 0.332674 rhoa -0.02602 0.20552 -0.13 0.899 -0.42883 0.376791 rhob 0.589816 0.083684 7.05 0.000 0.425798 0.753834 sd(e.g) 1.337772 0.124339 1.094072 1.581471 sd(e.n) 0.399996 0.220453 -0.03208 0.832076 sd(e.u) 0.92155 0.237939 0.455198 1.387903 sd(e.v) 1.18861 0.082836 1.026255 1.350965 sd(e.k) 0.016989 0.001219 0.0146 0.019377 sd(e.z) 15.38192 1.072187 13.28047 17.48336 sd(e.a) 5.618017 0.39208 4.849553 6.38648 sd(e.b) 0.077761 0.016772 0.044888 0.110633 Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm Stata Phụ lục - Bảng 5.1 thể hiện ma trận của các tham số ở dạng không gian-trạng thái (space- state form), xác định cách mà biến trạng thái (state variables) tác động đến biến kiểm soát (control variables), được gọi là ma trận chính sách (policy matrix). Để thấy rõ hơn về tác động qua mô hình DSGE, Phụ lục - Bảng 5.2 cho thấy phương trình chính sách cho lạm phát 𝑝 và
  17. 16 viết nó dưới dạng một hàm riêng của các biến trạng thái. Một cú sốc đơn vị đối với biến trạng thái 𝑢 (𝑢 tăng 1%) đại diện cho tác động CSTT của NHTW (NHTW tạo ra cú sốc) làm giảm lạm phát ước tính 1,20%, 𝑥 (độ lệch sản lượng) giảm 0,66%. Như vậy, cú sốc 𝑢 xảy ra, làm cho lãi suất gia tăng, độ lệch sản lượng giảm, làm giảm lạm phát. Các biến trạng thái trong Phụ lục – Bảng 5.2 đều được mô hình hoá dưới dạng quá trình tự hồi quy, do đó, kết quả trong quá trình chuyển trạng thái lặp lại các ước tính của rhor, rhon, rhou, rhov, rhok, rhoz từ đầu ra của mô hình DSGE (Bảng 4.14). Trong trường hợp này, các mục nhập khác trong ma trận chuyển đổi trạng thái là 0 hoặc khác 0 chỉ vì thiếu độ chính xác về số. Hình 4.1: Hàm phản ứng đẩy phân tích cú sốc 𝒖 (tác động của NHTW) Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm Stata Biến trạng thái 𝑢 mô hình hóa các chuyển động của lãi suất xảy ra vì những lý do khác ngoài phản hồi giữa lạm phát và lãi suất. Một cú sốc đối với 𝑢 thực sự là một sự gia tăng bất ngờ trong lãi suất và IRF tìm ra cách mà cú sốc này gây ra sự giảm tạm thời đối với lạm phát (Hình 4.17, biểu đồ hàng thứ 2 ngoài cùng bên trái) và độ lệch sản lượng (Hình 4.17, biểu đồ hàng thứ 3 ngoài cùng bên trái). Một cú sốc (độ lệch chuẩn) tăng 1% đến biến trạng thái 𝑢 sẽ làm lãi suất gia tăng khoảng gần 0,29% từ quý 1 và kéo theo độ lệch sản lượng giảm 0,66%, sẽ làm lạm phát giảm khoảng gần 1,20%. Tác động của cú sốc biến trạng thái 𝑢 sẽ giảm dần
  18. 17 và triệt tiêu sau 4 quý. Đối với tiêu dùng hộ gia đình, hàm phản ứng đẩy cũng cho thấy cú sốc 𝑢 có tác động đến tiêu dùng hộ gia đình, giảm khoảng 0,041% . Như vậy, cú sốc CSTT có tác động đến hộ gia đình thông qua hàm tiêu dùng, một cú sốc 𝑢 tăng 1% đơn vị làm cho lãi suất tăng 0,29% dẫn đến tiêu dùng hộ gia đình giảm khoảng 0,041%. Lãi suất, độ lệch sản lượng, lạm phát và tiêu dùng hộ gia đình có phản ứng với cú sốc của 𝑢 và triệt tiêu sau 1 năm. Kết quả từ mô hình DSGE hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về quá trình truyền dẫn CSTT đến các biến số vĩ mô và cũng là bằng chứng thực nghiệm cho thấy kết quả đạt được từ hoạt động điều hành CSTT của NHNN, đặc biệt giai đoạn bùng phát dịch bệnh COVID-19 từ cuối năm 2019 – 2021. NHNN đã có những phản ứng kịp thời và hiệu quả đối với công cụ lãi suất thông qua việc giảm các mức lãi suất điều hành kết hợp với hàng loạt các biện pháp truyền thống và phi truyền thống khác (NHNN, 2020). Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tăng trưởng kinh tế dương, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 2,91% năm 2020 và 2,59% năm 2021 là mức tăng trưởng ấn tượng, thể hiện sức chịu đựng đáng kể của Việt Nam trước tác động to lớn của đại dịch COVID-19 và những bất ổn vĩ mô khác (khủng hoảng kinh tế, xung đột địa chính trị…) trong giai đoạn này (NHNN, 2022b; WB, 2021). Ngoài ra, kết quả từ mô hình DSGE còn cho thấy khu vực hộ gia đình đã có những phản ứng phù hợp với sự thay đổi của lãi suất điều hành tương tự như kỳ vọng lý thuyết, từ đó nền kinh tế nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng nếu xảy ra những cú sốc. Như vậy, đã xuất hiện điều kiện để NHNN chuyển sang điều hành theo mục tiêu lãi suất (thay vì điều hành theo mục tiêu khối lượng tiền tệ như hiện nay) khi mà điều hành của NHNN đã có vai trò rõ rệt đến mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá cả. Ảnh hưởng cụ thể từ cú sốc chính sách tiền tệ đến kết quả phân phối thu nhập hộ gia đình sẽ được tiếp tục thảo luận thông qua phân tích hàm phản ứng xung và phân rã phương sai từ ước tính của mô hình thực nghiệm VAR với hệ số bất bình đẳng thu nhập (hệ số Gini). 4.3.4. Tác động của chính sách tiền tệ đến phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình Việt Nam: Mô hình thực nghiệm VAR Với mô hình lý thuyết tiếp cận từ mô hình DSGE cho thấy, các biến số vĩ mô và vi mô (đại diện là tiêu dùng hộ gia đình) có phản ứng khá mạnh từ cú sốc chính sách tiền tệ, sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế. Tuy nhiên, tiếp cận mô hình DSGE bước đầu cho thấy ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình thông qua mức tiêu dùng, chưa cho thấy rõ được tác động cụ thể đến mức độ phân tán thu nhập hộ gia đình trong nền kinh tế. Nhằm giải
  19. 18 thích cụ thể hơn về tác động của chính sách tiền tệ đến các biến số vĩ mô nền kinh tế và phân phối thu nhập hộ gia đình Việt Nam, luận án tiến hành thực nghiệm mô hình VAR với các biến số vĩ mô gồm tăng trưởng GDP ggdp, lạm phát 𝑝 (CPI), các biến lãi suất chính sách 𝑟, tỷ giá USD/VND 𝑒 và cung tiền m (đại diện điều hành CSTT), chỉ số bất ổn thương mại thế giới (đại diện cho yếu tố kinh tế quốc tế tác động như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung…), chỉ số bất ổn thế giới (đại diện cho các tác động bất ổn vĩ mô từ quốc tế mang lại như các xung đột địa chính trị, sự kiện Brexit, dịch bệnh COVID-19...) và hệ số Gini 𝑔𝑖𝑛𝑖 (đại diện cho phân phối thu nhập hộ gia đình) thông qua phân tích hàm phản ứng xung và phân rã phương sai Cholesky. Các biến số và mô hình VAR được đề xuất trong bài nghiên cứu này được kế thừa từ các bài nghiên cứu trước, đặc biệt là Nguyễn Thị Minh (2010), Phạm Thị Tuyết Trinh (2017) và Nguyễn Đức Trung và cộng sự (2022). Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian đã được thực hiện và kết quả được trình bày tại Bảng 4.13, các chuỗi số liệu 𝑝, 𝑟, 𝑤𝑢𝑖, 𝑤𝑡𝑢𝑖 đều là chuỗi dừng, chuỗi 𝑒 không dừng nên luận án sẽ dùng 𝑙𝑛𝑒 để chạy trong mô hình, chuỗi cung tiền (m), chuỗi tiêu dùng hộ gia đình (c), chuỗi hệ số Gini (gini) và tăng trưởng GDP (ggdp) dừng ở sai phân bậc 1. Kiểm định độ trễ tối ưu được lựa chọn bởi các tiêu chuẩn là không đồng nhất, tuy nhiên đa số các tiêu chuẩn chọn lựa đều thống nhất lựa chọn bước trễ 1. Các kiểm định cho thấy mô hình VAR trong nghiên cứu là ổn định và không có hiện tượng tự tương quan tại độ trễ tối ưu được chọn. Phân tích hàm phản ứng đẩy sẽ cho thấy cụ thể cơ chế truyền tải sốc CSTT lên các biến vĩ mô nền kinh tế và phân phối thu nhập hộ gia đình Việt Nam. Hình 4.19 cho thấy phản ứng của biến lãi suất, lạm phát, tăng trưởng GDP, tiêu dùng hộ gia đình và hệ số Gini với cú sốc từ điều hành CSTT của NHNN. Hình 4.19 cho thấy điều hành CSTT có tác động lên phân phối thu nhập khu vực hộ gia đình, tác động này là khá nhỏ và kéo dài. Khi có cú sốc trong quá khứ của lãi suất (NHNN thực thi CSTT thắt chặt bằng cách tăng lãi suất của NHNN) làm tiêu dùng hộ gia đình giảm, tăng trưởng GDP phản ứng giảm sau 2 quý và triệt tiêu sau khoảng 2 năm. Cú sốc CSTT làm cho lạm phát cũng bị tác động tương tự, phản ứng của lạm phát kéo dài và tắt dần sau 2 năm. Phản ứng của lạm phát và tăng trưởng GDP hoàn toàn phù hợp dự đoán của các lý thuyết kinh tế. Tương tự, cú sốc CSTT có tác động đến phân phối thu nhập hộ gia đình, cụ thể làm giảm bất bình đẳng thu nhập sau khoảng 2-3 quý và tác động này diễn ra trong dài hạn. Như vậy, điều hành CSTT của NHNN (thông qua cú sốc lãi suất) làm giảm chi tiêu tiêu dùng, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng, đồng thời cũng làm giảm tăng trưởng GDP, giảm lạm phát sau 2
  20. 19 quý. Quá trình này có xu hướng tắt dần trong dài hạn. IRF2, r, dc IRF2, r, dggdp 1 .5 0 -.5 IRF2, r, p IRF2, r, r 1 .5 0 -.5 0 5 10 15 0 5 10 15 Step 95% CI Impulse–response function Graphs by irfname, Impulse variable, and Response variable Hình 4.2: Hàm phản ứng đẩy phân tích cú sốc CSTT của NHTW Nguồn: kết quả tính toán từ phần mềm Stata Mô hình VAR đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ giữa phân phối thu nhập hộ gia đình (bất bình đẳng thu nhập) và điều hành CSTT (lãi suất chính sách) của NHNN. Kiểm định Granger cho thấy giữa lạm phát và lãi suất có mối quan hệ nhân quả với nhau, điều này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết kinh tế và điều hành CSTT Việt Nam trong thực tế; bất bình đẳng thu nhập có thể giải thích cho sự thay đổi của lãi suất, hay nói cách khác, điều hành CSTT của NHNN có quan tâm tới yếu tố bất bình đẳng thu nhập, ngoài ra lạm phát cũng là nguyên nhân của sự thay đổi lãi suất, dẫn tới có sự thay đổi trong tiêu dùng hộ gia đình, tác động tới bất bình đẳng thu nhập. Chỉ số bất ổn thế giới phản ánh các biến động về thế giới như dịch bệnh COVID-19 (cuối năm 2019 đến nay), sự kiện Brexit (06/2016-01/2020), các xung đột địa chính trị (cuộc chiến Iraq, sự kiện 11/9 của Mỹ…) có thể dùng để giải thích cho sự thay đổi của bất bình đẳng thu nhập. Như vậy, kiểm định Granger trong mô hình VAR cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa các biến khá phù hợp với thực tế Việt Nam. Trên thực tế, điều hành CSTT của NHNN luôn theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và có sự phối hợp nhịp nhàng với công cụ chính sách tài khoá của Chính phủ. Phản ứng cụ thể mức độ đóng góp của các biến số được thể hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2